Sáng kiến kinh nghiệm
Dạy học sinh lớp 5
một số mẹo chính tả
1
Phần thứ nhất
Đặt vấn đề
i. Lý do chọn đề tài
Phân môn chính tả trong bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giúp
học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả theo quy tắc hiện
hành, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng chính tả văn hóa Tiếng Việt
chuẩn mực. Vì vậy, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng như các môn khác trong
cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt.
Giống như môn Chính tả từ lớp 2 đến lớp 4, tính chất nổi bật nhất của phân
môn Chính tả lớp 5 là thực hành. Bởi lẽ chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo
chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó trong phân môn
này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được
bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng ghép trong hệ thống bài tập chính tả. Điều
này thoạt nghe thì có vẻ rất phù hợp với học sinh, nếu nhìn từ góc độ tâm sinh lý
lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh. Nhưng cũng chính đó, học sinh rất dễ
quên vì khả năng tổng hợp thành hệ thống còn hạn chế. Do đó, giúp học sinh khắc
phục tình trạng này là một yêu cầu cần thiết.
Một trong các mục tiêu cơ bản của phân môn Chính tả lớp 5 là dạy thế nào
để học sinh viết đúng chuẩn mực tiếng Việt văn hóa để góp phần giữ gìn sự trong
sáng của Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ. Về mặt hình thức chữ viết, học sinh lớp 5 hiện
đang có xu hướng tiến bộ, chữ viết xấu đang được dần khắc phục bằng phong trào
và hội thi. Nhưng bên cạnh đó, không ít học sinh (kể cả học sinh viết chữ đẹp cấp
huyện) cũng rất lúng túng khi viết chính tả phân biệt và thường xuyên viết sai chính
tả trong hành văn.
Trong hoàn cảnh hiện nay, học sinh phải học quá nhiều: nhiều môn, nhiều
thời gian. Nói theo cách của Giáo sư Phan Ngọc: Tuổi đời còn nhỏ mà điều phải
2
học thì quá nhiều. Do đó, cần có những quyển sách Mẹo để giúp học sinh lớp 5 học
hiệu quả Chính tả mà không mất quá nhiều thời gian và công sức.
Với những lý do trên đây, bằng kiến thức đại cương và với những kinh
nghiệm trong hơn 10 năm dạy học, tôi đã đúc kết thành bản sáng kiến kinh nghiệm
“Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả”
ii. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài “Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả” nhằm
cung cấp cho học sinh lớp 5 và giúp các em cách ghi nhớ quy tắc chính tả theo kiểu
mẹo. Từ đó các em dễ dàng phân biệt được, viết được đúng chính tả theo quy tắc.
Đề tài cung cấp cho đồng nghiệp một số mẹo chính tả thường gặp trong việc
hướng dẫn học sinh lớp 5 viết chính tả. Đề tài còn là một cẩm nang, một “sổ tay
chính tả” của bản thân tôi trong quá trình dạy học, nhất là chính tả.
iii. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện: học sinh lớp 5 và một số lỗi chính tả
học sinh lớp 5 thường mắc lỗi, đó là các từ, ngữ chứa phụ âm l / n ; ch / tr ; s/ x ; d /
gi / r ; vần iêu / iu / ưu và iêu / ươu / ưu.
iv. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mẹo chữa lỗi chính tả
2. Tìm hiểu một số lỗi chính tả phổ biến mà học sinh hay mắc lỗi (thực
trạng, nguyên nhân, giải pháp)
3. Tìm hiểu và đưa ra một số cách chữa lỗi chính tả và tổng hợp thành
mẹo chữa lỗi chính tả.
v. Phương pháp nghiên cứu
1, Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp này giúp tôi có cơ sở khoa
học về ngữ âm, chính tả từ đó giúp tôi có góc nhìn tổng quát và quan niệm đúng
đắn về quy tắc chính tả hiện hành.
2, Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Qua điều tra bằng văn bản (phiếu) và
các cuộc phỏng vấn chính thống hoặc trao đổi ngẫu nhiên trong giao tiếp, phương
3
pháp này giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn về thực trạng học sinh viết (nói) sai
chính tả.
3, Phương pháp tích lũy và thống kê: trong hơn 10 năm dạy học phương
pháp này đã cung cấp cho tôi khá nhiều vốn kinh nghiệm liên quan đến đề tài. Đó
là thuận lợi đáng kể.
4, Phương pháp phân loại: phương pháp này giúp tôi phân loại được nhóm
lỗi chính tả hoặc một số lỗi chính tả có nét tương đồng về mặt ngữ âm hoặc cánh
chữa lỗi.
5, Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này hỗ trợ đắc lực trong
việc cắt nghĩa cơ sở lí luận.
6, Phương pháp miêu tả: Phương pháp có tác dụng trong việc giải thích,
thuyết trình cách khắc phục lỗi chính tả.
7, Phương pháp khảo sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, vận dụng phương
pháp này để tìm hiểu và rà soát toàn bộ các bài chính tả phân biệt ở lớp 5
8, Phương pháp so sánh đối chiếu: Vận dụng phương pháp này để tránh được
sự lặp lỗi hoặc trùng hợp không cần thiết khi xây dựng mẹo chính tả.
Ngoài những phương pháp trên đây được sử dụng trong quá trình thực hiện
đề tài, tôi còn vận dụng một số phương pháp khác: phương pháp trắc nghiệm,
phương pháp thực hành, phương pháp trò chơi.
vi. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề mẹo chính tả ở bậc Tiểu học là rất rộng. Vì vậy để tránh lan man, dàn
trải, tôi chỉ tập trung nghiên cứu về mẹo chính tả ở một số trường hợp mà học sinh
lớp 5 ở địa phương thường mắc phải như t / n ; ch / tr ; s/ x ; d / gi / r ; iêu / iu / ưu,
iêu / ươu / ưu.
vii.
Dự kiến kế hoạch nghiên cứu
1, Phương hướng chung: Kết hợp tìm hiểu trên tất cả hai phương diện cơ sở
lí luận và cơ sở thực tiễn mà đề tài quan tâm.
2, Phương hướng cụ thể:
4
2.1 Thời gian nghiên cứu: 02 năm học (năm học 2008 - 2009 và năm học
2009 - 2010 )
2.2. Phân bố thời gian thực hiện kế hoạch
2.2.1. Năm học 2008 – 2009
Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện ý tưởng đề tài
Bước 2: Xây dựng đề cương đề tài
Bước 3: Gửi đề cương cho GS.TS Lê Phương Nga (Khoa giáo dục
Tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội I) phê duyệt.
Bước 4: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương.
Bước 5: Áp dụng thử nghiệm tại lớp 5A, trường Tiểu học Hoàn Long.
2.2.2. Năm học 2009 - 2010.
Bước 1: Áp dụng tại lớp 5A và 5B trường tiểu học Hoàn Long
Bước 2: Tổng kết kinh nghiệm
Bước 3: Hoàn thiện đề tài
Bước 4: Nộp bản thảo về cho Hội đồng khoa học các cấp
5
Phần thứ hai
Giải quyết vấn đề
Chương I
CƠ Sở Lí LUậN Và THựC TIễN
I. Về Tiếng Việt chữ mẹ đẻ
1. Chữ cái chữ Việt
Chữ cái chữ Việt được xây dựng theo hệ thống chữ cái La tinh. Chữ cái tiếng
Việt gồm các chữ cái sau đây:
1.1.
Có 11 nguyên âm đơn: (a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, u , ư và 3 nguyên âm
đôi: iê (yê, ia, ya) ; ươ (ưa) ; uô (ua).
1.2.
Có 23 phụ âm: a, b (k, q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l,, m, n, nh, ng (ngh),
p, ph, r, s, t, th, tr, v, x .
Ngoài các chữ cái do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên chữ viết tiếng
Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu:
\ (ghi thanh huyền), ~ (ghi
thanh ngã), ? (ghi thanh hỏi), / (ghi thanh sắc), . (ghi thanh nặng) và không dùng
dấu để ghi thanh ngang ( thanh không).
2. Nguyên tắc xây dựng chữ Việt
So với chữ viếtc của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ Việt có phần thuận lợi
hơn. Do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn nhiều. Nguyên nhân sâu xa nhất của
điều này là ở chỗ chữ Việt được xây dựng theo nguyên tắc âm vị học ( còn gọi là
nguyên tắc ngữ âm học). Nguyên tắc âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và
chữ phải có quan hệ tương ứng “một - một”. Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ Việt
phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện; mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị và mỗi kí
hiệu luôn luôn chỉ só một giá trị - tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí
trong từ.
6
Về căn bản, chữ Việt được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện trên
đó.
3.
Những bất hợp lý trong tiếng Việt
Do nhiều nguyên nhân - lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ khác nhau những người tạo ra tiếng Việt * đã không tuân thủ được một cách nghiêm ngặt
những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết. Do đó, đã để lại trong lòng
cơ cấu chữ Việt nhiều hiện tượng chính tả trái ngược với nguyên tắc ngữ âm học
của chữ viết và đã làm nhức nhối bao thế hệ học giả trong và ngoài nước một thế
kỷ nay. Những bất hợp lý của chữ Việt, có thể quy vào hai trường hợp chính dưới
đây.
3.1. Vi phạm nguyên tắc tương ứng “ một - một” giữa kí hiệu và âm thanh.
Điều này thể hiện ở chỗ, dùng nhiều kí hiệu để biểu thị một âm. Thí dụ:
- Âm /k/ được biểu thị bằng ba kí hiệu c, k, q.
- Âm /i/ được biểu thị bằng hai kí hiệu i, y.
- Âm / / được biểu thị bằng hai kí hiệu g, gh.
- Âm /
/ được biểu thị bằng hai kí hiệu ng, ngh
- Âm /ie/ được biểu thị bằng bốn kí hiệu: iê, yê, ia, ya
- Âm /u / được biểu thị bằng hai kí hiệu: ươ, ưa.
- Âm /uo/ được biểu thị bằng hai kí hiệu uô, ua.
3.2.
Vi phạm tính đơn trị của kí hiệu. Điều này thể hiện cụ thể ở một kí
hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với
những âm trước và sau nó. Thí dụ như sau:
Thí dụ 1: chữ g khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị là
âm / /, nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị
là âm /z/ (gia, giữ, giục, ... ) ; Khi g đi cùng với h thì biểu thị là âm / / (ghi, ghét,
ghế, ... ) ; khi đứng trước i hoặc iê thì một mình g lại biểu thị âm /z/ (gì, gìn, giết ..)
Thí dụ 2: Chữ O chủ yếu dùng để biểu thị nguyên âm / /; nhưng khi đứng
ngay sau a hoặc e, với tư cách là một âm cuối, thì biểu thị bán nguyên âm /u/ (gạo,
7
kẹo, ... ) ; còn khi đứng trước a hoặc e, thì lại biểu thị một giới hạn âm ( âm đệm),
đó là /u/ (hoa, hoe, ... )
* Tiếng Việt - chữ Quốc ngữ - do các giáo sĩ người Âu sáng tạo ra hồi thế kỷ XVI - XVIII
theo chữ La - tinh để tiện cho việc truyền giáo ở nước ta
Trên đây la hai trường hợp chính tả thể hiện các bất hợp lý trong chữ Quốc
ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ còn phân vân về tình trạng dùng nhiều dấu
phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư; hoặc ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm,
như các trường hợp: ch, gh, kh, nh, ng, ngh, ph, tr, th.
Điều đó quả không thuận tiên lắm song cũng là giải pháp riêng. Đó không là
những bất hợp lý việc vi phạm nguyên tắc cơ bản của chính tả ngữ âm học, và
không gây cản trở hay sự lộn xộn nào do chính tả Quốc ngữ, thậm chí ngay cả khi
dùng chữ Việt trên máy vi tính.
2.
Chính tả chữ Việt.
1.
Đặc điểm tiếng Việt
Tiếng việt là ngôn ngữ phân tiết tính tức là các âm tiết được tách bạch rõ
ràng trong dòng lời nói. Đây chính là điểm khác biệt với các ngôn ngữ khác như
Tiếng Anh, tiếng Nga, ,Pháp *. Vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được viết
rời,tách biệt.
Mỗi âm tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ, phải
đánh dấu nhanh - ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm
chính là nguyên âm đôi) của âm tiết.
Khi xác định được kí hiệu ghi âm chính trong chữ, thì ghi dấu thanh điệu lên
trên (hoặc dưới) kí hiệu đó, chẳng hạn: bạn, toán, hòa, thuế, ... Trong trường hợp có
hai ký hiệu biểu thị âm chính là nguyên âm đôi thì ghi dấu thanh lên kí hiệu có dấu
phụ, chẳng hạn: tiến, chiến, quyển, yến, suối, chứa, ... ; ghi dấu thanh lên kí hiệu
thứ hai (Từ trái sang phải) khi cả hai kí hiệu đều có dấu phụ, chẳng hạn: nước,
bưởi, ...; ghi dấu thanh lên kí hiệu đầu tiên (trái sang phải) khi cả hai kí hiệu không
có dấu phụ, chẳng hạn: phía, của, múa, ...
8
Trong chính tả tiếng Việt, mỗi dòng chữ gồm những chữ, mỗi chữ tách riêng
ra là một âm tiết. Khi muốn nói đến mặt chính tả của tiếng “sách” chẳng hạn thì ta
dùng “chữ”; khi muốn nói đến mặt ngữ âm của nó thì ta dùng “âm tiết” (tiếng). Hai
cách gọi tuy khác nhau, nhưng đều chỉ một vật. Thí dụ miêu tả âm tiết “Toán”.
* Thí dụ tiếng Anh: baby (hai âm tiết) ;banana (ba âm tiết) ;television (4 âm tiết) ; ....
Trong chữ “toán”, ta phân biệt hai ,phần: phần thứ nhất (t) gọi là âm đầu hay phụ
âm đầu và phần thứ hai (oán) gọi là vần: trong phần vần (oán), ta có “án” là vần
đơn và “o” đệm vào “án” làm nên âm đệm; trong vần đơn “án”, ta có hai bộ phận là
“a” gọi là nguyên âm chính và “n” gọi là âm cuối. Người ta gọi âm đầu hay âm
cuối là vì lí do trước âm đâu hoặc âm sau âm cuối không thể có một âm gì nữa.
Trong vần “oán” còn một bộ phận nữa mà ta không thể bỏ quên, đó là dấu thanh.
Tóm lại, một âm tiết - chữ - tiếng Việt bao gồm có năm phần: âm đầu, âm
đệm, âm chính, âm cuối và dấu thanh (nếu ở dạng đầy đủ) . Trong năm phần này,
có thể có những phần vắng mặt. Chẳng hạn, âm đầu có thể vắng như “oán” ; âm
cuối có thể vắng như “ào” ; âm đệm có thể vắng như “á”. Tuy nhiên, tuyệt đối có
hai phần bao giờ cũng có mặt là nguyên âm chính và dấu thanh*. Khi trong chính tả
không ghi dấu gì thì có nghĩa đó là “dấu không” chứ không phải là không có dấu.
Một âm tiết mất nguyên âm, hoặc dấu của nó thì tan rã, không được coi là một âm
tiết Việt.
2.
Một số quy định về chữ viết tiếng Việt.
2.1. Viết theo nguyên tắc ghi âm
Về nguyên tắc, chữ viết ghi âm phải căn cứ trên một cách phát âm. Mà tiếng
Việt thì tồn tại nhiều phương ngữ. Các cách phát âm địa phương có tính bảo thủ
cao và thực tế là chúng đều được tôn trọng. Người Hà Nội vẫn có niềm tự hào với
phát âm “con châu” thay vì “con trâu”. Cũng như vậy, người Sài gòn chẳng bao giờ
mặc cảm khi hỏi “tai đâu?” mà người nghe không biết chỉ vào tai hay đưa tay ra
thay cho câu trả lời. Đặc biệt Đài tiếng nói Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Quốc
gia cũng mặc nhiên phát đi bằng cả ba thứ giọng: Hà Nội, Huế và Sài gòn đại diện
9
cho ba phương ngữ lớn trên phạm vi cả nước. Thế nhưng về mặt chữ viết, chỉ cho
phép một cách duy nhất dùng để ghi mọi phương ngữ. Vậy đâu là cơ sở cho chữ
viết? Cách viết ấy tôn trọng chuẩn chính tả đã được xác định và được phản ánh về
cơn bản trong Từ điển phổ thông.
* Tiếng Việt có sáu dấu thanh: dấu không (ngang), dấu huyền, dấu ngã, dấu hỏi, dấu sắc
và dấu nặng.
Nghĩa là chữ viết tiếng Việt căn cứ trên cách phát âm của người Hà Nội cộng với
năm sự phân biệt mà cách phát âm địa phương này còn đồng nhất nói. Đó là tr/ch ;
s/ x ; r/gi/d ; ưu/iu ; ươu/iêu
2.2. viết rời từng chữ
Một âm tiết được ghi bằng một chữ. Viết “Yên Mỹ” chứ không viết “ Yên
Mỹ”. Tuy nhiên trong giao tiếp bằng văn bản , các kiểu chữ viết liền nhau như trên
vẫn tồn tại và được sử dụng đôi khi. Sự cố chấp ấy có thể có hai lý do:
Một là, cách viết đó đơn thuần chỉ mang tính cá nhân: Thư từ, nhật ký, ...
Hai là,cách viết đó mang tính cộng đồng nhưng được nhìn nhận như một địa
danh trong các văn bản giao dịch quốc tế. Thí dụ Hanoi, Pari, London, ... Còn các
văn bản khác, nhất là dùng trong nhà trường, kiểu viết ấy được coi là mắc ba lỗi:
không viết rời con chữ, không viết hao âm tiết thứ hai của tên riêng; không viết dấu
phụ và dấu thanh.
2.3. Có dấu thanh cho mỗi chữ
Bất kỳ âm tiết nào của Tiếng Việt cũng phải mang thanh điệu. Nguyên tắc
này triệt để đến mức ngay cả từ vay mượn của tiếng nước ngoài khi đã “gia nhập”
cũng phải tùy tục, mỗi âm tiết cũng phải mang một trong sáu thanh điệu của tiếng
Việt. Thí dụ “cafe” vốn là một từ của tiếng Pháp không có dấu thanh nhưng khi đã
trở thành vốn từ vựng của tiếng Việt là “ cà phê” thì hiển nhiên, tiếng “cà” đã mang
thanh huyền và tiếng “phê” đã mang thanh ngang rồi.
Nguyên tắc trên cũng được thể hiện trên chữ viết. Mỗi chữ đều mang một
trong sáu dấu thanh và được thể hiện trên chữ viết. Dấu thanh thanh có tác dụng
10