Sáng kiến kinh nghiệm
Kỹ năng thiết kế hoạt động
ngoại khóa ở Liên đội tiểu
học Tiên Cát
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nhà trường không phải chỉ dạy kiến thức, dạy chữ mà một vấn
đề quan trọng không thể thiếu được là việc dạy làm người. Vì vậy việc
chăm lo giáo dục rèn luyện cho các em trở thành con ngoan trò giỏi là
nhiệm vụ thường xuyên và rất cần thiết.
Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh và cũng là một
trong những mục tiêu phấn đấu của nhà trường: Kết hợp giáo dục và rèn
luyện học và hành, học văn hoá kết hợp với học đạo lý làm người, bên cạnh
việc cung cấp cho học sinh những tri thức văn hoá còn phải giáo dục các
em theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. ở nhà trường công tác giáo dục
phải được kết hợp chặt chẽ với giảng dạy tri thức cho học sinh. Bậc tiểu
học là nền tảng của toàn bộ các cấp học. Quá trình giáo dục có thành công
hay không cũng được quyết định một phần ở cấp học này. Vì vậy giáo dục
đạo đức cho học sinh là một bộ phận đặc biệt quan trọng của quá trình giáo
dục trong nhà trường. Những cử chỉ, lời nói, hành vi của các em phần lớn
phản ánh kết quả của quá trình này. Đánh giá được đúng các chuẩn mực
đạo đức của học sinh sẽ góp phần quan trọng vào việc đánh giá toàn diện
sản phẩm đào tạo của nhà trường. Những nhận xét, đánh giá về đạo đức của
học sinh là một trong những biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đồng thời qua đó giúp nhà giáo dục và tập thể sư phạm nhìn lại về nội
dung và phương pháp giáo dục của mình để điều chỉnh nó, hoàn thiện nó
mong đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đào tạo.
Vì vậy, cần thiết phải giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học nói
chung và học sinh lớp 4 nói riêng, cho nên trong quá trình giảng dạy tôi có
một số kinh nghiệp về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4.
Qua thời gian nghiên cứu, tôi đã có nhiều cố gắng song không tránh
khỏi những sai sót. Tôi rất mong các đồng nghiệp góp ý kiến bổ xung để
sáng kiến được hoàn thiện hơn và có giá trị thực tế hơn góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã
hội.
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VỀ VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 4
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Lý do nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
1. Lý do khách quan:
Đối với người giáo viên việc giáo dục tri thức song song với việc
giáo dục đạo đức cho học sinh đây là hai vần đề quan trọng không thể tách
rời. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh từ xa xưa đã được ông cha quan
tâm chú trọng thể hiện trong câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” và Bác Hồ đã
từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, còn
người có tài mà không có đức thì vô dụng”. Như vậy để ta thấy rằng công
tác giáo dục đạo đức là rất quan trọng đối với toàn xã hội nói chung, đặc
biệt càng quan trọng đối với bậc tiểu học nói riêng.
Đạo đức là một trong những yếu tố cấu trúc nên nhân cách con người
và nó là vấn đề quan trọng hàng đầu mà người giáo viên cần nghiên cứu
tìm ra các biện pháp giảng dạy để truyền thụ cho các em nắm được những
chuẩn mực đạo đức. Từ đó các em có cử chỉ, hành vi đạo đức phù hợp với
những chuẩn mực đạo đức.
Ngày nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường
nhìn chung là tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số ít trường, một số
giáo viên chưa thực sự nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm đạo
đức của học sinh. Người thầy, cô chưa thực sự giành hết tâm huyết của
mình vì học sinh. Do vậy mà học sinh vi phạm đạo đức nhiều, đạo đức của
học sinh có nhiều hướng xuống cấp như: nói tục, chửi bậy, vô lễ với các
anh chị, cha mẹ, thầy cô giáo, thậm chí có học sinh cong gây gổ đánh nhau,
kéo bè cánh.... gây nên những hậu quả đáng tiếc, bất chấp lời dăn đe, hay
hình phạt của nhà trường.
Ngoài ra ta còn thấy nhận thức một số gia đình phụ huynh cũng như
nhân dân ở một số nơi chưa thất đầy đủ, họ ít quan tâm đến việc giáo dục
đạo đức cho con em mình, thậm chí họ còn khoán trắng việc giáo dục đạo
đức cho nhà trường. Đây cũng là một số nguyên nhân cơ bản làm chất
lượng giáo dục đạo đức bị giảm sút.
Xuất phát từ kinh tế, đời sống khó khăn nhiều phụ huynh không có
công ăn việc làm, hàng ngày phải vất vả chạy đua với cuộc sống để giành
giật miếng cơm manh áo. Do đó họ không có thời gian đê quan tâm đến
con cái. Thậm chí có gia đình chỉ lo kiếm tiền làm giàu, họ quan niệm
4
“Học chẳng để làm gì, cốt sao kiếm được nhiều tiền...”. Chính những điều
đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi học sinh, có em bị đẩy vào những hoàn
cảnh éo le trong cuộc sống. Các em đã phải tham gia lao động giúp gia đình
từ rất sớm, thậm chí có em đã phải tự nuôi sống bản thân. Có những em
không chịu nổi dẫn đến tâm lý các em thay đổi nên không còn hứng thú
tuân theo các chuẩn mực đạo đức nữa.
2. Lý do khách quan:
Nhận thức của 1 số giáo viên ở những nơi, những lúc còn chưa đầy
đủ về công tác giáo dục đạo đức. Do vậy học coi nhẹ việc giáo dục đạo đức
cho học sinh hơn công tác giáo dục trí dục. Khi tới trường, tới lớp, các thầy
cô giáo chỉ trú trọng truyền thụ cho học sinh những kiến thức trong sách
vở, chưa thất sự cung cấp những kiến thức cần thiết trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày. Các thầy cô chưa giành nhiều thời gian để uốn nắn các em
khi các em có những cử chỉ, hành vi, lời nói vi phạm các chuẩn mực đạo
đức.
Bản thân tôi là người giáo viên dạy ở bậc tiểu học, trước thực trạng
giáo dục đạo đức còn nhiều tồn tại nên có mong muốn nghiên cứu kinh
nghiệm này để góp phần tìm ra một số biện pháp nào đó cùng với những
người làm công tác giáo dục, làm cho chất lượng giáo dục đạo đức trong
học sinh nói chung ngày càng hiệu quả hơn.
II. Mục đích:
Nhằm góp phần nâng cao trình độ năng lực sư phạm cho bản thân và
làm quên với công tác nghiên cứu khoa học.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung làm tốt
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng.
Bản thân tôi nghiên cứu sansg kiến kinh nghiệm này với mong muốn
nhằm thực hiện tốt việc dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh qua 9 môn
trong chương trình tiểu học và các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường.
III. Nhiệm vụ
1. Làm rõ đặc điểm nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học bao
gồm những gì?
2. Điều tra việc thực hiện chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh ở 1
khối, lớp mà mình phụ trách.
a. Về phía giáo viên:
- Điều tra việc thực hiện chương trình môn đạo đức có đầy đủ không,
có chất lượng không, có đúng chương trình không hay bị cắt xén hoặc gộp,
giáo viên có soạn bài đầy đủ không?
5
- Điều tra xem thông qua các hoạt động dạy học khác giáo viên có
nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh hay không?
- Điều tra xem giáo viên có xây dựng cho học sinh những kỹ năng, kĩ
xảo tương ứng với các chuẩn mực đao đức hay không? Qua đó nhằm biến
những tri thức đạo đức thành hiện thực, thành cử chỉ hành vi của học sinh,
thể hiện trong các mối quan hệ với giáo viên, gia đình, bạn bè.
- Điều tra xem người giáo viên có tổ chức các hoạt động ngoại khoá,
phát động thi đua theo các chủ đề mang tính chất giáo dục không?
- Điều tra việc giáo viên dạy và chủ nhiệm lớp có kết hợp với gia
đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh không? Nếu có thì
sự kết hợp đó đến mực nào?
b. Về phía học sinh:
- Điều tra về nhận thức của học sinh bằng cách ra câu hỏi, phiếu điều
tra để kiểm tra xem các em có lĩnh hội được các tri thức đạo đức hay
không?
- Điều tra tình cảm đạo đức của học sinh xem các em có thấy các
chuẩn mực đạo đức là tốt đẹp không? có niềm tin đạo đức không? các em
có thấy dung động trước những cử chỉ, hành vi của các bạn trong lớp
không? có noi theo và phấn đấu theo những gương người tốt đó không?
Quan sát những cử chỉ hành vi và thói quen đạo đức của học sinh
trong đời sống hàng ngày (học tập, giao tiếp, gia đình...) có bao nhiêu phần
trăm đạo đức tốt khá - cần cố gắng.
Từ việc điều tra trên, rút ra những ưu điểm và nhược điểm của việc
thực hiện chương trình giáo dục đạo đức của lớp đó, trường đó. Đặc biệt
phải tìm ra những nguyên nhân cơ bản làm cho họ thực hiện chương trình
giáo dục đạo đức chưa tốt.
3. Đề ra một số biện pháp và hình thức trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh lớp đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các
em, nhằm khắc phục những tồn tại ở lớp đó.
4. Rút ra một số kết luận sơ bộ của mình về công tác giáo dục đạo
đức của lớp, trường.
IV. Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên và học sinh khối 4 trường tiểu học Tho Sơn - VT -PT
V. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh ở bậc tiêu học
có thể là một lớp, một khối hoặc cả bậc tiểu học.
6
Nghiên cứu học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh và các đoàn thể
cùng có trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 Trường tiểu học
Tiên Cát - Việt Trì - Phú Thọ.
VI. Giả thiết sáng kiến
1. Giả thiết thứ nhất
Giáo viên và học sinh lớp 4 Trường tiểu học Tiên Cát - Việt Trì Phú Thọ thực hiện tốt chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Trước
khi đến lớp giáo viên soạn bài đầy đủ, giành đủ thời gian quy định cho môn
đạo đức. Chú trọng giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác: Toán,
tiếng việt, giáo dục sức khoẻ...Vì vậy chất lượng giáo dục đạo tạo cao đáp
ứng được mục tiêu giáo dục và đào tạo ở bậc tiểu học.
2. Giả thiết thứ 2:
Có thể giáo viên và học sinh lớp 4 trường tiểu học Tiên Cát - VT PT thực hiện chưa tốt công tác giáo dục đạo đức, còn nhiều tồn tại chẳng
hạn việc kết hợp với gia đình phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục
khác chưa tốt, thậm chí đến lớp giáo viên còn không soạn giáo án, dạy học
không đủ thời gian qui định...
VII. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu
Một thánh đầu: Thu thập tài liệu - Điều tra cơ bản
- Thăm lớp dự giờ
Tháng tiếp theo: - Kiểm tra tài liệu đã thu thập
- Viết đề cương sơ lược
Tháng cuối: Kiểm nghiệm lại đề tài và viết chi tiết.
VIII. Các phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp đọc sách
Sư dụng phương pháp này nhằm mục đích xây dựng khái niệm đạo
đức. Hiểu rõ hơn thế nào là tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ, tình cảm
trí tuệ. Đồng thời thông qua việc đọc sách giúp chúng ta hình thành tình
cảm đạo đức cho học sinh. Hiểu khái niệm giáo dục đạo đức cho học sinh
trong nhà trường, biết đặc điểm nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh
tiểu học bao gồm những gì?
2. Phương pháp điều tra
Để thực hiện nhiệm vụ chính của đề tài này, tôi phải tiến hành
phương pháp điều tra. Tôi sẽ điều tra giáo viên và học sinh qua các câu hỏi,
các mẫu phiếu điều tra như sau:
7
2.1. iu tra ging dy mụn o c
Giỏo viờn t 4
Trng Tiu hc Tiờn Cỏt
SST Tun
1
1
2
9
Tờn bi dy
Kiờn trỡ, bn b hc
tp
Bờnh vc bn yu
Dy lp 4
Ni dung bi dy
Kiờn trỡ, bn b hc
tp s cú kt qu tt
Bờnh vc, giỳp bn
yu gp khú khn
Hỡnh thc dy Ghi chỳ
Tho
lun
nhúm
Tho
lun
nhúm
2.2. Điều tra việc học tập môn đạo đức của học sinh lớp 4
Trường Tiểu học Thọ Sơn
SST
1
2
3
Tun
1
6
11
Ni dung bi dy
Kiờn trỡ, bn b hc tp
ỳng gi trong sinh hot chung
Gn gi giỳp thy giỏo, cụ giỏo
Ghi chỳ
2.3. Điều tra việc tổ chức cho học sinh lớp 4 ứng dụng, vận dụng các
tri thức đạo đức vào cuộc sống hàng ngày qua hoạt động học tập
SST
Bi
Ni dung vn dng
Hỡnh thc vn dng
Cỏch ỏnh giỏ
Tt
1
Bi 2
Chm súc bn hoa
khỏ
Ghi chỳ
TBỡnh
Thc hnh
2.4. Điều tra vấn đề kết hợp các lực lượng giáo dục khác tham gia
giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4
SST
Tờn lc lng giỏo dc
Ni dung thc hin
Hỡnh thc
1
Ph huynh hc sinh
2
i TNTP HCM
3
a phng
ỳng gi trong hc
tp, sinh hot chung
Thc hin 5 iu
Bỏc H dy
L phộp vi ngi
trờn - v sinh ni
cụng cng
Thụng bỏo, tho
lun
i c , phong
tro thi ua
iu tra
8
Ghi chỳ
2.5. Điều tra việc chỉ đạo của nhà trường trong việc thực hiện chương
trình môn đạo đức của trường tiểu học.
Ban giám hiệu - Tổ chuyên môn
Từ kết quả điều tra tôi sẽ rút ra kết luận về việc thực hiện chương
trình giáo dục đạo đức của học sinh lớp 4. Trường tiểu học Thọ Sơn - Việt
Trì - Phú Thọ
3. Phương pháp thực nghiệm
Để kiểm tra lại các kết quả đã điều tra được tôi tiến hành phương
pháp thực nghiệm. Khi sử dụng phương pháp này tôi tiến hành như sau:
Đối với học sinh chưa thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức đã học,
còn vi phạm cần có biện pháp giáo dục như nhắc nhở ( Phê bình, kiểm
điểm...) Xem sự chuyển biến của học sinh đến mức nào? Qua đó có kết luận
chính xác hơn về kết quả điều tra.
4. Phương án trò chuyện
Tiến hành phương pháp này, tôi trò chuyện trực tiếp với học sinh,
giáo viên, phụ huynh nhằm thu thập những thông tin cần thiết. Trò chuyện
với phụ huynh điều tra xem học có quan tâm giáo dục đạo đức cho con em
họ không? Hoặc chỉ chú trọng đến việc học văn hoá. Trò chuyện với giáo
viên bộ môn đã biết được quan điểm giáo dục đạo đức qua môn học đó như
thế nào? Trò chuyện với học sinh để xem sự nhận thức của học sinh về việc
học đạo đức ra sao? các em có chú ý học môn này không? Có coi trọng
môn đạo đức không?
5. Phương pháp quan sát
Thường xuyên dự giờ, thăm lớp, đặc biệt là môn đạo đức . Qua đó
biết việc thực hiện chương trình môn đạo đức như thế nào? có dạy đủ nội
dung không? có đủ thời gian hay bị cắt xén.
Quan sát xem học sinh học môn này như thế nào? có chú ý như các
môn học khác không?
6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Tiến hành nghiên cứu, kiểm tra lại hồ sơ, sổ sách học bạ của học sinh
qua các năm học. Qua đó biết được điểm mạnh yếu của học sinh. Xem kết
quả xếp loại hạnh kiệm của học sinh qua các tháng, các kỳ học.
IX. Địa điểm nghiên cứu
Trường tiểu học Thọ Sơn - Việt Trì - Phú Thọ
9
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Nghiên cứu lý luận
1. Khái niệm về hành vi đạo đức:
Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một
động cơ có ý nghĩa về đạo đức biểu thị trong cách đối nhân xử thế hàng
ngày ở mọi nơi, mọi lúc.
Khi nói đến hành vi đạo đức của một con người cụ thể sống trong
một nền văn hoá nhất định thì hành vi đạo đức ở từng con người có thể có
nhiều nên đạo đức khác nhau bên cạnh một nền đạo đức chính thống.
Ví dụ: Tàn dư của nền đạo đức trong xã hội cũ (Tư bản, phong kiến)
và những mầm mống của nền đạo đức trong xã hội tương lai cũng được thể
hiênh trong một con người.
2. Tiêu chuẩn đánh giá hành vi đạo đức.
Để đánh giá con người có đạo đức hay không thì phải dựa vào hành
vi đạo đức của người đó. Giá trị đạo đức của hành vi đạo đức xét theo tiêu
chuẩn sau:
a. Tính tự giác của hành vi:
Khi xét một hành vi xem nó là hành vi có đạo đức hay không điều
quan trọng là phải xét tình tự giác của chủ thể hành vi, nếu chủ thể hành
động chưa có ý thức hay bắt buộc phải hành động thì hành vi đó không
phải là hành vi đạo đức.
Ví dụ: Do áp lực của người xung quanh mà người đó phải nhường
chỗ ngồi tên ô tô... cho cụ già (em nhỏ) thì hành động đó không phải là
hành vi đạo đức.
b. Tính có ích của hành vi: Phụ thuộc vào thế giới quan, nhân sinh
quan và chủ thể hành vi.
Ví dụ: Trong xã hội tư bản, bản chất là chủ nghĩa vị kỉ nên con người
có hành vi đạo đức đó làm sao thu được nhiều lợi nhuận. Trong xã hội
chúng ta con người có hành vi đạo đức là con người có hành động thúc đẩy
xã hội tiến bộ, mình vì mọi người.
c. Tính không vụ lợi: Người có hành vi đạo đức không tính toán
không mưu lợi cho bản thân mà họ luôn lấy lợi ích của tập thể của xã hội
lên trên.
3. Mối quan hệ giữa nhu cầu đạo đức và hành vi đạo đức
Nhu cầu và hành động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhu cầu
thúc đẩy hành động và là nguồn thúc đẩy hành động tích cực.
10
Ví dụ: Nhu cầu giúp bạn gặp khó khăn là một nhu cầu đạo đức.
Trong giáo dục đạo đức phải tổ chức hoạt động trong hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể, có hoạt động mới tạo ra hoàn cảnh có tính đạo đức và cải tạo
hoàn cảnh vô đạo đức.
4. Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.
Hành vi đạo đức bao gồm các thành phần:
a. Tri thức và niềm tin đạo đức.
Tri thức đạo đức là yếu tố chỉ đạo hành vi đạo đức, nó có giá trị soi
sáng hành vi đạo đức để sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội
quy định.
Đối với học sinh tiểu học trình độ còn thấp, kinh nghiệm sống rất ít
do vậy hiểu tri thức đạo đức còn hạn chế, các em hay hiểu nhầm trong các
khái niệm tiêu chuẩn đạo đức.
Ví dụ: có em cho rằng bướng bỉnh là biểu hiện của sự dũng cảm.
Việc có tri thức đạo đức chưa đủ, đòi hỏi các em phải có niềm tin
đạo đức biểu hiện ở sự tin tưởng tuyệt đối vào các chuẩn mực đạo đức và
tôn trọng các chuẩn mực ấy.
Niềm tin đạo đức là yếu tố quyết định hành vi đạo đức là cơ sở để
bộc lộ những phẩm chất ý chí của đạo đức nhe lòng dũng cảm, tính kiên
quyết. Việc hình thành niềm tin đạo đức phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trang bị khái niệm để học sinh thể nghiệm vào cuộc sống trong sinh hoạt ở
nhà trường, gia đình, xã hội. Qua đó để xây dựng niềm tin đạo đức cho học
sinh.
b. Động cơ và tình cảm đạo đức:
Động cơ đạo đức là động cơ bên trong đã được con người ý thức nó
trở thành động lực chính làm cơ sở cho hành động trong các mối quan hệ
giữa người này với người khác và với xã hội biến hành động của con người
thành hành vi đạo đức.
Tình cảm đạo đức là thái độ dung cảm của cá nhân đối với hành vi
của con người, khác với hành vi của bản thân trong quan hệ giữa cá nhân
với người khác, với xã hội.
Tình cảm đạo đức tạo ra sức hút của cá nhân khơi dậy nhưng nhu cầu
đạo đức, thúc đẩy con người hành động có đạo đức. thông thường người ta
chia ra các loại tình cảm đạo đức là tình cảm đạo đức tích cực (tình đồng
đội, tình bạn bè) và tình cảm đạo đức tiêu cực (tính ghen tỵ).
c. Thiện chí và thói quen đạo đức.
11