Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Đoài Côn huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.38 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN XUÂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TẠI
XÃ ĐOÀI CÔN, HUYỆN TRÙNGKHÁNH, TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG VĂN XUÂN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN TẠI
XÃ ĐOÀI CÔN, HUYỆN TRÙNGKHÁNH, TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Lớp

: KHMT - K43 - N02

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: TS. Dƣ Ngọc Thành

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Đây
là thời gian để củng cố và hệ thống lại kiến thức trong suốt quá trình học tập
của mình đồng thời tiếp xúc với thực tế và làm quen với công việc sau này
của mình.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Môi trường em
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại
xã Đoài Côn, huyện TrùngKhánh, tỉnh Cao Bằng”.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn của thầy giáo. TS. Dư Ngọc
Thành là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình làm khóa
luận tốt nghiệp này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
trong khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ em
trong những năm vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ phòng tài nguyên và môi trường
huyện Trùng Khánh nơi mà em thực tập, và nơi địa điểm thực tập của cán bộ
UBND xã Đoài Côn, nhân dân trong xã đã cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến đề tài để em hoàn thành khóa luận này.
Nhân dịp này cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia
đình, bạn bè đã quan tâm động viên em trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình
độ còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để đề tài của em được

hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 22 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Văn Xuân


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng ....................11
Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn .............................................................14
Bảng 2.3. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Cao Bằng ...............15
Bảng 3.1: Lấy mẫu nước giếng, nước khe và nước suối trên địa bàn xã Đoài Côn20
Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2011 và quy hoạch
năm 2020 ........................................................................................................24
Bảng 4.2: Tình hình dân số của xã Đoài Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
năm 2014 ........................................................................................................26
Bảng 4.3: Cơ cấu lao động của xã Đoài Côn năm 2014 ..........................................26
Bảng 4.4: Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã Đoài Côn ........29
Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng)



nước khe trên địa bàn xã Đoài Côn ................................................................30
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước mặt (nước suối)
trên địa bàn xã Đoài Côn................................................................................30
Bảng 4.7: Tỉ lệ hộ gia đình có các loại cống thải ......................................................31
Bảng 4.8: Các hình thức đổ rác của các hộ gia đình .................................................32
Bảng 4.9: Các hình thức xử lý rác thải rắn của các hộ gia đình ...............................33

Bảng 4.10: Hình thức canh tác đất chủ yếu của các hộ gia đình trong xã ................34
Bảng 4.11: Thực trạng nhà vệ sinh tại xã Đoài Côn .................................................35
Bảng 4.12: Các kiểu chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình ................................36
Bảng 4.13: Địa điểm đặt chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh
tại các hộ gia đình ..........................................................................................36
Bảng 4.14: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và chuồng trại của các hộ
gia đình ...........................................................................................................37
Bảng 4.15: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng ..............................38
Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Đoài Côn ....................38
Bảng 4.17: Hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã Đoài Côn .............39
Bảng 4.18: Ý kiến của người dân để cải thiện điều kiện môi trường .......................40
Bảng 4.19: Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường tại xã Đoài Côn ..........41


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT

BNN

Bộ Nông nghiệp

BTNMT

Bộ Tài nguyên & Môi trường

BXD

Bộ Xây dựng


BYT

Bộ Y tế

BVTV

Bảo vệ thực vật

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

COD

Nhu cầu oxy hóa học

DO

Nồng độ oxy hòa tan trong nước

NĐ-CP

Nghị định-Chính phủ

FAO

Tổ chức Lương thực thế giới

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNICEF

Qũy Nhi đồng liên hợp quốc

VSMT

Vệ sinh môi trường

VSV

Vi sinh vật


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT .......................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài .................................................................................2

1.2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn......................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3

2.1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 6
2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................7

2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới... 7
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam ...................................................10
2.2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng ..............................................................15
2.2.4. Các vấn đề môi trường cấp bách tại huyện Trùng Khánh hiện nay:...............17
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................19

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................19

3.1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.....................................................19


v

3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19

3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đoài Côn .............................................19
3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Đoài Côn ...........................19
3.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương..............20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................20

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin thứ cấp .................................20
3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm...........................20
3.3.3. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu ........................................................21
3.3.4. Phương pháp, điều tra phỏng vấn người dân....................................................22
3.3.5. Phương pháp khảo sát thực địa..........................................................................22
3.3.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .............................................................22
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đoài Côn ..............................................23

4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................25
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Đoài Côn ....................................................29

4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước của xã Đoài Côn ..................................29
4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường rác thải rắn .....................................................32
4.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại xã Đoài Côn ...........................34
4.2.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại xã Đoài Côn .......................................34
4.2.5. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Đoài Côn ................................35

4.2.6. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật ...............................38
4.2.7. Đánh giá nhận thức của người dân xã Đoài Côn về công tác Bảo vệ
môi trường ............................................................................................................40
4.2.8. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường xã Đòai Côn ..................................41
4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương.................42

4.3.1. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường....42


vi

4.3.2. Những kế hoạch trong hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường huyện Trùng
Khánh nói chung và xã Đoài Côn nói riêng trong thời gian tới .......................43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................45
5.1. Kết luận ..............................................................................................................45
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
I. Tiếng Việt ..................................................................................................................
II. Tiếng Anh .................................................................................................................
PHỤ LỤC .....................................................................................................................


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn Việt Nam được biết đến là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên
phong phú, đa dạng, giàu giá trị văn hóa và trong lành về môi trường. Tuy nhiên
hiện tại thì môi trường nông thôn Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ của quá

trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra ở nước ta. Chất
lượng môi trường nông thôn đang có chiều hướng suy giảm mạnh mẽ.
Vấn đề ô nhiễm ở các khu công nghiệp, khu đô thị… là những vấn đề nan
giải, song tình trạng suy giảm chất lượng môi trường nông thôn cũng cần phải chú
trọng và cần được báo động. Do việc xử lý các chất thải, lạm dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật…làm cho môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm. Nhiều nơi đã
trở thành nỗi bức súc của người dân và cũng là vấn đề cần quan tâm của tất cả
chúng ta.
Ngày nay nông thôn đang có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, ở các
vùng nông thôn hầu hết đã có đủ điện, đường, trường, trạm, chỉ còn một số nơi vùng
núi cao còn gặp nhiều khó khăn. Nước ta xuất thân từ nông nghiệp với 75% dân số
và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn, với
hơn 43 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong sự
phát triển kinh tế xã hội.
Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, nên các vùng
nông thôn ở nước ta có những đặc thù riêng và chất lượng môi trường cũng có
những biến đổi khác nhau Trùng Khánh là huyện biên giới nằm ở phía Đông Bắc
của tỉnh Cao Bằng, kinh tế cũng còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đang trên đà
phát triển cả về kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện. Đoài
Côn là một trong các xã của huyện Trùng Khánh. Tổng diện tích đất tự nhiên xã
1847,47 ha với dân số là 1.808 người. Cơ cấu kinh tế của xã lao động nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp 0.55 %, nông nghiệp chiếm 97,7% , lao động dịch vụ thương mại, hành
chính sự nghiệp chiếm 1,75% Hiện nay, hệ thống chính quyền và người dân đang cố


2

giắng phát triển kinh tế xã Hội. Cùng với sự phát triển đó thì môi trường trên địa bàn xã
đang có dấu hiệu suy giảm, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững cả kinh tế và môi
trường. Trước tình hình đó đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để đảm bảo hài hòa giữa

lợi ích kinh tế - xã hội và bền vững về môi trường ?
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới
sự hướng dẫn của thầy. TS. Dư Ngọc Thành tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Đoài Côn, huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Đoài Côn, huyện Trùng
Khánh, tinh Cao Bằng.
- Từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường tại địa phương nghiên cứu.
- Đảm bảo thu thập số liệu được phải trung thực, chính xác.
- Các giải pháp đưa ra phải có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với địa phương.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học trong thực tiễn.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công tác
sau này.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã tại xã Đoài Côn,
huyện Trùng Khánh, tinh Cao Bằng.
- Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn tại xã Đoài
Côn nói riêng và các vùng nông thôn vùng núi phía Bắc nói chung.


3

PHẦN 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014 thì: Môi
trường Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014.
Chức năng của môi trƣờng :
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản
xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt động
sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên trái đất.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trƣờng nông thôn
- Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông
nghiệp (Nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát
triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu
nhập mức sống của người dân nông thôn thấp hơn đô thị.
- Môi trường nông thôn thực chất là liên quan đến các khía cạnh sinh thái
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Liên quan đến khía cạnh sinh thái nông
nghiệp hoặc hoạt động sản xuất nông nghiệp là các vấn đề: Các điều kiện sinh thái
đồng ruộng, khả năng cấp nước, nguồn gen trong nông nghiệp, điều kiện canh tác,
sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Còn liên quan đến khía cạnh phát triển nông
thôn là các vấn đề: Chất lượng cuộc sống nông dân, dân trí và giáo dục, vệ sinh
nông thôn, bệnh dịch, cơ sở hạ tầng và các vấn đề xã hội khác.


4


Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 thì: Ô nhiễm môi trường
là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
+ Ô nhiễm môi trường nước
Theo khoản 14 điều 2 Luật Tài nguyên nước năm 2012: Ô nhiễm nguồn
nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học của nước không phù hợp với
tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người
và sinh vật.
+ Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất là sự biến đổi thành phần, tính chất của đất gây ra bởi những tập
quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp và những phương thức
canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và lỏng vào đất.
Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm không khí lắng
xuống đất.
Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định
theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở
thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát
triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp.
+ Ô nhiễm môi trường không khí
Theo TCVN 5966 -1995, sự ô nhiễm không khí được định nghĩa là: “Sự có mặt
của các chất trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự
nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu chúng xẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ
chịu, sức khỏe và lợi ích của con người và môi trường”.
+ Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh được phát ra không
đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau được
tổng hợp trong sự cân bằng biến động. Mỗi thành phần có vai trò riêng trong việc
gây tiếng ồn, nó khác nhau với những người khác nhau, ở những chỗ khác nhau và
trong thời điểm không giống nhau.



5

Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi
làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của con người bao gồm đất đai,
công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà.
Theo khoản 9 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường thì: Suy thoái môi trường là sự
suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.
Tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt
Nam 2014: Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn
bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường
Các khái niệm chất thải rắn:
Chất thải rắn là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và sự duy trì tồn tại của cộng đồng).
- Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng.
- Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói, lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở
xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên trở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu trữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn
lấp cuối cùng.

- Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.


6

2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ vào Luật Bảo vệ Môi trường 2014
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- Căn cứ vào Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội
nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
- Căn cứ vào Nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo vệ Môi
trường.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
- Căn cứ Quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây
dựng định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường - Công tác thu gom vận
chuyển, xử lí rác.
- Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc áp dụng TCVN về môi trường.
- Quy định số 367-BVTV/QĐ về sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sử
dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn về tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Căn cứ vào QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ăn uống.
- Căn cứ vào QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt.
- Căn cứ vào QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng môi trường nước mặt.
- Căn cứ vào QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.


7

- Căn cứ vào QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư
lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
- Căn cứ vào TCVN 5966-1995 Chất lượng không khí-Những vấn đề chungThuật ngữ.
- Căn cứ vào TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991)-Chất lượng nước-Lấy
mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- Căn cứ TCVN 5993:1995 (ISO 5667-2:1991)-Chất lượng nước-Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- Căn cứ TCVN 5996-1995, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy
mẫu ở sông và suối.
- Căn cứ TCVN 6000 - 1995, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu
nước ngầm.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới.
Ô nhiễm môi trường không chỉ là vấn đề nan giải riêng của Việt Nam mà còn
là vấn đề chung của thế giới. Hằng năm trên thế giới phải chịu nhiều thiệt hại về người
và tài chính do ô nhiễm môi trường gây nên. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của
người dân về môi trường chưa cao cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa,

phát triển kinh tế - xã hội…Ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở thành thị mà còn ở
những vùng nông thôn. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở thành thị chủ yếu là do
lượng chất thải phát sinh lớn nên không xử lý kịp hoặc chưa có biện pháp xử lý. Còn ở
nông thôn thì chất thải không được thu gom mà vứt bừa bãi gây mất vệ sinh chung và
vấn đề sử dụng phân bón, thuốc BVTV cũng gây ảnh hưởng rất lớn.
Theo Lê Thạc Cán (1995) [3], Trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình
hình môi trường trên thế giới hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả các nhân tố về chất lượng
môi trường và tài nguyên thiên nhiên có những đặc điểm sau:
- Tăng trưởng dân số nhanh:
Dân số thế giới đã lên tới 6,7 tỉ người, trên thế giới bình quân mỗi giây có 3
trẻ em ra đời, mỗi ngày nhân loại sản sinh ra 30 vạn trẻ em. Với tốc độ sinh đẻ này
thì đến năm 2120 dân số thế giới sẽ vượt quá 15 tỉ người, lúc đó mọi nơi trên thế
giới đều lâm vào cảnh đất chật người đông. Dân số càng cao, sức ép về lương thực,


8

thực phẩm, năng lượng, môi trường, tài nguyên cũng ngày càng lớn. Theo dự báo
thì đến năm 2050 thì dân số thế giới xẽ tăng lên 9,1 tỷ người.
- Suy giảm tài nguyên đất:
Hậu quả môi trường gắn liền trực tiếp với sự gia tăng dân số và suy giảm tài
nguyên đất. Nguyên nhân gây ra sự tổn thất và suy thoái đất rất đa dạng, trước hết
phải kể đến là sự mất rừng hoặc khai thác rừng đến cạn kiệt (gây sói mòn, làm đá
ong hóa, làm mất nước, sạt lở…) đã góp tới 37%, chăn thả quá mức 34%, hoạt động
nông nghiệp 28% và hoạt động công nghiệp 1%.
- Đô thị hoá mạnh mẽ:
Quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng trên toàn Thế giới,
với tốc độ là 3% hàng năm cho toàn thế giới và 3 - 5% khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương. Dự báo đến năm 2020, tại các nước đang phát triển trong khu
vực 50% dân số sống ở các đô thị và tại các nước phát triển tỉ lệ là 75%.

- Hình thành các siêu đô thị:
Xu thế đô thị hoá này sẽ dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên
Thế giới đã có khoảng 20 siêu đô thị với số dân trên 10 triệu người.
Sự hình thành các siêu đô thị tại tất cả các nước đều gây nên những khó khăn
và phức tạp về chất lượng môi trường sống như: Ô nhiễm do công nghiệp, giao
thông vận tải, tiêu tốn nhiều vật liệu năng lượng, xử lí rác thải và các vấn đề xã hội.
Tại các nước đang phát triển, những vấn đề môi trường lại càng trở nên phức tạp
như hình thành các nhóm dân cư nghèo phải sống trong các khu "ổ chuột", thiếu
thốn điều kiện vệ sinh, dịch vụ đời sống vật chất, văn hoá-xã hội, hoặc nhiều người
thất nghiệp, trẻ em lang thang, hình thành các nhóm dân cư " hè phố" với cuộc sống
thiếu thốn không ổn định.
- Mất cân đối dân số đô thị và nông thôn:
Dân số nông thôn trên thế giới hiện nay đang tăng nhanh với tốc độ là 1%.
Tại các khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tốc độ là 1-2,5%. Với xu thế này sự
phân bố dân cư đô thị và nông thôn ngày càng mất cân bằng. Một mặt lực lượng lao
động trẻ em sẽ bị thu hút vào đô thị, gây thêm những căng thẳng về chất lượng môi
trường. Mặt khác tại nông thôn do thiếu lực lượng lao động trẻ, khoẻ, công tác phục
hồi suy thoái sẽ ngày càng khó khăn.


9

Sự mất cân đối này thường diễn ra qua việc dân nông thôn di cư một cách vô
tổ chức lên các đô thị.
- Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập không đều:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kéo theo nhu cầu lớn về tài nguyên thiên
nhiên, nhân lực, cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hoá, nếu không được
quản lí tốt thì đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái môi trường.
Sự phân phối thu nhập trong khu vực phân bố không đều. Điều này tạo áp
lực mạnh mẽ đối với tài nguyên thiên nhiên. Do những người nghèo khổ, không

vốn, không phương tiện chỉ còn cách kiếm sống độc nhất là khai thác cùng kiệt tài
nguyên thiên nhiên còn ở trong tầm lao động của họ.
- Nhu cầu về lương thực tăng nhanh:
Do việc tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đã làm tăng nhu cầu
về lương thực và thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng về thịt và sữa. Hiện
nay nhu cầu về thực phẩm đang chuyển từ các nước phát triển sang các nước
đang phát triển. Những sự thay đổi về nhu cầu lương thực của thế giới sẽ tạo nên
sự khó khăn về sản xuất thực phẩm, gây ra những bất lợi về an ninh lương thực
và ô nhiễm môi trường.
- Sản xuất lương thực tăng chậm và bước vào thời kì suy giảm:
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông lương thực thế giới (FAO) về triển
vọng mùa vụ và tình hình lương thực cho thấy, sản lượng lương thực toàn cầu năm
2009 dự kiến sẽ giảm so với năm 2008. Nguyên nhân do thời tiết bất lợi làm sản
lượng lương thực giảm tại hầu hết các nước sản xuất lương thực lớn trên thế giới.
Tại các nước thu nhập thấp và bị thiếu hụt về lương thực, dự đoán sản lượng lương
thực năm 2009 sẽ thấp hơn năm 2008. Mặt khác, theo FAO giá cả lương thực, thực
phẩm tại một số nước phát triển vẫn ở mức khá cao, làm giảm khả năng tiếp cận
lương thực thực phẩm của nhóm dân số thu nhập thấp. Khủng hoảng lương thực
hiện vẫn đang tiếp diễn ở 32 nước trên thế giới[14].
- Gia tăng sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu:
Nhìn chung, trên toàn thế giới lượng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, diệt
cỏ sử dụng vào nông nghiệp đang tiếp tục tăng thêm, tại một số nơi tăng thêm theo
cấp độ số nhân. Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là nơi đã và đang có sự gia
tăng mạnh mẽ về việc sử dụng thuốc trừ sâu. Trong những thập kỉ 80, lượng thuốc


10

trừ sâu được sử dụng tại các nước Indonesia, Pakistan, Philippin, Srilanka, đã gia
tăng hơn 10% hằng năm. Lượng phân bón hoá học được sử dụng dự kiến sẽ giảm với

tốc độ khoảng 4,3% hằng năm.
- Gia tăng sa mạc hoá:
Do con người đã khai hoang đất quá mức khiến ngày càng nhiều khu vực đối
mặt với nguy cơ sa mạc hoá, đặc biệt là thời gian gần đây, với những biến đổi bất
thường của khí hậu, nhiều khu vực gặp hạn hán triền miên khiến cho tình hình càng
thêm trầm trọng. Theo như bản báo cáo về khí hậu toàn cầu, gần đây hạn hán đã gây
ảnh hưởng đến ít nhất 41% diện tích đất, khiến những vùng đất nhanh chóng bị sa
mạc hoá. Từ năm 1990 cho đến nay, những biến đổi xấu của khí hậu đã gây ảnh
hưởng đến diện tích mặt đất từ 15% đến 25%. Nếu như các nước trên thế giới không
tìm ra được những phương án tích cực, đến năm 2025 70% diện tích bề mặt của trái
đất của chúng ta sẽ xuất hiện hiện tượng khô cằn[15].
- Mất rừng
Do nhu cầu dành đất đai cho sản xuất nhiên liệu sinh học ngày một tăng, đặc
biệt ở các nước nhiệt đới, nên trong những năm gần đây nhiều khu rừng bị tàn phá
khiến diện tích rừng trên thế giới đã thu hẹp đáng kể. Việc này đã gây tổn hại rất
lớn cho môi trường và khí hậu toàn cầu[6].
- Rác thải rắn cũng tăng lên:
Rác thải rắn bình quân vào khoảng 0,4-1,5 kg/người/ngày, ngày càng tăng
lên đồng biến với thu nhập quốc dân. Thành phần của rác cũng thay đổi theo hướng
tăng lên của bộ phận rác không thể chế biến thành phân hữu cơ được. Trong rác thải
rắn có cả những chất độc hại như kim loại nặng, nguồn dịch bệnh nguy hiểm.
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam
Theo kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn do
bộ y tế và UNICCEF thực hiện và công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT và vệ
sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình, 11,7% trường học,
36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến xã có nhà vệ sinh theo
tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định 08/2005/QĐ-BYT); Tỷ lệ người dân nông thôn
được sử dụng nước sạch còn quá thấp 7,8% khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông
thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4% trường học có sử dụng nước



11

máy; Ngoài ra, kiến thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn hạn chế,
thái độ của người dân còn rất bàng quang về vấn đề này[8].
Vấn đề nước sạch và môi trường:
Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các vùng
nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông
thôn. Nếu chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa, nước giếng
khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch được xử lý ở các
thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch nhất còn rất thấp.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng
STT

Vùng

Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn
đƣợc cấp nƣớc sạch (%)

1

Vùng núi phía Bắc

15

2

Trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên


18

3

Bắc trung Bộ và Duyên hải miền Trung

4

Đông Nam Bộ

21

5

Đồng bằng Sông Hồng

33

6

Đồng bằng Sông Cửu Long

39

35-36

(Nguồn: Hoàng Xuân Cơ, Lê Văn Khoa (2004),
chuyên đề Nông thôn Việt Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội.)
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy, những người dân ở nông thôn Việt Nam
đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng Đồng bằng Sông

Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nước sạch. Còn
vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số được cấp nước sạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe, là
nguyên nhân gây các bệnh như: tả, tiêu chảy, thương hàn, giun sán…Các bệnh này
gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển, gây tử vong nhất là ở trẻ
em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy,
nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do
các nguyên nhân cơ bản sau:


12

+ Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân
hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không kiểm soát được.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ
chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ.... Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với
mọi sinh vật; Tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước gây ra ô nhiễm môi
trường; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật
có hại và có lợi trong môi trường đất, nước.
Điều đáng quan tâm là tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc,
trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng tăng không chỉ
riêng ở nông thôn mà còn cả ở các thành phố lớn sử dụng nông sản có nguồn gốc từ
nông thôn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn
nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hằng năm khoảng 10% khối lượng thuốc
được nhập lậu theo đường tiểu ngạch. Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng
không đảm bảo và vẫn được lưu hành trên thị trường. Thứ hai là việc sử dụng còn
tùy tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn mác, không đảm bảo thời
gian cách ly của từng loại thuốc. Thứ ba là do một lượng lớn thuốc BVTV còn tồn
đọng tại các kho thuốc cũ, đã hết thời hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh thành

trên cả nước. Hằng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo
vệ thực vật. Bình quân 1ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 - 0,5 kg thuốc bảo vệ thực
vật. Sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt
về quy trình sử dụng thuốc BVTV gây nhiều tác hại chính cho người sử dụng thuốc
và người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có dư lượng thước BVTV, đồng thời ảnh
hưởng đến môi trường sống.
Báo cáo tổng hợp của Tổng cục Môi Trường, Bộ tài nguyên & Môi trường,
mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh ra khoảng 9.000 tấn chất thải nông
nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc có độ độc
cao đã bị cấm sử dụng [9].


13

Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu nhiều bất lợi từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
+ Do tập quán của người dân sử dụng phân chuồng tươi vào canh tác.
Theo Phạm Ngọc Quế (2003), hiện tại số hộ dân ở nước ta chăn nuôi gia súc
gia cầm là rất phát triển nhưng phương thức chăn nuôi lạc hậu (thả rông, làm
chuồng dưới nhà sàn, phân để trong chuồng lâu không được xử lý hoặc dọn rửa
chuồng xả bừa bãi vào các nguồn nước…) đã làm cho môi trường nông thôn ngày
càng ô nhiễm. Ngoài lượng phân, còn có nước tiểu, thức ăn thừa cũng chiếm một
khối lượng đáng kể trong tổng số chất thải do chăn nuôi đưa đến. Rõ ràng nếu lượng
phân này không được xử lý tốt chắc chắn sẽ tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với vệ
sinh môi trường [8].
Nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn
từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng 1450 làng
nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất ở đồng bằng sông Hồng, vốn là cái
nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472 làng nghề các loại tập trung chủ
yếu ở các tỉnh như Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Thái Bình, Bắc Ninh…Trong đó có

các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ sản
xuất lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó đã và đang nảy sinh ra nhiều vấn đề
môi trường nông thôn, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ
của người dân sống trong các làng nghề [4].Ô nhiễm không khí: Hầu hết nhiên liệu
sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó lượng bụi và các lượng khí như CO,
CO2, SO2 và NO2 thải ra trong quá trình sản xuất ở các làng nghề khá cao.
Ô nhiễm môi trường đất: Chủ yếu tập trung tại các làng nghề tái chế kim loại.
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi ngày thải ra 40
- 50 kg chất thải. Việc thu gom rác còn thô sơ bằng các xe kéo nên mới thu gom
được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các
chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu tập trung để
phân huỷ tự nhiên và gây những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường[4].


14

Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn
Các loại chất
Thải rắn

Toàn quốc

Nông

Đô thị

thôn

Tổng lượng phát sinh chất thải sinh
hoạt(tấn/năm)


12.800.000 6.400.000 6.400.000

Chất thải nguy hại từ nông nghiệp(tấn/năm)
Chất thải nguy hại từ công nghiệp(tấn/năm)
Chất thải y tế lây nhiễm(tấn/năm)

128.400

125.000

2.400

2.510.000 1.740.000

770.000

21.000

-

-

-

71

20

-


0,8

0,3

Tỷ lệ thu gom trung bình theo đầu
người(kg/người/ngày)
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình
theo đầu người(kg/người/ngày)

(Nguồn: Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004-Chất thải rắn)
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn là do
tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán, sự phối hợp các Bộ ngành
chưa tốt. Nhà nước chưa có những chính sách huy động sự tham gia đóng góp của
các ngành kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình vệ sinh mà vẫn áp
dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế vẫn còn thiếu các quy
định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt trong lĩnh vực vệ sinh môi trường.
Đa số hộ chưa có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, nhất là vùng núi, vùng bị ngập lụt,
vùng ven biển những nơi có mật độ ngư dân cao.
Hiện trạng về VSMT nông thôn vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc. Chất lượng
của chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm sâu dưới mặt
đất hàng chục, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp công nghiệp chế biến các sản
phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do những chất thải sinh hoạt các khu vực phân bố
dân cư.
Ngoài các nguyên nhân trên làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm thì
nguyên nhân cơ bản khác là do nhận thức, ý thức BVMT của người dân sinh sống ở


15


nông thôn là chưa cao. Người dân nông thôn vốn xưa nay còn phải quan tâm nhiều
hơn đến cuộc sống, khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi trường
chỉ là thứ yếu. Việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất; việc xả nước, rác thải; sử
dụng nước không đảm bảo vệ sinh, việc đầu tư các công trình phục vụ đời sống và
sức khỏe (bể nước, cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh…), việc tham gia vào công
tác vệ sinh môi trường cộng đồng…sẽ rất hạn chế.
2.2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng
*Các vấn đề chất thải
-Chất thải rắn sinh hoạt:
Theo số liệu thống kê năm 2004 cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt bình
quân khoảng 0,9 -1,2kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0,5 - 0,65kg/người/ngày
ở các đô thị nhỏ và hầu hết các loại chất thải rắn tập trung ở các đô thị. Dân số trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay là 510.884 người, theo số liệu điều tra khảo sát về
chất thải rắn thì khối lượng chất thải rắn thải ra trong một ngày khoảng 55,3 tấn,
tương đương với 201.845 tấn/năm (nguồn số liệu tổng hợp theo các báo cáo năm
2009). Thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ phân
hủy, ngoài ra còn một số thành phần khác như: nilon, nhựa, giẻ vụn, giấy, cao su,
sành sứ, kim loại... Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất
biến động theo mỗi địa điểm thu gom, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất. Tỷ
lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 50% tổng lượng chất thải. Khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt ở tỉnh Cao Bằng có xu hướng tăng theo các năm.
Bảng 2.3. Khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Cao Bằng
Đơn

Năm

Năm

Năm


Năm

Năm

vị

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng lượng CTRSH phát sinh

Tấn

216.145

258.982

261.064

263.674

265.763


Tại các đô thị (thị xã, thị trấn)

Tấn

16.524

21.415

26.605

39.551

45.179

Tại các vùng nông thôn

Tấn

232.669

280.397

234.458

224.123

220.583

Nội dung


(Nguồn: Tổng hợp theo các báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường)
- Về chất thải rắn từ hoạt động sản xuất công nghiệp:
Nguồn chất thải rắn này phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở khai
thác khoáng sản. Chủ yếu là chất thải rắn sau hoạt động sản xuất. Thành phần của


16

các loại chất thải rắn này mang tính trơ như: các cơ sở khai thác khoáng sản là đất
đá, cát thải sau khai thác; tại các nhà máy luyện fêrô, thiếc thành phần là xỉ thải; nhà
máy sản xuất bia và sản xuất đường là bã thải dạng hữu cơ dễ phân hủy; Ngoài ra
tại một số cơ sở gia công kim loại, gương, kính thành phần là kim loại, thủy tinh,
sành sứ. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay có 1.675 cơ sở sản xuất, chế biến kinh
doanh, dịch vụ công nghiệp, tổng lượng chất thải rắn thông thường phát sinh là
167,6 tấn/ngày đêm (theo số liệu tổng hợp năm 2009).
- Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Chưa có khối lượng thống kê cụ thể, thành phần chính của chất thải rắn trong
sản xuất nông nghiệp là các chất hữu cơ, thực vật dễ phân hủy. Ngoài ra hoạt động
chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát sinh ra một lượng chất thải rắn đáng kể, tuy
nhiên lượng chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi được thu gom và đã được sử dụng
lại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng không lớn đến môi trường.
- Chất thải rắn nguy hại:
Các chất thải rắn nguy hại chủ yếu phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp
và y tế. Các ngành công nghiệp nhẹ, hoá chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh
nhiều chất thải nguy hại nhất. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay ngành công nghiệp
địa phương chưa phát triển, các cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, không tập
trung mà phân bố rải rác ở các huyện, thị. Theo số liệu thống kê trong năm 2009, tổng
lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng là 157,9 kg/ngày đêm.

*Thực trạng nước mặt
Cao Bằng là vùng thượng nguồn của một số sông thuộc hai hệ thống sông
(hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Tả Giang, Trung Quốc). Trên địa bàn tỉnh có
khoảng gần 1.200 sông suối có chiều dài từ 2km trở lên với tổng chiều dài 3.175
km, mật độ sông suối 0,47 km/km2.
* Ao, hồ
Các hồ hình thành chủ yếu do cấu trúc địa hình bị chia cắt, trên địa bàn tỉnh
có 01 hồ tự nhiên (hồ Thăng Hen) và một số hồ nhân tạo (hồ Nà Tấu, hồ Khuổi Lái
huyện Hòa An; hồ Bản Viết huyện Trùng Khánh…)


17

*Thực trạng môi trường đất
Diện tích đất tự nhiên của Cao Bằng là 672.462,18 ha, trong đó đất nông,
lâm nghiệp chiếm 88,98%, đất phi nông nghiệp chiếm 3,5%, đất chưa sử dụng
chiếm 7,4%.
*Hiện trạng đa dạng sinh học
Khu hệ động vật có xương sống (thú, chim, bò sát và ếch nhái) ở tỉnh Cao
Bằng đang bị tác động mạnh, số lượng các loài suy giảm do các hoạt động khai thác
và sử dụng quá mức của con người. Đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế
cao, có thể sử dụng làm thực phẩm, dược liệu hoặc buôn bán. Hiện nay một số loài
động vật có vú không còn xuất hiện ở những khu rừng trước đây mà chúng thường
xuất hiện như : báo lửa, gấu ngựa...
* Ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu thực sự là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Các vấn đề của biến đổi khí hậu phải được giải quyết mang
toàn cầu bằng các chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động để ứng phó với
biến đổi khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, như: điều chỉnh hệ thống tự nhiên
hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm giảm sự tổn

thương đối với dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng
các cơ hội do nó mang lại (như việc sống chung với lũ); giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính bằng các hoạt động giảm sự phát sinh, phát thải các khí cacbonic, mêtan...
trong sản xuất và sinh hoạt).
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhà nước ta cũng đã triển khai nhiều
chương trình, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; ban hành nhiều
chủ trương, chỉ thị nghị quyết, chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng
kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, hiện nay tỉnh Cao Bằng cũng đang xây dựng “Kế hoạch hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh”. Nội dung kế hoạch sẽ chỉ rõ các
nhiệm vụ trọng tâm, cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc ứng
phó với biến đổi khí hậu.
2.2.4. Các vấn đề môi trường cấp bách tại huyện Trùng Khánh hiện nay:
Các vấn đề môi trường của huyện luôn nằm trong hệ thống động và luôn biến
động theo xu thế phát triển của huyện, gồm các vấn đề sau:


×