ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MÙA A KỀNH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
MƯỜNG PHĂNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014
Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
MÙA A KỀNH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
MƯỜNG PHĂNG HUYỆN ĐIỆN BIÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Khoa : Môi trường
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Thị Lan
Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Thái Nguyên, 201
4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt được khoá luận tốt nghiệp này, dựa trên sự cố gắng
rất nhiều của bản thân em, nhưng không thể thiếu sự giúp đỡ hỗ trợ của các
thầy cô, bạn bè trong thời gian học tập.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn cô
giáo PGS.TS.Đỗ Thị Lan đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi
Trường, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ trong trường, đã truyền đạt cho em
những kiến thức, kinh nghiệm quý bấu trong quá trình học tập và rèn luyện tại
trường.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị chuyên
viên phòng TN & MT huyện Điện Biên đã tạo mọi điều kiện để em được tiếp
cận nhiều với kiến thức thực tế hơn trong suốt quá trình thực tập tại phòng.
Em xin cảm ơn tới các bác, cô, chú, anh chị cán bộ UBND xã và nhân
dân Mường Phăng đã tạo những điều kiện tốt nhất và giúp đỡ để em thực hiên
đề tài này.
Cảm ơn gia đình, người thân, bàn bè đã giúp đỡ động viên em trong
suốt quá trình học tập.
Trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài, em đã cố gắng hết mình
nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô giáo
và bạn bè đóng góp ý kiến để khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 26 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Mùa A Kềnh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Vị trí nuôi, nhốt gia súc, vật nuôi của các hộ gia đình tại 22 thôn
bản người Thái. 30
Bảng 4.2. Thể hiện hình thức chăn nuôi của các hộ gia đình người Mông. 33
Bảng 4.3. Nguồn nước sử dụng ăn uống của các hộ gia đình. 33
Bảng 4.4. Chất lượng nguồn nước ăn uống của các hộ gia đình. 34
Bảng 4.5. Hệ thống nước thải của các hộ gia đình. 37
Bảng 4.6. Hệ thống các nguồn tiếp nhận nước thải từ các hộ gia đình. 38
Bảng 4.7. Hình thức đổ rác thải của các hộ gia đình. 39
Bảng 4.8. Hệ thống nhà vệ sinh của hộ gia đình. 40
Bảng 4.9. Số hộ gia đình sử dụng và không sử dụng các loại phân bón. 41
Bảng 4.10. Số hộ gia đình sử dụng và không sử dụng các loại thuốc BVTV. 42
Bảng 4.11. Kết quả điều tra sức khoẻ hộ gia đình. 43
Bảng 4.12. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. 45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Bản đồ địa giới hành chính xã Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh
Điện Biên 19
Hình 4.2. Một số hình ảnh đất làm nương rẫy trên địa bàn xã Mường Phăng
28
Hình 4.3.Nhốt trâu bò dưới gầm sàn 30
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện vị trí nuôi, nhốt gia súc, vật nuôi của các hộ gia
đình tại các bản người Thái. 31
Hình 4.5. Buộc gia súc gần nhà ở. 32
Hình 4.6. Thả rong vật nuôi, vật nuôi tự tiện thải phân ra đường xóm. 32
Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện hình thức chăn nuôi của các hộ gia đình người
Mông 33
Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện chất lượng nguồn ăn uống của các hộ gia đình. 35
Hình 4.10. Bể nước dùng chung được cấp nước theo mô hình nước tự chảy từ
trên các khe, núi xuống. 36
Hình 4.11. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hệ thống cống thải của các hộ gia đình. 37
Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nguồn tiếp nhận từ các hộ gia đình. 38
Hình 4.13. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hình thức đổ rác của các hộ gia đình. 39
Hình 4.14. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ về kiểu nhà vệ sinh của các hộ gia đình. 40
Hình 4.15. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số hộ gia đình sử phân bón trong tổng số hộ
gia đình không sử dụng phân bón. 41
Hình 4.16. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 42
Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện một số loại bệnh thường gặp của các hộ gia đình.
43
Hình 4.18. Mô hình R-VAC trên đất dốc [15] 48
Hình 4.19. Cấu tạo mô hình đêm lót sinh học trong chăn nuôi 49
Hình 4.20. Cấu tạo mô hình bể biogas trong xử lý chất thải chăn nuôi và tạo
khi đốt dùng trong đun nấu gia đình. [14] 50
Hình 4.21. Mô hình lộc nước nấu ăn uống cho hộ gia đình mà nước bị đục sau
khi mưa. 52
Hình 4.22.Sơ đồ xử lý nước thải bằng bãi lộc ngầm và thực vật thuỷ sinh cho
hộ gia đình. 54
Hình 4.23. Mô hình xử lý nước thải bằng bãi lọc ngầm và thực vật thuỷ sinh
khoa MT – ĐH Nông lâm Thái Nguyên 55
Hình 4.24. Sơ đồ quy trình xử lý rác thải, phân gia súc vật nuôi làm phân bón
compost. 56
Hình 4.25. Mô hình nhà vệ sinh tự hoại 3 ngăn. [8] 57
Hình 4.26. Cấu tạo, mô hình nhà tiếu 2 ngăn không dùng nước chỉ dụng tro.
[8] 58
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSSKSS Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
ĐDSH Đa dạng sinh học
FAO Tổ chức Lương thực Thực phẩm Thế giới
HGĐ Hộ gia đình
HST Hệ sinh thái
KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình
PCCC Phòng cháy chữa cháy
R-VAC Rừng – Vườn ao chuồng
TN&MT Tài nguyên & Môi trường
UBND Uỷ ban nhân dân
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế
giới và trong nước. 5
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế
giới 5
2.2.2. Tình hình hiện trạng về môi trường ở Việt Nam 11
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 17
3.1. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 17
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 17
3.3. Nội dung nghiên cứu 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu 18
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 18
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 18
3.4.3. Phương pháp quan sát đánh giá 18
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 18
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội xã Mường Phăng huyện Điện Biên
tỉnh Điện Biên 19
4.1.1. Điều kiện tự nhiện 19
4.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội 22
4.2. Những thói quen của người dân trên địa bàn xã gâyảnh hưởng đến môi
trường 27
4.2.1. Phát rừng làm nương rẫy ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và suy
giảm tài nguyên rừng trên địa bàn 27
4.2.2. Thói quen thả rong, nhốt vật nuôi dưới gầm sàn gây ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh, nguồn nước sinh hoạt 29
4.3. Hiện trạng môi trường trên địa bàn xã Mường Phăng huyện Điện Biên
tỉnh Điện Biên 33
4.3.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt 33
4.3.2. Vấn đề nước thải 36
4.3.3. Vấn đề rác thải 39
4.3.4. Vệ sinh môi trường 40
4.3.5. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường 41
4.3.6. Sức khoẻ và môi trường 43
4.3.7. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường 44
4.4. Đánh giá chung, đề xuất một số giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường
46
4.4.1. Đánh giá chung 46
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường 46
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1. Kết luận 61
5.2. Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nhìn chung nông thôn Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên phong phú,
đa dạng, giàu giá trị văn hoá và môi trường trong lành. Tuy nhiên, do đặc
điểm khác nhau về điều kiện thiên nhiên, kinh tế - xã hội, cho nên các vùng
nông thôn Việt Nam có nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự biến
đổi khác nhau.
Mường Phăng là xã thuộc vùng nông thôn miền núi của huyện Điện
Biện tỉnh Điện Biên, do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu
thốn và chủ yếu là dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng rất lớn của tập quán, thói
quen lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường sống. Điều dễ nhận thấy là người
dân chưa có ý thức về bảo vệ môi trường, nên họ có hành động tuỳ tiện theo
thói quen; đó là chăn nuôi gia súc thả rông, phân gia súc vương vãi xung
quanh nhà và đường đi, khi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa bị rửa trôi làm ô
nhiễm nguồn nước. Hay tập quán nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn làm ô nhiễm
môi trường sống của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó những hố xí
tạm bợ của người dân được làm gần nhà bốc mùi hôi thối hoặc không có hố xí
đi đại tiện tự do trên đồi rừng khi gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn
nước sinh hoạt hoặc phát sinh ruồi muỗi gây bệnh tật.
Ô nhiễm môi trường nông thôn nói chung và nông thôn miền núi nói
riêng còn do người dân sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong nông
nghiệp (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại ) không đảm bảo an toàn;có
tình trạng sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc cỏ dại, người nông dân rửa
bình bơm và đổ thuốc thừa ở bất cứ nơi nào mà không chú ý đảm bảo an toàn
tới nguồn nước; bao bì, chai lọ chứa hoá chất độc hại được người dân vứt bỏ
quanh nhà, quanh mương máng hoặc trên nương rẫy Điều đó đã làm ảnh
hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày và là tiền đề phát sinh các
loại bệnh tật mà người nông dân không thể nhận thấy ngay được.
Ngoài ra, tại các vùng nông thôn miền núi trên địa bàn xã Mường
Phăng, các loại rác thải chưa được thu gom và người dân tự do vứt các loại
2
rác thải (túi nilông, xác động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia
đình…) ra môi trường xung quanh, cộng với phân gia súc, gia cầm vương vãi
càng làm cho môi trường sống thêm ô nhiễm. Mặt khác, làm nông nghiệp
không chỉ dựa vào mấy loại cây trồng như lúa, ngô, đậu tương mà phải chăn
nuôi để tăng nguồn thu nhập và lấy phân bón cho cây trồng. Điều đó dĩ nhiên
người dân phải tiếp xúc trực tiếp với phân gia súc, gia cầm. Nếu không có
biện pháp nuôi nhốt, thu gom và sử lý các nguồn phân gia súc hợp lý và khoa
học thì vấn đề ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn miền núi trên địa
bàn xã Mường Phăng hiện nay ngày càng chở nên nghiêm trọng hơn.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường
ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo PGS.TS.Đỗ Thị Lan, em tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn và đề xuất giải
pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Mường Phăng huyện Điện Biên
tỉnh Điện Biên”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu về một số thói quen của các dân tộc trên địa bàn xã gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Mường
Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên.
- Đánh giá, đề xuất một số giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại
địa phương
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Phỏng vấn đại diện các tầng lớp, các lứa tuổi làm việc ở các ngành
nghề khác nhau.
- Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại
xã Mường Phăng
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực
- Tiến hành điều tra theo bộ câu hỏi; bộ câu hỏi phải dễ hiểu đầy đủ các
thông tin cần thiết cho việc đánh giá.
3
- Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và
có tính khả thi cao.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của
người dân về việc bảo vệ môi trường.
+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Mường Phăng
huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn thuộc
tỉnh Điện Biên nói chung.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
- Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là
nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng ,
trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và sinh vật. (Luật bảo vệ môi trường, 2005) [11]
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong
lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng
phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện
môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo
vệ đa dạng sinh học. [11]
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế
hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo
đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. [11]
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật. [11]
- “Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác
BVMT. Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối
với sự tồn tại, phồn vinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. ở
những năm 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề chất lượng môi trường cũng ngày
càng được quan tâm. Người ta dần dần định mức độ tốt xấu của môi trường,
để biểu thị mức độ môi trường bị ô nhiễm” (Lê Văn Khoa và cs, 2003) [6].
5
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên
Thế giới và trong nước.
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên
Thế giới
a) Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần xuất thiên tai gia tăng
Vào cuối những năm 1990, mức phát tán dioxit cacbon (CO
2
) hàng
năm xấp xỉ bằng 4 lần mức phát tán năm 1950 và hàm lượng CO
2
đã đạt đến
mức cao nhất trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Ban Liên Chính
Phủ về biến đổi khí hậu thì có bằng chứng cho thấy về ảnh hưởng rất rõ rệt
của con người đến khí hậu Toàn cầu. Những kết quả dự báo gồm việc dịch
chuyển của các đới khí hậu, những thay đổi trong thành phần loài và năng
suất của các HST, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và những
tác động đến sức khoẻ con người. Các nhà khoa học cho biết, trong vòng 100
năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,5
0
C và trong thế kỷ này sẽ
tăng từ 1,5 - 4,5
0
C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Trái Đất nóng lên có thể
mang tới những bất lợi đó là:
- Mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25 đến 140cm, do sự tan băng
và sẽ nhấn chìm một vùng ven biển rộng lớn, làm đất mất đi nhiều vùng sản
xuất nông nghiệp, dẫn đến nghèo đói, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Thời tiết thay đổi dẫn đến gia tăng tần suất thiên tai như gió, bão,
động đất, phun trào núi lửa, hoả hoạn và lũ lụt. Điều này không chỉ ảnh hưởng
đến sự sống của loài người một cách trực tiếp và gây ra những thiệt hại về
kinh tế mà còn gây ra nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng khác. (Nguồn:
Liên Hợp Quốc, 2000, GEO – 2000)[9]
b) Sự suy giảm tầng Ôzôn (O
3
)
Vấn đề gìn giữ tầng Ôzôn có vai trò sống còn đối với nhân loại. Tầng
Ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia cực tím có ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống của con người và các loài sinh vật trên trái đất. Bức xạ tia cực tím có
nhiều tác động, hầu hết mang tính chất phá huỷ đối với con người, động vật
và thực vật cũng như các loại vật liệu khác, khi tầng Ôzôn tiếp tục bị suy
thoái, các tác động này càng trở nên tồi tệ. Ví dụ, mức cạn kiệt tầng Ôzôn là
6
10% thì mức bức xạ tia cực tím ở các bước sóng gây phá huỷ tăng 20%. Bức
xạ tia cực tím có thể gây huỷ hoại mắt, làm đục thuỷ tinh thể và phá hoại
võng mạc, gây ung thư da, làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời,
bức xạ tia cực tím tăng lên được coi là nguyên nhân làm suy yếu các hệ miễn
dịch của con người và động vật, đe doạ tới đời sống của động và thực vật nổi
trong môi trường nước sống nhờ quá trình chuyển hoá năng lượng qua quang
hợp để tạo ra thức ăn trong môi trường thuỷ sinh. [9]
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí nằm trong tầng bình lưu khí
quyển gần bề mặt Trái Đất và tập trung thành một lớp dày ở độ cao từ 16 - 40
km phụ thuộc vào vĩ độ. Việc giao thông đường bộ do các phương tiện có
động cơ thải ra khoảng 30 - 50% lượng NOx ở các nước phát triển và nhiều
chất hữu cơ bay hơi (VOC) tạo ra Ôzôn mặt đất. Nếu không khí có nồng độ
Ôzôn lớn hơn nồng độ tự nhiên thì môi trường bị ô nhiễm và gây tác hại đối
với sức khoẻ con người. [9]
Ví dụ:Nồng độ Ôzôn = 0,2ppm: Không gây bệnh.
Nồng độ O
3
= 0,3ppm: Mũi, họng bị kích thích và bị tấy.
Nồng độ O
3
= 1 - 3ppm: Gây mệt mỏi, bải hoải sau 2 giờ tiếp xúc.
Nồng độ O
3
= 8ppm: Nguy hiểm đối với phổi
Các chất làm cạn kiệt tầng Ôzôn (ODS - Ozon Depletion Substances)
bao gồm: Cloruafluorocacbon (CFC). mêtan (CH4). các khí nitơ ôxit (NO2,
NO, NOx) có khả năng hoá hợp với O
3
và biến đổi nó thành ôxy. Các chất
làm suy giảm tầng Ôzôn trong tầng bình lưu đạt ở mức cao nhất vào năm
1994 và hiện đang giảm dần. Theo Nghị định thư Montreal và các văn bản
sửa đổi của Nghị định thư dự đoán rằng, tầng Ôzôn sẽ được phục hồi so với
trước những năm 1980 vào năm 2050. [9]
c) Tài nguyên bị suy thoái
Rừng, đất rừng và đồng cỏ hiện vẫn đang bị suy thoái hoặc bị triệt phá
mạnh mẽ, đất hoang bị biến thành sa mạc. Sa mạc Sa - ha - ra có diện tích
rộng 8 triệu km
2
, mỗi năm bành trướng thêm từ 5 - 7km
2
. Một bằng chứng
mới cho thấy, sự biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây thêm tình trạng
xói mòn đất ở nhiều khu vực. Gần đây, 250 nhà Thổ nhưỡng học được Trung
7
tâm Thông tin và Tư vấn Quốc tế Hà Lan tham khảo lấy ý kiến đã cho rằng,
khoảng 305 triệu ha đất màu mỡ (gần bằng diện tích của Tây Âu) đã bị suy
thoái do bàn tay của con người, làm mất đi tính năng sản xuất nông nghiệp.
Khoảng 910 triệu ha đất tốt (tương đương với diện tích nước Úc) sẽ bị suy
thoái ở mức trung bình, giảm tính năng sản xuất và nếu không có biện pháp
cải tạo thì quỹ đất này sẽ bị suy thoái ở mức độ mạnh trong tương lai gần.
Theo Tổ chức Lương thực Thực phẩm Thế giới (FAO) thì trong vòng 20 năm
tới, hơn 140 triệu ha đất (tương đương với diện tích của Alaska) sẽ bị mất đi
giá trị trồng trọt và chăn nuôi. Đất đai ở hơn 100 nước trên thế giới đang chuyển
chậm sang dạng hoang mạc, có nghĩa là 900 triệu người đang bị đe doạ. Trên
phạm vi Toàn cầu, khoảng 25 tỷ tấn đất đang bị cuốn trôi hàng năm vào các sông
ngòi và biển cả. Theo tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, diện tích đất canh tác
bình quân đầu người trên thế giới năm 1983 là 0,31ha/người thì đến năm 1993
chỉ còn 0,26 ha/người và còn tiếp tục giảm trong tương lai. [9]
- Sự phá huỷ rừng vẫn đang diễn ra với mức độ cao, trên thế giới diện
tích rừng có khoảng 40 triệu km2, song cho đến nay diện tích này đã bị mất
đi một nửa, trong số đó, rừng ôn đới chiếm khoảng 1/3 và rừng nhiệt đới
chiếm 2/3. Sự phá huỷ rừng xảy ra mạnh, đặc biệt ở những nước đang phát
triển. Chủ yếu do nhu cầu khai thác gỗ củi và nhu cầu lấy đất làm nông
nghiệp và cho nhiều mục đích khác, gần 65 triệu ha rừng bị mất vào những
năm 1990 - 1995. [9]
- Với tổng lượng nước là 1386.106 km
3
, bao phủ gần 3/4 diện tích bề
mặt Trái Đất, và như vậy Trái Đất của chúng ta có thể gọi là "Trái Nước",
nhưng loài người vẫn "khát" giữa đại dương mênh mông, bởi vì với tổng
lượng nước đó thì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước, mà hầu hết tồn
tại ở dạng đóng băng và tập trung ở hai cực (chiếm 2,24%), còn lượng nước
ngọt mà con người có thể tiếp cận để sử dụng trực tiếp thì lại càng ít ỏi (chỉ
chiếm 0,26%). Sự gia tăng dân số nhanh cùng với quá trình công nghiệp hoá,
đô thị hoá, thâm canh nông nghiệp và các thói quen tiêu thụ nước quá mức
đang gây ra sự khủng hoảng nước trên phạm vi Toàn cầu. Gần 20% dân số
Thế giới không được dùng nước sạch và 50% thiếu các hệ thống vệ sinh an
8
toàn. Sự suy giảm nước ngọt ngày càng lan rộng hơn và gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng, đó là nạn thiếu nước ở nhiều nơi và đối với các khu vực ven
biển đó là sự xâm nhập mặn. Ô nhiễm nước uống là phổ biến ở các siêu đô
thị, ô nhiễm nitrat (NO3 -) và sự tăng khối lượng các kim loại nặng gây tác
động đến chất lượng nước hầu như ở khắp mọi nơi. Nguồn cung cấp nước
sạch trên thế giới không thể tăng lên được nữa. ngày càng có nhiều người phụ
thuộc vào nguồn cung cấp cố định này và ngày càng có nhiều người bị ô
nhiễm hơn. Mất đất, mất rừng, cạn kiệt nguồn nước làm cho hàng chục triệu
người buộc phải di cư, tị nạn môi trường, gây xuống cấp các điều kiện sức
khoẻ, nhà ở, môi trường. Có khoảng 1 tỷ người không có đủ chỗ để che thân
và hàng chục triệu người khác phải sống trên các hè phố. Thật không thể tin
được rằng, Thế giới ngày nay cứ mỗi năm có 20 triệu người dân chết vì
nguyên nhân môi trường, trong khi đó, số người chế trong các cuộc xung đột
vũ trang của hơn nửa thế kỷ tính từ sau năm 1945 tới nay cũng chỉ là 20 triệu
người. Bài toán tăng 75% lượng lương thực từ nay tới năm 2030 do FAO đề
ra là bài toán khó vẫn chưa có lời giải vì dân số liên tục gia tăng trong khi
diện tích đất nông nghiệp không tăng mà còn có xu hướng giảm, độ màu mỡ
của đất ngày càng suy giảm. [9]
d) Ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở quy mô rộng
Sự phát triển đô thị, khu công nghiệp, du lịch và việc đổ bỏ các loại
chất thải vào đất, biển, các thuỷ vực đã gây ô nhiễm môi trường ở quy mô
ngày càng rộng, đặc biệt là các khu đô thị. Nhiều vấn đề môi trường tác động
tương tác với nhau ở các khu vực nhỏ, mật độ dân số cao. Ô nhiễm không khí,
rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước đang biến những khu
vực này thành các điểm nóng về môi trường. Khoảng 30 - 60% dân số đô thị
ở các nước có thu nhập thấp vẫn còn thiếu nhà ở và các điều kiện vệ sinh. Sự
tăng nhanh dân số Thế giới có phần đóng góp do sự phát triển đô thị. Bước
sang thế kỷ XX, dân số Thế giới chủ yếu sống ở nông thôn, số người sống tại
các đô thị chiếm 1/7 dân số Thế giới. Nhưng đến cuối thế kỷ XX, dân số sống
ở đô thị đã tăng lên nhiều và chiếm tới 1/2 dân số Thế giới. Ở nhiều quốc gia
đang phát triển, đô thị phát triển nhanh hơn mức tăng dân số. Châu Phi là
9
vùng có mức độ đô thị hoá kém nhất, nay đã có mức đô thị hoá tăng hơn
4%/năm so với mức tăng dân số là 3%, số đô thị lớn ngày càng tăng hơn. [9]
Hiện nay, trên thế giới, nhiều vùng đất đã được xác định là bị ô nhiễm.
Ví dụ, ở Anh đã chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha bị ô
nhiễm, tuy nhiên trên thực tế có tới 50.000 - 100.000 vùng với diện tích
khoảng 100.000ha (Bridges, 1991). Còn ở Mỹ có khoảng 25.000 vùng, ở Hà
Lan là 6.000 vùng đất bị ô nhiễm cần phải xử lý. [9]
e) Sự gia tăng dân số
Con người là chủ của Trái Đất, là động lực chính làm tăng thêm giá trị
của các điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, xung
lượng gia tăng dân số hiện nay ở một số nước đi đôi với đói nghèo, suy thoái
môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng làm mất cân bằng
nghiêm trọng giữa dân số và môi trường. [9]
Đầu thế kỷ XIX, dân số Thế giới mới có 1 tỷ người nhưng đến năm
1927 tăng lên 2 tỷ người. năm 1960: 3 tỷ. năm 1974: 4 tỷ. năm 1987: 5 tỷ và
năm 1999 là 6 tỷ người, trong đó trên 1 tỷ người trong độ tuổi từ 15 - 24 tuổi.
Mỗi năm dân số Thế giới tăng thêm khoảng 78 triệu người. Theo dự tính đến
năm 2015, dân số Thế giới sẽ ở mức từ 6,9 - 7,4 tỷ người và đến 2025 dân số
sẽ là 8 tỷ người và năm 2050 sẽ là 10,3 tỷ người. 95% dân số tăng thêm nằm
ở các nước đang phát triển do đó các nước này sẽ phải đối mặt với những vấn
đề nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội đặc biệt là môi trường, sinh thái. Việc
giải quyết những hậu quả do dân số tăng của những nước này có lẽ còn khó
khăn hơn gấp nhiều lần những xung đột về chính trị trên thế giới. [9]
f) Sự suy giảm tính đa dạng sinh học (ĐDSH) trên trái đất
Các loài động và thực vật qua quá trình tiến hoá trên trái đất hàng trăm
triệu năm đã và đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng môi
trường sống trên trái đất, ổn định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế
xói mòn đất, làm tăng độ phì nhiêu đất. Sự đa dạng của tự nhiên cũng là
nguồn vật liệu quý giá cho các ngành công nghiệp, dược phẩm, du lịch, là
nguồn thực phẩm lâu dài của con người, và là nguồn gen phong phú để tạo ra
10
các giống loài mới. ĐDSH được chia thành 3 dạng: Đa dạng di truyền. đa
dạng loài và đa dạng sinh thái. [9]
- Đa dạng di truyền: Vật liệu di truyền của vi sinh vật, thực vật và động
vật chứa đựng nhiều thông tin xác định các tính chất của tất cả các loài và các
cá thể tạo nên sự đa dạng của Thế giới hữu sinh. Theo định nghĩa, thì những
cá thể cùng loài có những đặc điểm giống nhau, những biến đổi di truyền lại
xác định những đặc điểm riêng biệt của những cá thể trong cùng loài.
- Đa dạng loài: Được thể hiện đối với từng khu vực, đa dạng loài được
tính bằng số lượng loài và những đơn vị dưới loài trong 1 vùng. [9]
- Đa dạng HST: Sự phong phú về môi trường trên cạn và môi trường dưới
nước của Trái Đất đã tạo nên một số lượng lớn HST. Những sinh cảnh rộng lớn
bao gồm rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đất ngập nước, san hô và rừng ngập mặn
chứa đựng nhiều HST khác nhau và cũng rất giàu có về ĐDSH. Những HST
riêng biệt chứa đựng các loài đặc hữu cũng góp phần quan trọng cho ĐDSH
Toàn cầu. Các sinh cảnh giàu có nhất của Thế giới là rừng ẩm nhiệt đới, mặc dù
chúng chỉ chiếm 70% tổng diện tích của bề mặt Trái Đất, nhưng chúng chiếm ít
nhất 50%, thậm chí đến 90% số loài của động và thực vật. [9]
Sự đa dạng về các giống loài động thực vật trên hành tinh có vị trí vô
cùng quan trọng. Việc bảo vệ ĐDSH còn có ý nghĩa đạo đức, thẩm mỹ và loài
người phải có trách nhiệm tuyệt đối về mặt luân lý trong cộng đồng sinh vật
sống. ĐDSH lại là nguồn tài nguyên nuôi sống con người. [9]
Nguyên nhân chính của sự mất ĐDSH là:
- Mất nơi sinh sống do chặt phá rừng và phát triển kinh tế.
- Săn bắt quá mức để buôn bán.
- Ô nhiễm đất, nước và không khí.
- Việc du nhập nhiều loài ngoại lai cũng là nguyên nhân gây mất
ĐDSH
Hậu quả của quá trình này không dễ khắc phục, không chỉ gây tổn thất
về giá trị ĐDSH, mà còn gây tổn thất không nhỏ về kinh tế.
11
Hầu hết các loài bị đe doạ đều là các loài trên mặt đất và trên một nửa
sống trong rừng. Các nơi cư trú nước ngọt và nước biển, đặc biển là các dải
san hô là những môi trường sống rất dễ bị thương tổn
2.2.2. Tình hình hiện trạng về môi trường ở Việt Nam
a) Rừng tiếp tục bị thu hẹp
Trước năm 1945, nước ta có 14 triệu ha rừng, chiếm hơn 42% diện tích
tự nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm
29%), đến nay chỉ còn khoảng 6,5 triệu ha (tương đương 19,7%). Độ che phủ
của rừng nước ta đã giảm sút đến mức báo động. Chất lượng rừng ở các vùng
còn rừng bị hạ xuống mức quá thấp. Trên thực tế chỉ còn khoảng 10% là rừng
nguyên sinh. (Nguồn: Hiện trạng môi trường Việt Nam và những lời báo
động, 2013)[13]
Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn cho thấy đến hết năm 2012 có hơn 20.000 ha rừng tự nhiên bị phá để sử
dụng vào nhiều mục đích, nhiều nhất là để làm thủy điện, nhưng chỉ mới
trồng bù được hơn 700 ha.
b) Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng
sinh học vào nhóm cao nhất thế giới. Với các điều tra đã công bố, Việt Nam
có 21.000 loài động vật, 16.000 loài thực vật, bao gồm nhiều loài đặc hữu,
quý hiếm. Tổ chức vi sinh vật học châu Á thừa nhận Việt Nam có không ít
loài vi sinh vật mới đối với thế giới. [13]
Thế nhưng, trong 4 thập kỷ qua, theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài
chim bị tuyệt chủng và 120 loài thú bị diệt vong. Và, mặc dù có vẻ nghịch lý
nhưng có một thực tế là các trang trại gây nuôi động vật hoang dã như nuôi
những loài rắn, rùa, cá sấu, khỉ và các loài quý hiếm khác vì mục đích thương
mại ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á lại không hề làm giảm bớt tình
trạng săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên, mà thậm chí còn làm cho vấn
đề trở nên tồi tệ hơn bởi những trang trại này đã liên quan tới các hoạt động
buôn bán trái phép động vật hoang dã. [13]
12
Tiến sĩ Elizabeth L. Bennett, Giám đốc Chương trình Giám sát nạn săn
bắt và buôn bán động vật hoang dã của Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã,
cho biết: “Thay vì hoạt động nhằm mục đích bảo tồn, các trang trại gây nuôi
động vật hoang dã lại vì mục đích thương mại nên trên thực tế trở thành mối
đe dọa với các loài động vật hoang dã trong tự nhiên. Các phân tích từ những
báo cáo cho thấy tác động tiêu cực của các trang trại này lớn hơn rất nhiều
so với những ích lợi mà chúng có thể đem lại”. Thậm chí, những trang trại
gây nuôi các loài sinh trưởng nhanh với tỷ lệ sinh sản cao cũng tác động tiêu
cực đến công tác bảo tồn vì những trang trại này liên tục nhập khẩu các loài
động vật có nguồn gốc tự nhiên. [13]
Hơn 100 loài sinh vật ngoại lai đang hiện diện tại nước ta cũng là mối
nguy lớn cho môi trường sinh thái, như: ốc bươu vàng, cây mai dương, bọ
cánh cứng hại dừa, đặc biệt là việc nhập khẩu 40 tấn rùa tai đỏ - một loài đã
được quốc tế cảnh báo là một trong những loài xâm hại nguy hiểm. [13]
c) Ô nhiễm sông ngòi
Với những dòng sông ở các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ
Chí Minh, tình trạng bị ô nhiễm nặng nề là điều dễ dàng nhận thấy qua thực tế,
cũng như qua sự phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên,
sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm
nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải làng nghề, rác thải nông nghiệp và rác
thải từ các khu công nghiệp vẫn đang từng ngày, từng giờ đổ xuống. [13]
Các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề nhất
là: sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và hệ thống sông Tiền và sông
Hậu ở Tây Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Những con sông này đã trở
nên độc hại, làm hủy hoại nguồn thủy sản và ảnh hưởng trực tiếp tới môi
trường sống, sức khoẻ của cộng đồng. [13]
d) Bãi rác công nghệ và chất thải
Hiện các doanh nghiệp ở Việt Nam là chủ sở hữu của hơn một nghìn
con tàu biển trọng tải lớn, cũ nát. Hầu hết các cảng biển trên thế giới đều
không cho phép loại tàu này vào, vì nó quá cũ gây ô nhiễm môi trường lại
không bảo đảm an toàn hàng hải. Thế nhưng, hơn một nghìn con tàu cũ nát đó
13
vẫn đang được neo vật vờ ở các tuyến sông, cửa biển để chờ được “hóa kiếp”
thành phế liệu mà việc phá dỡ loại tàu biển cũ này sẽ thải ra rác thải nguy hại
làm ô nhiễm môi trường sống. [13]
Nhiều dự án luyện, cán thép lớn đã, đang và sẽ xuất hiện, hứa hẹn đưa
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thép lớn, song đồng thời cũng có nguy cơ
biến Việt Nam thành nơi tập trung “rác” công nghệ và chất thải. Bài học
“xương máu” này đã từng xảy ra với ngành sản xuất xi măng, song vẫn có
khả năng lặp lại nếu những dây chuyền luyện gang, thép bị loại bỏ ở Trung
Quốc được đưa về lắp đặt ở Việt Nam. [13]
e) Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp
Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy,
nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng
gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao. Trong đó, lo ngại
nhất là chất thải từ chăn nuôi. Hiện cả nước có 16.700 trang trại chăn nuôi,
tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông Nam Bộ (13%),
với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con gia cầm. Theo tính
toán của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10 - 15 kg/con/ngày, trâu là
15 - 20 kg/con/ngày, lợn là 2,5 - 3,5 kg/con/ngày và gia cầm là 90
gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi của
nước ta hiện khoảng hơn 73 triệu tấn/năm. [13]
Nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Việc đẩy
mạnh các biện pháp thâm canh, tăng năng suất tại các vùng nuôi tôm tập
trung, trong đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Cùng
với đó, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt
một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng,
quá hạn sử dụng còn tồn đọng cần tiêu hủy là hơn 700 kg (dạng rắn) và hơn
3.400 lít (dạng lỏng). [13]
Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, khu vực nông thôn thải ra khoảng
10 triệu tấn/năm chất thải rắn sinh hoạt, nhưng đến năm 2010 tăng lên tới 13,5
14
triệu tấn/năm. Số rác thải này cộng với lượng chất thải từ sản xuất nông
nghiệp đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn ngày
càng trở nên đáng lo ngại. [13]
Ở nước ta, hàng năm sản xuất hàng triệu tấn phân lân từ các nhà máy
lớn (Supephotphat Lâm Thao, Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh
Bình). Dự báo đến năm 2015, lượng phân bón sử dụng ở nước ta sẽ trên 3,5
triệu tấn. (Trần Văn Hiến, 2011, Viện lúa ĐBSCL) [5]
Trong nguyên liệu sản xuất phân lân có chứa 3% Flo. Khoảng 50 - 60%
lượng Flo này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng
hàm lượng Flo trong đất và sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới
10 mg/1kg đất. [5]
Trong các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9% các
chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo. Flo trong đất sẽ được tích lũy bởi thực
vật, Flo gây độc cho người và gia súc, kìm hãm hoạt động của một số
enzyme, ngăn quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực vật. [5]
Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn
lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng cây
trồng thường nói đến ảnh hưởng xấu của hàm lượng nitrat quá cao trong nông
sản có thể gây ung thư. [5]
Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và
làm giảm chất lượng nước. Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và
phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí. Trước hết là khí
NH
3
làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn khí NO
2
làm ảnh hưởng
đến tầng ôzôn, thường số lượng khí N
2
O sản sinh ra từ phân bón là 15%.[5]
Khi trong sản phẩm có chứa nhiều đạm, nhất là không cân đối thì đạm
sẽ chuyển từ NH
4
-
sang NO
3
-
. Đặc biệt hàm lượng NO
3
-
tồn dư trong các loại
rau rất cao, nguyên nhân là do sử dụng không hợp lý liều lượng và tỷ lệ phân
đạm vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón không đúng do chạy theo
lợi nhuận, bón thúc trễ, sát với thời điểm thu hoạch, sử dụng nguồn nước tưới
có hàm lượng NO
3
-
rửa trôi cao. [5]
15
f) Ô nhiễm ở các làng nghề
Một khảo sát mới đây của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
(Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, 100%
mẫu nước thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho
phép. Riêng Hà Nội, khảo sát tại 40 xã cho kết quả khoảng 60% số xã bị ô
nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất. [13]
Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý đã thải trực tiếp
vào không khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ
chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở
Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước
nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề. [13]
Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao
động gần đây cho biết, trong các làng nghề, những bệnh mắc nhiều nhất là
bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng chiếm 30,56%, viêm phế quản 25%
hay đau dây thần kinh chiếm 9,72%. Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ
người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp
chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%. Còn tại làng
nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là
68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%.[13]
g) Khai thác khoáng sản
Cùng với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu, nguồn tài nguyên khoáng sản
dưới lòng đất của nước ta đã bị khai thác khá mạnh. Theo thống kê của Tổng
cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1 - 2,6
triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ yếu là
Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm
2012, lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường
chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng
xuất khẩu còn lớn hơn nữa (vào năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng ti-tan ước
tính đã lên đến 200.000 tấn). [13]
Và hậu quả của ô nhiễm môi trường từ những hoạt động khai thác
khoáng sản đã quá rõ ràng. Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh có
16
2.500 người mắc bệnh, chủ yếu là mắc bệnh bụi phổi, hen phế quản, tai mũi
họng (80%). Kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn cho thấy nồng
độ bụi ở khu vực Cẩm Phả vượt từ 3 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép, gần 0,3
mg/m3 trong 24 giờ (gồm bụi lơ lửng, bụi Pb, Hg, SiO
2
, khí thải CO, CO
2
,
NO
2
). Mỏ Đèo Nai phải xử lý lượng đổ thải chất cao thành núi trong mấy
chục năm qua. Mỏ Cọc Sáu với biển nước thải sâu 200m chứa 5 triệu m3có
nồng độ a-xít cao và độ pH 4 - 4,5mgđl/l sẽ phải tìm công nghệ phù hợp để
xử lý. [13]
h) Ô nhiễm không khí
Việt Nam cũng đang bị coi là nước có ô nhiễm không khí cao tới mức
báo động.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí
khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi
PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10µ) tăng 1,07 lần. Kênh rạch ở khu vực
nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. Phần lớn nước thải sinh
hoạt chỉ mới được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại gia đình. Nhiều nhà máy, cơ sở
sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có trang bị thì không vận
hành thường xuyên. [13]