BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯƠNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại
Xã Khuất Xá, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên năm cuối thì việc thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng và
cần thiết. Vì sau khi hoàn thành khóa học thì thực tập chính là lúc sinh viên được trực
tiếp làm quen với môi trường làm việc, làm quen với những công việc sau này sẽ làm.
Đó là yếu tố quan trọng để rèn luyện thêm cho sinh viên về kỹ năng làm việc, giao tiếp
xã hội…
Trong 10 tuần thực tập là khoảng thời gian không quá ngắn nhưng cũng không
quá dài để em bổ sung những kiến thức thực tế cho bài học, áp dụng những hiểu biết
của mình vào thực tế, định hướng tương lai cho chính mình. Trong khóa thực tập vừa
qua em cảm thấy mình đã có những hiểu biết rõ ràng hơn và cụ thể hơn về hiện trạng
môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và xã Khuất Xá, huyện Lộc Bình nói riêng và
điều kiện xã hội tại khu vực ảnh hưởng cũng như những công việc phải làm của những
cán bộ môi trường.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể các thầy,
cô giáo khoa Môi trường - Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và cô giáo
chủ nhiệm đã tận tình hướng dẫn em, đồng cảm ơn ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi
trường Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho em được làm quen với những công việc của một
người cán bộ làm công tác Môi trường và có được những hiểu biết thực tế về môi
trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh, chị phòng Kiểm soát ô nhiễm
môi trường đã bảo ban giúp đỡ và dẫn dắt em trong suốt đợt thực tập và quá trình làm
báo cáo thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế còn non yếu nên bản báo cáo
này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý kiến của các
thầy (cô) bộ môn, cán bộ phòng Kiểm soát ô nhiễm môi trường và các bạn để báo cáo
của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BVMT : Bảo vệ môi trường.
ONMT : Ô nhiễm môi trường.
CTR : Chất thải rắn.
BYT : Bộ y tế.
BTNMT : Bộ Tài nguyên môi trường.
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
BXD : Bộ xây dựng.
KCN : Khu công nghiệp.
HDND : Hội đồng nhân dân.
UBND : Ủy ban nhân dân.
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
MTTQ : Mặt trận tổ quốc.
LMLM : Lở mồm long móng.
BVTV : Bảo vệ thực vật.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nông thôn, nơi có hàng tre xanh, nơi có con ngõ nhỏ, nơi sống thân thiết của
mỗi người dân Việt Nam. Nông thôn Việt Nam trải rộng mênh mang theo chiều dài đất
nước, là nơi bắt nguồn của lịch sử thăng trầm và hào hùng của đất nước. Nông thôn từ
xưa đến nay đều diễn ra những vấn đề thiết cốt của đời sống con người mọi thời đại;
tích lũy bao nét văn hóa đặc sắc của dân tộc cùng với lối sống chân chất, hiền hòa
cùng môi trường thiên nhiên trong lành.
Tuy nhiên trong vài thập kỉ gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội thì nông thôn Việt Nam cũng đang phải chịu tác động sâu sắc của quá trình phát
triển hướng tới một xã hội công nghiệp hóa đang diễn ra rất sôi nổi ở nước ta. Rất
nhiều tác động cả tốt và xấu đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi tận gốc
nếp ăn, nếp sống, nếp nghĩ của con người cũng như môi trường sống của họ.
Nông thôn Việt Nam đang ở thời kì chuyển giao thế kỷ - thời điểm gồng mình
để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên kéo theo
đó là những vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang xâm nhập vào môi trường nông
thôn ngày càng mãnh liệt. Người dân nông thôn xưa nay vốn phải quan tâm nhiều hơn
đến cuộc sống mưu sinh, khi đời sống chưa thực sự đảm bảo thì việc bảo vệ môi
trường chỉ là thứ yếu. Để bảo vệ môi trường nông thôn được toàn vẹn cần có sự đồng
tâm, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân. Dưới đây là một trong số rất nhiều minh
chứng thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với môi trường nông thôn
“- Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về môi trường. Chỉ tiêu: đạt
- Không có hoạt động suy giảm môi trường và có hoạt động phát triển môi
trường xung quanh. Chỉ tiêu: đạt
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chỉ tiêu: đạt
- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Chỉ tiêu: đạt”
(Tiêu chí 17: Tiêu chí môi trường – Quyết định 491/QT-TTg, ngày 14/6/2010
của thủ tướng chính phủ về 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới cấp xã khu vực Bắc
Trung Bộ)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
Nông thôn hôm nay vẫn là của bao đời, nhưng nông thôn bao đời không còn là
của nông thôn hôm nay.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Tài
nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn
của các thầy cô trong bộ môn Khoa học – Công nghệ môi trường, chúng tôi tiến hành
thực hiện đợt thực tập nghề 2 với chuyên đề “ Đánh giá hiện trạng môi trường nông
thôn tại Xã Khuất Xá, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn” để tìm hiểu cụ thể về thực
trạng môi trường, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn
góp phần gìn giữ môi trường nông thôn tươi đẹp từ bao đời nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá sơ bộ tình hình môi trường của xã Khuất Xá.
- Đánh giá sự quan tâm của người dân xã Khuất Xá đối với vấn đề môi trường
nông thôn hiện nay.
- Đánh giá tình hình công tác quản lý môi trường của chính quyền xã để tìm
hiểu những thiếu sót, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá chất lượng môi trường các trên toàn xã Khuất Xá.
- Đánh giá tình hình hiểu biết của người dân về môi trường ở nông thôn.
- Điều tra tình hình quản lý môi trường ở xã.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực xã Khuất Xá.
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Môi trường là gì?
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.
(Luật BVMT Việt Nam năm 2005 Chương I, điều 1)
* Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
(Theo Luật BVMT Việt Nam 2005)
- Ô nhiễm môi trường đất : Là sự biến đổi thành phần ,tính chất của đất gây ra
bởi những tập quán phản vệ sinh của các hoạt động sản xuất nông nghiệp và những
phương thức canh tác khác nhau và do thải bỏ không hợp lý các chất cặn bã đặc và
lỏng vào đất. Ngoài ra ô nhiễm đất còn do sự lắng đọng của các chất gây ô nhiễm
không khí lắng xuống đất.
- Ô nhiễm môi trường nước : Là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật
lý - hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước.
- Ô nhiễm môi trường không khí : Là hiện tượng làm cho không khí sạch thay
đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực
vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh .Khí
quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân bằng giữa các quá trình.Những hoạt
động của con người vượt quá khả năng tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong môi
trường không khí thì được xem là ô nhiễm môi trường không khí.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh
được phát ra không đúng lúc, đúng chỗ. Ô nhiễm tiếng ồn như một âm thanh không
mong muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hưởng đến con người và môi trường sống của
con người bao gồm đất đai , công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
* Suy thoái môi trường.
Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trường: Mất nơi cư trú
an toàn, cạn kệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm.
Nguyên nhân gây suy thoái môi trường rất đa dạng:
- Sự biến động của tự nhiên theo hướng không có lợi cho con người.
- Sự khai thác tài nguyên quá khả năng phục hồi.
- Do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế.
- Sự gia tăng dân số.
- Nghèo đói.
* Quản lý môi trường:
“Quản lý môi trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều
chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng
điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất
phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài
* Tiêu chuẩn môi trường:
“ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.”
(Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005)
* Các khái niệm CTR.
- CTR: Là toàn bộ các loại tạp chất được con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội của mình.
- CTR sinh hoạt: là CTR phát sinh trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, nơi
công cộng.
- Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói lưu giữ tạm thời
CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận.
- Lưu giữ CTR: Là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ
quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử lý.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
- Vận chuyển CTR: Là quá trình chuyên trở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu
giữ trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý CTR: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,
loại bỏ tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR, thu hồi tái chế tái
sử dụng lại các thành phần có ích.
- Chôn lấp CTR hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu
của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
2.1.2. Cơ sở pháp lí
- Căn cứ luật BVMT Việt Nam năm 2005 được quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá 11 kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực
thi hành từ ngày 1/7/2006.
- Căn cứ vào nghị định số 80/2006 NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính Phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật BVMT.
- Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí CTR.
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây Dựng
định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trường - công tác thu gom vận chuyển,
xử lí rác
- Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc áp dụng TCVN về Môi trường.
- Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây Dựng
định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh môi trường - công tác thu gom vận chuyển, xử
lí rác
- Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sử
dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
- Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường trong Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Căn cứ vào hệ thống QCVN như:
- Căn cứ vào QCVN 01:2009/ BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- Căn cứ vào QCVN 06: 2009/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
- Căn cứ vào TCVN 5502 - 2003 cấp nước sinh hoạt - yêu cầu chất lượng
- Căn cứ vào QCVN 09:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ngầm.
- Căn cứ vào QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- Căn cứ vào QCVN 14:2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải sinh hoạt.
- Căn cứ vào QCVN 15:2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư
lượng hóa chất bảo vệ hóa chất thực vật trong đất .
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam
Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề gây bức
xúc ở nhiều nơi. Nếu như người dân đô thị chịu ô nhiễm với tình trạng tồn ứ rác thải
sinh hoạt, rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói, bụi… thì người dân ở
vùng nông thôn, đặc biệt là những thôn bản vùng cao, dân tộc thiểu số phải đối mặt
với tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà vệ sinh, phân gia súc, gia cầm, ô nhiễm
nguồn nước, thuốc BVTV…
2.2.1.1. Ô nhiễm từ rác thải, nhà vệ sinh
- Chúng ta biết rằng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật, gây ra các
bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, phụ khoa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
- Trên thực tế, nhiều năm qua các cấp, các ngành từ trung ương đến tỉnh, huyện,
xã, thôn, bản đã chú trọng đến việc triển khai công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường
như:
+ Vệ sinh đường làng ngõ xóm.
+ Khơi thông cống, rãnh thoát nước.
+ Làm nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh.
+ Đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt …
- Những vấn đề này vẫn còn rất khiêm tốn. Hầu hết những thôn vùng cao, vùng
dân tộc thiểu số, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã ở mức độ cảnh báo. Một phần
do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa nắm được tác hại của sự ô
nhiễm môi trường, một phần do thói quen của đồng bào. Việc sử dụng nhà tiêu một
ngăn không những luôn phải chịu đựng mùi nồng nặc, khó chịu bốc lên, trở thành
những điểm "lý tưởng" cho các loài ruồi, muỗi tụ tập, trời mưa nước chảy từ nhà trên
xuống nhà dưới gây ô nhiễm môi trường Những hộ có điều kiện tự đầu tư chỉ có ở
vùng thấp, còn các thôn vùng cao hầu hết là nhà tiêu một ngăn, thậm chí không có
2.2.1.2. Đến nguồn nước sinh hoạt
- Bên cạnh đó, nhiều thôn bản chưa được Nhà nước đầu tư nguồn nước sinh
hoạt, thường chỉ sử dụng nguồn nước bắc trong khe, gánh ở sông, giếng đào… không
qua hệ thống xử lý nào. Thậm chí, một số thôn bản được Nhà nước đầu tư xây dựng
công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng do ý thức trách nhiệm quản lý kém nên
hiệu quả không cao.
- Nhiều người cho biết: Mùa khô còn đỡ, khi trời mưa xuống nước vừa đục vừa
có mùi không thể sử dụng được, nhiều hộ dù có nguồn nước này nhưng vẫn phải đi
gánh nhờ nước giếng đào để sử dụng.
- Một số xã có nhiều thôn hiện nay vẫn còn sử dụng nước sông, suối để sinh
hoạt, nguồn nước thường bị ô nhiễm do chất thải của các loài gia súc, thậm chí có khi
gia súc chết trôi nổi dưới sông, suối nhưng vẫn phải sử dụng.
2.2.1.3. Hóa chất bảo vệ thực vật
- Môi trường nông thôn còn bị đe dọa bởi tình trạng lạm dụng hóa chất trong
nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và việc sử dụng phân tươi,
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
nhất là trong sản xuất các loại rau ăn. Điều này vừa có hại cho môi trường, vừa ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
2.2.1.4. Và trách nhiệm của cấp uỷ chính quyền địa phương
- Một thực trạng hiện nay, dường như cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cơ quan
chức năng ở các địa phương nông thôn, miền núi thường chỉ tập trung vào các vấn đề
lớn như: Xoá đói giảm nghèo, hạn chế việc sinh đẻ, xây dựng cơ sở hạ tầng đường,
trường học, trạm y tế… chưa chú ý quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh,
một việc làm rất cần thiết. Tránh ô nhiễm môi trường để chủ động phòng bệnh, chứ
không thể để phát bệnh, phát dịch rồi mới chữa chạy phòng tránh.
- Mặc dù những năm gần đây, các địa phương đưa việc bảo vệ môi trường vào
hương ước, quy ước làng bản, vệ sinh công cộng, khơi thông cống rãnh, xây dựng
chuồng trại chăn nuôi xa nhà… song vấn đề này chưa thực sự trở thành phong trào thu
hút toàn dân, tham gia.
- Trước tình hình bệnh tiêu chảy cấp đã và đang xảy ra trên địa bàn cả nước,
thậm chí đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh như hiện nay, các địa phương, các
cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm, đưa ra giải pháp quyết
liệt hơn nữa đến vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn, vùng núi;
tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức cho đồng bào tham gia
làm cho môi trường ngày càng trong sạch nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện
3.1.1. Địa điểm
Tại Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Lạng Sơn
3.1.2. Thời gian
Từ ngày 25/02/2014 đến ngày 02/05/2014.
3.3. Nội dung
3.3.1. Đặc đểm của xã Khuất Xá
- Đặc điểm của điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý.
+ Địa hình.
+ Khí hậu.
+ Tài nguyên thiên nhiên.
- Đặc điểm kinh tế xã hội:
+ Dân số.
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
+ Giáo dục.
+ Y tế.
+ Quốc phòng.
+ An ninh.
3.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của xã Khuất Xá
- Tình hình phát triển của xã Khuất Xá.
- Thực trạng phát triển kinh tế của xã Khuất Xá.
- Thực trạng môi trường xã Khuất Xá.
3.3.3. Những ảnh hưởng sản xuất và của con người tới môi trường
- Nước thải.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
- Rác thải.
- Khí thải.
- Tiếng ồn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và phân tích những thông tin hữu quan về thực trạng hoạt động của
các hộ gia đình trong xã Khuất Xá.
- Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến môi trường nông thôn, phân
tích và rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thu thập số liệu, số liệu thứ cấp từ mạng internet, sách, báo từ
báo cáo tổng kết năm 2010 và báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2010 của xã và từ các phòng, ban thuộc UBND xã.
- Phương pháp xử lý và thống kê số liệu:
Dựa trên tất cả các số liệu mà chúng ta đã thu được từ các nguồn tài liệu và số
liệu điều tra phỏng vấn được, ta sẽ tiến hành thống kê, xử lý và tổng hợp thành các số
liệu phục vụ cho việc đánh giá chất lượng môi trường nông thôn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên Xã Khuất Xá, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn
4.1.1. Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Khuất Xá là xã vùng cao, nằm ở phía đông của huyện, cách trung tâm huyện
Lộc Bình khoảng 9km. Ranh giới hành chính tiếp giáp với các xã như sau:
- Phía Bắc và phía Tây: Giáp xã Tú Đoạn
- Phía Tây: Giáp xã Yên Khoái
- Phía Đông: Giáp xã Tú Mịch và xã Yên Khoái
Với vị trí địa lí như vậy, đã tạo cho xã Khuất Xá một lợi thế khá quan trọng
trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các xã trên địa bàn huyện.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Khuất Xá nằm trong tiểu vùng 3 thuộc vùng núi của huyện Lộc Bình. Xã có địa
hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu (đất lâm nghiệp có rừng chiếm khoảng > 50%
tổng diện tích tự nhiên) được phân bố trên toàn xã, xen kẽ giữa những dãy núi là các
đồi thấp, những cánh đồng nhỏ hẹp.
Nhìn chung đất đai của xã Khuất Xá khá màu mỡ, hàm lượng mùn lớn, lân dễ
tiêu nghèo, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác khá, tuy nhiên trong quá
tình canh tác cần có biện pháp cải tạo phù hợp như: bón phân chuồng, phân xanh Đất
rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với sự phát triển của cây lâm nghiệp đặc biệt
là các mô hình nông lâm kết hợp.
4.1.1.3. Đặc trưng về khí hậu
Khuất Xá mang đặc diểm chung của khí hậu vùng núi phía bắc đó là khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, đặc điểm mùa này là mưa nhiều,
tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8 chiếm > 70% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung
bình mỗi tháng là 207,15mm. Nhiệt độ trung bình ngày mùa này là 27,8
0
C, số giờ nắng
trung bình là 7,1 giờ/ngày.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, mùa này có
nhiệt độ trung bình ngày là 14,9
0
C, lượng mưa ít, số giờ nắng trung bình là 3,8 giờ/
ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 2873,3
0
C
- Về lượng bốc hơi và độ ẩm: Đây là vùng có lượng bốc hơi lớn, bình quân
985,5mm/năm. Tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 5 khoảng 100mm, các tháng
mùa khô có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều, chỉ số ẩm ướt < 0,5 dẫn đến tình
trạng khô hạn gay gắt.
Độ ẩm không khí dao động từ 80 – 87%
Nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp. Tuy
nhiên do lượng mưa phân bố không đồng đều nên vào mùa mưa hiện tượng xói mòn,
rửa trôi diễn ra mạnh mẽ, ngược lại vào mùa khô lại thiếu nước phục vụ cho sản xuất,
điều đó đã ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng.
4.1.1.4. Thủy văn
Mạng lưới thủy văn của xã có 125,80 ha sông suối, cùng với 74,99 ha ao hồ,
đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Mặc dù có
nguồn nước dồi dào như vậy nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho cây trồng
vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng cao, ruộng bậc thang.
4.1.2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo bản đồ thổ nhưỡng 1: 25000, trên địa bàn xã Khuất Xá có 8 loại đất chính
là:
1. Đất phù sa ngòi suối (P): 120,0 ha
2. Đất dốc tụ trồng lúa nước bạc màu (Ld) : 200,0 ha
3. Đất dốc tụ trồng lúa nước (Ldk) : 50,0 ha
4. Đất đỏ vàng do trồng lúa (Lf) : 70,0 ha
5. Đất vàng nhạt trên đá cát tầng mỏng (Fqz) : 100,0 ha
6. Đất đỏ vàng trên phiến sét tầng trung bình (Fsy) : 350,0 ha
7. Đất đỏ vàng trên đá sét tầng mỏng (Fsz) : 2100,0 ha
8. Đất nâu đỏ trên đá vôi tầng mỏng (Fvz) : 1000,0 ha
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
Tóm lại : đất đai của xã khá đa dạng, đất có độ dốc < 8
o
chỉ có diện tích 440,0
ha chiếm 9,55% tổng diện tích tự nhiên, loại đất này thuận lợi cho phát triển lúa và cây
ngắn ngày. Vì vậy, phải chú ý khi chuyển mục đích từ loại đất này sang mục đích
khác.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: khá hạn chế, ngoài sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn xã có
trữ lượng nước khá, các sông suối khe rạch còn lại trữ lượng nước ít phụ thuộc nhiều
vào điiều kiện thời tiết.
+ Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã ở độ sâu trung bình từ 15 - 25m
4.1.2.3. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Khuất Xá đa dạng và phong phú, có nhiều chủng loại cây
gỗ với tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1823,36 ha chiếm 48,68% tổng diện
tích đất tự nhiên
Mặc dù diện tích rừng tương đối lớn nhưng chủ yếu là rừng non mới tái sinh.
Nhìn chung diện tích rừng hiện nay được bảo vệ tương đối tốt. Chính điều đó đã góp
phần quan trọng vào việc cải thiện cảnh quan đồi núi, giữ nước đầu nguồn và bảo vệ
môi trường sinh thái.
4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn
Khuất Xá là nơi tập trung phần đa dân số làm nông nghiệp. Mật độ dân cư ở
mức trung bình so với các xã của huyện Lộc Bình, bình quân là 163 người/km
2
ở đây
có nguồn nhân lực khá, nhưng trình độ dân trí phát triển còn thấp và không đồng đều,
người dân cần cù chịu khó, số cán bộ có trình độ khoa học kĩ thuật và năng lực còn ít.
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Xã Khuất Xá
4.2.1. Xã hội
4.2.1.1. Dân số
Theo thống kê dân số của toàn xã Khuất Xá gồm 20 xóm tính đến năm 2007 có
tổng số nhân khẩu là 7775 và số hộ 1719, trong đó có 1625 hộ làm nông nghiệp .
Theo số liệu thống kê tổng số lao động xã Khuất Xá là 4035 người chiếm 51,90
% tổng số khẩu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
4.2.1.2. Lao động và việc làm
Tính đén hết tháng 12/2007 toàn xã có 4035 người trong độ tuổi lao động.
Trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp.
Hầu hết những người trong đọ tuổi lao động của xã đều có việc làm(nhưng theo
mùa vụ) chủ yếu là lao động phổ thông. Lực lượng lao động còn sức trẻ, trình độ
chuyên môn kỹ thuật của số đông còn hạn chế nên năng suất lao động còn thấp.
4.2.1.3. Văn hóa, thông tin
Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong
năm 2011 đã có 1700/1800 hộ gia đình đăng kí xây dựng gia đình văn hóa, đến nay có
1670 hộ được công nhận chiếm 92,7%. Xã có 8/20 làng, bản văn hóa tiên tiến cấp tỉnh.
Cơ quan văn hóa có 7 cơ quan.
Hệ thống thông tin liên lạc của xã khá hoàn chỉnh, nhiều gia đình đã có điện
thoại phục vụ tốt việc thông tin liên lạc.
Ngoài ra tại khu trung tâm xã có điểm bưu điện văn hoá, đáp ứng nhu cầu thông
tin liên lạc của nhân dân và sách báo phục vụ kịp thời của bạn đọc.
4.2.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Trong xã có đầy đủ các công trình công cộng như: trụ sở UBND xã ,trạm y tế
xã, trường trung học ,tiểu học, mầm non,
4.2.1.5. Giao thông
Hệ thống giao thông của xã phát triển khá toàn diện. Hệ thống đường giao thông
liên thôn xóm đã được đầu tư mở rộng và nâng cấp mặt đường, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đi lại của người dân trong xã. kế hoạch của ủy ban nhân xã Khuất Xá từ nay
tới năm 2020 sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp một số tuyến giao
thông còn lại đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và sản xuất của nhân dân trong xã.
4.2.1.6. Giáo dục
Công tác giáo dục đào tạo được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt
quan tâm, chỉ đạo. Bằng sự nỗ lực phấn đấu trong công tác giảng dạy và học tập của
các nhà trường, kết thúc năm học 2012-2013 bậc tiểu học đạt 100% học sinh hoàn
thành chương trình tiểu học, 151/151 học sinh trung học cơ sở tốt nghiệp đạt 100.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
Bước vào năm 2013-2014, nhà trường đã chuẩn bị tốt mọi mặt cho công tác dạy
và học.
4.2.1.7. Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được quan tâm chỉ đạo,
không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Khám và chữa bệnh cho trên 10000 lượt
người, cấp phát thuốc trị giá thành tiền trên 100 triệu đồng. Ngoài ra còn làm tốt công
tác kế hoạch hóa và một số công tác khác.
4.2.1.8. Quốc phòng an ninh
Trong những năm qua được sư quan tâm của các cấp ủy đảng , sự phối hợp chặt
chẽ giữa chính quyền, đoàn thể trong công tác lãnh đạo và tuyên truyền đã làm cho
tình hình an ninh chính trị được giữ vững, tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi.
Hàng năm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch khám tuyển quân, huấn luyện dân quân
tự vệ, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, lực lượng ban công an xã được củng
cố, kiện toàn hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tháng lợi các mục
tiêu kinh tế - xã hội. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh, công
tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được tổ chức thực hiện có nề nếp, góp phần giữ vững
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
4.2.1.9. Công tác chính sách xã hội
Thực hiện việc chi trả cho các đối tượng xã hội theo đúng chế độ chính sách của
nhà nước. Thường xuyên làm hồ sơ cho các đối tượng chính sách được hưởng chính
sách theo quy định.
Tham mưu cho Đảng, chính quyền địa phương thành lập đoàn đi thăm và tặng
quà cho các gia đình chính sách nhân ngày thương binh liệt sĩ 27-7.
Triển khai bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo 2011 theo kế hoạch của huyện. Kết
quả giảm 10,21% so với đầu năm.
Ngoài ra thực hiện tốt các chính sách khác cho nhân dân
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
4.2.1.10. Các hoạt động xã hội khác
Phối hợp với MTTQ xã và các ban ngành đoàn thể tuyên truyền vận động cán
bộ, các tầng lớp nhân dân tham gia ủng hộ các cuộc vận động các loại quỹ do cấp trên
và xã phát động với tồng số tiền là 225.536.000 đồng gồm các quỹ:
- Quỹ an ninh - quốc phòng.
- Quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc hóa học.
- Quỹ vì người nghèo.
- Quỹ đền ơn đáp nghĩa.
- Quỹ ủng hộ người cao tuổi.
4.2.2. Kinh tế
4.2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy. HDND xã, nền kinh tế
của xã đã có những chuyển biến tích cực, tốc độ phát triển kinh tế của xã đã tăng ở
mức khá. ở một số thôn xóm đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi trên các mô
hình sản xuất nông lâm nghiệp.
4.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng các ngàng thương mại
dịch vụ và xây dựng cơ bản đã có sự tăng trưởng ổn định tuy nhiên còn ở mức thấp.
Nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và chiếm trên 90% tổng thu nhập của xã.
4.2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
4.2.2.3.1. Sản xuất nông - lâm nghiệp
* Nông nghiệp.
Chỉ đạo nhân dân chuẩn bị điều kiện cần thiết để gieo trồng cây vụ xuân và vụ
mùa, đồng thời gieo trồng cây vụ đông năm 2011 kết quả diện tích gieo cấy đều đạt và
vượt chỉ tiêu huyện giao. Cụ thể:
+ Vụ xuân : diện tích gieo cấy cây lúa 221,61/150 ha đạt 147,74% kế hoạch
huyện giao; cây ngô trồng 1027,23/850 ha đạt 120,85%; trồng đỗ tương 5,6/70 ha đạt
8% kế hoạch.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
+ Vụ mùa : cây lúa 395/395 ha đạt 100%; cây ngô 800,7/800 đạt 100,08%; rau
các loại đạt 17,67 ha.
Sản lượng lương thực có hạt đạt 12000/9451,5 tấn đạt 127% kế hoạch huyện
giao.
UBND xã phối hợp với phòng NN & PTNT huyện tổ chức được 13 lớp tập huấn
để chuyển giao khoa học kĩ thuật về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, chương trình nông
thôn mới với trên 700 lượt người dân tham gia.
Ngoài ra còn phối kết hợp mô hình trồng đỗ tương mô hình sử dụng phân bón
Nel trên cây chè và các chương trình khác phục vụ sản xuất nông nghiệp.
* Lâm nghiệp.
Năm 2011 kế hoạch trồng rừng cua UBND xã là 110ha. Hiện nay đã trồng đạt
100%.
4.2.2.3.2. Chăn nuôi.
UBND xã đã triển khai tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch, chỉ
tiêu huyện giao. Trong quý 1 năm 2011 tại xã đã xảy ra dịch bệnh LMLM có 15 con
trâu bị chết, 53 con trâu bị mắc bệnh. UBND xã phối hợp cùng các cơ quan chức năng
đã khống chế dịch bệnh làm các thủ tục hỗ trợ cho các hộ có trâu mắc bệnh theo đúng
quy định. Triển khai tiêm phòng cho gia súc được 12610 liều vacxin các loại.
4.2.2.3.3. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: ngành tiểu thủ công nghiệp của xã tuy có nhưng
phát triển chậm, chủ yếu là để tự phục vụ.
- Dịch vụ và thương mại: với vị trí khá thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ
thương mại, hiện nay xã đã có chợ và các hoạt động dịch vụ thương mại khác từ dịch
vụ lớn như dịch vụ xe máy, xăng dầu đến các dịch vụ nhỏ như cơ khí, may mặc và say
xát trong thời gian tới cần chú trọng ưu tiên phát triển hơn nữa để nhân dân xã dần
dần phát triển sánh vai cùng các xã bạn. Tạo cho xã nhiều thuận lợi cho việc giao lưu
hàng hóa với bên ngoài
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
4.2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường
Tràng xá trong những năm gần đây đang có những bước phát triển khá mạnh
nhờ có sự đầu tư, cải tiến phương tiện sản xuất và áp dụng các tiến ộ khoa học kĩ thuật
làm cho năng suất lao động ngày càng nâng cao và dần đi vào ổn định. Do nhu cầu
phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi phải có sự sắp xếp lại lao động và phân bố
một cách hợp lí để tạo ra một bước phát triển toàn diện. Tuy nhiên do dân số ngày
càng đông, các nhu cầu của con người như giao thông, thủy lợi, các dịch vụ thương
mại về điện, các khu văn hóa thể thao,khu dân cư ngày càng cao sẽ gây áp lực mạnh
mẽ đối với môi trường
Trách nhiệm của đảng ủy và chính quyền xã là phải xây dưng chiến lược phát
triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời
nâng cao năng lực quản lí để xây dựng xã trở thành một xã vững mạnh và giàu có của
huyện Lộc Bình.
4.3. Thực trạng môi trường của xã
Khuất Xá có địa hình đất đai khí hậu đa dạng phong phú, có thể trồng được
nhiều loại cây với năng suất cao và ổn định, đặc biệt là cây rừng và một số loại cây ăn
quả khác.
Ở khu vực trung tâm xã, nơi tập trung khá nhiều các công trình công cộng và là
đầu mối giao thông đi đến các xã khác trong huyện. Tại đó đã xuất hiện các hiện tượng
ô nhiễm môi trường do lượng chất thải của chợ, rác thải sinh hoạt, khói bụi vì vậy
cần nghiên cứu bố trí các khu vực xử lí chất thải, xây dựng hệ thống cấp thoát nước,
cải thiện cảnh quan môi trường
Ruộng đất của xã đang ở trong tình trạng manh mún, thiếu nước đã gây cản trở
cho nền sản xuất. Đặc điểm của Khuất Xá mà trước hết là đát đai và thảm thực vật
rừng. Mặc dù có bị xói mòn và mất đi khá nhiều trong những năm gần đây nhưng đã
và đang được cải thiện, phục hồi. Mặt khác xét về toàn cục thì môi trường sinh thái
còn khá trong lành, thế nhưng trong những năm tới nếu không có biện pháp tuyên
truyền và quản lí tốt thì sẽ bị ô nhiễm môi trường nặng do tàn dư của thuốc bảo vệ
thực vật trên đồng ruộng và trên các vườn đồi.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
4.3.1. Hiện trạng môi trường nước
Theo điều tra, hầu hết người dân trong xã đều cho rằng chất lượng nước hiện
đang dùng cho sinh hoạt là không có vấn đề, cụ thể như sau :
Bảng 4.1: Kết quả điều tra về chất lượng nước dùng cho sinh hoạt
Chất lượng Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)
Ô nhiễm 38 19
Không ô nhiễm 162 81
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế nhóm 7)
4.3.1.1. Nước sinh hoạt
* Hiện trạng:
Thực trạng nguồn nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn
xã thể hiện trên bảng và biểu đồ sau:
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng nguồn nước
Nguồn nước Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)
Giếng khoan 82 41
Giếng đào 87 43,5
Loại khác 31 15,5
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế nhóm 7)
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các
nguồn nước sinh hoạt khác nhau.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế nhóm 7)
* Nhận xét:
Nhìn chung nguồn nước sử dụng của người dân chủ yếu là nước đào ở độ sâu từ
8 - 20m. Đa số là không sử dụng bể lọc
Chất lượng nước sinh hoạt thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.3: Chất lượng nước dùng trong sinh hoạt
Chất lượng Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)
Mùi 24 12
Vị 5 2,5
Khác 62 31
Không có vấn đề gì 113 56,5
Tổng 200 100 %
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế nhóm 7 )
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ chất lượng nước sinh hoạt
(Nguồn: Kết quả điều tra thực tế nhóm 7)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
Nhìn chung nguồn nước sinh hoạt ở đây phần lớn là không có vấn đề gì (chiếm
56,5 %) ngoài ra nước có mùi ,vị chiếm số lượng nhỏ.Nước có vấn đề khác cũng
chiếm đa phần (chiếm 31 %), nước ở đây là nước nhiễm sắt, đá vôi.
Nước sạch được cung cấp nhưng theo phản ánh của người dân thì nguồn nước
không được cung cấp thường xuyên, nguồn nước được lấy từ khe suối trên núi. Do
nguồng kinh phí có hạn nên việc cấp nước sạch cho người dân trong xã vẫn đang bị trì
hoãn.
* Nguyên nhân ô nhiễm:
Nước bị nhiễm sắt, đá vôi một phần do địa chất của vùng
4.3.1.2. Nước thải
Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt
của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat,
protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó
chịu (H2S, NH3…) và nhiều hóa chất tẩy rửa . Đặc trưng của nước thải sinh hoạt
thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật).
Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương
hàn…).
Bảng 4.4: Hệ thống cống thải cho nước thải sinh hoạt
Hệ thống cống thải Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)
Cống thải có nắp đậy ( ngầm) 25 12,5
Cống thải lộ thiên 67 33,5
Không có cống thải 73 36,5
Loại khác 35 17,5
Tổng 200 100
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Môi Trường
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hệ thống cống thải
Nguồn nước thải của người dân hoàn toàn chưa được xử lý mà chủ yếu thải vào
môi trường và đổ ra sông. Số cống thải có nắp đậy chiếm 12,5%, chưa có hệ thống
cống thải người dân vẫn chủ yếu thải tự do ra ao, ruộng, đường làng chiếm 36,5% làm
cản trở dòng chảy ở một số nơi, tắc nghẽn cống rãnh tạo ra nước tù đọng, môi trường
yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô
nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt
để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
Nước thải chăn nuôi rất ít, những hộ chăn nuôi lớn xây dựng bể biogas để xử lí
chất thải chăn nuôi.
Hệ thống nguồn tiếp nhận nước thải thể hiện ở bảng:
Bảng 4.5: Tỷ lệ hệ thống nước thải đổ vào các nguồn
Nguồn nhận Số hộ gia đình Tỉ lệ (%)
Cống thải chung của làng xã 2 1
Thải vào ao, hồ 115 57,5
Ý kiến khác 83 41,5
Tổng 200 100 %
Sales
Cống thải có nắp đậy
Cống thải lộ thiên
Không có cống thải
Loại khác