Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Hiện đại hóa hải quan việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 104 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN

HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Mã số : 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN AN HÀ

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI
QUAN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ..................... 8
1.1. Cơ sở hiện đại hóa Hải quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ...... 8
1.2. Các yêu cầu nhiệm vụ đối với Hải quan xuất phát từ bối cảnh hội nhập 21
1.3. Các nội dung cơ bản của hiện đại hóa Hải quan ...................................... 25
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 28
Chương 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ......................................... 29
2.1. Căn cứ thực hiện cải cách, hiện đại hóa hải quan .................................... 29
2.2. Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý ................................................................ 31
2.3. Hiện đại hóa công tác nghiệp vụ hải quan trên cơ sở ứng dụng công nghệ
thông tin........................................................................................................... 36
2.4. Cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......... 46
2.5. Trang bị cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin hiện đại .............................. 49
2.6. Các nội dung khác .................................................................................... 53
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 55
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH
HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN VIỆT NAM .................................................... 56
3.1. Quan điểm, phương hướng hiện đại hóa Hải quan trong thời kỳ hội nhập
......................................................................................................................... 56
3.2. Định hướng hoạt động của Hải quan Việt Nam....................................... 60
3.3. Một số đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hải quan ........ 62
3.4. Một số kiến nghị....................................................................................... 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 81
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 84
KINH NGHIỆM CẢI CÁCH, HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN CỦA .............. 84
MỘT SỐ NƯỚC ............................................................................................. 84
Hải quan Phi-lip-pin ........................................................................................ 84
Hải quan Hàn Quốc ......................................................................................... 88

Hải quan Nhật Bản .......................................................................................... 90


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
TT

VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

1

AANZFTA

Agreement establishing the
ASEAN – Australia – New
Zealand free trade areas

Hiệp định thành lập Khu vực
thương mại tự do ASEANAustralia-New Zealand

2

ACFTA

ASEAN – China free trade
agreement


Hiệp định thương mại tự do
ASEAN – Trung Quốc

3

AIFTA

ASEAN – India free trade
agreement

Hiệp định thương mại tự do
ASEAN - Ấn Độ

4

AJCEP

ASEAN-Japan
Comprehensive Economic
Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện ASEAN – Nhật
Bản

5

AKFTA

ASEAN – Korea free trade

agreement

Hiệp định thương mại tự do
ASEAN – Hàn Quốc

Advance Passenger
Infomation System

Hệ thống thông tin trước về
hành khách

6

APIS

7

ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

8

ASW

ASEAN Single Window


Một cửa ASEAN

9

ATIGA

ASEAN trade in goods
agreement

Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN

10

CDW

Customs data warehouse

Kho dữ liệu hải quan

11

CIS

Customs intelligence
system

Hệ thống thông tin tình báo
hải quan


12

EDI

Electronic data interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

13

EVFTA

EU-Vietnam free trade
agreement

Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU

14

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


15


FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

16

JICA

Japan Intenational
Cooperation Agency

Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản

17

NACCS

Nippon Automated Cargo
and Port Consolidated
System

Hệ thống thông quan hàng
hóa tự động Nhật Bản

18

PCA


Post Clearance Audit

Kiểm tra sau thông quan

19

RCEP

Regional Comprehensive
Economic Partnership

Hiệp định đối tác kinh tế
toàn diện khu vực

20

TPP

Trans-Pacific Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương

UNCEFACT

United Nations Centre for
Trade Facilitation and
Electronic

Business

Trung tâm Liên hiệp quốc về
tạo thuận lợi và kinh doanh
điện tử

22

VCUFTA

Viet Nam-Customs Union
of Russia, Belarus, and
Kazakhstan Free Trade
Agreement

Hiệp định Thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh
Hải quan Nga - Belarus –
Kazakhstan

23

VJEPA

Vietnam – Japan Economic
Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế
giữa Việt Nam và Nhật Bản


24

VNACCS

Vietnam Automated Cargo
And Port Consolidated
System

Hệ thống thông quan hàng
hóa tự động Việt Nam

25

WCO

World Customs
Organization

Tổ chức Hải quan Thế giới

26

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế
giới

21



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử năm 2010 – 2013....40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo
Cục hải quan tỉnh, thành phố trong năm 2013...........................................41


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), đòi hỏi các Bộ, ngành nhanh chóng thúc đẩy cải cách, phát triển, hiện
đại hoá cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung và chính sách quản lý kinh
tế đối ngoại, chính sách thương mại, chính sách quản lý nhà nước về hải quan
nói riêng để thích ứng với tình hình mới nhằm vừa đảm bảo tạo thuận lợi tối đa
cho thương mại quốc tế vừa đảm bảo việc chấp hành và tuân thủ các quy định
của pháp luật, đảm bảo an ninh, lợi ích kinh tế quốc gia.
Các nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan được Đảng và Nhà nước giao
là: Thực hiện kiểm tra giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp
luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện
pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trải qua 70 năm hình thành, hoạt động và phát triển (từ ngày 10/09/1945), vai
trò của ngành Hải quan ngày càng được khẳng định rõ, nhất là trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Với nhiệm vụ gác cửa biên giới về kinh tế của đất
nước, Hải quan đã và đang góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối

ngoại, xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, hội nhập với khu vực và thế giới, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Hải quan phải
phát triển hơn nữa, nhanh chóng hiện đại hoá, tự động hoá, quản lý hải quan hiện
đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất dựa trên nền tảng công nghệ thông tin
và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.

1


Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết nêu trên, Đề tài nghiên cứu “Hiện đại hóa
Hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được lựa chọn
làm đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi thành lập, ngành Hải quan luôn bám sát vào các nhiệm vụ của
Nhà nước trong từng thời kỳ để xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp. Đến nay,
đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều đề án, kế hoạch đã được nghiên
cứu và triển khai ứng dụng trong lĩnh vực hoạt động của ngành Hải quan. Đặc
biệt là 10 năm trở lại đây, trước yêu cầu đòi hỏi của hoạt động Hải quan trong
điều kiện hội nhập, phát triển đã có nhiều đề tài nghiên cứu hướng tới mục tiêu
cải cách, phát triển và hiện đại hoá, cụ thể:
- Tác giả Nguyễn Công Bình (2005) “Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ
thống công nghệ thông tin thực hiện thủ tục hải quan điện tử”. Tác giả đã nghiên
cứu thực trạng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quá trình thực hiện thủ tục
hải quan điện tử ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một mô hình tiên
tiến nhằm giải quyết thực trạng công nghệ và hạ tầng thông tin của Hải quan
Việt Nam, đáp ứng các yêu cầu cải cách hải quan trong bối cảnh hội nhập quốc
tế đang ngày càng sôi động.
- Tác giả Nguyễn Toàn (2006) “ Những cơ hội và thách thức đối với Hải

quan khi Việt Nam gia nhập WTO”. Tác giả Nguyễn Toàn đã phân tích được
những cơ hội và thách thức đối với Hải quan khi Việt Nam gia nhập WTO.
Những phân tích này có thể được sử dụng như nguyên liệu thực tiễn từ bối cảnh
quốc tế mang lại, giúp cho các nhà hoạch định chính sách có căn cứ để dự báo và
xây dựng chính sách, đáp ứng các yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực hải quan.
- Tác giả Lê Xuân Huế (2007) “Khung tiêu chuẩn an ninh và tạo thuận lợi
cho thương mại toàn cầu của Tổ chức Hải quan Thế giới và các giải pháp trong
công tác quản lý nhà nước về hải quan”. Đề tài đã cung cấp được bức tranh về

2


các tiêu chuẩn mà Tổ chức Hải quan thế giới đã xây dựng để Hải quan các
nước tham chiếu trong việc tạo thuận lợi và đảm bảo an ninh cho dây chuyền
cung ứng thương mại quốc tế. Hải quan Việt Nam đã thể hiện sự cam kết tham
gia thực hiện Khung tiêu chuẩn này như một mắt xích quan trọng, vì vậy, sức ép
đổi mới công tác quản lý nhà nước về hải quan là không nhỏ. Nhận thức được
vấn đề này, tác giả đã chỉ ra những giải pháp cần triển khai thực hiện để vừa tăng
cường nội lực Hải quan Việt Nam, vừa nâng cao uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế.
- Tác giả Nguyễn Trần Hiệu (2009) “ Nghiên cứu giải pháp sử dụng chữ
ký điện tử trong thủ tục hải quan điện tử”. Tác giả Trần Hiệu đã đề cập đến một
khía cạnh của thủ tục hải quan điện tử, đó là việc sử dụng chữ ký điện tử trong
thủ tục hải quan, giải quyết được vấn đề thủ tục hải quan phi giấy tờ. Đây là một
nội dung mới trong thời đại công nghệ. Những nghiên cứu giải pháp của đề tài
góp phần giải quyết được một số khó khăn của Hải quan Việt Nam hiện nay
trong việc chứng thực, công nhận chữ ký điện tử cũng như đẩy mạnh hơn nữa
việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Ngành.
- Tác giả Phạm Thu Hương (2010) “Những giải pháp xây dựng chương
trình và nội dung đào tạo nghiệp vụ hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại

hóa giai đoạn 2011 – 2015”. Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng công
tác đào tạo của Hải quan Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa Ngành giai đoạn
2011 – 2015. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá đó, Đề tài góp phần đề xuất
một số giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ đắc
lức công cuộc hiện đại hóa Hải quan.
- Tác giả Lê Như Quỳnh (2010) “ Áp dụng phương pháp phân tích
khoảng cách pháp lý trong xây dựng khung pháp lý đảm bảo thực hiện Cơ chế
một cửa quốc gia, tham gia Cơ chế Một cửa ASEAN”. Tác giả Như Quỳnh đã
nghiên cứu sâu khoảng cách giữa khung pháp lý đảm bảo thực hiện cơ chế Một

3


cửa quốc gia của Việt Nam và tiến tới tham gia Một cửa ASEAN với các yêu
cầu pháp lý của các nước trong khu vực. Trên cơ sở áp dụng phương pháp phân
tích, đánh giá được khoảng cách hợp lý, đề tài cung cấp được cái nhìn tổng quan
về thực trạng pháp lý của Hải quan Việt Nam trong tiến trình triển khai cơ chế
Một cửa, có căn cứ đề tham mưu, đề xuất những giải pháp khả thi trong thực
hiện cơ chế Một cửa quốc gia, Một cửa ASEAN.
- Tác giả Phạm Thanh Bình (2011) “ Một số cấn đề về tái cơ cấu quy trình
thủ tục hải quan”. Đề tài đã đề cập đến vấn đề tái cơ cấu quy trình thủ tục hải
quan, một nhu cầu xuất phát từ thực tiễn nghiệp vụ của Ngành trong bối cảnh
Hải quan Việt Nam tham gia thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan đến lĩnh
vực hải quan. Đề tài phân tích được những khó khăn, vướng mắc về quy trình
thủ tục mà cả Hải quan và Doanh nghiệp cùng gặp phải khi những quy trình,
thủ tục ấy chưa thực sự đáp ứng được các cam kết hội nhập. Dựa trên kết quả
nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tái cơ cấu quy trình, thủ tục hải
quan như một hệ quả của những cải cách về thể chế, phục vụ công cuộc hiện đại
hóa Hải quan.
- Tác giả Nguyễn Anh Tài (2012) “ Hiệp định tạo thuận lợi thương mại

trong khuôn khổ WTO và kế hoạch thực hiện của Hải quan Việt Nam”. Tác giả
Nguyễn Anh tài đã nghiên cứu và trình bày được lịch sử và các nội dung cơ bản
của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại, cung cấp một góc sinh động về bức
tranh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những yêu
cầu của Hiệp định, đặc biệt là các yêu cầu về thể chế, đánh giá khoảng cách
pháp lý của Việt Nam và Hiệp định, tác giả đề xuất được một số giải pháp, trong
đó nổi bật là Kế hoạch thực hiện Hiệp định của Hải quan Việt Nam.
- Tác giả Đặng Thanh Dũng (2014) “ Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản trong ngành Hải quan đáp ứng yêu cầu cải cách”. Đề tài đã
đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác đầu tư và quản lý xây dựng cơ bản trong

4


Ngành Hải quan trước các yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan. Trên cơ sở
phân tích, đánh giá thực trạng, Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý đầu tư cơ bản của Hải quan Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Tác giả Nguyễn Thị Vân Giang (2016) “ Thủ tục hải quan điện tử ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả Vân Giang đã nghiên
cứu thực trạng áp dụng thủ tục hải quan điện tử của Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế để chỉ ra những thành công, hạn chế, những tác động
cùng các nguyên nhân chủ yếu và từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị
nhằm hoàn thiện và phát triển tốt hơn nữa thủ tục hải quan điện tử của Việt
Nam trong thời gian tới.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, đề án trên đã trực tiếp và gián
tiếp đưa ra các mục tiêu, phương hướng, luận cứ khoa học, các giải pháp
nhằm từng bước cải cách, chuẩn hóa hoạt động hải quan mang tính chuyên
nghiệp, chuyên sâu, hoạt động minh bạch có hiệu quả theo yêu cầu hội nhập
quốc tế ở mức độ ngắn hạn và trung hạn. Tuy nhiên, các đề tài mới chỉ dừng
ở nghiên cứu từng khía cạnh, từng vấn đề, lĩnh vực của Hải quan, chưa có

nghiên cứu tổng thể và xâu chuỗi các giải pháp để cải cách, hiện đại hóa Hải
quan. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đầy biến động như hiện
nay với việc phát sinh những yêu cầu và nhiệm vụ mới, vẫn rất cần sự nghiên
cứu tổng thể, toàn diện và rõ nét hơn cơ sở lý luận và thực tiễn cùng những
nội dung hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập, chủ yếu từ năm 2005 trở lại đây trước các yêu
cầu do bối cảnh quốc tế mang lại. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những
thành công và hạn chế trong quá trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan, Đề tài

5


có thể góp phần đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả quá trình
hiện đại hóa cũng như giải quyết các vấn đề tồn tại trong ngành Hải quan.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đưa ra cơ sở lý luận và các nội dung hiện đại hóa Hải quan;
- Phân tích các yêu cầu từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với
công tác hiện đại hóa Hải quan.
- Tìm hiểu kinh nghiệm hiện đại hóa Hải quan của một số nước
- Đánh giá thực trạng quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, chủ
yếu từ năm 2005 trở lại đây, nhìn nhận rõ những thành công và hạn chế của
quá trình này;
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa hải quan và giải
quyết các tồn tại và hạn chế của Ngành .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiện đại
hóa Hải quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích quá

trình hiện đại hóa Hải quan từ năm 2005, thời điểm Luật sửa đổi bổ sung một
số điều Luật Hải quan có hiệu lực trở lại đây trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, trong đó chú trọng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể. Ngoài ra còn
sử dụng phương pháp của các bộ môn khoa học khác như phương pháp thống
kê, so sánh.

6


Việc kết hợp các phương pháp cho phép nhìn nhận vấn đề một cách
toàn diện, khách quan, biện chứng trong các mối quan hệ qua lại, gắn bó, tác
động với nhau trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhất định.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, luận văn cung cấp
được cơ sở lý luận về hiện đại hóa Hải quan cũng như những chỉ dẫn mang
tính lý luận cho quá trình này.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng
là tư liệu tham khảo phục vụ cho quá trình cải cách, phát triển, hiện đại hoá
Hải quan đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của đề tài được kết cấu làm ba chương, cụ thể:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để hiện đại hóa Hải quan trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2. Thực trạng quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam trong
những năm gần đây
Chương 3. Một số đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình hiện đại hóa Hải
quan Việt Nam

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. Cơ sở hiện đại hóa Hải quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế
giới thay đổi vô cùng nhanh chóng, diễn biến ngày càng phức tạp , khó lường,
khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, các thách thức an
ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt. Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó
có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, đồng
thời là trọng điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Quá trình toàn
cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ tác động sâu
rộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Xu hướng liên kết kinh tế,
thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng đa tầng nấc gia tăng, xuất hiện các hình
thức liên kết mới, các định chế tài chính – tiền tệ, các hiệp định kinh tế
thương mại đầu tư song phương, đa phương thế hệ mới, trong đó có việc
Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào cuối năm 2015.
Tự do hóa thương mại là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng trên mọi phương diện.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương ký kết ngày
càng nhiều với mức độ tự do hóa ngày càng sâu rộng, đặc biệt FTA thế hệ
mới dỡ bỏ gần 100% hàng rào thuế quan, tạo ra sự dịch chuyển sản xuất giữa

các quốc gia nhằm mục đích hưởng ưu đãi ở mức độ cao nhất, đồng thời lưu
thông hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ gia tăng nhanh chóng.
Song song với việc dỡ bỏ phần lớn hàng rào thuế quan, các nước tăng cường
bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước bằng các hàng rào kỹ thuật.
Tính chất liên kết toàn cầu có xu hướng tăng lên, dòng chảy của hàng
hoá, thông tin, công nghệ và con người ngày càng được mở rộng; các thị

8


trường ngày càng gắn kết chặt chẽ hơn và sự di chuyển của con người ngày
càng tự do hơn. Điều này khiến cho quản lý Hải quan tại biên giới có nhiều
rủi ro, phức tạp, đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi trong phương thức quản lý
của Hải quan.
Việt Nam đã và đang hội nhập quốc tế sâu, rộng, tham gia ký kết rất
nhiều các điều ước quốc tế, các hiệp định song phương và đa phương. Cụ thể:
- Trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): Có 16 hiệp định
liên quan đến các vấn đề về tự do thương mại như thuế quan và thương mại,
trị giá, hàng rào kỹ thuật thương mại, cấp phép nhập khẩu, sở hữu trí tuệ, đầu
tư, xuất xứ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, các biện pháp phòng vệ
thương mại ...
- Các điều ước quốc tế đa phương: Có 09 điều ước liên quan đến các lĩnh
vực: Hàng không dân dụng, ngoại giao lãnh sự, tạo thuận lợi giao thông hàng
hải, buôn bán động vật hoang dã, mua bán hàng hóa quốc tế, luật biển, kiểm
soát vận chuyển qua biên giới phế thài nguy hiểm.
- Các điều ước quốc tế khu vực ASEAN: Có 27 điều ước liên quan đến các
lĩnh vực như ưu đãi thuế quan cho khu vực mậu dịch tự do, hợp tác công
nghiệp, hải quan, tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh, hợp tác cửa khẩu, hợp
tác tiểu vùng sông Mê Kông, hiệp định khung về các ngành ưu tiên, Nghị
định thư về hội nhập các ngành công nghiệp, thực hiện Cơ chế Một cửa ...

- Các điều ước quốc tế song phương: có 50 điều ước giữa Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới chủ yếu là về hiệp định kinh tế thương mại, hiệp định và
nghị định thư về hải quan, thỏa thuận về hợp tác biên giới, bản ghi nhớ cấp
Chính phủ.
- Các hiệp định thương mại tư do (FTA): Đã ký kết 12 Hiệp định FTA và
đang đàm phán một số hiệp định FTA mới với nội dung quan trọng là mở cửa
thị trường hàng hóa thông qua thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong

9


hầu hết các FTA đã ký, mức độ tự do hóa trung bình khoảng 90% dòng thuế,
trừ Hiệp định ASEAN là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự do hóa gần
100% và Hiệp định TPP với mức độ tự do hóa sâu rộng 65% số dòng thuế sẽ
được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực và xóa gần 98% số dòng thuế sau
10 năm; các mặt hàng còn lại có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch
thuế quan. Mức độ tự do hóa cuối cùng trong các FTA dự kiến đạt khoảng
90 – 97% số dòng thuế với thuế suất về 0% vào cuối lộ trình cắt giảm (năm
2020 – 2021). Các FTA thế hệ mới với lộ trình giảm thuế dài hơn và mức
cam kết cắt giảm sâu như Hiệp định TPP kỳ vọng sẽ phần nào cân bằng tỷ
trọng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các đối tác, giúp các nước thúc đẩy phát
triển sản xuất, xuất khẩu đối với ngành hàng lợi thế của nước mình. Mặt
khác, các quy định chặt chẽ hơn về quy tắc xuất xứ của các FTA thế hệ mới
có thể sẽ là công cụ giúp đầu tư và sản xuất trong nước được tăng cường ở
một số ngành hàng.
- Trong khuôn khổ WCO: WCO khuyến nghị 07 mục tiêu chiến lược,
trong đó tập trung vào 4 trụ cột chính, bao gồm:
(i)

Thúc đẩy an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, bao

gồm cả việc đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan;

(ii)

Thúc đẩy công bằng, hiệu quả và đảm bảo hiệu quả nguồn thu;

(iii)

Bảo vệ an ninh, an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng;

(iv)

Tăng cường xây dựng năng lực.

Là thành viên của WCO từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia nhiều văn
kiện quốc tế quan trọng của tổ chức như Công ước Kyoto năm 1997, Công
ước về mã hóa và mô tả hàng hóa (Công ước HS) năm 1998, Công ước Kyoto
sửa đổi năm 2008 và tới đây có khả năng tham gia các công ước quốc tế như
Công ước về tạm quản hàng hóa (Công ước Istanbul), Công ước về hỗ trợ
hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan (Công ước Johanesburg) và Công

10


ước Container 1972 . Việc tham gia các văn kiện của WCO là cơ sở và động
lực để Hải quan Việt Nam thực hiện các chuẩn mực quốc tế về hải quan, đáp
ứng các yêu cầu hiện đại hóa Ngành.
Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
đã trở thành hiện thực vào cuối năm 2015 với bốn mục tiêu là:
(i) Xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất thông

qua các biện pháp dỡ bỏ các rào cản đối với sự lưu chuyển tự do của hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động kỹ năng cũng như tạo thuận lợi cho sự lưu
chuyển tự do hơn của dòng vốn, các biện pháp về các lĩnh vực ưu tiên hội
nhập.
(ii) Đưa ASEAN thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao
trên cơ sở thực thi chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở
hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử.
(iii) Phát triển kinh tế đồng đều thông qua thực hiện các biện pháp về
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, triển khai Sáng kiến Hội nhập ASEAN
nhằm giúp nhóm nước CLMV (Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam) nâng
cao năng lực.
(iv) Hội nhập hiệu quả cao vào nền kinh tế toàn cầu trên cơ sở tham gia
vào các Hiệp định thương mại tự do, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu.
Với bản chất AEC được hiểu như một khuôn khổ hội nhập kinh tế khu
vực với phạm vi ngày càng rộng và mức độ tự do hóa ngày càng sâu sắc hơn
giữa các nước thành viên ASEAN. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và
lao động có kỹ năng sẽ được lưu chuyển ngày càng tự do hơn giữa 10 nước
thành viên. AEC cũng là kết quả thực hiện sáng kiến hội nhập 12 ngành ưu
tiên trong ASEAN ( gồm 07 ngành hàng hóa là nông sản, thủy sản, điện tử, đồ

11


gỗ, cao su, ô tô, dệt may và 05 ngành dịch vụ là du lịch, y tế, vận tải hàng
không, công nghệ thông tin và hậu cần (logistics).
AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực bởi chủ trương của các
nước ASEAN là xây dựng AEC một cách tiệm tiến, liên tục. Thời điểm hình
thành AEC vào cuối năm 2015 chưa phải là điểm kết thúc của quá trình hội
nhập kinh tế ASEAN mà là một dấu mốc bắt đầu một chặng đường mới và là

sơ sở để ASEAN tiếp tục xây dựng AEC trong những năm tiếp theo. Về cơ
bản, tầm nhìn AEC giai đoạn 2016 – 2025 hướng tới xây dựng cộng đồng
kinh tế với các đặc trưng gồm: nền kinh tế hội nhập và gắn kết cao; ASEAN
năng động, cạnh tranh và đổi mới; ASEAN phát triển toàn diện, hướng về con
người và lấy con người là động lực phát triển; ASEAN hợp tác và hội nhập
toàn cầu.
Như vậy, để tạo ra khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), các
nước thành viên không chỉ sử dụng biện pháp cắt giảm thuế quan mà còn phải
bao gồm cả việc dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, thúc đẩy các biện pháp tạo
thuận lợi cho thương mại, đơn giản hoá các tiêu chuẩn và các biện pháp thực
hiện, đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan nhằm đảm bảo lưu
thông dòng chảy thương mại giữa các nước. Do vậy, hợp tác khu vực về các
vấn đề Hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy các mục tiêu
hội nhập kinh tế sâu hơn của ASEAN. Hầu hết các văn kiện hải quan của
ASEAN đều hướng tới những nội dung cam kết như:
- Nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, doanh nghiệp;
- Minh bạch hoá thông tin và các quy định pháp luật về hải quan;
- Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá thủ tục hải quan ở các nước, nâng cao
tính trách nhiệm của doanh nghiệp;
- Phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ Hải quan;

12


- Thống nhất áp dụng các quy tắc phân loại hàng hoá vì mục tiêu thu
thuế theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế;
- Thống nhất thực hiện các phương pháp xác định trị giá hải quan theo
các cam kết và quy định quốc tế;
- Áp dụng thống nhất các quy tắc xuất xứ hàng hoá theo các quy tắc và
thông lệ đã được xây dựng để tạo thuận lợi cho đầu tư và thương mại;

- Đơn giản hoá các thủ tục thông quan và giải phóng hàng trên cơ sở
các công ước và thông lệ quốc tế về thuận lợi hóa thương mại;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kiểm soát
hải quan với mục đích thông quan nhanh hàng hoá;
- Áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro để hiện đại hoá công tác kiểm
soát hải quan;
- Thiết lập hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thúc đẩy lưu thông
hàng hoá và phương tiện vận tải;
- Tăng cường hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa các cơ quan Hải quan để
ngăn chặn và đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu qua biên giới, các
tội phạm kinh tế có liên quan đến Hải quan, bảo vệ nguồn thu quốc gia, bảo
vệ cộng đồng và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Chia sẻ hơn nữa kinh nghiệm của các cơ quan Hải quan tiên tiến
nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Hải quan các nước trong khu vực
với nhau;
- Tăng cường các biện pháp thực thi các vấn đề có liên quan đến Hải quan
như bảo vệ an ninh cộng đồng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới;
- Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác với cộng đồng doanh nghiệp,
cộng đồng Hải quan quốc tế và các tổ chức quốc tế có liên quan.
Một trong những điểm nhấn trong ASEAN là việc thành lập Cơ chế
Một cửa ASEAN, với các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại như nhất

13


thể hóa và hài hòa các thủ tục hải quan, xúc tiến việc lưu chuyển tự do của
hàng hóa, và đó là một trong những phương thức chính để đạt được mục tiêu
tạo ra một thị trường thống nhất, phát triển mạng lưới sản xuất trong khu vực
và tăng cường năng lực của ASEAN với vị trí là một trung tâm sản xuất hoặc
là một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc thực hiện Cơ chế Một cửa ASEAN sẽ không chỉ thúc đẩy hài hòa
hóa các tiêu chuẩn và quy trình tuân thủ, bao gồm cải tiến các quy trình liên
quan đến quy tắc xuất xứ ưu đãi trong nội bộ ASEAN, mà còn có thể tạo
thuận lợi cho sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan hải quan, tính kết nối
và minh bạch của các thủ tục hải quan, chia sẻ thông tin nội bộ hải quan nhằm
cải thiện và hiện đại hóa việc quản lý rủi ro, cũng như các chương trình cụ thể
của ASEAN.
Được thiết lập nhằm đẩy nhanh thông quan hàng hóa, giảm thời gian và
chi phí giao dịch, cải thiện công tác thực thi tại cửa khẩu, Cơ chế Một cửa
ASEAN sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh thương mại, mà
còn tạo điều kiện cho sự tham gia của ASEAN vào chuỗi cung ứng khu vực
và toàn cầu - chìa khóa cho việc hiện thực hóa Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Cơ chế Một cửa quốc gia là điều kiện tiên quyết để thực hiện Cơ chế
Một cửa ASEAN và đóng một vai trò quan trọng để đạt được các mục tiêu tạo
thuận lợi thương mại của chính phủ qua việc giảm thời gian thông quan tại
biên giới.
Cơ chế Một cửa quốc gia cho phép xuất trình dữ liệu và thông tin một
lần; xử lý thông tin và dữ liệu một lần và đồng thời ra quyết định một lần cho
việc giải phóng và thông quan hàng hoá.
Tuy nhiên, dù các nước Thành viên ASEAN có chung một mục tiêu
trong việc thực hiện Cơ chế Một cửa quốc gia, nhưng yêu cầu quản lý của
từng nước lại rất khác nhau.

14


Mục tiêu của Cơ chế Một cửa ASEAN chỉ nhằm cung cấp một môi
trường để vận hành và liên thông Cơ chế Một cửa quốc gia.
Theo Cơ chế Một cửa ASEAN, các nước thành viên đã đồng ý thực
hiện một hình thức liên thông Cơ chế Một cửa tiên tiến, nghĩa là một cơ chế

tạo ra sự kết nối liền mạch hoàn toàn giữa các Cơ chế Một cửa quốc gia của
các nước thành viên.
Cơ chế này có thể tạo thuận lợi cho thương mại, giảm gánh nặng hành
chính cho thương nhân, tối ưu hóa nguồn nhân lực, ngân sách và tăng sức
cạnh tranh.
Việc thực hiện các Cơ chế Một cửa quốc gia và Cơ chế Một cửa
ASEAN tạo điều kiện cho việc cải tiến quy trình thủ tục, tăng cường sự phối
hợp chặt chẽ của các cơ quan chính phủ có liên quan và khu vực tư nhân. Nó
cũng nâng cao tính khả toán và minh bạch của các quy tắc thương mại, các
quy định và thủ tục liên quan.
Những lợi ích của việc thực hiện Cơ chế Một cửa ASEAN sẽ ngày càng
trở nên rõ ràng hơn trong những năm tới, khi các nước Thành viên ASEAN
thực hiện các chương trình tạo thuận lợi hơn cho thương mại và thực thi Cơ
chế Một cửa quốc gia của họ. Do vậy, thực hiện hiệu quả cơ chế Một cửa
quốc gia và cơ chế Một cửa ASEAN cũng chính là yêu cầu ASEAN đặt ra đối
với Hải quan các nước thành viên trong tiến trình cải cách và hiện đại hóa
Ngành. Hơn nữa, việc đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa hải quan trong khu
vực ASEAN cũng được coi là bước đệm cần thần thiết cho Hải quan Việt
Nam khi tiến tới thực thi các cam kết về hải quan trong RCEP, TPP và các
FTA thế hệ mới.
Trước sự phát triển nhanh chóng của thương mại đã đặt ra yêu cầu cho
các cơ quan hải quan phải đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh tốc độ thông quan
qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại những vẫn phải đảm bảo kiểm

15


soát chặt chẽ hoạt động thương mại bất hợp pháp trong bối cảnh đe dọa của
chủ nghĩa khủng bố, sự gia tăng của tội phạm có tổ chức và xuyên quốc gia,
buôn bán vũ khí, ma túy... Trong tình hình đó, Hải quan nhiều nước đã tiến

hành cải cách cơ bản phương thức quản lý và hoạt động truyền thống của
mình, cải cách mô hình tổ chức hải quan phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải cách, hiện đại hóa hải quan của một số
nước như Philippin, Hàn Quốc và Nhật Bản (Phụ lục 1 của Luận văn), các
nước tương đối tiêu biểu trong khu vực và Châu Á, ta có thể nhận thấy bài
học thành công của các nước này có thể gợi ý cho Hải quan Việt Nam trong
quá trình tham mưu, xây dựng chính sách. Đó là:
(i) Quyết tâm chính trị và sự hỗ trợ không ngừng và liên tục của cấp
lãnh đạo cao nhất là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công các mục
tiêu cải cách phát triển và hiện đại hoá.
(ii) Xây dựng một khuôn khổ pháp lý hải quan minh bạch, đơn giản đã
hỗ trợ việc tiến hành những thay đổi cần thiết để hiện đại hóa bộ máy hải
quan. Đơn giản hóa một cách đáng kể các chế độ thương mại và xóa bỏ phần
lớn các hình thức miễn thuế, hạn chế nhập khẩu, và các rào cản phi thuế quan
khác. Những bước đi này làm cho bộ máy hải quan trở nên đơn giản hơn, xóa
bỏ quan liêu và xóa bỏ cơ hội tham nhũng.
(iii) Xác định rõ ràng các mục tiêu và chiến lược nhằm xây dựng một
kế hoạch hành động thực tiễn có vai trò định hướng chương trình cải cách
theo đúng định hướng.
(iv) Cần có nguồn ngân sách đầy đủ dành cho chương trình cải cách
được phân bổ thông qua cơ chế tự thu xếp về tài chính và sử dụng nguồn hỗ
trợ từ bên ngoài.

16


(v) Quyết tâm thực hiện mục tiêu của quá trình chuyên nghiệp hóa đội
ngũ cán bộ hải quan thông qua và biện pháp xây dựng và quản lý nguồn nhân
lực, kể cả chính sách về tuyển dụng, phát triển và quản lý nhân sự hiệu quả.
(vi) Cần có sự tham gia của các Bộ, ngành chức năng cũng như các địa

phương vào thực hiện mục tiêu cải cách phát triển và hiện đại hoá; xã hội hoá
một số các hoạt động dịch vụ giúp cho quá trình thông quan được thực hiện
trôi chảy và đóng góp vào tính hiệu quả của hoạt động, giúp đạt được chất
lượng cao hơn trong việc triển khai các hệ thống và thủ tục cũng như toàn bộ
dịch vụ.
1.1.2. Bối cảnh trong nước
Định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 xác định
các mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế cho giai đoạn 10 năm, theo đó kinh
tế tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 78%/năm, kinh tế đối ngoại được đẩy mạnh. Dự báo đến năm 2020, kim ngạch
xuất nhập khẩu đạt 1.029.764 triệu USD, tăng 628,02% so với năm 2010; số
lượng hành khách đạt 20.380 nghìn lượt, tăng 63,09% so với năm 2010; số
lượng phương tiện xuất nhập cảnh đạt 1520 nghìn lượt, tăng 201,88% so với
2010; số lượng tờ khai hải quan đạt 19.757 nghìn tờ, tăng 389,7% so với
2010; số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu đạt
268.104 tăng 457,85% so với 2010 [ 36]
Giai đoạn 2016 – 2020 trong các nhiệm vụ của Đại hội XII của Đảng
đề ra, nhiều mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, an
toàn xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...sẽ được tổ chức
triển khai quyết liệt hướng về đích 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước
công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Cùng với đó là các hoạt động
thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ ngày càng đa dạng, phong phú, gia tăng

17


cả về số lượng và chất lượng, tác động trực tiếp đến nhiệm vụ của cơ quan
Hải quan.
Hội nhập nền kinh tế thế giới, quá trình toàn cầu hoá sâu sắc đã đưa
Việt Nam trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Thương mại, du
lịch, vận tải quốc tế, đầu tư nước ngoài ngày một gia tăng về khối lượng và đa

dạng về hình thức tạo ra áp lực về khối lượng công việc ngày một tăng đối với
cơ quan hải quan.
Cùng với sự phát triển của kinh tế quốc tế và giao lưu thương mại quốc
tế, Việt Nam đã và đang hình thành ngày một nhiều các khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao..., mở thêm và nâng cấp các cửa khẩu quốc tế,
thành lập mới nhiều khu kinh tế trọng điểm. Hệ thống các cảng biển, cảng
hàng không, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế cũng được quy hoạch lại,
phát triển về quy mô và số lượng. Sự phát triển này đã mở rộng địa bàn quản
lý của cơ quan hải quan.
Vấn đề an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng vẫn là nội dung quan
trọng, khi nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn đối mặt với nguy cơ phá
hoại của các phần tử phản động, cùng với đó là các nguy cơ về khủng bố quốc
tế đặt ra yêu cầu kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, kịp thời phát hiện và
ngăn chặn việc vận chuyển trái phép vũ khí, thiết bị, tài liệu, ngoại tệ... góp
phần chặn đứng các âm mưu phá hoại. Bên cạnh đó là việc xuất hiện ngày
một nhiều tội phạm kinh tế, tội phạm công nghệ cao có yếu tố quốc tế, với sự
hỗ trợ của khoa học công nghệ đã diễn ra ngày một tinh vi. Tính phức tạp
trong nghiệp vụ ngày càng cao dẫn đến yêu cầu cần phải có sự thay đổi, cải
tiến về mặt nghiệp vụ hải quan.
Trước sự phát triển của kinh tế, sự đòi hỏi của cộng đồng về đơn giản
hoá các thủ tục hành chính, Việt Nam cũng cam kết thực hiện cơ chế Một cửa
quốc gia, và tham gia cơ chế một cửa ASEAN, phải thực hiện các cam kết

18


trong khu vực đặt ra yêu cầu cấp thiết phải cải tiến phương thức làm việc góp
phần thúc đẩy nền kinh tế, và thương mại trong nước cũng như quốc tế.
Phân tích bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có thể thấy Hải quan
Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi và thách thức để tiến hành hiện

đại hóa.
Thuận lợi
- Việt Nam thuộc khu vực kinh tế năng động Đông Nam Á cùng với xu
hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đã tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển.
Hơn nữa, việc gia nhập các văn kiện quốc tế về hải quan của các tổ chức quốc
tế giúp Hải quan Việt Nam có cơ sở, cẩm nang để cải cách hướng tới một nền
Hải quan hiện đại, đạt các chuẩn mực của các nền hải quan tiên tiến trên thế
giới và khu vực.
- Việt Nam được đánh giá có môi trường chính trị và an ninh ổn định
tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài; tăng khả năng xuất khẩu, nhập khẩu
một cách hiệu quả, kết quả phát triển kinh tế và đầu tư nước ngoài tăng mạnh
tạo động lực cho chương trình cải cách, hiện đại hoá của Hải quan Việt Nam
hướng tới mục tiêu thủ tục hải quan phải đơn giản, thuận tiện, thống nhất phù
hợp với chuẩn mực của WCO, phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế tạo
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.
- Những tiến bộ về khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới cùng
nhiều bài học kinh nghiệm về quản lý hải quan hiện đại của các nước phát
triển; từ WCO và Hải quan các nước ASEAN đã mang đến những bài học về
sự thành công và động lực phát triển cho Hải quan Việt Nam.
Thách thức
- Sự phát triển của thương mại quốc tế ngày một tăng cả về nội dung và
hình thức. Hội nhập, toàn cầu hoá và các hiệp định tự do thương mại làm cho
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia tăng lên nhanh chóng.

19


×