Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Các Khóa Học Ngắn Hạn Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 62 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LƯƠNG ĐỨC NAM
PHẠM VĂN TỨ

Hà Nội – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁC KHÓA HỌC NGẮN
HẠN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn:

TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Sinh viên thực hiện:

LƯƠNG ĐỨC NAM
PHẠM VĂN TỨ

Hà Nội – 2014




LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
sự giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù là trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại Học đến nay, chúng em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến Thầy Cô ở Khoa Công Nghệ
Thông Tin – trường Đại Học Điện Lực đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, trong kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học
rất hữu ích đối với sinh viên ngành Công Nghệ Thông Tin. Đó là môn: “Thực tập tốt
nghiệp”.
Chúng em xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Thu Hà, cùng thầy giáo Đỗ
Đức Cường đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như
những buổi nói chuyện, thảo luận về môn học. Trong thời gian được học tập và thực
hành dưới sự hướng dẫn của thầy cô, chúng em không những thu được rất nhiều kiến
thức bổ ích, mà còn được truyền sự say mê và thích thú đối với bộ môn “Thực tập tốt
nghiệp”. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy cô thì chúng em nghĩ
đồ án này của chúng em rất khó có thể hoàn thành được.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bè bạn, đã luôn là nguồn động viên
to lớn, giúp chúng em vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đồ án.
Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thiện đồ án với tất cả sự nỗ lực, tuy nhiên đồ án
“Xây dựng hệ thống quản lý Các khóa học ngắn hạn tập đoàn Điện Lực Việt Nam”
chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự
quan tâm, thông cảm và những đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn để đồ án
này ngày càng hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cám ơn và luôn mong nhận được sự đóng
góp của mọi người.

Sau cùng, chúng em xin kính chúc các thầy cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin
dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền
đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


Trân trọng!

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2014
Sinh viên thực hiện:
Lương Đức Nam
Phạm Văn Tứ

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


NHẬN XÉT
(của giảng viên hướng dẫn)
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hà

Học vị: Tiến Sĩ.

Hiện công tác tại: Khoa Công Nghệ Thông Tin, trường Đại học Điện Lực.
Nhận hướng dẫn sinh viên: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ.
Thực hiện đồ án thực tập tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý các khóa học

ngắn hạn tập đoàn Điện Lực Việt Nam.
Ngành: Công nghệ phần mềm.

Hệ: Đại học chính quy.

Trong thời gian hướng dẫn sinh viên thực hiện đồ án thực tập tốt nghiệp, tôi có
một số ý kiến nhận xét như sau:
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

MỤC LỤC

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


DANH MỤC CÁC HÌNH

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
PHẦN TỬ MÔ
HÌNH

KÝ HIỆU

Ý NGHĨA

Biểu đồ USE CASE
Tác nhân
(Actor)

Một người / nhóm người hoặc một
thiết bị hoặc hệ thống tác động hoặc
thao tác đến chương trình.

Use-case
(“Ca” sử dụng)

Biểu diễn một chức năng xác định
của hệ thống
Use case này sử dụng lại chức năng
của use case kia

Mối quan hệ giữa
các use case

Use case này mở rộng từ use case

kia bằng cách thêm chức năng cụ thể
Use case này kế thừa các chức năng
từ use case kia
Biểu đồ LỚP

Lớp
(Class)

Biểu diễn tên lớp, thuộc tính, và
phương thức của lớp đó

Quan hệ kiểu kết
hợp

Biểu diễn quan hệ giữa hai lớp độc
lập, có liên quan đến nhau

Quan hệ hợp thành

Biểu diễn quan hệ bộ phận – tổng
thể

Quan hệ phụ thuộc

Các lớp phụ thuộc lẫn nhau trong
hoạt động của hệ thống
Biểu đồ TRẠNG THÁI
Biểu diễn trạng thái của đối tượng
trong vòng đời của đối tượng đó


Trạng thái
Trạng
đầu

thái

khởi

Khởi đầu vòng đời của đối tượng đó

Trạng thái kết thúc

Kết thúc vòng đời của đối tượng

Chuyển tiếp
(transition)

Chuyển từ trạng thái này sang trạng
thái khác

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


Biểu đồ TUẦN TỰ
Procedure
(Phương thức)

Là một phương thức của B mà đối

tượng A gọi thực hiện.

Message
(Thông điệp)

Là một thông báo mà B gửi cho A.
Biểu đồ HOẠT ĐỘNG
Mô tả hoạt động gồm tên hoạt động
và đặc tả của nó

Hoạt động
Trạng thái khởi
đầu
Trạng thái kết thúc
Thanh đồng bộ
ngang
Chuyển tiếp

Mô tả thanh đồng bộ ngang

Quyết định
Các luồng

Thành phần

Mô tả một lựa chọn điều kiện
Phân tách các lớp đối
Phân cách nhau bởi một đường kẻ
tượng khác nhau trong
dọc từ trên xuống dưới biểu đồ

biểu đồ hoạt động
Biểu đồ THÀNH PHẦN
Mô tả một thành phần của biểu đồ,
mỗi thành phần có thể chứa nhiều
lớp hoặc nhiều chương trình con

Mối quan hệ phụ
thuộc giữa các
thành phần

Mỗi quan hệ giữa các thành
phần(nếu có)
Biểu đồ TRIỂN KHAI

Các node
(các thiết bị)

Biểu diễn các thành phần không có
bộ vi xử lý

Các bộ xử lý

Biểu diễn các thành phần có bộ vi
xử lý

Liên kết
truyền thông
TCP/IP

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà


Giao thức truyền thông TCP/IP
thông qua kết nói mạng LAN

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Từ viết tắt
562/QĐ-TTg
14/CP
205/2013/NĐ-CP
EVN
CBCNVC
CMND
CSDL

Ý nghĩa
Quyết định số 562 của Thủ Tướng chính phủ
Số 14 của chính phủ
Nghị định số 205/2013 của Chính phủ

Viet Nam Electricity
Cán bộ công nhân viên chức
Chứng minh nhân dân
Cơ sở dữ liệu

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Công Nghệ Thông Tin là một ngành rất phát triển trong xã hội. Nó
được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau và đạt được hiệu
quả cao trong cuộc sống. Tin học hóa được xem như một trong những yếu tố mang
tính quyết định trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, xã hội, khoa học, giáo dục,…
Ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra các bước
đột phá.
Công việc quản lý là việc phổ biến và khá quan trọng trong xã hội hiện nay.Vì
vậy chất lượng quản lý và giảm thiểu chi phí là mục tiêu cho các nhà quản lý.
Để đạt mục tiêu đó, việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý đã trở nên
khá phổ biến.Với một phần mềm quản lý cơ bản, nguồn nhân lực được giảm thiểu tối
đa, tiết kiệm về kinh tế, bên cạnh đó tính chính xác cũng được đảm bảo hơn, dễ dàng
trong việc quản lý.
Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trường Đại học Điện lực đã tổ chức và quản lý công tác đào tạo bồi
dưỡng cho hàng trăm khóa học ngắn hạn cho các cán bộ, công chức thuộc EVN. Quy
mô đào tạo, tuyển sinh và số lượng học viên ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê
năm 2013, số khóa học: 25, số học viên: 2349, với nhiều chuyên đề và nhiều đơn vị
thuộc EVN.
Nên việc xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức luôn là

vấn đề được các cơ quan, các bộ, các ngành chú trọng quan tâm để nhằm nâng cao
năng lực, trình độ chuyên môn làm việc (Nghị định 18/2010/NĐ-CP và thông tư
07/2006/TT-BNV ).
Với hệ thống quản lý cũ chủ yếu phụ thuộc vào sổ sách giấy tờ, cũng có quản lý
bằng excel. Do lưu lượng học viên ngắn hạn ngày càng đông, gặp nhiều khó khan
trong công tác quản lý như:
-

Khó khăn trong quản lý các khóa học, lưu trữ, tìm kiếm
Khó khăn trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại.
Khó khăn trong lập các kế hoạch đào tạo.
Khó khăn trong việc phân loại kế hoạch đào tạo cho từng loại công chức
trong từng năm.
Khó khăn trong những quy trình báo cáo, thống kê, lập lịch, lập biểu,…
Chưa có những hỗ trợ về nhắc nhở đào tạo lại, đào tạo mới.


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


Với mong muốn tối ưu hóa hệ thống quản lý, giảm bớt các khó khan bằng việc
quản lý sổ sách, tăng hiệu quả làm việc, hệ thống quản lý Các khóa học ngắn hạn cần
được xây dựng lại và áp dụng tin học hóa vào công tác quản lý.
Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý Các khóa học ngắn hạn tập đoàn
Điện Lực Việt Nam”.
Đối tượng nghiên cứu: Các công tác quản lý trong hệ thống quản lý các khóa
học ngắn hạn cũ.
Phạm vi nghiên cứu: khảo sát thực tế tại tập đoàn Điện Lực Viện Nam.

Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát áp dụng:
 Phỏng vấn.
 Tài liệu.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Mục đích để chứng minh từng luận điểm của
đề tài có tính thuyết phục hơn.
Phương pháp mô hình hóa hệ thống theo hướng đối tượng:
 Hình dung hệ thống thực tế hay theo mong muốn của chúng ta.
 Chỉ rõ cấu trúc hoặc ứng xử của hệ thống.
 Tạo khuôn mẫu hướng dẫn nhà phát triển trong suốt quá trình xây dựng hệ
thống.
 Ghi lại các quyết định của nhà phát triển để sử dụng sau này.
 Làm công cụ cho phép mọi thành viên phát triển dự án có thể hiểu và làm
việc với nhau.
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Lời mở đầu: nêu rõ mục đích, ý nghĩa khi chọn đề tài.
Chương 1: Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án.
o Khảo sát hiện trạng.
o Giới thiệu về tập đoàn Điện Lực.
o Xác lập dự án.
Chương 2: Phân tích, thiết kế hệ thống.
o
o
o
o

Đặc tả yêu cầu của phần mềm
Các chức năng hệ thống
Các mô hình nghiệp vụ
Các mô hình dữ liệu


GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


o Thiết kế CSDL.
Chương 3: Chương trình.
o Giao diện chương trình.
Kết luận: Kết quả đạt được và phương hướng phát triển.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


13

CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÁC LẬP DỰ ÁN
1.1. Khảo sát hiện trạng
Đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý Các khóa học ngắn hạn tập đoàn Điện Lực
Việt Nam”.
1.1.1. Mục đích khảo sát hiện trạng
Chúng ta xây dựng hệ thống mới nhằm mục đích thay thế hệ thống cũ đã có phần
không phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Việc khảo sát nhằm để:
-

Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn, môi trường hoạt động của hệ thống.
Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và cung cách hoạt động của hệ thống.


Chỉ ra những chỗ hợp lý của hệ thống, cần được kế thừa và các chỗ bất hợp lý
của hệ thống, cần nghiên cứu khắc phục.
1.1.2. Nội dung khảo sát và đánh giá hiện trạng
Tìm hiểu môi trường đào tạo, nghiên cứu cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý
Các khóa học.
Nghiên cứu công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng đối tượng trong hệ thống,
sự phân cấp quyền hạn.
Thu thập và nghiên cứu các hồ sơ sổ sách, các tệp cùng với các phương thức xử
lý các thông tin trong công ty.
Thống kê các phương tiện và tài nguyên đã và có thể sử dụng.
Thu thập các đòi hỏi về thông tin, các ý kiến phê phán, phàn nàn về hiện trạng,
các dự đoán, nguyện vọng và kế hoạch tương lai.
Đánh giá, phê phán hiện trạng và đề xuất hướng giải quyết.
Lập hồ sơ tổng hợp về hiện trạng.
1.1.3. Tổng quan về tập đoàn Điện Lực
1.1.3.1. Giới thiệu tổng quan
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐTTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc
Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số
14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra
Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


14
Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐTTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐCP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có

hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014) với một số nội dung chính như:
Tên gọi:
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.
- Tên gọi tắt: EVN.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Hình 1.1.3.1.1: Đường dây 500kV Bắc – Nam mạch 2.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất,
truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống
sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất
nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành,
sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


15
hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí
nghiệm điện.
Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất
điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công
ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC),
Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội
(EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVN HCMC). Phụ trách
lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty
Truyền tải điện quốc gia (NPT), được thành lập trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty truyền

tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự án (Ban quản lý dự án các công
trình điện miền Bắc, Trung, Nam).
Địa chỉ liên hệ:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
-

Trụ sở chính: Số 18 phố Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận
Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Địa chỉ nhận văn bản: Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (+844)66946789.
Fax: (+844)66946666.
Website:

Nhân lực:
Hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt nam có:
-

Đội ngũ cán bộ công chức tập đoàn: 100,000.
Công nhân: 38%.
Đại học : 32%.
Sau đại học : 1%.
Cao đẳng, TC: 24%.
Các trình độ khác: 5%.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ



16

Hình 1.1.3.1.2: Cơ cấu trình độ và số lượng đội ngũ CBCNVC của EVN từ 2001 đến
2012.
Bộ máy tổ chức:

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


17

Hình 1.1.3.1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành EVN.
1.1.3.2. Mô tả bài toán
Khi trên tập đoàn cần đào tạo cán bộ về một bộ phận nào đó, tập đoàn sẽ chọn ra
trong danh sách cán bộ của tập đoàn với số lượng đáp ứng yêu cầu cử đi đào tạo. Các
học viên được chọn ra cần đáp ứng một số yêu cầu về trình độ tùy theo lĩnh vực đào
tạo. Sau đó danh sách học viên được gửi về trường Đại học Điện Lực để đào tạo.
Khi các khóa học được mở, trường Đại học Điện Lực sẽ yêu cầu các khoa phân
công các giảng viên giảng dạy. Các khoa thông báo lịch giảng dạy, giờ dạy, địa điểm
cụ thể đến các giảng viên được phân công. Sau khi hoàn thành công việc phân công
giảng dạy, các khoa sẽ lập một thời khóa biểu cụ thể cho các giảng viên trong toàn bộ
thời gian khóa học diễn ra. Quá trình học tập của học viên được tổng hợp lại để đánh
giá kết quả.
Học viên được quản lý dưới dạng các files excel. Các thông tin học viên chứa: Số
hiệu, Họ và tên, Năm sinh, Giới tính, chức vụ/ chức danh, phòng ban, ngày sinh, dân
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ



18
tộc, bậc lương, hệ số lương, CMND, trình độ, trình độ văn hóa, học hàm, học vị,
ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo,…

Hình 1.1.3.2.1: Danh sách học viên.
Các thống kê về danh sách khóa học, danh sách học viên, bảng điểm, môn học,
giáo viên tham gia giảng dạy,… được tổng hợp lại theo từng khóa học, sau đó được
gửi lên tập đoàn.
1.1.3.3. Đánh giá hiện trạng
Sau khi khảo sát và tìm hiểu hệ thống quản lý khóa học ngắn hạn, thấy được
những mặt ưu điểm, nhược điểm.
Ưu điểm
-

Chi phí thấp.

-

Không đòi hỏi nhiều về trình độ tin học.

Nhược điểm
Các quy trình, thủ tục đươc thao tác trên sổ sách, Word và Excel. Và hơn nữa, do
lưu lượng học viên ngắn hạn đông:
-

Thiếu phương tiện quản lý.

-


Khối lượng giấy tờ sử dụng và lưu trữ nhiều.

-

Thông tin quản lý không đa dạng, khả năng bảo mật thấp.

-

Tốn nhiều thời gian cho công tác quản lý, tổng hợp báo cáo thống kê.

-

Khó khăn trong quản lý các khóa học, lưu trữ, tìm kiếm.

-

Khó khăn trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại.

-

Khó khăn trong lập các kế hoạch đào tạo

-

Khó khăn trong việc phân loại kế hoạch đào tạo cho từng loại công chức trong
từng năm.

-


Khó khăn trong những quy trình báo cáo, thống kê, lập lịch, lập biểu,..

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


19
-

Chưa có những hỗ trợ về nhắc nhở đào tạo lại, đào tạo mới.

-

Tốn nhiều nhân lực, sức người.

-

Một số vấn đề nảy sinh:

-



Sắp xếp các khóa học không phù hợp với trình độ chuyên môn.



Sắp xếp các khóa học không phù hợp với công việc hiện tại.




Bố trí cán bộ đi học bị trùng: Cán bộ tham gia từ hai khóa học trở lên với
cùng một chuyên đề.

Các phần mềm hiện tại:

-



Không phù hợp với yêu cầu và quy trình quản lý.



Giá thành cao.



Khó trong việc nâng cấp, sửa chữa, cập nhật phiên bản.



Với hệ thống quản lý như trên thì tập đoàn sẽ gặp nhiều khó khăn trong công
việc. Từ đó đặt ra một bài toán cho tập đoàn làm sao để tăng năng suất làm việc, giảm
thời gian, tăng hiệu quả, giảm bớt nhân công. Việc nâng cấp hệ thống quản lý là vô
cùng thiết thực và cấp bách.
1.2. Xác lập dự án
1.2.1. Mục tiêu
Để khắc phục những nhược điểm trên thì việc ứng dụng tin học vào lĩnh vực

quản lý khóa học ngắn hạn, nhằm:
-

Mang lại lợi ích nghiệp vụ: tăng khả năng xử lý, đáp ứng yêu cầu, tin cậy,
chính xác, an toàn, bảo mật.
Mang lại lợi ích kinh tế: giảm thiểu khối lượng thời gian cho việc quản lý
khóa học, tăng hiệu suất làm việc…
Mang lại lợi ích sử dụng: thuận tiện, nhanh chóng, chính xác.
Nâng cao hiệu quả làm việc.

1.2.2. Khái quát hệ thống mới
Hệ thống quản lý các khóa học ngắn hạn được chia ra làm 3 phần chính: Admin,
Profile trang cá nhân ( của học viên, giảng viên), trang chủ tin tức.
Admin:
- Quản lý học viên:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

o Ngoại ngữ.
SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


20
o Danh sách học viên.
o Điểm danh.
- Quản lý giảng viên:
o Danh sách giảng viên.
o Đánh giá.
- Quản lý khóa học – lớp:
o Khóa học.
o Lớp.

o Phân lớp.
o Thời khóa biểu.
o Môn học.
o Tạo công việc.
o Gửi tài liệu.
- Quản lý dữ liệu:
o Chuyên môn.
o Học vấn.
o Ngành.
o Đơn vị.
o Chức vụ.
o Bằng cấp.
Profile
- Học viên:
o Thông tin học viên.
o Bảng điểm học viên.
o Thông tin Giảng viên
trong khóa học.
o Thời khóa biểu.
o Thông báo học viên.
o Thông tin khóa học tham
gia.
o Tài liệu học tập.
o Đánh giá giảng viên.
o Chat.
Trang chủ tin tức:
- Giới thiệu.
- Tin tức và sự kiện.
1.2.3. Yêu cầu hệ thống


-

-

-

-

-

-

o Phòng ban.
o Phòng học.
o Cấp.
o Dân tộc.
o Lương.
o Đào tạo.
Quản lý tin tức và thông báo.
Tin nhắn.
Tìm kiếm:
o Học viên.
o Giảng viên.
o Khóa học.
Thống kê:
o Học viên.
o Giảng viên.
o Khóa học.
o Đơn vị tham gia.
Quản lý hệ thống:

o Người dùng.
o Phân quyền.
Giảng viên:
o Thông tin cá nhân.
o Bảng điểm học viên.
o Thông báo giảng viên.
o Thông tin cá nhân.
o Lịch giảng dạy.
o Gửi tài liệu học viên.
o Thông báo công việc cần
giải quyết.
o Chat.
Đơn vị:
o Quản lý các đơn vị tham
gia.
Khóa học.
Liên hệ.

Với mục đích nâng cao hiệu quả cho công việc quản lý khóa học, hệ thống phải
đảm bảo những yêu cầu sau:
-

Thực hiện tốt các chức năng hiện hành.
Hệ thống phải dễ sử dụng, truy cập dữ liệu nhanh chóng và chính xác, thao
tác đơn giản.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ



21
-

Tao được các khóa học theo các tiêu chí tập đoàn đề ra.
Giao diện thân thiện, khoa học.
Tìm kiếm, thống kê nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu.
Có đầy đủ các tính năng của một chương trình quản lý.

1.2.4. Thành viên tham gia dự án

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT

Thành viên

Công việc

1

Nguyễn Hữu Chu

Trang cá nhân của học viên, giảng viên, đơn vị; phân
quyền hệ thống; quản lý điểm

2

Nguyễn Đức Long

Trang chủ; Hệ thống nhắn tin; quản lý khóa học; hệ

thống nhắc nhở

4

Lương Đức Nam

Quản lý Học viên; Quản lý Dữ liệu; Tìm kiếm; Thông


5

Phạm Văn Tứ

Trang Admin; Hệ thống chat; quản lý giảng viên; quản
lý tin tức

1.2.5. Công nghệ sử dụng
Xây dựng hệ thống quản lý trên nền công nghệ .Net (Visual studio 2013), CSDL
hệ quản trị SQL server (SQL server 2008).
Hệ thống gửi tin nhắn sử dụng công nghệ GCM kết hợp với lập trình Android để
xây dựng lên tổng đài gửi tin nhắn.
Hệ thống chat sử dụng thư viện ASP.Net SignalR để xây dựng lên hệ thống chat.
1.2.6. Ước tính chi phí
STT

Danh mục đơn giá

Đơn vị

Đơn giá


Số
lượng

Thành tiền

1

Khảo sát chức năng sản Chức
xuất phần mềm
năng

2,594,087

3

7,782,261

2

Phân tích chức năng sản Chức
xuất phần mềm
năng

4,404,449

3

13,213,347


3

Thiết kế form sản xuất Form
phần mềm

920,616

42

38,665,872

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ


22
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

Thiết kế bảng sản xuất

phần mềm
Thiết kế hàm sản xuất
phần mềm
Thiết kế báo cáo sản xuất
phần mềm
Lập trình form sản xuất
phần mềm
Lập trình hàm sản xuất
phần mềm
Lập trình báo cáo sản xuất
phần mềm
Tích hợp hệ thống sản xuất
phần mềm
Xây dựng bộ cài đặt sản
xuất phần mềm
Chạy thử chương trình trên
một hệ thống mô phỏng
sản xuất phần mềm

Bảng

360,876

37

33,381,030

Hàm

1,407,976


64

90,110,464

Báo
cáo
Form

1,096,529

28

30,702,812

1,277,613

42

53,659,746

Hàm

2,317,698

64

148,332,672

Báo

cáo
Chươn
g trình
Chươn
g trình
Chươn
g trình

1,009,504

28

28,266,112

6,608,890

2

13,217,780

2,931,185

5

14,655,925

Thuê server ( 1 năm)

Chươn
g trình


71,000,000

5,017,959

-

Chi phí phần mềm: 561,052,673 VNĐ.

-

Chi phí lắp đặt và bảo trì sửa chữa: 50.000.000 VNĐ.

18,064,652.40

1

71,000,000

 Tổng ước lượng chi phí đầu tư: 611,052,673 VNĐ.
1.3. Kết luận Chương 1
Trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu về bài toán quản lý trên thực tế, nắm
được hiện trạng bài toán và các giải pháp, hướng xây dựng, phát triển hệ thống nhằm
đáp ứng được các yêu cầu quản lý của bài toán. Trong báo cáo này, chúng ta sẽ tập
trung vào phân tích thiết kế cho hệ thống theo phương pháp hướng đối tượng.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

SVTH: Lương Đức Nam, Phạm Văn Tứ



CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1. Mô tả hệ thống
Hệ thống quản lý các khóa học ngắn hạn là một hệ thống giúp cho việc quản lý
các khóa học ngắn hạn chuyên đào tạo cán bộ của tập đoàn Điện Lực. Các cán bộ được
trường Đại học Điện Lực đào tạo. Với hệ thống mới này giúp cho việc quản lý trở lên
dễ dàng hơn, quản lý được tốt với số lượng cán bộ, số lượng khóa học lớn.
2.2. Sơ đồ tổng quan các chức năng chính của hệ thống
2.2.1. Biểu đồ Use case tổng quan

Hình 2.2.1.1.1: Biểu đồ Use case tổng quan.
Qua biểu đồ Use case tổng quan ta có thể nhìn thấy được khái quát các chức năng
chính của hệ thống như quản lý khóa học, quản lý học viên, quản lý giảng viên,…
dưới sự tác động của các tác nhân tham giam hệ thống: quản trị hệ thống, người quản
lý, quản lý cấp cao, học viên, giảng viên.


Hình 2.2.1.1.2: Biểu đồ quan hệ Actor.
Người sử dụng tham gia vào hệ thống gồm: quản trị hệ thống, quản lý cấp cao,
người quản lý, giảng viên, học viên
2.2.2. Biểu đồ phân rã Use case
2.2.2.1. Quản lý học viên

Hình 2.2.2.1.1: Quản lý học viên.


2.2.2.2. Quản lý giảng viên

Hình 2.2.2.2.1: Quản lý giảng viên.
2.2.2.3. Quản lý khóa học


Hình 2.2.2.3.1: Quản lý khóa học.


×