Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI (thực tế tại Trung tâm khuyết tật TDRD)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.33 KB, 24 trang )

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(TRƯỜNG HỢP ĐI THỰC TẾ TẠI TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT DRD)

Thực hiện: lớp 14XH01


Nội dung trình bày




Một số nét về người khuyết tật




Các hoạt động của DRD

Một số luật, văn bản dưới luật và các chính sách dành cho người khuyết tật và
các chính sách có liên quan
Kết luận


Mục tiêu



Nắm rõ được các chính sách dành cho người khuyết tật và các chính sách có liên
quan;




Hiểu được mức độ thực thi của chính sách và kết quả đạt được


Một số nét về người khuyết tật




Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh
thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các
hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Theo DDA (Disability Discrimination Act – Đạo
luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành)




Còn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with
Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về
thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động
quan trọng trong cuộc sống.




Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận
động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những
khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh
tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu

chứng hoặc không có triệu chứng)


Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới

impairment

handicap

disability


Cụ thể như sau
Khiếm





Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở
thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc
sống giống như thành viên khác (DPI, 1982)
Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các
tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.







Thống kê của Chính phủ cho thấy ở Việt Nam có trên 5 triệu người khuyết tật, chiếm
6,3% tổng dân số.
Theo giới tính thì, 63,5% người khuyết tật là nam giới và chỉ có 36,5% là nữ, các con
số thống kê khác mới hơn ở 4 tỉnh Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai cho
kết quả tương tự trong đó nam giới vẫn chiếm nhiều hơn với con số xoay quanh
khoảng 60%.
(theo />
Theo thống kê năm 2011, Việt Nam có khoảng 6.1 triệu người khuyết tật, tương
đương 7.8% dân số




Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Năng lực Người khuyết tật, gọi tắt là Trung
tâm Khuyết tật và Phát triển, (tiếng Anh: Disability Research &
Capacity Development, viết tắt: DRD)



Là một tổ chức xã hội của người khuyết tật và hoạt động vì người khuyết tật tại
Việt Nam.




Mạng lưới

DRD đã xây dựng và phát triển mạng lưới các tổ chức người khuyết tật trong và
ngoài nước, thiết lập mạng lưới phụ huynh của các trẻ khuyết tật, các tổ chức
công tác xã hội,...




Nhà tài trợ

DRD đã và đang nhận được các nguồn tài trợ từ nhiều tổ chức trong suốt thời gian
qua như Quỹ Ford (the Ford Foundation), Quỹ hỗ trợ phát triển Quốc tế Ireland
(Irish Aid),Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ (the American Chamber of Commerce),
cơ quan phát triển Quốc tế Úc châu (the Australian Agency for International
Development), quỹ Nippon (the Nippon Foundation), và tổ chức Atlantic
Philanthropies.


Các hoạt động của DRD:

 Chương trình sống độc lập
 Tập huấn và xây dựng năng lực
 Vận động biện hộ
 Hội quán Đời Rất Đẹp
 Học bổng người bạn đồng hành
 Giới thiệu việc làm
 Chương trình xe 3 bánh cho NKT


Chương trình sống độc lập



Dự án hướng đến hỗ trợ người khuyết tật nặng sống độc lập, có được sự lựa
chọn về cách sống và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trong năm đầu

thí điểm, dự án hướng đến hỗ trợ 10 sinh viên đạt được mục tiêu sống độc lập
của mình; tổ chức các hoạt động ngoại khóa; cung cấp tập huấn và tư vấn kỹ
năng sống độc lập cho các cá nhân đang cần.


Tập huấn và xây dựng năng lực



DRD cung cấp tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức người khuyết tật tại
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam để hỗ trợ họ trong các lĩnh
vực chính như quản lý tổ chức, lãnh đạo và tự vận động biện hộ. Năm vừa qua,
369 người đã được hưởng lợi từ dự án. DRD lên kế hoạch cung cấp 10 buổi tập
huấn mỗi năm để có thể tiếp cận ít nhất 400 người trong các tổ chức trong mạng
lưới.


Hội quán Đời Rất Đẹp



Hội quán là một phần mở rộng tự nhiên trong các hoạt động của DRD, là nơi để
người khuyết tật và các cá nhân khác gặp gỡ, chia sẻ ý tưởng và tham gia vào các
hoạt động trên cơ sở bình đẳng cơ hội và hỗ trợ lẫn nhau. Các đêm nhạc do các
nghệ sĩ khuyết tật và không khuyết tật biểu diễn được tổ chức thu hút một lượng
khán giả thường xuyên với trên 50 người.


Học bổng người bạn đồng hành




Chương trình học bổng cung cấp hỗ trợ tài chính để các sinh viên khuyết tật
trang trải học phí và các khóa tập huận kỹ năng sống giúp các em nhận học bổng
có thể hoàn thành giấc mơ tốt nghiệp đại học của mình. DRD đang đồng hành
cùng 22 bạn sinh viên và đã cung cấp được 18 suất học bổng. DRD đang thực
hiện kế hoạch với hy vọng có thể hỗ trợ cho 100 sinh viên khuyết tật mỗi năm


Giới thiệu việc làm



Tìm được một công việc chất lượng tốt cho người khuyết tật là phần chủ đạo
trong hoạt động của DRD. DRD tập huấn, tư vấn và tìm việc cho các thành viên
tham gia. Năm 2009, DRD đã hỗ trợ cho 79 ứng viên tìm việc và tìm được 24 việc
làm cho họ. Trong hoạt động này, mục tiêu của DRD là hướng nghiệp, giới thiệu
và giúp duy trì việc làm cho 100 người mỗi năm.


Chương trình xe 3 bánh cho NKT



Dịch vụ xe 3 bánh hỗ trợ cho NKT trong di chuyển. NKT được tự sử dụng xe hoặc
được hỗ trợ cả người chở. Hiện nay DRD có 10 chiếc xe 3 bánh, cố gắng hỗ trợ
cho NKT trong toàn thành phố tất cả khả năng có thể.


Mô hình hỗ trơ






Mô hình từ thiện: Là không biết họ có thật sự cần hay không, có phát triển được
hay không… cứ mang vật chất đến trao, cứ cho đi.
Hiểu như là mình trao cho họ cả cần câu lẫn con cá, chứ không trao cần câu rồi
để họ vươn lên. Nó trái ngược với nghĩa “Công tác xã hội”
Là mô hình không bền vững, không thực hiện lâu dài được, chỉ nên sử dụng
trong lúc cấp bách.





Mô hình y học của khuyết tật: theo đó khuyết tật là tình trạng suy giảm thể chất,
tinh thần của một cá nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân
đó. Như vậy việc chữa trị hoặc kiểm soát khuyết tật đồng nghĩa với việc xác định,
tìm hiểu, cũng như tác động lên khuyết tật.
Do đó nếu Chính phủ, khu vực tư nhân và toàn xã hội đầu tư cho việc chăm sóc
sức khoẻ và các dịch vụ có liên quan để chữa trị các khuyết tật về mặt y học sẽ
giúp người khuyết tật có một cuộc sống bình thường





Mô hình xã hội của khuyết tật: theo đó những rào cản và định kiến của xã hội dù
là có chủ ý hay vô ý là những nguyên nhân chính xác định ai là người khuyết tật

và ai không là người khuyết tật.
Mô hình này cho rằng một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ
hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so
với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đến các khó
khăn nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và có suy nghĩ, ứng
xử tích cực




Mô hình xã hội nhấn mạnh tới sự bình đẳng và chú trọng đến những thay đổi cần
thiết của xã hội.



Đây là mô hình tốn khá nhiều thời gian, phải thực hiện từ từ, một cách lâu dài.



×