Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HUY ĐỘNG vốn CHO PHÁT TRIỂN kết cấu hạ TẦNG TỈNH hủa PHĂN, CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.74 KB, 103 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cộng hòa dân chủ nhân dân
Đảng nhân dân cách mạng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chữ viết tắt
CNH, HĐH
CHDCND
ĐNDCM
FDI

Huy động vốn

HĐV

Hệ thống công nghệ thông tin

ICT

Kinh tế - xã hội
Kết cấu hạ tầng kinh tế

KT-XH
KCHTKT

Kết cấu hạ tầng

KCHT



Ủy Ban nhân dân

UBND

Vốn viện trợ phát triển chính thức

ODA

Xây dựng, chuyển giao

BT

Xây dựng, kinh doanh, chuyển giao

BOT


MỤC LỤC
Trang
3

MỞ ĐẦU

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT
TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ Ở TỈNH HỦA
PHĂN, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LAO
1.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế và vốn phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế
1.2. Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến huy

động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh
Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Chương 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ Ở TỈNH HỦA PHĂN,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LAO
2.1. Thành tựu, hạn chế về huy động vốn cho phát triển kết cấu

10
10

19

31

hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân
2.2.

Chương 3.

3.1.

3.2.

Lào trong thời gian qua
Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra
từ thực trạng huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ
hầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào thời gian qua
QUAN ĐIỂM VA GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY
ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ

TẦNG KINH TẾ Ở TỈNH HỦA PHĂN, CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LAO
Quan điểm cơ bản tăng cường huy động vốn cho phát
triển kết cấu hạ hầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào
Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường huy động
vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa
Phăn thời gian tới

KẾT LUẬN
DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

31

43

54

54

66
84
86
94

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kết cấu hạ tầng kinh tế có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng
để phát triển nền kinh tế quốc dân bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo
an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi
trường sinh thái của đất nước. Do đó, vấn đề KCHTKT luôn được Đảng và Nhà
nước Lào quan tâm, coi đó không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn là nhiệm vụ
chính trị - xã hội có ý nghĩa chiến lược cả trước mắt và lâu dài.
Từ vị trí, vai trò quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế, Nghị quyết Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của ĐNDCM Lào xác định: “Đẩy mạnh
công tác xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cùng với sự thực
hiện cơ chế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước làm cơ sở cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [31, tr. 109]. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội
VIII, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐNDCM Lào cũng khẳng
định “Tiếp tục kiên định sự phát triển kinh tế làm trung tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, chuyển sản xuất kinh tế
tự nhiên sang sản xuất hàng hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng
xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện” [32, tr. 29].
Kết cấu hạ tầng kinh tế là một bộ phận cấu thành kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chủ trương phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, đáp ứng yêu
cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện
lịch sử mới. Phát triển KCHTKT sẽ làm thay đổi cơ bản toàn diện đời sống
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông
thôn, giữa đồng bằng và miền núi; giữa phát triển công nghiệp và phát triển

3



nông nghiệp. Tuy nhiên, đặc thù của phát triển KCHTKT là chi phí rất tốn
kém, nên để thực hiện vấn đề này, cần huy động mọi nguồn lực, trong đó vốn
là một trong những nguồn lực quan trọng.
Tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một tỉnh nằm ở phía
Bắc Lào, trong vùng kinh tế trọng điểm sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, song
hiện tại hệ thống KCHTKT trên địa bàn Tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong tình hình mới. Tình hình đó đòi
hỏi tỉnh Hủa Phăn phải đẩy nhanh phát triển hệ thống KCHTKT. Nhận thức được
vấn đề này, trong thời gian qua, tỉnh Hủa Phăn thực hiện chính sách huy động
vốn năng động, phù hợp, nên đã huy động được nhiều nguồn vốn của địa
phương, trong nước và ngoài nước cho phát triển KCHTKT của Tỉnh. Tuy
nhiên, lượng vốn huy động được vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế. Để có một hệ thống KCHTKT hiện đại, phục vụ đắc lực nhiệm vụ
CNH, HĐH gắn với xây dựng nền kinh tế mới và hội nhập kinh tế quốc tế, thì
vấn đề huy động vốn cho phát triển KCHTKT ở tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào
hiện nay lại càng có ý nghĩa quan trọng và đặt ra rất cấp thiết.
Với những lý do trên, vấn đề “Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” được tác giả
lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vốn và huy động vốn là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở CHDCND Lào nói chung và đối với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nói
riêng. Trong thời gian qua vấn đề huy động vốn cho lĩnh vực phát triển này được
nhiều tác giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, trong đó nổi lên một
số công trình khoa học tiêu biểu là:
* Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến
đề tài luận văn ở Lào:

4



Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1988), “Chính sách về kết cấu hạ tầng kinh tế trong
đổi mới”, tác phẩm tuyển chọn, tập III, Nxb CTQG, Viêng Chăn. Cuốn sách đã phân
tích những vấn đề cơ bản về kết cấu hạ tầng kinh tế trong năm đầu đổi mới và đề xuất
những quan điểm, đường lối, chính sách kết cấu hạ tầng kinh tế.
Thong Súk Sôm Pha Văn (2006), “Cơ cấu hoá kinh tế công nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Huả Phăn”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
chính trị Quốc gia, Viêng Chăn. Tác giả tập trung vào luận giải cơ sở khoa học
của việc cơ cấu hoá kinh tế công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh
Hủa Phăn, đánh giá thực trạng và đề xuất một số quan điểm, và giải pháp cơ
bản nhằm giải quyết những vấn đề còn yếu kếm trong thời gian qua.
Khăm sải Năn Thạ Vông (2008), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào sự phát triển nền kinh tế ở nước Lào”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện chính trị Quốc gia, Viêng Chăn. Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng
của vốn đồng thời đi sâu làm rõ thực trạng thu hút vốn đầu tư đối với phát
triển kinh tế của Lào. Từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ
bản để huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trong cả nước Lào.
Bun Thôm Phôm Mạ Vông Sỉ (2008), “Vốn đầu tư của Nhà nước vào sự phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Sa Lạ Văn”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
chính trị Quốc gia, Viêng Chăn. Trên cơ sở phân tích thực trạng vốn đầu tư của Nhà
nước cho sự phát triển kết cấu kinh tế, nhất là những yếu kém, bất cập trong thời
gian gần 10 năm đổi mới, tác giả đã đề xuất các giải pháp như: ổn định kinh tế vĩ
mô; chú trọng phát triển kinh tế thị trường và mở rộng thị trường vốn; hoàn thiện hệ
thống pháp luật về kinh tế cho phát triển kinh tế - xã hội.
Súc Nị Lăn Khăm Phị La Vông (2012), “Chiến lược phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế ở Lào”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia,
Viêng Chăn. Tác giả luận giải cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế, đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở nước Lào trong thời gian tới.

5



Su Li Chăn Seng Thị Văn (2014), “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở
tỉnh Viêng Chăn”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia,
Viêng Chăn. Tác giả đã phân tích vai trò, thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế
những năm qua và đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh Viêng Chăn trong thời gian tới.
Sổm Phon In Khạ Vị Lay (2014), “Quản lý vốn đầu tư trong nước và
ngoài nước ở tỉnh Hủa Phăn”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện chính trị
Quốc gia, Viêng Chăn. Trên cơ sở phân tích thực trạng vốn đầu tư của tỉnh
Hủa Phăn trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp cơ bản để thực hiện
và quản lý vốn đầu tư của Tỉnh trong thời gian tới.
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận văn ở Việt Nam:
Phan Sỹ Mẫn (1995), “Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng trong
kinh tế nông thôn, nông nghiệp Việt Nam”, luận án PTS kinh tế, Viện kinh tế
học, Hà Nội. Đã đi vào phân tích vai trò, thực trạng KCHT trong nông
nghiệp, nông thôn những năm đầu đổi mới, đề xuất một số giải pháp cơ bản
để xây dựng và phát triển hệ thống KCHT nông nghiệp, nông thôn.
Nguyễn Văn Lai (1996), “Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn
trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trên cơ sở phân tích thực trạng
huy động và sử dụng vốn, nhất là những yếu kém, bất cập trong thời gian gần
10 năm đổi mới, tác giả đã đề xuất các giải pháp như: ổn định kinh tế vĩ mô;
chú trọng phát triển kinh tế thị trường và mở rộng thị trường vốn; hoàn thiện
hệ thống pháp luật về kinh tế…cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trần Xuân Kiên (1998), “Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong
nước cho phát triển công nghiệp Việt Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội. Tác giả
tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn
1995 - 2000, trên cơ sở đó khẳng định nhu cầu về vốn cho phát triển công

nghiệp là rất lớn, có vai trò quan trọng hàng đầu. Thông qua khái quát một số

6


kinh nghiệm tích tụ và tập trung vốn ở một số nước Đông Nam Á và Trung
Quốc, tác giả đưa ra những định hướng và giải pháp cơ bản để đẩy nhanh quá
trình tích tụ và tập trung vốn trong nước cho phát triển công nghiệp.
Nguyễn Đức Độ (2002), “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò
của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay”, luận án tiến sĩ kinh
tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội. Tác giả luận giải vai trò của phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự
nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đánh giá thực trạng, đề xuất
quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và
phát huy vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở Việt Nam.
Nguyễn Lương Thành (2006), “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây
dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trong
thời kỳ đổi mới”, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Tác giả đã phân tích hiện trạng huy động vốn cho đầu tư cho phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đổi
mới chính sách kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường chính trị, pháp lý, đa dạng
hoá các hình thức huy động vốn.
Đỗ Thị Anh (2009), “Huy động vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
tỉnh Đồng Nai”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội. Tác giả tập
trung vào luận giải cơ sở khoa học của việc huy động vốn cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai; đánh giá thực trạng trong việc huy động vốn cho
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến năm 2008; trên
cơ sở đó, đề xuất một số quan điểm, và giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những
mâu thuẫn tồn tại trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn cho quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đồng Nai.

Phạm văn Bái (2014), “Huy động vốn cho phát triển giao thông nông thôn ở
tỉnh Ninh bình hiện nay”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội. Tác
giả tập trung vào luận giải về việc huy động vốn cho phát triển giao thông nông thôn

7


ở tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở đó, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản
nhằm đẩy mạnh phát giao thông nông thôn ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn,
song cho đến nay vấn đề huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở
tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào chưa có công trình nghiên cứu được công bố. Vì
vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về huy động vốn cho phát triển
KCHTKT, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp tăng cường huy động
vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn cho phát trển kết cấu hạ
tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn.
- Đánh giá thực trạng huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở
tỉnh Hủa Phăn, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường huy động vốn cho phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.
* Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu, đánh giá huy động vốn cho phát
triển một số kết cấu hạ tầng kinh tế chủ yếu ở tỉnh Hủa Phăn như: hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chuyển tải và cung
cấp năng lượng.
- Phạm vi về không gian: Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát và lấy số liệu từ năm 2006 đến nay.

8


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin là
phép biện chứng duy vật để phân tích, nhìn nhận xem xét các hiện tượng, quá
trình kinh tế liên quan đến huy động vốn cho phát triển KCHTKT trên địa bàn
tỉnh Hủa Phăn một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử dụng
các phương pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng
hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh
và một số phương pháp khác.
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn được thực hiện thành công sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở
khoa học cho việc xác định chủ trương, biện pháp tăng cường huy động vốn
cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào và các Tỉnh khác.
Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu khoa học và giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin, giáo dục quốc
phòng ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.

7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HUY ĐỘNG VỐN CHO
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ Ở TỈNH HỦA PHĂN,
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LAO
1.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế và vốn phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế
1.1.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế
* Quan niệm kết cấu hạ tầng kinh tế
Kết cấu hạ tầng kinh tế là một bộ phận trong tư liệu lao động thuộc tư liệu
sản xuất; trong tư liệu lao động, ngoài các yếu tố là công cụ lao động còn có một
bộ phận đóng vai trò là điều kiện của lao động (nhà xưởng, kho tàng, đường sá
giao thông, đường dây điện, cầu cống, sông đào, v.v...). Tuy nhiên, kết cấu hạ
tầng kinh tế được quan niệm ở đây không phải là điều kiện lao động của từng cơ
sở sản xuất riêng lẻ mà là điều kiện chung của sản xuất xã hội; điều này cũng
phù hợp với quan điểm của C.Mác.
Từ cơ sở trên, có thể quan niệm kết cấu hạ tầng kinh tế như sau: Kết cấu
hạ tầng kinh tế là tổng thể các công trình, thiết bị vật chất - kỹ thuật đóng vai trò
nền tảng, điều kiện vật chất - kỹ thuật chung phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho
các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế.
* Phân loại kết cấu hạ tầng kinh tế
Căn cứ vào chức năng của từng bộ phận KCHTKT, phân loại hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế gồm các bộ phận chủ yếu sau:
- Hệ thống công trình giao thông: bao gồm hệ thống đường bộ, đường

sắt (bao gồm cả đường hầm), đường thuỷ, đường không, cùng với hệ thống
cầu, cống, các cảng hàng không, cảng biển, cảng sông...

10


- Hệ thống thông tin liên lạc: bao gồm các cơ sở bưu chính - viễn
thông, tổng trạm thông tin, hệ thống truyền dẫn thông tin; các cơ sở phát
thanh, truyền hình (xét dưới góc độ phục vụ nhu cầu kinh tế).
- Hệ thống công trình cung cấp năng lượng: bao gồm hệ thống cung cấp
truyền tải, phân phối điện năng, hệ thống đường ống truyền tải xăng, dầu, khí đốt
- Hệ thống công trình thuỷ lợi: bao gồm hệ thống đê, kè, đập, kênh
mương tưới nước và tiêu nước...
- Hệ thống công trình cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải,
chất thải công nghiệp...
- Hệ thống kho tàng, các cơ sở dịch vụ, trạm trại cung ứng vật tư - kỹ
thuật phục vụ cho sản xuất...
* Đặc điểm kết cấu hạ tầng kinh tế
Kết cấu hạ tầng kinh tế là một bộ phận cấu thành kết cấu hạ tầng của
nền kinh tế quốc dân có những đặc điểm chủ yếu như sau:
- Tính ổn định tại nơi xây dựng: Phần lớn các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế, như đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng...đều có đặc tính chung là
cố định tại nơi xây dựng, tạo lập mà không thể di chuyển như những phương
tiện kỹ thuật, hàng hoá thông thường khác.
- Tính bền vững trong cấu trúc: Phần lớn các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế được xây dựng ở ngoài trời, chịu sự tác động cơ học lớn, cường độ
hoạt động, sử dụng cao và thường xuyên chịu ảnh hưởng của điều kiện khí
hậu, thời tiết, thiên tai, bão, lũ lụt.... Tính chất đặc điểm này cho thấy các
công trình KCHTKT phải được thiết kế xây dựng có cấu trúc kỹ thuật kiên
cố, bền vững, để có thể tồn tại và sử dụng được lâu dài.

- Tính hàng hoá công cộng: Các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế
được sử dụng chung cho xã hội và sử dụng được nhiều lần. Từ đặc điểm này
cho thấy phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế có tính chất phúc lợi công cộng,
nên mọi tổ chức, cá nhân trong một địa phương, vùng lãnh thổ. quốc gia... đều

11


phải có trách nhiệm tham gia phát triển và bảo vệ nó với những hình thức cụ
thể, thích hợp. Đây là cơ sở để các quốc gia huy động các lực lượng tham gia
vào lĩnh vực phát triển KCHTKT.
- Tính chi phí tốn kém: Đa phần các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế đòi
hỏi chi phí tốn kém trong đầu tư xây dựng cũng như chi phí bảo dưỡng thường
xuyên, nhưng thời gian thu hồi vốn thường chậm, mức độ rủi ro cao.
- Tính “lưỡng dụng”: Đa phần các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế
không chỉ có thể sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh tế mà còn có thể sử
dụng phục vụ nâng cao đời sống vật chất - tinh thần của dân cư, các hoạt động
xã hội và phục vụ mục đích quốc phòng.
1.1.2. Vốn phát triển kết cấu hạ hầng kinh tế
* Quan niệm chung về vốn
Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mỗi doanh nghiệp, mỗi vùng,
mỗi ngành và đặc biệt quan trọng đối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia. Nó là yếu tố tiền đề, điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp, tổ
chức tiến hành sản xuất kinh doanh và hoạt động theo mục tiêu đã đề ra.
Trong lịch sử phát triển kinh tế, khái niệm vốn được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau: Chủ nghĩa Trọng thương đã thấy được vai trò của vốn đối
với một quốc gia dưới dạng tiền tệ. Nhưng họ chưa quan niệm đúng đắn về
vốn. “Nhiệm vụ trọng tâm là tích lũy tiền, chứ không phải tích lũy tư bản
trong sản xuất và lưu thông” [4, tr. 50].
Sau chủ nghĩa Trọng thương, chủ nghĩa Trọng nông đã thấy được vai trò

của vốn dưới dạng tư bản ứng trước trong sản xuất nông nghiệp. Nhưng họ
chưa biết được vai trò của vốn trong công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, họ cũng
chưa có được khái niệm đúng đắn và đầy đủ về vốn.
Ricacdo (1772 - 1823) đã có quan niệm cụ thể, khoa học hơn về vốn: “Tư bản là
một bộ phận của cải trong nước, được dụng vào việc sản xuất bao gồm thức ăn, đồ
mặc, các công cụ, nguyên liệu, vật liệu, máy móc… để lao động” [5, tr. 242].

12


Các nhà kinh tế thuộc nhiều trường phái kinh tế trước C.Mác thông qua
phạm trù tư bản quan niệm: vốn là phạm trù kinh tế. Kế thừa chọn lọc tư
tưởng của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, khi nghiên cứu sự chuyển hóa của
tiền thành tư bản, C.Mác khẳng định: “Như vậy là giá trị được ứng ra lúc ban
đầu không những được bảo tồn trong lưu thông, mà còn thay đổi đại lượng
của nó, còn cộng thêm một giá trị thặng dư, hay đã tự tăng thêm giá trị. Chính
sự vận động ấy biến giá trị thành tư bản” [11, tr. 228].
Dưới góc độ tài chính - tiền tệ, tác giả Hồ Văn Mộc và Điêu Quốc Tín
cho rằng: “Vốn là tổng số tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành của tài sản
được đầu tư trong kinh doanh để tạo ra thu nhập và lợi tức” [14, tr. 29].
Dưới góc độ tài sản, trong cuốn Từ điển kinh tế của Penguin Reference
(do hai dịch giả Phạm Đăng Bình và Nguyễn Văn Lập dịch) đưa ra khái niệm:
“Vốn là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập và bản thân nó cũng được
cái khác tạo ra” [16, tr. 56].
Dưới góc độ nhân tố đầu vào, trong tác phẩm “Lịch sử tư tưởng kinh tế”,
tác giải I.Đ.Uđanxôp và F.I.Pôlianxki cho rằng: “Vốn là một trong ba yếu tố
đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn). Vốn bao gồm các sản
phẩm lâu bền được chế tạo để phục vụ sản xuất (tức là máy móc, công cụ,
thiết bị, nhà cửa...” [3, tr. 300].
Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì: “Vốn là tổng thể

nói chung những tài sản bỏ ra lúc ban đầu thường được biểu hiện bằng tiền dùng
trong sản suất, kinh doanh, nói chung là hoạt động sinh lời” [18, tr. 1126]. Coi là
vốn, thì điều hiển nhiên phải được đầu tư vào sản xuất - kinh doanh nhằm mục
đích thu được lợi nhuận; nhưng trên thực tế việc đầu tư vốn vào sản xuất - kinh
doanh thu được lợi nhuận nhiều hay ít, lãi hay lỗ, lại tùy thuộc vào khả năng,
trình độ, tài tổ chức, năng lực của từng sản xuất - kinh doanh.
Như vậy, trong lịch sử và hiện tại có rất nhiều cách tiếp cận, quan niệm về vốn,
nói lên tính đa dạng, nhiều vẻ về hình thái tồn tại của vốn. Vốn có thể là tiền hoặc là
tài sản đã được giá trị hoá, mặt khác với tư cách là vốn thì phải được đầu tư vào sản

13


xuất - kinh doanh, tức là gắn với quá trình vận động và có chức năng sinh lời.
Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa các quan niệm về vốn đã được các nhà kinh
tế học đưa ra, trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài, có thể quan niệm về
vốn như sau: Vốn là một phạm trù kinh tế, phản ánh giá trị bằng tiền của tổng giá
trị những tài sản (tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính) tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể đầu tư nhằm
thu được lợi nhuận cho nhà đầu tư.
* Quan niệm về vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế:
Từ quan niệm chung về vốn, trên cơ sở nghiên cứu và phạm vi của đề tài. Có
thể hiểu: Vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế là tổng giá trị phản ánh bằng tiền
của những tài sản (tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính) tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.
Để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế một cách nhanh chóng, đồng bộ và bền
vững thì việc huy động vốn hiệu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến
tiến độ, chất lượng công trình. Do đó, để huy động hiệu quả vốn, cần phải phân
định từng loại vốn và vị trí, vai trò của chúng. Trên cơ sở quan niệm về vốn, căn cứ
vào những tiêu thức khác nhau có thể phân vốn thành nhiều loại như sau:

- Dựa vào phạm vi lãnh thổ quốc gia, vốn chia làm hai loại là: vốn
trong nước và vốn ngoài nước. Trong đó vốn trong nước là cơ bản, vốn ngoài
nước là quan trọng.
- Dựa vào đặc điểm vận động, vốn có hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định được biểu hiện bởi giá trị những tài sản cố định, bao gồm: đất đai, máy
móc, thiết bị, phương tiện xây dựng hệ thống KCHTKT… Vốn lưu động được biểu
hiện bởi giá trị của những tài sản lưu động, bao gồm: Nguyên vật liệu, các khoản tiền
tệ đáp ứng thanh toán ngày công lao động cho phát triển KCHTKT...
- Dựa theo hình thái tồn tại cụ thể, vốn chia thành ba loại: vốn hữu
hình, vốn vô hình và vốn tài chính.
- Dựa vào thời gian sử dụng vốn có ba loại gồm: vốn ngắn hạn (là lượng giá

14


trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn dưới một năm); vốn trung hạn (là lượng giá
trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn từ một năm đến dưới 5 năm) và vốn dài hạn
(là lượng giá trị được sử dụng để đầu tư với thời hạn từ 5 năm trở lên).
- Dựa vào quan hệ sở hữu: Vốn được phân chia gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự
có) là vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của một hay nhiều chủ thể sở hữu và vốn
vay (huy động từ bên ngoài) có thể huy động từ vay trong nước và vay ngoài nước.
- Dựa vào phương thức sử dụng, không chỉ có vốn đầu tư trực tiếp mà
còn cần vốn đầu tư gián tiếp cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.
- Dựa vào giá trị của vốn đầu tư trong thực tế chứng chỉ có giá (cổ
phiếu, trái phiếu), vốn chia thành hai loại: gồm vốn thực và vốn ảo.
Việc phân chia vốn cho phát triển KCHTKT thành nhiều loại khác
nhau nhằm mục đích hiểu rõ bản chất của phạm trù vốn là hình thái giá trị, là
thứ hàng hóa đặc biệt, có mối quan hệ mật thiết với thời gian và nhận thức
được tính đa dạng, nhiều vẻ và rất phức tạp của vốn trong nền kinh tế thị
trường. Trong các nguồn vốn phát triển KCHTKT hiện nay ở nước Lào cũng

như ở tỉnh Hủa Phăn, nguồn vốn tiền tệ là quan trọng nhất.
* Đặc điểm vốn phát triển kết cấu hạ hầng kinh tế ở Nước cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào
Đặc điểm của vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế được thể hiện trên
các khía cạnh sau:
Một là, tồn tại nhiều quan hệ sở hữu về vốn phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế. Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay tồn tại nhiều thành
phần kinh tế đã làm cho chủ thể sở hữu về vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
tồn tại một cách đa dạng: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp,
vốn trong dân cư và vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế.
Hai là, tồn tại đa hình thức về vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.
Vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

15


hiện nay gồm nhiều hình thức: Vốn tiền tệ, vật chất, đất đai, vốn tài chính,… đã
tạo ra sự đa dạng hóa các hình thức huy động, đóng góp cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế. Với quan niệm, vốn không chỉ là tiền (tư bản), mà vốn cho phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế được xác định tồn tại dưới nhiều hình thức, thông
qua từng hình thức về vốn mà có thể thấy được tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so
sánh của từng vùng, khu vực, của từng chủ thể sản xuất kinh doanh, để khai thác
một cách có hiệu quả.
Ba là, nhu cầu vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế lớn. Xuất phát từ
tính chất, đặc thù kết cấu hạ tầng kinh tế, là toàn bộ các hạng mục công trình,
cơ sở vật chất của kết cấu hạ tầng như: hệ thống giao thông, thủy lợi, điện,
nước sạch, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, hệ thống cầu cống, kho
tang,… mỗi hạng mục công trình đòi hỏi lượng vốn đáp ứng khác nhau, thời
gian thu hồi vốn khác nhau. Để có một kết cấu hạ tầng kinh tế hiện đại, đáp

ứng yêu cầu CNH, HĐH đòi hỏi phải có lượng vốn rất lớn. Trong cấu thành
của vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế chủ yếu là vốn cố định, có nguồn
gốc kỹ thuật. Vì vậy, để có được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế phát triển ở
tỉnh Hủa Phăn đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn. Để có được lượng vốn
phải qua nhiều nguồn, kênh khác nhau mới có thể đáp ứng được. Quá trình huy
động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế còn phải đáp ứng nâng cao
năng lực sản xuất và kéo dài tuổi thọ của các hạng mục công trình.
Bốn là, vòng quay vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế chậm, thời
gian thu hồi vốn dài, lợi nhuận thấp và chịu nhiều rủi ro. Kết cấu hạ tầng kinh
tế cơ bản là các công trình mang tính cố định, thời gian sử dụng dài, làm cho
quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn chậm, thời gian thu hồi vốn dài. Mặt
khác, kết cấu hạ tầng kinh tế chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên,
nên khi sử dụng vốn sẽ gặp nhiều rủi ro, tổn thất, giảm hiệu quả đầu tư vốn
(khi thời tiết, khí hậu không thuận hòa). Nên khi huy động vốn cho phát triển
kết cấu hạ tầng kinh tế trong phát triển kinh tế hàng hóa và hội nhập kinh tế

16


quốc tế, không chỉ đầu tư vốn cho quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế,
mà còn phải dành một khoản nhất định hình thành quỹ duy tu, bảo dưỡng, hỗ
trợ rủi ro nhằm phân tán rủi ro cho các chủ thể sản xuất - kinh doanh, khi họ
sử dụng kết cấu hạ tầng kinh tế cho quá trình sản xuất - kinh doanh, bảo đảm
tính ổn định, bền vững trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.
* Vai trò của vốn trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
Một là, vốn là tiền đề quan trọng quyết định tới quy mô, cơ cấu, trình độ và
tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Trước hết, về quy mô, cơ cấu các công
trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào lượng vốn đầu tư
cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Vốn lớn thì sẽ có điều kiện khả năng đầu
tư xây dựng cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế với quy mô, cơ cấu rộng lớn,

còn vốn hạn hẹp chỉ có thể đầu tư với quy mô, cơ cấu hạn chế mà thôi. Thực tế,
nguồn lực về vốn lại khan hiếm trong khi nhu cầu để phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế lại rất lớn, do đó vai trò này được biểu hiện rất rõ nét ở đâu có vốn ở đó
có sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
nói riêng. Mặt khác, khi có đủ vốn thì việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế sẽ
đảm bảo được trình độ và tốc độ phát triển nhanh chóng, đáp ứng chỉ tiêu nhu
cầu đã đề ra. Nếu không có vốn thì ngược lại, trình độ và tốc độ các công trình
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế phát triển chạm và cũng khó đảm bảo.
Hai là, vốn là cơ sở, điều kiện để khai thác, phát huy các nguồn lực khác
vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn hiện nay, phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế không chỉ đòi hỏi về quy mô mà còn đòi hỏi phải theo hướng
hiện đại, điều đó phải có vốn. Có vốn, sẽ tạo điều kiện để xây dựng quy hoạch,
kế hoạch, chiến lược, mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trong từng thời
kỳ, khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý. Thông qua vốn huy
động mà tỉnh Hủa Phăn có điều kiện bố trí nguồn vốn hợp lý cho đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội và cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn Tỉnh.

17


Ba là, vốn chi phối rất lớn đến việc nghiên cứu, ứng dụng những thành
tựu khoa học - công nghệ mới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng kinh tế. Cùng với hệ thống trang thiết bị - kỹ thuật sử dụng cho
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, có vốn sẽ đảm bảo cho hệ thống công
nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kết cấu hạ tầng kinh tế được
hình thành với các ngành như: chế tạo máy, sản xuất vật liệu, cho xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, các trạm xưởng lắp ráp, sửa chữa, duy tu,
bảo dưỡng, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi, điện, đường, trường, trạm, hệ
thống dịch vụ cho sản xuất. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát

triển vùng nghuyên liệu, triển khai ứng dụng các dự án về các loại giống mới,
ứng dụng nhanh thành tựu về khoa học - công nghệ nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng của nhân dân. Có vốn sẽ là điều kiện cho nông dân và các nhà khoa
học liên kết chặt chẽ với nhau trong việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, các
loại phương tiện kỹ thuật, dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất các loại vật
liệu phục vụ cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, đảm bảo chất lượng, hạ giá
thành, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.
Bốn là, vốn là công cụ tài chính để Nhà nước điều tiết phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào, để điều tiết phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế về số lượng, quy
mô, chất lượng và cơ cấu, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ, như kế hoạch, pháp
luật, tài chính,... trong đó vốn, nhất là vốn ngân sách Nhà nước là công cụ giữ
vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là, để xây dựng những công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế trọng điểm, quy mô lớn; các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế ở những
địa bàn vùng sâu, vùng xa,... thì vốn ngân sách Nhà nước là nguồn vốn chủ yếu.
Như vậy, có thể thấy rằng, vốn là một trong những công cụ tài chính quan trọng
để Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào xây dựng chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.

18


Tóm lại, vốn có vai trò to lớn đối với xây dựng và phát triển KCHTKT, nó
quyết định trực tiếp đến số lượng, qui mô, tiến bộ, chất lượng các công trình
KCHTKT. Đồng thời nó là cơ sở tiền đề quan trọng, điều kiện tiên quyết để phát
huy và gắn kết các nguồn lực, các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước hợp tác gắn kết với nhau trong phát triển KCHTKT. Nó sẽ kích
thích tạo điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào xây dựng và
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.

1.2. Quan niệm, nội dung và các yếu tố tác động đến huy động vốn
cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào
1.2.1. Quan niệm, nội dung huy động vốn cho phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào
* Quan niệm về huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế
Theo Từ điển Tiếng Việt thì:“Huy động là điều động, tập trung số đông
các yếu tố vào để thực hiện một mục tiêu nào đó” [17, tr. 427]. Trên cơ sở đó
có thể hiểu huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế như sau: Huy
động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế là tổng thể các
hoạt động của chủ thể nhằm điều động, tập trung các nguồn vốn trong
xã hội, bao gồm: tiền vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; tiền
tích luỹ từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;
tiền tiết kiệm trong dân; huy động thông qua vay vốn ngân
hàng, các quỹ tín dụng, huy động từ nước ngoài vào đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.
Từ quan niệm chung về huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế, có thể quan niệm về huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ hầng
kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào như sau: Huy

19


động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn là hoạt
động tích cực, chủ động của Nhà nước, chính quyền địa phương nhằm điều
động, tập trung các nguồn vốn trong xã hội theo quy định của luật pháp đáp
ứng mục tiêu, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế của Tỉnh.
- Mục đích huy động vốn: Khai thác các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh

Hủa Phăn cho phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế của Tỉnh.
- Chủ thể huy động vốn: Chủ thể huy động vốn cho phát trển kết cấu hạ tầng
kinh tế trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn là chính quyền các cấp của tỉnh Hủa Phăn. Trên
cơ sở quy hoạch, kế hoạch đề ra, chính quyền các cấp của tỉnh có trách nhiệm huy
động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế theo qui định của pháp luật. Đồng
thời đòi hỏi phải xây dựng chiến lược dài hạn trong việc phân bổ hợp lý các tài
nguyên thiên nhiên; làm tốt công tác điều tra nhu cầu thị trường trong nước và
ngoài nước để phân bổ nguồn lực, tài nguyên hợp lý và nâng cao khả năng tiếp cận
được các nguồn vốn trong xã hội, để không ngừng phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế. Bên cạnh yếu tố chính quyền, ban ngành các cấp trong Tỉnh cần phải xây dựng
chiến lược trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của mình để huy động vốn đạt hiệu quả.
- Phương thức huy động vốn: Trên cơ sở quy định của luật pháp hiện
nay, việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn
được thực hiện theo các phương thức cơ bản là: phương thức kế hoạch hóa;
phương thức thị trường và phương thức vận động sự đóng góp của nhân dân.
Huy động vốn theo phương thức kế hoạch hóa, là phương thức HĐV
thông qua cơ chế kế hoạch huy động các nguồn ngân sách của Nhà nước và địa
phương của tỉnh Hủa Phăn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Theo phương
thức này, Nhà nước và chính quyền các cấp ở tỉnh Hủa Phăn phân bổ và bảo
đảm ngân sách cho phát triển các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
theo kế hoạch đã được xác định.
Huy động vốn theo phương thức thị trường, là phương thức huy động vốn
thông qua cơ chế thị trường. Nhà nước và chính quyền các cấp ở tỉnh Hủa Phăn

20


thông qua cơ chế thị trường để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách của các
tổ chức, cá nhân trong tỉnh, ngoài tỉnh cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.
Huy động vốn theo phương thức vận động sự đóng góp của nhân dân, là

phương thức thông qua các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các hội vận động
nhân dân tham gia góp vốn (đất đai, tiền, hiện vật, nguyên vật liệu,… ) để xây
dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.
Trên thực tế, việc huy động vốn cho phát triển nhiều công trình xây dựng
KCHTKT ở tỉnh Hủa Phăn được thực hiện theo phương thức hỗn hợp: kết hợp
cả phương thức kế hoạch hóa và phương thức thị trường.
* Nội dung huy động vốn
Tiếp cận huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Hủa
Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dưới góc độ là tổng thể các hoạt động
của các chủ thể nhằm tập trung, thu hút các nguồn vốn theo quy định của
pháp luật bao gồm các nội dung sau đây:
Một là, xây dựng kế hoạch huy động vốn.
Để huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết các
chủ thể ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào phải dựng kế hoạch
huy động vốn. Trên cơ sở kế hoạch phát triển KCHTKT và nhu cầu về lượng
vốn cần đầu tư để thực hiện kế hoạch, các cơ quan chức năng của tỉnh Hủa
Phăn xây dựng kế hoạch huy động vốn.
Nội dung kế hoạch huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào bao gồm:
- Xác định rõ mục đích huy động vốn: Huy động vốn đầu tư vào các
chương trình, dự án phát triển KCHTKT cụ thể.
- Xác định lượng vốn cần huy động: Tổng lượng vốn cần huy động và
lượng vốn huy động cho từng chương trình, dự án phát triển KCKTKT.
- Xác định nguồn vốn cần huy động: Kế hoạch huy động vốn cho
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, trước hết các chủ thể ở tỉnh Hủa Phăn,

21


Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cần xác định rõ huy động vốn trong

nước, vốn ngoài nước; vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp,
vốn trong cư dân,…
- Xác định thời gian huy động vốn: Căn cứ vào kế hoạch phát triển
KCKTKT, tiến độ xây dựng các công trình KCHTKT, xác định thời gian huy
động vốn (tháng, quý, năm, 1 vài năm…).
Hai là, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện các quy định, cơ
chế, chính sách về huy động vốn.
Trên cơ sở kế hoạch huy động vốn các cơ quan chức năng của tỉnh
Hủa Phăn cần bổ sung, hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sánh để
tạo hành lang pháp lý cho việc huy động vốn. Việc bổ sung, hoàn thiện
quy định về cơ chế, chính sánh về huy động vốn phải đồng bộ, phù hợp
và kịp thời, trong đó chú ý việc bãi bỏ những quy định không còn phù
hợp và bổ sung, hoàn thiện những quy định mới nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc huy động vốn; chủ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn nhà rỗi trong xã hội.
Cùng với việc bổ sung, hoàn thiện quy định, cơ chế, chính sánh, các
chủ thể, cơ quan chức năng tỉnh Hủa Phăn đẩy mạnh công tác tuyên tuyền và
hoạt động xúc tiến đầu tư KCHTKT. Do đặc thù của lĩnh vực đầu tư phát triển
KCHTKT là cần lượng vốn lớn, những thu hồi vốn chậm, chịu rủi ro cao, nên
việc bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn phải hướng vào
khuyến khích đầu tư cho phát triển KCHTKT; bảo đảm lợi ích cho các chủ
đầu tư và lợi ích của các chủ sở hữu vốn. Để huy động, thu hút, khuyến khích
đầu tư phát triển KCHTKT, tỉnh Hủa Phăn có thể hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân
sách; điều chỉnh mức thuế, lãi suất vốn tín dụng,… một cách hợp lý.
Ba là, thực hiện đa dạng các hình thức, biện pháp huy động vốn.
Để huy động vốn cho phát triển KCHTKT, các chủ thể, cơ quan chức
năng có liên quan của tỉnh Hủa Phăn cần tiến hành các hình thức, biện pháp

22



huy động vốn. Các hình thức, biện pháp huy động vốn phải đa dạng, phong
phú, linh hoạt và phù hợp với từng nguồn vốn.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế
quốc tế của CHDCND Lào, việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
ở tỉnh Hủa Phăn đã và đang được vận dụng nhiều hình thức chủ yếu sau:
- Huy động vốn theo hình thức cấp vốn ngân sách: Là hình thức quan
trọng hàng đầu cho phát triển KCHTKT. Vì, căn cứ quy định về phân cấp
nguồn thu ngân sách cho các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương,
UBND sẽ trình Hội đồng nhân dân quyết định phân cấp cụ thể các nguồn thu
ngân sách cho các cấp để phù hợp với tình hình thực tế, yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyết
định dự toán thu, chi ngân sách; nhiệm vụ thu, chi cho từng ban ngành trực
thuộc Tỉnh và số bổ sung từ ngân sách thành phố cho ngân sách cấp dưới.
- Huy động vốn theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”: Đây
là hình thức khá phổ biến trong việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế không những ở tỉnh Hủa Phăn mà còn rộng rãi trên phạm vi cả
nước Lào. Nhà nước kích thích, thu hút một phần vốn tự nguyện từ nhân dân
thông qua việc hỗ trợ ngân sách cho phát triển các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế. Trong hình thức huy động vốn này, vốn ngân sách nhà nước không
chỉ đơn thuần là “vốn mồi”, mà quan trọng là nó đã trở thành “cú hích”, là
“lực đẩy” cho tất cả các thành phần kinh tế; đồng thời vốn ngân sách Trung
ương huy động vào phát triển KCHTKT không mang tính dàn đều giữa các
vùng, mà đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phát triển ưu thế từng vùng đã
mang lại nét mới trong việc huy động nguồn ngân sách Trung ương cho phát
triển KCHTKT ở tỉnh Hủa Phăn.
- Huy động vốn theo hình thức phát hành công trái, trái phiếu: Hình thức
huy động này thuộc chức năng quản lý của Nhà nước. Nhà nước sử dụng quyền
lực và uy tín của mình để phát hành công trái, trái phiếu với mục đích huy động
các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm tạo vốn bù


23


đắp thiếu hụt ngân sách, tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội cả nước và từng tỉnh, thành thông qua đầu tư hoặc phân bổ nguồn lực.
- Huy động vốn theo hình thức tín dụng: Đây là hình thức vay vốn trên
cơ sở các quy định hiện hành về tín dụng. Trong đó, để xây dựng các công
trình ở địa phương các tổ chức hoặc cá nhân đứng ra vay vốn để xây dựng.
- Huy động vốn theo hình thức BT (xây dựng, chuyển giao), BOT (xây
dựng, kinh doanh, chuyển giao): Đây là hình thức huy động mà các tổ chức,
cá nhân được Nhà nước, chính quyền địa phương ở tỉnh Hủa Phăn cấp phép
cho đầu tư vốn xây dựng một số công trình KCHTKT theo hình thức xây
dựng, chuyển giao hoặc xây dựng, kinh doanh, chuyển giao. Huy động vốn
theo hình thức đầu tư này thu hút các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực về tài
chính. Đây là hình thức đã và đang được vận dụng ở tỉnh Hủa Phăn.
- Huy động vốn theo hình thức viện trợ (ODA), tài trợ: Đây là hình thức
huy động bám sát kế hoạch phân bổ của Nhà nước. Có quy hoạch, kế hoạch chặt
chẽ, giải trình minh bạch các khâu một cách khoa học. Nguồn vốn này chủ yếu
theo hình thức địa phương vay cho phát triển KCHTKT, trong chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng ở tỉnh Hủa Phăn hiện nay.
- Ngoài ra, tỉnh Hủa Phăn còn có thể huy động vốn cho phát triển
KCHTKT thông qua một số hình thức, biện pháp khác, như: Huy động vốn tài
trợ của doanh nghiệp, đóng góp tự nguyện của cư dân; thu phí, lệ phí sử dụng
KCHTKT; vốn từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đổi đất lấy hạ tầng), v.v..
1.2.2. Các yếu tố tác động đến huy động vốn cho phát triển kết cấu
hạ hầng kinh tế ở tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
* Điều kiện tự nhiên tỉnh Hủa Phăn, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Tỉnh Hủa Phăn nằm ở phía Đông Bắc của đất nước Lào, cách thủ đô
Viêng Chăn khoảng 650 km, có diện tích tự nhiên là 16.500 Km 2, diện tích

rừng là 6.270 Km 2, đất nông nghiệp là 61.162,99 ha, trong đó có diện tích
ruộng 27.478,40 ha và diện tích trồng cây 33.684,59 ha (năm 2015). Phía
Đông giáp với nước Việt Nam; bao gồm các Tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An và

24


Sơn La dài khoảng 530 km, phía Tây Nam giáp với tỉnh Xiêng khoảng và
tỉnh Luông Phạ Bang. Diện tích 90% của tỉnh là núi đồi đã tạo nên nhiều
con sông như: Sông Mã, Sông Chu (Nặm Xăm), Nặm Nơn và các chi
nhánh lớn nhỏ khác nhau.
Địa hình tỉnh Hủa Phăn chia thành ba vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng trung
du - thung lũng và đồng bằng trong đó núi và cao nguyên chiếm 90% tổng số
diện tích tự nhiên của Tỉnh. Khi hậu của tỉnh Hủa Phăn là nhiệt đới gió mùa.
Mùa đông lạnh buốt, từ tháng 10 đến tháng 2 nhiệt độ thấp nhất 4 0C có khí
hậu thấp hơn, mùa hè nóng ẩm, từ tháng 4 đến tháng 8 nhiệt độ cao nhất 33 0C,
hàng năm mưa nhiều thuận lợi cho phát triển nông - lâm nghiệp, vùng miền
núi phù hợp với cây trồng vật nuôi vùng ôn đới.
Nhìn chung địa hình tỉnh Hủa Phăn có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi
cho phát triển KCHTKT phục vụ cho các ngành kinh tế phát triển, đáp ứng
nhu cầu nông, sản phẩm trong Tỉnh và xuất khẩu. Do vậy, các nhà đầu tư
uyên tâm tham gia phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển KCHTKT
nói riêng, đây là tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn cho phát triển
KCHTKT của Tỉnh. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phát triển mạnh mẽ hệ
thống KCHTKT trên địa bàn Tỉnh, mới có thể đánh thức, khơi dậy những
tiềm năng to lớn mà điều kiện tự nhiên đã ưu đãi cho Hủa Phăn.
* Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hủa Phăn
Tỉnh Hủa Phăn là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài
lớn của Lào. Trong những năm gần đây kinh tế Hủa Phăn liên tục tăng trưởng
nhanh, tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh khá cao, nhiều khu vực, cụm công

nghiệp đã được đầu tư xây dựng với quy mô vừa và lớn. Nhịp độ tăng trưởng
kinh tế bình quân của tỉnh Hủa Phăn trong thời gian 5 năm qua, có thể thấy được
tăng trưởng kinh tế bình quân của Tỉnh là 11,92% / năm. Tổng sản phẩm toàn Tỉnh
trong năm 2014 - 2015 đạt 2.047,52 tỷ kíp so với kế hoạch 5 năm vượt quá 18,17%.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hướng CNH, HĐH và cơ cấu kinh tế theo
ngành có bước phát triển rõ rệt, ngành nông nghiệp giảm từ 63,80% trong năm

25


×