Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài giảng đi dây và đầu nối thiết bị nghề điện công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 27 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN LẠNH

MÔ ĐUN: ĐI DÂY VÀ ĐẤU NỐI THIẾT BỊ ĐIỆN
MĐ 27
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Trình độ CAO ĐẲNG NGHỀ


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

Vũng tàu – 2013
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
MỤC LỤC
STT

ĐỀ MỤC

TRANG

1
2

DANH MỤC HÌNH/ BẢNG TRA CỨU( NẾU CÓ)
STT

HÌNH / BẢNG

TRANG



1
2

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 2


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

Vị trí/ ý nghĩa, vai trò của mô đun
Mô đun này tạo điều kiện cho học viên thực hiện các qui trình an toàn, cách ly/ cô lập thiết bị khi
xử lý sự cố. làm quen với các phương pháp đi dây, đầu nối thiết bị để có cơ sở học tiếp các môn
thực hành nâng cao.

Mục tiêu của mô đun
 Trình bày và áp dụng được qui trình cách ly, kiểm tra, dán nhãn, treo bảng báo an toàn khi
lắp đặt và sửa chữa thiết bị.
 Thực hiện đúng các qui định, tiêu chuẩn về an toàn điện.
 Miêu tả được thông số kỹ thuật, qui định màu, kích cỡ của một số loại cáp dùng trong
nghành điện.
 Có khả năng đấu nối cáp và thực hiện bấm đầu cáp.
 Cố định các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn

Thời gian:
Thời gian chuẩn cần thiết cho bài học này là 40 giờ đối với môi trường học trên lớp. Tuy nhiên, thời
lượng có thể được điều chỉnh nếu người học có điều kiện tự học ở nhà hay tại nơi làm việc.


Nội dung chính của mô đun:
Bài

Nội dung

Thời gian
Tổng
số


thuyết

Thực
hành

Kiểm
tra*

1

Phương pháp đi dây

2

2

0

2


Cô lập sự cố khi sửa chữa, đấu nối thiết bị

4

2

1

1

3

Cáp điện.

4

3

1

0

4

Nối và tạo đầu các dây/cáp điện.

8

2


5

1

5

Đấu nối thiết bị điện

8

2

5

1

6

Cố định thiết bị điện

4

1

3

30

12


25

Cộng:

3

Các hình thức dạy – học chính trong mô đun
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 3


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

 Học lý thuyết về các qui trình an toàn tại xưởng thực hành ( mô hình)
 Thực hành đấu nối cáp, cố định thiết bị tại xưởng thực hành Điện( yêu cầu trang bị bảo hộ
lao động, nút tai, kính bảo hộ)

Sự chuẩn bị của người học
Để hoàn thành nội dung học tập cũng như các công việc cần phải thực hiện của nội dung đặt ra trong
tài liệu này, người học cần phải chuẩn bị những thứ sau:
1.

Bút, thước kẻ, Sách vở phục vụ học tập

2.


Bảo hộ lao động

Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học/ mô đun
+ Tham dự dầy đủ số giờ thực hành tại xưởng
+ Phần lý thuyết : kiểm tra viết
+ Phần thực hành: năng lực thực hành của bạn sẽ được đánh giá thông qua việc hoàn thành các
nhiệm vụ thực hành cũng như hoàn thành các câu hỏi ôn tập trong sách của bạn.

Bài số 1:
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 4


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Tên bài: Tiêu chuẩn đi dây.

Khoa Điện – Điện Lạnh

MĐ27 - 01

Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản về kỹ thuật đi dây trong
lắp đặt Điện để làm cơ sở cho các bài học tiếp theo.
Mục tiêu bài học:

-

Trình bày được mục đích và phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn đi dây trong lắp đặt
điện.

Trình bày được các phương pháp đi dây trong lắp đặt điện và ứng dụng của chúng
trong thực tế lắp đặt Điện.

Nội dung bài học:

Thời gian: 2h (LT: 2h; TH: 0h)

1. Mục đích :
+ Tiêu chuẩn đi dây thiết lập các yêu cầu cho việc thiết kế, xây dựng và thẩm tra quá trình lắp
đặt điện, bao gồm việc chọn lựa và lắp đặt các thiết bị điện để hình thành lên các phần trong
quá trình lắp đặt trên.
+ Những yêu cầu này có mục đích để bảo vệ con người, vật nuôi, và tài sản khỏi các mối nguy
hại, cháy nổ và điện giật do các mạng điện được lắp đặt gây ra. Do vậy những yêu cầu này
được sử dụng với sự lưu tâm hợp lý, và hướng tới các mục đích trên trong quá trình lắp đặt
điện.
+ Bên cạnh đó, tiêu chuẩn đi dây cũng cung cấp các hướng dẫn để các quá trình lắp đặt điện
được thực hiện đúng theo các mục đích nêu trên.
2. Phân loại
 Tiêu chuẩn quốc tế:
+ Tiêu chuẩn quốc tế (IEC) – Lắp đặt điện trong các công trình xây dựng.
+ Tiêu chuẩn đi dây AS/ NZS – 3000 của Australia
 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
3. Phương pháp đi dây trong lắp đặt điện
Trước đây, hễ nói đi dây là mọi người nghĩ ngay tới dây điện. Nhưng bây giờ thì đi dây còn bao
gồm cả điện thoại, ADSL, truyền hình cáp, cáp camera, dây tín hiệu loa, hệ thống chống trộm...
Hệ thống dây mà có vấn đề sẽ phát sinh các rắc rối cho cả công trình.
Khi nói về thiết kế công trình, hay tiến trình thi công; ta hay nhắc đến cụm từ “điện – nước”. Đó
là một nội dung của thiết kế kỹ thuật, một hạng mục trong giai đoạn thi công. Nhưng gần đây
trong các hồ sơ thiết kế, “điện – nước” ít khi nằm cùng nhau (dù không phủ nhận là có những
liên quan nhất định). Bởi đơn giản là có những hạng mục mới liên quan đến điện nhiều hơn nên

phải gộp vào, đó là các hệ thống thông tin; tạo thành một cụm từ “điện – chiếu sáng - thông tin”
Có thể kể sơ qua các hệ thống thông tin đã trở thành rất bình thường, là yêu cầu tối thiểu với
công trình nhà ở: đó là hệ thống điện thoại cố định, hệ thống tín hiệu tivi (antenna, truyền hình
cáp), hệ thống internet (có dây, không dây), các hệ thống thông tin nội bộ khác… Bên cạnh đó,
chiếu sáng cũng trở thành một nội dung có thiết kế riêng do yêu cầu thẩm mỹ nội thất và chất
lượng kỹ thuật chiếu sáng ngày càng cao. Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình sử
dụng hệ thống điều khiển tự động (vẫn thường được gọi là “nhà thông minh”). Để sử dụng được
hệ thống này, cũng cần một hệ thống dây thông tin nhất định (kết hợp với các dạng điều khiển
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 5


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

không dây). Như vậy, nói đến điện, và “đi dây điện” trong công trình bây giờ, không chỉ là điện
chiếu sáng (cho đèn) và điện động lực (ổ cắm thiết bị), mà bao hàm cả hệ thống thông tin. Một
số hệ thống hay thiết bị khác có thể tách rời nhưng cũng liên quan đến điện và chỉ vận hành
được khi có điện như hệ thống điều hoà – thông gió, bình đun nước nóng…
Về lý thuyết, đi dây phải có nguyên tắc. Thế nhưng trong thực tế đôi khi không như vậy, bởi
nhiều lý do… Có khi là bởi trình độ của thợ điện, có khi là do cách thức làm việc bất cẩn, chủ
quan – coi thường, có khi là vô nguyên tắc, có khi là những chuyện khách quan khó lường…
Chuyện công tắc đèn cầu thang (về nguyên tắc là công tắc đảo chiều) chỉ bật/ tắt được một phía,
do đi thiếu dây; có thể là trình độ, cũng có thể là sự thiếu trách nhiệm. Chuyện này rất cũ nhưng
vẫn thường xuyên xảy ra. Có khi trên bức tường có cái đèn rọi, theo thiết kế dưới đó là để treo
bức tranh. Khi chủ nhà khoan vít treo tranh thì bỗng dưng “bụp”, cả nhà tối om. Thì ra anh thợ
đi dây từ dưới lên trên, nên khi khoan bị khoan đúng vào dây, gây ngắn mạch. Chuyện nữa: có
anh thợ đi cáp ngầm vào sàn từ khi đổ bêtông, nhưng lại không đi song song, vuông góc với các

cấu kiện để dễ định vị mà đi chéo cho ngắn và “tiện”. Mọi việc ổn cho đến khi thợ trần đến
khoan một mũi vào trần bêtông (để treo xương trần) đụng luôn dây điện, thế là đành bỏ cả hệ
thống dây điện đó không dùng được (vì không thể đục sàn bêtông để nối dây).
 Đi dây nổi:
+ Hình ảnh những chiếc puli sứ trên tường, trên trần nhà là hình ảnh quen thuộc cho tới
những năm 90 của thế kỷ trước. Đó là cách thức định vị dây trên bề mặt, cũng là giải pháp
cách điện. Hồi đó những vật tư, vật liệu điện… đều thiếu thốn và lạc hậu. Puli sứ và hệ
thống dây điện đi trên bề mặt kiến trúc trở thành một trong những hình ảnh điển hình của
một thời kỳ khó khăn; và cũng trở thành ký ức của nhiều người.

Hình 1.3.1 - Đi dây nổi kiểu cũ
+ Sau đó là kiểu đi dây bằng ống ghen nổi. Kiểu này hệ thống dây vẫn nằm trên bề mặt
tường, trần nhưng các dây nằm trong ống nên trông thẩm mỹ hơn. Có hai loại ống: loại ống
tròn và loại hộp (tiết diện hình chữ nhật). Loại ống tròn được thi công với cách luồn dây
vào trong lòng ống rồi định vị ống trên bề mặt. Cách làm này tương đối vất vả và khó xử lý
ở những khúc cua. Ống ghen hộp được cải tiến khá thuận tiện cho việc lắp đặt. Ống gồm
hai thành phần: phần đế ống hình chữ U được định vị trên tường, trần theo hướng đi của
dây trước; sau đó đi dây vào lòng “chữ U” rồi úp nắp (cũng hình chữ U) lên.

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 6


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

Hình 1.3.2 - Đi dây nổi trong ống gen nhựa
+ Đây là một giải pháp rất hay, tiện dụng, dễ tháo lắp sửa chữa, bổ sung. Đương nhiên, giải

pháp này vẫn kém thẩm mỹ do hệ thống ống lộ trên bề mặt tường, trong phòng. Tiếp nữa,
với sự ra đời của những loại dây dẫn chất lượng cao; công trình xây dựng cũng được đầu tư
nhiều hơn cho trang thiết bị kỹ thuật, thẩm mỹ cũng được đòi hỏi cao hơn; hệ thống dây
dẫn được chôn vào trong tường (còn gọi là đi âm tường, đi dây chết). Giải pháp này đến
nay vẫn rất phổ biến ở các công trình nhà ở dân dụng, kể cả những nhà ở hiện đại, được đầu
tư tương đối…

 Đi dây ngầm( âm)
-

Giải pháp mới hiện đang được ứng dụng nhiều là giải pháp đi ống cứng, hay còn gọi là
giải pháp dây rút sau. Đây là một giải pháp có nhiều ưu điểm về kỹ thuật, mỹ thuật, tính
linh hoạt cũng như an toàn. Tuy nhiên giải pháp này có giá thành cao và cũng đòi hỏi
nhân lực có trình độ cao. Giải pháp này là chôn trước, định vị những ống nhựa cứng âm
tường, sàn, trên trần về đúng các vị trí mặt hạt công tắc, ổ cắm, vị trí thiết bị (đèn, quạt)…
Sau đó mới luồn dây theo các ống đó trong giai đoạn sau – thường là giai đoạn hoàn thiện
công trình.

Hình 1.3.3 - Đi dây ngầm .
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 7


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

4.

Khoa Điện – Điện Lạnh


Phạm vi áp dụng của các phương pháp đi dây.
Với từng công trình chúng ta sẽ lựa chọn phương án đi dây cụ thể để đảm bảo các yếu tố Kỹ
thuật – Mỹ thuật – Kinh tế. Có thể có nhiều phương pháp đi dây xuất hiện trong cùng một công
trình xây dựng.
 Đường dây truyền tải điện:
- Thường sử dụng cột và sứ đỡ dây với mạng điện ngoài trời
- Chỉ dùng phương pháp đi dây ngầm với các đoạn ngắn để giảm chi phí.
 Mạng điện công nghiệp( nhà xưởng, dây truyền)
- Sử dụng các máng/ thang cáp với hệ thống cung cấp nguồn công suất lớn
- Sử dụng phương pháp đi dây trong hộp/ nẹp/ ống nhựa với các dây tín hiệu/ điều khiển…
 Mạng điện dân dụng.
- Hiện nay đa số sử dụng phương pháp di dây ngầm ( âm tường/ âm sàn) để đảm bảo mặt
thẩm mỹ của công trình.
- Phương pháp đi dây nổi trong ống/ nẹp nhựa vẫn được sử dụng với các công trình xây
dựng dân dụng đơn lẻ.

Bài số 2:
Tên bài: Cách ly - Cô lập nguồn khi sửa chữa/ đấu nối thiết bị
02

MĐ27 -

Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức cơ bản và qui trình cô lập sự cố
trong việc sửa chữa và đấu nối thiết bị điện
Mục tiêu bài học:
- Liệt kê được các dụng cụ/ thiết bị dùng trong việc cách ly, cô lập sự cố.
- Trình bày được quy trình cô lập sự cố trên thiết bị điện khi sửa chữa/ đấu nối.
- Thực hiện việc Kiểm tra – Dán nhãn – Khóa an toàn đúng quy trình và đảm bảo an toàn.

Nội dung bài học:


Thời gian: 4h (LT: 2h; TH: 2h)

1. Sự cách điện trong lắt đặt đường dây và thiết bị điện
+ Trách nhiệm cơ bản của tất cả những người thợ điện là phải đảm bảo sự an toàn của
chính mình, của những công nhân khác làm việc xung quanh cũng như sự an toàn
của cả cộng đồng.
+ Trước khi thay đổi hoặc sửa chữa một thiết bị hay hệ thống lắp đặt nào đó, những
người thợ điện có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa đơn giản để bảo vệ
mình khỏi nguy cơ điện giật.
+ Các biện pháp cách điện và đảm bảo an toàn là một phần rất quan trọng trong công
việc của mỗi thợ điện. Các biện pháp này, nếu được chú ý sử dụng sẽ góp phần ngăn
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 8


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

chặn những tổn thất về thời gian làm việc, những thương tích thậm chí là cả mạng
sống của người công nhân.
+ Một yêu cầu được đặt ra ở đây là, trước khi tiến hành thay đổi hoặc sửa chữa một
thiết bị hay mạch điện nào đó thì các thiết bị và mạch điện này phải được cách ly
hoàn toàn khỏi nguồn cung cấp điện, trừ khi người công nhân đã được trang bị các
biện pháp phòng bị phù hợp để bảo vệ họ khỏi nguy cơ điện giật.
2. Dụng cụ cách ly/ cô lập
Trước khi làm việc với các mạch điện, dụng cụ hoặc thiết bị điện, cần đặc biệt chú ý
đến khâu cách ly điện với các mạch điện liên quan và những mạch điện có thể can

thiệp đến trong quá trình làm việc.Nếu một thiết bị và các dây dẫn đi kèm được kiểm
soát bởi một cầu dao và các thiết bị bảo vệ thì khi đó, cẩn đảm bảo rằng, các biện
pháp phòng ngừa đã được áp dụng để khoá ngắt cầu dao và thiết bị ngắt mạch khác,
hoặc đã tháo bỏ nắp cầu chì khỏi đế cầu chì. Để đảm bảo an toàn chung, không được
để các cực trong tình trạng thái có điện. Thay thế những nắp cầu chì bằng các nêm
giả hoặc nêm không có dây chì.
a. Khóa ngắt

Hình 2.2a – Khóa cách ly

+ Người ta thường sử dụng 2 loại bộ phận “Khoá ngắt” trong việc cách ly điện
như hình minh họa trên.
+ Trong trường hợp có nhiều người cùng làm chung một công việc, họ có thể lồng
khóa cá nhân của riêng mình vào bộ phận “khóa ngắt”.
+ Nếu tất cả các khóa chưa được mở thì sẽ không có dòng điện chạy trong mạch
điện.

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 9


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Mở

Khoa Điện – Điện Lạnh

Đóng


b. Cầu chì/ Áp – tô – mát(CB)
+ Khi cầu chì được sử dụng như một thiết bị bảo vệ, cần tháo bỏ nêm cầu chì, dây
chì, quấn1 lớp băng cách điện quanh thân của nêm cầu chì và đặt lại nêm cầu chì
vào trong đế cầu chì.
+ Một phương pháp khác cũng được sử dụng khá rộng rãi là tháo bỏ nêm cầu chì,
quấn băng cách điện quanh đế cầu chì và tự bảo quản nêm cầu chì.
+ Dán các nhãn báo nguy hiểm phù hợp vào các đế cầu chì, trên nhãn kí tên người
được phép dán nhãn và ngày dán nhãn.
+ Khi thiết bị đóng - ngắt mạch điện được sử dụng như một loại thiết bị bảo vệ, cần
ngắt nguồn điện của máy thông qua thiết bị đó và kết hợp thêm “khóa - ngắt” phù
hợp. Dán các nhãn báo nguy hiểm phù hợp vào các máy ngắt điện có liên quan.

Hình 2.2b - Bảo quản các nêm cầu chì và bộ phận đóng - ngắt điện
c. Dụng cụ kiểm tra diện áp
+ Trước khi bắt đầu làm việc cần kiểm tra xem có dòng điện chạy trong các thiết bị
hay dây dẫn hay không.
+ Không được dựa vào sự quả quyết của những người khác rằng các thiết bị bảo vệ
như cầu chì đã được tháo bỏ hay các cầu dao và bộ phận ngắt điện đã được ngắt.
+ Luôn luôn phải kiểm tra sự có mặt của dòng điệẩntong mạch điện thật cẩn thận
trước khi bắt tay vào làm việc.
+ Kiểm tra các thiết bị, dụng cụ thử điện áp trước và sau khi sử dụng.
+ Không bao giờ được tự mặc định rằng các thiết bị, dụng cụ thử điện áp đều đang
trong điều kiện làm việc tốt. Đối với các loại thiết bị dùng để phát hiện xem
nguồn điện có bị hở hoặc có dòng điện chạy qua hay không, thì ngay trước và sau
khi sử dụng, cần kiểm tra thử sự hoạt động của chúng để biết xem chúng có hoạt
động chính xác hay không.

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 10



Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Hiện nay, có rất nhiều loại thiết bị, dụng cụ thử điện áp khác nhau đã được cấp
phép sử dụng. Người thợ điện có thể tham khảo sử dụng một trong số các thiết bị,
dụng cụ dưới đây:

Kiểmm tra

Hình 2.2c - Các dụng cụ kiểm tra điện áp
d. Bảng báo an toàn
+ Nhìn chung, các vần đề về nhãn báo nguy hiểm chỉ nên giới hạn trong phạm vi
của những công nhân được cấp phép.
+ Nhãn báo nguy hiểm dán lên một thiết bị nào đó nhằm mục đích cảnh báo cho tất
cả các công nhân biết rằng thiết bị này đang trong điều kiện không an toàn và
không được phép sử dụng.
+ Một khi trên mạch điện đang có nhãn báo nguy hiểm thì không được cấp điện
cho mạch điện đó.

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 11


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh


Hình 2.2d1 – Bảng báo kết hợp với khóa cách ly

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 12


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Nếu có thể, những nhán báo nguy hiểm cần được dán ở tất cả các điểm chuyển
mạch, điểm cách điện hay điểm ngắt mạch. Thông tin trên nhãn cần rõ ràng, dễ
hiểu, nếu cần thiết nên ghi rõ ngày tháng và kí tên tất cả những người đã tham gia
vào công việc hoặc người giám sát thay mặt cho đội làm việc đó.
+ Nhãn báo nguy hiểm nhằm phục vụ cho sự an toàn mọi người nên cần đảm bảo
các yêu cầu sau:
 Người kí tên trên nhãn là người dán và bóc nhãn
 Tất cả những người tham gia vào công việc đang thực hiện đều phải kí tên
trên nhãn.
 Nhãn được dán ở những điểm cách điện phổ biến
 Chỉ được bóc nhãn sau khi công việc đã hoàn thành, và đã có đủ chữ kí của
tất cả những người có liên quan.
 Thông tin ghi trên nhãn cần bao gồm các nội dung:
-

Tên của người/những người thực hiện công việc

-


Ngày tháng

-

Tên công ty

-

Số điện thoại liên lạc

Một số mẫu nhãn báo nguy hiểm:

Mặt trước

Mặt sau

Hình 2.2d2 – Bảng báo an toàn

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 13


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Mặt trước

Khoa Điện – Điện Lạnh


Mặt sau

3. Quy trình thực hiện:
a. Các bước ngắt/ nối dây cho thiết bị điện
 Trước khi ngắt mạch:
+ Mọi cá nhân đều được thông báo về những khu vực lân cận nơi diễn ra công
việc.
+ Phải đảm bảo hoạt động của các dịch vụ hoạt động đặc biệt trong khu vực đó
không bị ảnh hưởng khi các thiết bị bảo vệ được tháo dỡ hoặc ngắt nguồn.
+ Xác định các vị trí thực hiện cách ly điện của mạch điện (ví dụ như bảng điều
khiển)
+ Tất cả các thiết bị điện đều phải được xử lý như là đang có điện trừ khi chúng
được chứng minh là đã được ngắt điện. Tất cả các công việc kiểm tra điện áp
đều phải được thực hiện giữa tất cả dây dẫn và giữa tất cả dây dẫn với cực đất.
+ Trước sử dụng các thiết bị thử điện áp, phải kiểm tra kĩ lưỡng xem chúng có
hoạt động chính xác hay không, sau khi sử dụng xong, kiểm tra lại một lần nữa
để đảm bảo thiết bị vẫn còn hoạt động.
+ Dán nhãn báo nguy hiểm vào bảng điều khiển, thiết bị và tất cả các điểm điều
tiết việc ngắt điện.
+ Chú ý chỉ số trên các thiết bị điện/dụng cụ (ví dụ chỉ số kW, chỉ số cường độ
dòng điện v..v)
+ Nếu có điều kiện cần chú ý đến chiều quay của thiết bị hoặc dụng cụ.
+ Kiểm tra sự có mặt của dòng điện trong các dây dẫn tại các cực của thiết bị.
Không được để các cực có điện trong trạng thái hở (ví dụ như đế cầu chì, hộp
đầu cực của thiết bị, v..v)
+ Tháo bỏ các cầu chỉ hoặc ngắt điện bằng bộ phận đóng - ngắt.
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 14



Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Tháo bỏ dây chì hoặc cầu nắp cầu chì khỏi hộp cầu chì.
+ Quấn 1 đoạn băng cách điện quanh thân nắp cầu chì và đặt lại vào trong đế cầu
chì.
+ Sử dụng thiết bị khóa ngắt để khóa các bộ phận đóng - ngắt điện.
+ Dán nhãn vào các cầu chì/máy ngắt điện cá nhân.
+ Vẽ sơ đồ biểu diễn vị trí các thiết bị bảo vệ trên bảng điện.
+ Ghi chú lại chỉ số của cầu chì/bộ phận đóng - ngắt điện.
+ Vẽ sơ đồ minh họa các hộp đầu cực và chỉ rõ các điểm nối của tất cả các dây
dẫn.
 Ngắt điện:
+ Ngắt các dây nóng, dây trung tính và dây nối đất. Dây nối đất được ngắt sau
cùng.
+ Sử dụng các phương pháp được phép áp dụng để ngắt tại điểm cuối của dây dẫn.
+ Dán nhãn vảo cuối phần dây cáp đã ngắt điện và dán các sơ đồ minh họa lên dây
cáp
+ Phải đảm bảo các dây cáp đã được bảo vệ khỏi những tác động phá huỷ cơ học.
+ Tháo bỏ các thiết bị và giữ toàn bộ khu vực đó trong điều kiện an toàn.
+ Nếu cần thiết, lúc này nên gửi một biên bản giấy tờ đến Cơ quan cung cấp điện.
 Nối lại mạch điện:
+ Nếu người công nhân vắng mặt khỏi nơi làm việc một thời gian, khi quay trở
lại làm việc nhớ nhắc nhở những người có liên quan biết là mình trở lại làm
việc.
+ Sau khi vắng mặt khỏi khu vực lân cận, để đảm bảo tránh khỏi nguy cơ có
người nào đó sơ ý nối lại mạch điện, người công nhân bắt buộc phải kiểm tra
và thử lại để đảm bảo các thiết bị điện mà mình đang làm việc vẫn đang được

cách điện. Phải đảm bảo các nhãn báo nguy hiểm không bị bóc khỏi các thiết bị
bảo vệ tại bảng điều khiển.
+ Nếu thiết bị/dụng cụ được thay thế, cần kiểm tra các chỉ số như kW, cường độ
dòng điện có giữ nguyên giá trị như trước hay không.
+ Thực hiện các kiểm tra sau trên thiết bị: sử dụng dụng cụ kiểm tra thông mạch
và điện trở cách điện trước khi nối thiết bị với nguồn điện.
* Kiểm tra sự hoạt động chính xác của dụng cụ kiểm tra thông mạch và điện
trở cách điện.
* Kiểm tra tính liên tục của dòng điện tại khung thiết bị bằng Dụng cụ kiểm
tra thông mạch (thang Ohm) (Việc kiểm tra này được thực hiện giữa cực
tiếp đất của thiết bị và các phần hở của khung thiết bị)
* Dùng máy thử điện trở cách điện kiểm tra thiết bị (thang MΩ).(Việc kiểm
tra này được thực hiện giữa các dây dẫn nối với vỏ hộp đầu cực và cực tiếp
đất của thiết bị)
+ Nối lại các dây nối đất đầu tiên, kiểm tra mối nối đã chắc chắn hay chưa.
+ Sử dụng dụng cụ kiểm tra thông mạch để đảm bảo thiết bị được tiếp đất tốt với
mạng tiếp đất. (Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách nối một dây đo của
dụng cụ kiểm tra thông mạch vào một điểm tiếp đất có sẵn, một dây khác nối
với phần kim loại để hở trên khung hay vỏ máy, thiết bị).
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 15


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Cần thông báo cho những người khác cùng làm trong khu vực đó biết thiết bị
đã được cấp điện trở lại.

+ Trước khi nối thiết bị với nguồn điện cần đảm bảo công tắc khởi động thiết bị
đã được tắt.
+ Thay dây chì trong nêm (nắp) cầu chì và lắp lại. Tháo bỏ bộ phận khóa đóng ngắt khỏi bộ phận đóng - ngắt điện và đóng điện nếu sử dụng.
+ Bật công tắc hoạt động của thiết bị và quan sát xem thiết bị có hoạt động chính
xác hay không. Nếu thiết bị chạy tốt, phải đảm bảo chúng quay đúng chiều.
+ Bóc tất cả các nhãn báo nguy hiểm và lưu ý những người có liên quan là công
việc đã được hoàn tất.
+ Sắp xếp khu vực máy hoạt động trong điều kiện an toàn.
+ Hoàn thành các báo cáo phù hợp và gửi tới nơi quản lý nguồn cấp điện.
b. Quy trình cô lập sự cố.
 Tuyệt đối tuân thủ các bước trong quy trình cô lập sự cố khi đấu nối/ sửa chữa
thiết bị điện. Bất cứ hành động nào nhắm bỏ qua các bước sau đều có thể gây ra
nguy hiểm cho bản thân và những người liên quan.
 Bước 1: chuẩn bị dụng cụ cách ly (khóa ngắt, bảng báo, dụng cụ kiểm tra…)
 Bước 2: Ngắt thiết bị bảo vệ, khóa lại và treo bảng báo tại tủ (nếu có thể).
 Bước 3: Gắn bảng báo an toàn tại khóa cách ly và khóa lại.
 Bước 4: Kiểm tra bên dưới CB/công tắc và phần đấu nối tại thiết bị để đảm bảo thiết bị
không có điện.
 Bước 5: Tiến hành ngắt điện, sửa chữa thiết bị.
CẦU CHÌ
NHÃN BÁO NGUY HIỂM
NHÃN BÁO NGUY HIỂM
KHÓA CÁCH LY

THIẾT BỊ (TẢI)

Hình 2.3b – Cách ly nguồn và treo bảng báo an toàn.
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 16



Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

4. Nhiệm vụ thực hành
 Nhiệm vụ 1: Cách điện, kiểm tra và dán nhãn
+ Trong bài tập này, nhiệm vụ của sinh viên là thiết lập các bước cần thiết trong quá
trình xác định, cách điện và kiểm tra một mạch điện một cách chính xác.
 Trang thiết bị cần thiết:
+ Bảng phân phối điện.
+ Thiết bị thử điện áp được chứng nhận sử dụng.
+ Nhãn báo nguy hiểm.
+ Bộ phận khoá đóng - ngắt.
+ Băng dính cách điện.
+ Các đầu nối điện (cốt).
+ Hộp đựng mối nối hai mạch điện.
 Các bước thực hiện:
+ Giáo viên sẽ chỉ định các thiết bị được cách ly khỏi nguồn điện.
+ Không tiến hành làm việc khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoàn thành:
Ngày: _ _ _ _ _ _ _ _ _

5. Câu hỏi ôn tập
Câu hỏi 1:
Chức năng chính của “Nhãn báo nguy hiểm” khi gắn lên một thiết bị điện là gì?
_______________________________________________
_______________________________________________

Câu hỏi 2:
Trong trường hợp chung, ai là người duy nhất được phép bóc nhãn báo nguy hiểm?
_______________________________________________
_______________________________________________
Câu hỏi 3:
Những thông tin gì cần ghi lên trên nhãn báo nguy hiểm?
_______________________________________________
_______________________________________________
Câu hỏi 4:
Liệt kê 4 thiết bị thử có thể được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của một điệp áp xoay chiều
- AC.
1. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
2. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
3. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 17


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

4. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Câu hỏi 5:
Trình bày chức năng của bộ phận khóa ngắt:
______________________________________________
______________________________________________

Bài số 3:

Tên bài: Cáp điện.

MĐ27 - 03

Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức về cáp điện như cấu trúc, đặc
tính kỹ thuật, cách sử dụng…
Mục tiêu bài học:
-

Trình bày được cấu trúc và mã hóa màu sáu của cáp điện.
Giải thích được các thông số kỹ thuật ghi trên cáp điện.
Trình bày được ứng dụng của các loại cáp theo điều kiện lắp đặt cụ thể.

Nội dung bài học:

Thời gian: 4h (LT: 3h; TH: 1h)

1. Các thuật ngữ liên quan đến dây và cáp điện.
1.1.Vật liệu dẫn điện
Khả năng tải dòng điện dựa vào những dây dẫn có khả năng dẫn điện cao như đồng, nhôm
vốn đang được sử dụng vượt trội trong ngành công nghiệp dây dẫn năng lượng.

 Đồng: (Cu)

+ Loại nguyên liệu phổ biến nhất sử dụng trong chế tạo các dây dẫn điện là đồng.
+ Như đã biết, đồng là một trong những kim loại làm dây dẫn điện tốt nhất vì đồng có
tính dẫn điện và nhiệt cao. Đồng dẻo nên có thể kéo thành các sợi nhỏ, phù hợp với
việc chế tạo các loại dây/ cáp điện.
+ Tất cả các dây dẫn dùng trong các lắp ráp công nghiệp, thương mại hay dân dụng
đều sử dụng dây dẫn đồng.


 Nhôm: (Al)

+ Các dây dẫn bằng nhôm cũng được sử dụng trong lắp ráp điện nhưng không phổ
biến như đồng.
+ Phạm vi sử dụng của dây dẫn nhôm chủ yếu trong chế tạo cáp đường truyền tải có
điện áp cao, vì ở đây cần tính đến yếu tố về trọng lượng.
+ Người ta cũng sử dụng nhôm trong các dây cáp bọc kim loại cách điện (MIMS), tuy
nhiên trong mọi trường hợp, qui mô sử dụng của đồng vẫn phổ biến hơn nhôm.

1.2.Dây lõi cáp(Core)

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 18


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

Dây dẫn của cáp điện có thể là 1 dây duy nhất hoặc một bó dây. Các bó dây xoắn chú
yếu được sử dụng trong những trường hợp lắp ráp có thể chịu ảnh hưởng của các rung
động.
 Cáp 1 lõi (Single core): chỉ có 1 lõi duy nhất
+ Cáp 1 lõi là loại cáp chỉ có 1 dây dẫn duy nhất.Các dây dẫn 1 lõi thường có xu
hướng chung là hay bị gẫy hỏng sau một vài lần sử dụng, vì vậy khi sử dụng
những loại cáp này cần chú ý thận trọng nhất là những loại cáp có tiết diện nhỏ, ví
dụ 1 mm2.
+ Với một số loại dây cáp một lõi và có tiết diện nhỏ như vậy, phần lõi duy nhất đó

nên được xoắn thêm 1 vòng để đảm bảo vừa khít với với lỗ cực của thiết bị, nhờ
vậy diện tích tiếp xúc của vít cố định với lõi cáp sẽ nhiều hơn nên hiệu quả tiếp
xúc cũng tốt hơn.
+ Giá của cáp một lõi thường rẻ hơn cáp xoắn có cùng kích thước.

Cáp 1 lõi, dây dẫn đặc
 Cáp nhiều lõi(Multiple core): có nhiều hơn 1 lõi.
+ Các dây dẫn xoắn có khả năng chịu ăn mòn và phá huỷ cao hơn các loại dây 1 lõi
khác. Tuy nhiên khi sử dụng cáp xoắn, các bó dây nên được xoắn lại trước khi kết
thúc tại thiết bị cuối. Biện pháp này nhằm đảm bảo không có dây nào bị đứt bởi
vít cố định.
+ Cần lưu ý không để dây nào bị xoắn tới mức có thể bị đứt, nên nhớ là số lượng
dây trong lõi cáp chính là yếu tố quyết định khả năng tải điện của dây cáp.
+ Nếu có thể và điều kiện lắp đặt cho phép, trước khi kết thúc nên xoắn dây lại thêm
một vòng nữa.

Cáp nhiều lõi

1.3.Kiểu cách điện

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 19


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

+ Chức năng cơ bản của lớp cách điện trong dây cáp là khả năng chịu được điện áp,

nhờ đó có thể ngăn chặn dòng điện tới dây dẫn.
+ Polyvinylchloride (nhựa PVC) là một trong những nguyên liệu cách điện được sử
dụng phổ biến nhất để làm vỏ cách điện. Đặc tính của nhựa PVC là bền chắc, chống
lại sự ăn mòn và tác động của dầu. Tuy nhiên lại hay bị giảm tính mềm dẻo trong
điều kiện nhiệt độ thấp.
+ Các loại nguyên liệu cách điện khác được sử dụng trong công nghiệp điện là:
• Magiê oxit
• Thuỷ tinh
• Hợp chất cơ học chịu nhiệt
• Giấy
• Cao su

1.4.Định mức điện áp
+ Định mức điện áp của một dây/cáp điện là mức điện áp tối đa mà lớp cách điện có
thể chịu được mà không bị hư hại.

1.5.Định mức chịu nhiệt
+ Khi lựa chọn lớp cách điện trong dây cáp để sử dụng trong một lắp đặt nào đó, cần
hết sức chú ý đến yếu tố định mức khả năng chịu nhiệt của chất cách điện
+ Các cáp điện đều có một định mức chịu nhiệt nhất định dựa trên giới hạn hoạt động
an toàn của lớp cách điện.
+ Định mức chịu nhiệt khi hoạt động tối đa của lớp cách điện trong dây cáp được qui
định trong bảng thông số kỹ thuật của từng loại cáp.
+ Hầu hết vật liệu nhựa dẻo và đàn hồi dùng chế tạo vỏ cáp điện thường có nhiệt độ tối
đa là 75oC.
Ví dụ:
Loại vật liệu cách nhiệt
(nhựa dẻo)

V 75


Định mức chịu nhiệt tối đa
là 75oC

+ Một số loại cáp có dịnh mức chịu nhiệt cao hơn 100oC dung trong các ứng dụng đặc
biệt ( cáp chống cháy)

1.6.Mã hóa màu sắc
Dây dẫn nối đất:
+ Tất cả các dây dẫn nối đất trong bất kì loại cáp điện nào luôn luôn mang màu xanh lá
cây và màu vàng.
Không sử dụng dây mềm trong hệ thống dây cố định.Việc mã hóa màu sắc các dây
mềm tuân theo các chi tiết kĩ thuật của Uỷ ban kĩ thuật điện quốc tế (IEC) cũng được
chấp nhận sử dụng tại Australia.
Màu sắc mã hóa cho 1 dây mềm 3 lõi sử dụng trong thiết bị chạy bằng điện áp 240V là:
Dây chủ động…………………... Màu nâu, đỏ
Dây trung tính………………….. Màu xanh lam, đen
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 20


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

Dây nối đất……………………… Màu xanh lá cây/màu vàng
Với loại dây mềm 3 pha cho điện áp 415V, màu sắc mã hóa là:
Dây chủ động …………………... Màu nâu, trắng, da cam, đỏ
Dây trung tính………………….. Màu xanh lam,đen

Dây nối đất………………………. Màu xanh lá cây/màu vàng
Nếu trong dây mềm 3 pha không có dây trung hòa thì dây có màu xanh lam nhạt có thể
được sử dụng như dây chủ động.

1.7.Lớp vỏ bọc
 Cáp vỏ bằng nhựa dẻo chịu nhiệt (TPS – Thermo – Plastic Sheathed).
Lớp vỏ cách điện và lớp cách điện trong dây cáp làm bằng nhựa dẻo chịu nhiệt có
trong rất nhiều loại cáp khác nhau như:
+ Cáp cách điện 2 lớp 1 lõi
+ Cáp cách điện 2 lớp 2 lõi (tròn và dẹt)
+ Cáp cách điện 2 lớp 2 lõi và và nối đất (tròn và dẹt)

 Sử dụng cáp vỏ bằng nhựa dẻo chịu nhiệt TPS
+ Lắp đặt điện dân dụng: lắp trong lỗ hổng trên trần nhà, khung tường, lỗ gạch
+ Lắp đặt điện thương mại: đi dây mạng điện chiếu sáng và Bộ ổ cắm đa năng
(GPO).
+ Lắp đặt điện công nghiệp: đi dây mạng điện chiếu sáng và Bộ ổ cắm đa năng
(GPO)

 Cáp bọc 1 lớp cách điện (cáp xây dựng)
+ Thuật ngữ cách điện l lớp có nghĩa là dây dẫn điện chỉ có một lớp nguyên liệu
cách điện bọc bên ngoài. Loại cáp này được sử dụng trong phần ống bọc dây
và hệ thông các ống bọc dây trong trường hợp dây cần củng cô thêm các bảo
vệ cơ học.
+ Cáp bọc 1 lớp cách điện có thể có 1 bó dây hoặc 1 dây đặc.
Sử dụng cáp bọc 1 lớp cách điện
+ Cáp bọc 1 lớp cách điện đựơc sử dụng chủ yếu trong các lắp đặt điện công
nghiệp và thương mại. Hình thức lắp loại cáp đi kèm một số biện pháp bảo vệ
nhằm bảo vệ cáp khỏi các hư hại cơ học.
 Cáp có vỏ kim loại bảo vệ (SWA)

+ Lớp vỏ bọc bảo vệ bằng thép được dùng để giảm nguy cơ phá huỷ cơ học cho cáp điện.
Loại cáp này thường được sử dụng trong ngành khai thác mỏ và những khu vực nguy
hiểm nơi thường tạo ra nhiều loại khí và bụi bẩn.
+ Bên cạnh lớp vỏ thép bảo vệ, lớp vỏ bọc ngoài cùng bằng nhựa PVC giúp gia tăng khả
năng bảo vệ cáp khỏi bị mài mòn theo thời gian.
Sử dụng cáp có vỏ kim loại bảo vệ (SWA)
Cáp có vỏ kim loại bảo vệ được sử dụng chủ
yếu trong các trường hợp mà nguy cơ máy
móc bị hư hại cao. Ví dụ như sử dụng trong
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Các bó dây xoắn
Dây nối đất
Lớp cách điện
Page
21
bằng nhựa
PVC


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

công nghiệp hoặc các ngành khai khoáng ha
y những khu vực có nhiều nguy hiểm liên
quan đến các vụ nổ khí hoặc bụi lớn.
Lớp đệm

Lớp vỏ bọc thép


Nhựa PVC

2. Thông số kỹ thuật
 Đây là các đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất ghi trên cáp điện nhằm giúp người sử
dụng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, thi công…
È Kích cỡ cáp: đây là thông số chỉ tiết diện mặt cắt của lõi cáp, với dây lõi xoắn có
nhiều sợi thì tiết diện lõi bằng tổng các tiết diện của các sợi nhỏ.
Ví dụ:

Cáp một ruột
dẫn

Đườnkính
g kính
Đường
1.78mm
= 1.78mm

Dây/ cáp đơn
( 1 lõi)

Nhựa PVC

(a) Cáp có lớp cách điện bằng
giấy,
vỏ bọc
bằngcáp
nhựađiện
PVC

3. Lựa
chọn

(b) Cáp có 3 lõi và 1 dây nối đất, lớp
cách điện và vỏ bọc bằng nhựa PVC

Lựa chọn cáp điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất, chức năng / đặc tính của
tải, vị trí/ phương pháp lắp đặt, điều kiện môi trường ….
Những tiêu chí sau phải được đưa vào như là điều kiện khi chọn lựa cáp:






Định mức điện áp
Khả năng tải dòng điện
Định mức chịu nhiệt
Nguyên liệu vỏ bọc
Nguyên liệu làm ruột dẫn

Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 22


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh


4. Bài tập
Câu hỏi 1:
Những lớp cách điện trong cáp điện nào có công suất chịu nhiệt vượt quá 200°C?
_______________________________________________
Câu hỏi 2:
Dây cáp V75 có sử dụng loại cách điện _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
__
Câu hỏi 3:
Liệt kê 4 vật liệu cách điện trong dây cáp được sử dụng trong lắp đặt điện chung:
1. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
2. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
3. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
4. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Câu hỏi 4:
Chỉ ra các mã hóa màu dây đối với các dây lắp cố định.
_______________________________________________
_______________________________________________
_______________________________________________
_______________________________________________
_______________________________________________
Câu hỏi 5:
Chỉ ra các mã hóa màu dây đối với dây mềm.
______________________________________________
______________________________________________
______________________________________________
Câu hỏi 6:
Mục đích của việc sử dụng thêm lớp vỏ bọc nhựa PVC ngoài cáp MIMS là gì?
______________________________________________
Câu hỏi 7:
Với cáp bọc vỏ thép, mục đích của lớp vỏ bọc thép bên ngoài dây là gì?

______________________________________________
_ __ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Câu hỏi 8.
Liệt kê 5 loại thiết bị trong đó việc sử dụng cáp MIMS là phù hợp nhất với ngành công
nghiệp điện.
1. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
2. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
3. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
4. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
5. _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Câu hỏi 9:
Các dây dẫn dùng làm dây dẫn ngoài trời là những dây:
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 23


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

___________________________________________
___________________________________________
___________________________________________
Câu hỏi 10:
Trình bày 2 loại nguyên liệu làm dây dẫn phổ biến nhất trong các cáp điện hiện nay.
_________________________________________________
_________________________________________________
_______


Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 24


Trường Cao Đẳng Nghề Quốc Tế Vabis Hồng Lam

Khoa Điện – Điện Lạnh

Câu hỏi 11.
Kể tên 3 loại nguyên liệu cách điện được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp điện hiện
nay.
_______________________________________________
_______________
______________________________
Câu hỏi 12:
Những thuật ngữ sau có ý nghĩa gì đối với dây và cáp điện:
1. Định mức điện áp
_________________________________________________
_________________________________________________
_____________________________________
2. Khả năng tải dòng điện
_________________________________________________
_________________________________________________
3. Định mức chịu nhiệt
_________________________________________________
_________________________________________________
_____________________________________
4.Nguyên liệu vỏ bọc
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ __ _ _

_________________________________________________
____________________________________
5.Nguyên liệu làm ruột dẫn
_________________________________________________
_________________________________________________
_____________________________________
6.Nguyên liệu cách điện
_________________________________________________
_________________________________________________
_____________________________________

Bài số 4:
Tên bài: Nối và tạo đầu các dây/cáp điện.

MĐ27 - 03

Giới thiệu: Bài học này nhằm cung cấp cho học viên các kiện thức và giúp hình thành các kỹ năng
đấu nối dây và cáp điện thông thường.
Mục tiêu bài học:
- Trình bày được các phương pháp nối dây/cáp thường dùng.
- Trình bày được quy trình thực hiện việc nối dây/ cáp.
Tài liệu học tập mô đun Đi dây và đấu nối thiết bị – MĐ 27

Page 25


×