Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ CHUYÊN NGHÀNH xây DỰNG NGUỒN NHÂN lực CHẤT LƯỢNG CAO ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.62 KB, 103 trang )

XÂY DựNG NGUồN NHÂN LựC CHấT LƯợNG CAO
ở TỉNH QUảNG NINH HIÖN NAY

CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
MÃ SỐ: 60 22 03 08

HÀ NỘI - 2015

3


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ
XÂY DỰNG

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT

LƯỢNG CAO Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN
1.1.

NAY
Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực chất lượng

12

cao và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh


Quảng Ninh
Thực trạng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở

12

tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Chương 2: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG

31

1.2.

NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở
2.1.
2.2.

TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
Yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở

57

tỉnh Quảng Ninh hiện nay

57

Giải pháp cơ bản xây dựng nguồn nhân lực chất lượng
cao ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

62
86
88
93

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Con người, phát triển toàn diện con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực cơ bản quyết định thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi
thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm xây
dựng, phát triển con người, nguồn lực con người.
Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý đặc thù, với các tiềm năng thế mạnh
cần được khai thác phát triển mạnh trong bối cảnh quốc tế hội nhập ngày càng
cao. Để phát triển kinh tế theo mơ hình mở, tạo điều kiện cho việc giao lưu,
hội nhập và tự do hóa các hoạt động kinh tế, Quảng Ninh phải tạo được sự an
toàn đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất công nghiệp,
xuất nhập khẩu, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, vận tải biển, kinh tế biên mậu
và du lịch. Quảng Ninh cũng cần hình thành và phát triển các khu hành chính
- kinh tế đặc biệt, KKT thương mại tự do về dịch vụ hiện đại, kinh tế biên
mậu, kinh tế biển kết hợp với cơng nghiệp giải trí, tạo sức thu hút cao đầu tư
nước ngoài. Với các khu đó, Quảng Ninh sẽ nhanh chóng phát huy được tiềm
năng của mình và trở thành cực tăng trưởng mạnh tương xứng với Trung
Quốc trong hợp tác hình thành hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam Trung Quốc; cầu nối ASEAN - Trung Quốc; trung chuyển Đông Bắc Á và
Đông Nam Á.

Việc thành lập cộng đồng Kinh tế ASEAN vào 2015 để tạo lập một môi
trường tự do kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, nhân lực, FDI, vốn đã tạo ra nhiều
cơ hội thương mại giữa ASEAN và EU, Mỹ nhưng cũng tạo ra nhiều thách
thức đối với người dân Quảng Ninh ngay trên mảnh đất của mình. Quảng
Ninh cần tạo điều kiện tốt về cơ chế, chính sách đặc thù, kết cấu hạ tầng thuận
lợi, đất đai và nguồn nhân lực phù hợp, có các đặc KKT với cơ chế đặc biệt
để thu hút đầu tư nước ngoài thì cơ hội hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
vào Quảng Ninh mới có cơ hội tăng lên và Quảng Ninh sẽ giải quyết được
vấn đề thiếu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bằng con đường thu hút vốn từ


bên ngoài. Các đặc KKT với cơ chế, chính sách đặc thù sẽ trở thành động lực
cho phát triển KT-XH của Quảng Ninh trong thời ký tới.
Để đáp ứng sự phát triển KT-XH đó, trong những năm qua, quán triệt
quan điểm của Đảng về chiến lược xây dựng con người trong thời kỳ CNH,
HĐH đất nước, việc xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh có
nhiều tiến bộ, "ngày càng được cải thiện cả về thể chất và tinh thần. Trình độ
học vấn, chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động tiếp tục được nâng cao.
Đa số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo cả về chuyên môn, lý luận,
quản lý nhà nước, quản lý kinh tế; có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
từng bước trưởng thành, tiến bộ về trình độ, nhận thức, năng lực thực tiễn,
phương pháp, tác phong, lề lối làm viêc."[42, tr.1,2]. Tuy nhiên, nguồn nhân
lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, "chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Thiếu nhân lực CLC: chuyên gia, nghệ
nhân, công nhân lành nghề, cơng nhân kỹ thuật. Còn có khoảng cách lớn về
trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật giữa miền núi, nông thôn, hải đảo với
thành thị....; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực CLC…còn thụ động. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động chưa đáp ứng
yêu cầu của nền kinh tế"[42, tr.2]. Việc đào tạo, bồi dưỡng, khai thác, sử dụng
và phát triển ng̀n nhân lực đó sao cho có hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu

của quá trình phát triển KT-XH đang là những vấn đề bức xúc cả về lý luận
và thực tiễn hiện nay cần phải được nhận thức và giải quyết tốt.
Những năm qua, việc nghiên cứu nguồn nhân lực, xây dựng nguồn
nhân lực CLC đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất
nước và hội nhập quốc tế đã được quan tâm đáng kể. Song, hiện nay cả trong
pham vi cả nước và ở Quảng Ninh vẫn còn khơng ít vấn đề mới và phức tạp
cần thiết có những nghiên cứu xác đáng.
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: Xây dựng nguồn nguồn nhân
lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học.


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Trên thế giới, nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu nguồn
nhân lực. Marquardt M và Engl D trong sách Global Human Resourse
Development, Prentice Hall, Englewood Cliff, 1993 đã nghiên cứu về sự phát
triển nguồn nhân lực toàn cầu, phân tích tác động của toàn cầu hố đến sự
phát triển nguồn lực con người, đề ra yêu cầu mới về tổ chức, quản lý và sử
dụng nguồn lực con người trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân
tộc. Tuy nhiên ông mới chỉ dừng lại ở cách tiếp cận dưới góc độ khoa học tổ
chức, quản lý, và cho rằng phát triển ng̀n nhân lực chính là phát triển năng
lực kỹ thuật, năng lực thực hiện công việc, năng lực trí tuệ.
Các tác giả: Marc Effron, Robert Gandossy, Marshall Goldsmith trong
sách Human resourses in the 21st century đã nhận định vai trò trung tâm của
nguồn lực con người trong sự phát triển KT-XH của thế kỷ XXI. Nội dung
cuốn sách tập trung trình bày những đóng góp tư tưởng của các nhà lãnh đạo:
David Ulrich, Rosabelth Moss Kanter… về chiến lược phát triển nguồn lực
con người, về khoa học quản lý và sử dụng nguồn lực con người đạt hiệu quả
cao trong hoạt động sản xuất vật chất. Các tác giả cho rằng: ngày nay, mọi
quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ nguồn lực con người là quan trọng,

quyết định sự phát triển KT-XH của quốc gia.
Đề cập đến vấn đề nguồn lực con người còn có nhiều cơng trình khoa
học khác như: Bernardin H.John, Russell Joyce E.A, (1998), Human
Resource Management: An Experriental Approach, Singapore, Mc Graw Hill; Human Development Report, (1996), New York. United Nations
Development Programme, (1996); Human Development at work, (1992),
UNDP Annual Report, New York.UNDP; Werther William B (1993), Human
resourses and personel management. Các cơng trình khoa học này đã bàn đến
việc đào tạo nguồn nhân lực, luận giải mối quan hệ giữa sự phát triển nguồn
lực con người với phát triển kinh tế, cho rằng đầu tư vào nguồn lực con người
là đầu tư cho phát triển, tuy nhiên, chủ yếu tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc
động kinh tế học, khoa học quản lý.


* Ở Việt Nam, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về nguồn lực con
người, xây dựng nguồn lực con người. Trong cơng trình Phát triển ng̀n
nhân lực ở một số nước, kinh nghiệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của Việt Nam hiện nay, PGS,TS Nghiêm Đình Vì đã khảo cứu đào tạo nguồn
nhân lực ở các các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh
Châu Âu và các nền công nghiệp mới Châu Á. Ở góc độ giáo dục đào tạo, các
nước này tập trung phát triển nguồn nhân lực trên các phương diện: Tăng
cường đầu tư cho giáo dục; gắn kết chặt chẽ có hiệu quả các cơ sở nghiên cứu
khoa học, các trường học với doanh nghiệp; tăng cường đầu tư, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để mọi người dân, mọi tổ chức xã hội, mọi doanh nghiệp được
tiếp cận, khai thác cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại.
Trong cuốn sách Con người và nguồn lực con người trong sự phát
triển, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, H.1995 đã tập hợp
các bài viết, cơng trình khoa học của nhiều tác giả trên thế giới bàn về vấn đề
con người theo các góc độ khác nhau nhằm luận giải mơ hình phổ qt về con
người, về động cơ hoạt động của con người; mơ hình mới sử dụng ng̀n lực
con người; trí ṭ hóa lao động và đào tạo chun mơn; tiếp cận mới đối với

chính sách việc làm, con người và môi trường.
Cuốn sách: Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
do Phạm Minh Hạc chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, H.1996, đã đưa ra cơ sở
lý luận và thực tiễn để thực hiện chiến lược con người với tư tưởng coi nhân
tố con người, sự phát triển nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định đối với
việc sáng tạo vật chất và tinh thần, coi con người là trung tâm sự phát triển.
Cuốn sách cũng bước đầu khái quát và đưa ra khái niệm nguồn lực con người
được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh
thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất; đờng thời đã trình bày khá rõ
quan niệm phát triển nguồn lực con người, mối quan hệ đào tạo, sử dụng và
việc làm với sự phát triển ng̀n nhân lực; từ đó xác định trách nhiệm quản lý
của Nhà nước, ngành giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.


Cuốn sách: Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát
triển ng̀n nhân lực, của Viện Phát triển giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia,
H.2002, đã tập hợp kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và các nhà quản
lý ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau với mục tiêu thống nhất quan điểm và
chính sách về phát triển nguồn nhân lực; đồng thời đề xuất một khung chính
sách phát triển ng̀n nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu đề ra
trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng chủ biên cuốn sách Sử dụng hiệu quả nguồn
lực con người ở Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, H.2003. Tác giả đã trình
bày có tính hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển, phân bố, sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta; đờng thời đề xuất các chính sách và giải
pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả ng̀n lực con
người trong phát triển KT-XH ở nước ta.
Tiến sĩ Đoàn Văn Khái có nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề ng̀n

lực con người cả về mặt lý luận và thực tiễn, như: Ng̀n lực con người trong
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị,
H.2005; Nguồn lực con người – yếu tố quyết định sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước, Tạp chí Triết học, số 4-1995, tr.20-23; Nguồn lực con
người dưới tác động của việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích, Tạp chí Sinh
hoạt lý luận, số 5-1997, tr.35-37; Bàn thêm về khái niệm ng̀n lực con
người, Tạp chí Triết học, số 3-2000, tr.32-34. Trong các cơng trình đó, tác giả
đã tiếp cận và nghiên cứu vấn đề nguồn lực con người với tính cách là ng̀n
lực qút định sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố thể hiện trên cả
phương diện chủ thể lẫn phương diện khách thể, coi con người là nguồn lực
của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên, giữ vị trí trung tâm của
toàn bộ q trình này. Từ đó tác giả đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm khai
thác và phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam hiện nay.


Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, H.2006,
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong chương XII: Vấn đề nguồn lực con người
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trình bày tương đối hệ thống , khái
quát quan niệm về nguồn lực con người, vai trò của nó đối với sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; khái niệm ng̀n lực con người và chất
lượng nguồn lực con người; thực trạng, định hướng và giải pháp phát huy
nguồn lực con người.
Phó giáo sư, TS Vũ Văn Phúc và TS Nguyễn Duy Hùng đồng chủ biên
cuốn sách: Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện
đại hố và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, H.2012. Trong đó các
tác giả tập trung: làm sáng tỏ những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hờ Chí
Minh và Đảng ta về phát triển nguồn nhân lực; giới thiệu những kinh nghiệm
phát triển nguồn nhân lực của một số ngành trong nước và một số nước, vùng
lãnh thổ trên thế giới; phân tích thực trạng, những bất cập, thách thức và đề

xuất các giải pháp… phát triển nguồn nhân lực nói chung của nước ta hiện
nay, ng̀n nhân lực chất lượng cao nói riêng trong các doanh nghiệp nhà
nước, vấn đề đào tạo theo nhu cầu, chất lượng giáo dục đại học, đổi mới cơ
chế tài chính, đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nơng thơn…
Phó tiến sĩ Mai Quốc Chánh chủ biên cuốn sách: Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Nxb.Chính trị quốc
gia, H.1999; TS Vũ Bá Thể viết cuốn sách: Phát huy nguồn lực con người để
cơng nghiệp hố, hiện đại hố - kinh nghiệp quốc tế và thực tiễn Việt Nam,
Nxb Lao động - xã hội, H.2005. Hai cuốn sách này đều phân tích vai trò, chất
lượng của ng̀n nhân lực và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực; đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước
ta đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Tiến sĩ Bùi Ngọc Lan viết cuốn sách: Ng̀n lực trí tuệ trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, đã tập trung vào
những vấn đề như: Trí ṭ và ng̀n lực trí ṭ, vai trò của ng̀n lực trí tuệ và


những điều kiện chủ yếu để phát triển nguồn lực trí ṭ trong sự phát triển của
xã hội nói chung; đặc điểm, thực trạng phát huy và xu hướng phát triển của
ng̀n lực trí ṭ Việt Nam trong thời gian qua; đề xuất phương hướng và giải
pháp chủ yếu của việc phát huy ng̀n lực trí ṭ Việt Nam trong công cuộc
đổi mới và xây dựng đất nước theo định hướng XHCN.
Một số cơng trình khoa học được cơng bố dưới dạng đề tài luận án, tạp
chí nghiên cứu có các tác giả Hoàng Chí Bảo: Ảnh hưởng của văn hố đối với
việc phát huy ng̀n lực con người, Tạp chí Triết học, số 1-1993; Nguyễn
Trọng Chuẩn: Ng̀n nhân lực và phát triển, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 41995; Nguyễn Thị Tú Oanh: Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học,
H.1999; Nguyễn Thị Thuỷ: Nhân tố con người và phát huy nhân tố con người
trong điều kiện mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, H.2000;
Nguyễn Văn Sơn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp

cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí
Triết học, số 3-2002; Hồ Trọng Viện; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng u cẩu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, Tạp chí
Lý luận chính trị, số 1-2003; Vũ Minh Mão, Hoàng Xuân Hoà: Dân số và
chất lượng ng̀n nhân lực ở Việt Nam trong q trình phát triển kinh tế, Tạp
chí Cộng sản, số 10-5/2004; Nguyễn Đình Hoà: Mối quan hệ giữa phát triển
ng̀n nhân lực và đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Tạp chí Triết
học, số 1-2004; Nguyễn Thế Kiệt: Xây dựng và phát triển con người, nâng
cao chất lượng nguồn lực con người trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 6-2008. GS,VS Phạm Minh Hạc: Phát triển
con người, nguồn nhân lực - quan niệm và chính sách… Các cơng trình này
cã đi sâu nghiên cứu về nhận thức, năng lực trí tuệ, các yếu tố ảnh hưởng đến
nguồn nhân lực, phát triển con người, vai trò của nhân tố con người đối với sự
phát triển trong điều kiện mới và vấn đề nâng cao chất lượng ng̀n nhân lực
để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.


* Trong qn đội đã có nhiều cơng trình khoa học công bố liên quan
đến nguồn lực con người: Nguyễn Đức Khang: Phát huy nhân tố con người
của bộ đội Pháo binh Việt Nam trong tình hình bảo vệ Tổ quốc hiện nay,
Luận án tiến sĩ triết học, H.2002; Nguyễn Đình Minh: Phát huy vai trị ng̀n
lực trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong Quân đội nhân dân Việt Nam,
Luận án tiến sĩ triết học, H.2003; Nguyễn Đình Hùng: Phát huy nhân tố con
người đội ngũ cán bộ Bộ đội Biên phòng trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên
giới quốc gia hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, H.2006; Nguyễn Minh
Thắng: Phát huy nguồn lực cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự trẻ trong xây
dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học,
H.2006; Hoàng Đình Tỉnh: Nâng cao chất lượng nguồn lực sĩ quan trẻ trong
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học, H.2012. Các
tác giả từ cách tiếp cận nguồn lực con người nói chung để đưa ra quan niệm của

mình về thực chất, tính quy luật, xu hướng vận động của nguồn lực con người ở
các đối tượng cụ thể trong quân đội; trên cơ sở khảo cứu thực trạng, đề xuất giải
pháp phát huy vai trò, nâng cao chất lượng của các ng̀n lực này.
Tóm lại, cho đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về
ng̀n lực con người dưới nhiều góc độ khác nhau, song chưa có cơng trình
nào nghiên cứu xây dựng ng̀n nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Vì thế đề
tài luận văn: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh
hiện nay là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác giả, khơng trùng với các
cơng trình khoa học, đề tài luận án đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng nguồn nhân lực
CLC, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản xây dựng nguồn nhân lực CLC ở
tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận giải làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng
nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh.


- Đánh giá thực trạng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh
Quảng Ninh thời gian qua và chỉ ra nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó.
- Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản xây dựng nguồn nhân
lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Xây dựng nguồn nhân lực chất
lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Xây dựng nguồn nhân lực chất
lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh từ năm 2006 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn
* Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

là phương pháp luận của đề tài.
*Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu: phân tích và tổng hợp, lơgíc và lịch sử, hệ thống
cấu trúc, nghiên cứu tư liệu, thu thập thông tin, điều tra xã hội học, so sánh và
phương pháp chuyên gia.
6. Ýnghĩa của luận văn
Góp phần cung cấp cơ sở khoa học để cấp uỷ đảng, chính quyền, tổ chức
chính trị - xã hội các cấp tham khảo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực
hiện xây dựng nguồn nhân lực CLC hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh. Luận văn có
thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có
liên quan ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, hai chương (4tiết), kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY

1.1. Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao và xây
dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh
1.1.1. Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh
* Quan niệm về nguồn lực
Theo quan niệm chung nhất nguồn lực là hệ thống các yếu tố cả vật
chất và tinh thần đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh cho sự phát triển và trong
những điều kiện thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình cải biến tự nhiên, xã hội của
một quốc gia, dân tộc. Tuỳ vào các tiêu chí và các quan hệ xác định để người
ta phân loại nguồn lực, như nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần; nguồn
lực chủ quan và nguồn lực khách quan; nguồn lực bên trong và nguồn lực bên

ngoài; nguồn lực con người, ; nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, ; ng̀n lực
vị trí địa lý, ng̀n lực khoa học kỹ thuật, công nghệ...
* Con người và nguồn nhân lực
Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều quan niệm khác nhau về con
người, trong đó quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người mới thực
sự khoa học, cách mạng. Con người là một thực thể tự nhiên - xã hội, là chủ
thể cải tạo hoàn cảnh và là sản phẩm tiến hóa lâu dài của tự nhiên. Trong tính
hiện thực, bản chất của con người là tổng hòa của những quan hệ xã hội. Con
người không thể tồn tại khi tách ra khỏi xã hội. Thông qua xã hội, con người
có những hoạt động trao đổi, lao động và thoả mãn những nhu cầu của cuộc
sống. Thông qua xã hội, con người có quan hệ qua lại với nhau. Từ đó, con
người nhận thức đầy đủ hơn về bản thân mình, để trên cơ sở đó rèn luyện,
phấn đấu hoàn thiện về nhân cách. Xã hội càng phát triển thì quan hệ giữa
người với người càng sâu sắc và bền chặt, mối quan hệ được mở rộng và vai
trò của con người trong xã hội ngày càng tăng; tạo điều kiện tăng năng suất
lao động, tạo ra của cải vật chất dồi dào. Đây là cơ sở để phát triển con người


toàn diện. Ngược lại, con người phát triển sẽ hoạt động thưc tiễn hiệu quả hơn
trong cải tạo tự nhiên, xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển không ngững. Vì thế,
để xây dựng CNXH thành cơng, cần phải có những con người mới XHCN.
Hiện nay có nhiều thuật ngữ chỉ nguồn nhân lực như: nguồn lực con
người, tài nguyên con người, nguồn nhân lực.
Khái niệm “nguồn lực con người” được sử dụng từ những năm 60 của
thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và một số nước châu Á; ở Việt Nam,
khái niệm này được sử dụng rộng rãi từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX.
Hiện nay, từ cách tiếp cận khác nhau đã có nhiều quan niệm khác nhau về
nguồn lực con người. Từ lý luận về lực lượng sản xuất, con người được xác
định là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự
vận động và phát triển của lực lượng sản xuất và quyết định quá trình sản

xuất, tăng trưởng kinh tế, là một loại vốn (vốn người) - thành tố cơ bản của
quá trình sản xuất, kinh doanh.
Theo GS, TSKH Phạm Minh Hạc, nguồn lực con người được hiểu là số
dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí
ṭ, năng lực và phẩm chất [18, tr.328].
Ng̀n nhân lực còn được hiểu theo nghĩa rộng là nguồn lực con người,
con nghĩa hẹp là ng̀n lao động, thậm chí là lực lượng lao động; tài nguyên
con người, coi con người như là một loại tài nguyên, nhưng là loại tài nguyên
quý giá nhất, đặc biệt là tiềm năng trí tuệ.
Từ các vấn đề trên, tác giả quan niệm: Nguồn nhân lực là tổng hòa các
yếu tố về số lượng, cơ cấu,chất lượng con người đã, đang và sẽ tạo ra sức mạnh
cho sự tiến bộ và phát triển xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.
Theo đó, nguồn nhân lực được thể hiện trên một số mặt cơ bản sau:
Một là, nguồn nhân lực phản ánh ở lượng người hay lượng dân số, biểu
hiện tập trung là người lao động, lực lượng lao động và nguồn lao động; mặt
khác nó cũng phản ánh về qui mơ dân số thông qua số lượng dân cư và tốc độ
tăng dân số của một nước, trong một thời gian nhất định.


Hai là, nguồn nhân lực phản ánh ở cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động
trong các ngành, các vùng, cơ cấu lao động đã qua đào tạo, cơ cấu trình độ lao
động, cơ cấu độ tuổi trong lực lượng lao động, cơ cấu nguồn lao động dự trữ...
Ba là, nguồn nhân lực được phản ánh ở chất lượng con người hay chất
lượng dân số, chất lượng người lao động, lực lượng lao động và nguồn lao
động trong hiện tại và tương lai gần, bao gồm các yếu tố: trí lực, thể lực và
phẩm chất đạo đức, tinh thần của con người.
Bốn là, nguồn nhân lực còn phản ánh kết quả của sự tác động qua lại
nội tại các yếu tố trong cấu trúc của bản thân, sự tương tác với các yếu tố
trong hệ thống các nguồn nhân lực và sự kết nối giữa truyền thống, phong tục,
tập qn… với mục đích hướng tới.

* Ng̀n nhân lực chất lượng cao
Quan niệm: Nguồn nhân lực CLC là một bộ phận quan trọng của
nguồn nhân lực được đào tạo bồi dưỡng có trình độ học vấn, chun mơn
nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng làm chủ, giải quyết
sáng tạo những vấn đề thuộc lĩnh vực, ngành, nghề nghiệp được phân cơng
đảm nhiệm; có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có tinh thần và ý thức trách
nhiệm cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong nước và hội
nhập quốc tế.
* Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực là vốn quý nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, giữ
vai trò quan trọng nhất, quyết định sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc, các
nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng của nó phải thơng qua ng̀n lực con
người. Con người tờn tại và phát triển với tính cách là một nguồn lực đặc biệt,
khác căn bản với các nguồn lực khác, nhưng không biệt lập với các ng̀n lực
đó. Trong hệ thống các ng̀n lực, con người bao giờ cũng là nguồn lực quý
nhất, là nguồn lực của mọi nguồn lực, giữ vai trò quyết định trong sự phát
triển xã hội. Có thể xem xét vai trò của nguồn nhân lực CLC ở các phương
diện sau đây:


Ng̀n nhân lực CLC là nhân tố nịng cốt trong liên kết, tích hợp, tổng
hợp các ng̀n lực thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời
sống về vật chất và tinh thần , giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Để
phát triển KT-XH ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Chúng ta cần rất
nhiều nguồn lực: Nguồn lực khoa học cơng nghệ; ng̀n lực tài chính; ng̀n lực
tài ngun thiên nhiên; nguồn lực lao động (nguồn nhân lực). Trong các ng̀n
lực ấy, ng̀n nhân lực CLC có vai trò qút định. Trong thời đại của khoa học
và công nghệ, tin học, con người nhận thức, cải tạo tự nhiên, xã hội không chỉ
bằng sức mạnh của cơ bắp mà bằng trí ṭ của mình là chủ ́u. Người lao động
có tri thức nghề nghiệp, kỹ năng lao động, có lương tâm, trách nhiệm nghề

nghiệp, có ý chí qút tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, chiến thắng nghèo
nàn lạc hậu, có tinh thần u nước, có năng lực thích ứng với sự phát triển của
khoa học công nghệ và sự biến đổi liên tục của kinh tế thị trường thì mới đem lại
thành cơng cho q trình CNH, HĐH đất nước, mới bảo đảm cho đất nước phát
triển nhanh và bền vững
Nguồn nhân lực CLC là nhân tố quyết định thành cơng trong xây dựng
nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Quốc
phòng Việt Nam là nền quốc phòng toàn dân mang tính chất của dân, do dân,
vì dân. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh
thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân,
trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.
Nguồn nhân lực CLC chính là lực lượng quan trọng, quyết định thành công
trong sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ
kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế trong
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH ở tỉnh Quảng Ninh.
Nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh còn là nhân tố bổ sung lực lượng
cho các lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Công
an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.


Nguồn nhân lực CLC là nhân tố quyết định thành cơng trong q trình
hội nhập quốc tế. Để hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực, cần phải có ng̀n
nhân lực đạt chất lượng nhất định. Nguồn lực lao động tham gia hợp tác quốc
tế là những lực lượng không chỉ làm tăng nguồn thu nhập cho đất nước và cá
nhân mà còn là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu, tiếp thu kỹ thuật,
công nghệ, kỹ năng tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh, tinh hoa văn hóa
nhân loại để phục vụ cho sự phát triển KT-XH, góp phần thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ dông bằng, văn minh. Đồng thời nguồn nhân
lực tham gia hội nhập quốc tế là lực lượng quan trọng trong việc tuyên truyền,
quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Phát triển, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực CLC là một trong những yếu tố
quyết định sự phát triển nhanh và bền vững đất nước”[14, tr.41]; nâng cao dân
trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân
tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. “Con người là trung tâm của
chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”[14, tr.76]. Con người
thực sự là nguồn lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi tài nguyên, là
nguồn lực nội sinh quan trọng nhất quyết định thành công của sự nghiệp xây
dựng nước ta hiện nay.
* Nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh
Nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh là một bộ phận quan trọng của
nguồn nhân lực Tỉnh nhà, được đào tạo bồi dưỡng có trình độ học vấn, chun
mơn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng làm chủ, giải quyết
sáng tạo những vấn đề thuộc lĩnh vực, ngành, nghề nghiệp được phân cơng đảm
nhiệm; có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao
trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh, góp phần phát
triển KT-XH đất nước và hội nhập quốc tế. Nguồn nhân lực CLC là một bộ
phận trọng yếu của nguồn nhân lực (nguồn lực lao động), là lực lượng lao
động đã qua đào tạo, có kỹ năng, kinh nghiệm, thạo nghề.


Tiêu chuẩn của nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh có nội dung
toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, sức khỏe như: có bản lĩnh,
lý tưởng, niềm tin và quyết tâm thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển
đất nước theo con đường XHCN; có bản chất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, có
sức khỏe, lao động sáng tạo, có kỷ luật...Có thể nhận biết nguồn nhân lực
CLC ở tỉnh Quảng Ninh theo các dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Về trình độ học vấn: Có trình độ học vấn thường từ đại học, sau đại học.
Họ là những nhà nghiên cứu, đổi mới công nghệ, các nhà kỹ thuật và công nghệ,
những nghệ nhân, những công nhân bậc cao, các nhà quản lý, kinh doanh ở các

khu vực, các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.
Về kỹ năng nghề nghiệp: Được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực hoạt
động, có tính chun nghiệp, lành nghề, thạo nghề. Lực lượng này bao gồm
những người lao động, trí thức, viên chức, cơng nhân hoạt động trong mọi
lĩnh vực, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, văn học nghệ thuật, các lĩnh vực KTXH, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ở các khu vực kinh tế,
dịch vụ cơng lập và ngoài cơng lập; có tính sáng tạo, hiệu quả cao.
Về năng lực: Kỹ năng lao động hành nghề sáng tạo, hiệu quả cho bản
thân và cho xã hội; khả năng đề xuất về chính sách, chủ trương, kỹ thuật,
nghiệp vụ chun mơn, thực hiện có hiệu quả cơng việc đảm nhiệm.
Như vậy có thể thấy dấu hiệu đặc trưng nhất của ng̀n nhân lực CLC
là trình độ đào tạo và năng lực nghề nghiệp; hiệu quả hoạt động nghiên cứu,
sản xuất kinh doanh. Đây là điểm khác biệt giữa nguồn nhân lực CLC với lao
động giản đơn và công nhân không lành nghề.
1.1.2. Vài nét đặc điểm tỉnh Quảng Ninh và quan niệm, tiêu chí đánh
giá xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng Ninh
* Vài nét đặc điểm tỉnh Quảng Ninh
Một là, Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu vùng Đông Bắc Việt Nam, có
vị trí địa chính trị và địa kinh tế đặc biệt: ở vị trí then chốt, điểm đầu trong 2
hàng lang, một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và là cầu nối giữa


các nước ASEAN và các nước Đơng Bắc Á; có biên giới quốc gia và hải phận
giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh có 120 km đường biên
giới trên đất liền, 191 km đường phân định Vịnh Bắc Bộ, với 250 km bờ biển;
3 cửa khẩu trên đất liền: Móng Cái, Hoành Mơ, Bắc Phong Sinh và 4 cửa
khẩu trên biển: Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai, Vạn Gia.
Quảng Ninh có ng̀n tài ngun phong phú và đa dạng, thuận lợi cho
phát triển đa ngành, nhất là ngành khai khoáng, nhiệt điện, vật liệu xây dựng,
danh lam thắng cảnh. Đất nơng nghiệp chiếm 75,4%, đất có rừng chiếm
51,9%, diện tích chưa sử dụng chiếm 10,9% tập trung ở vùng miền núi và ven

biển. Tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc, nước mặt ước tính 8.776 tỷ
m3 (2.500 đến 3000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện ni trờng thuỷ
sản). Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong
hố và xâm thực tạo nên những cánh đờng từ các chân núi thấp dần xuống các
triền sông và bờ biển là những vùng dân cư trù phú và còn nhiều tiềm năng
phát triển.
Tài nguyên rừng có 316.578 ha rừng, 388.000 ha đất rừng với độ che
phủ đạt 51,0%, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Rừng trờng, rừng
đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha. Rừng
ngập mặn với hệ sinh thái phong phú ở vùng Vân Đờn có thể khai thác phục
vụ du lịch sinh thái. Tổng trữ lượng rừng các loại khoảng 6-7 triệu m 3 gỗ và
gần 30-35 triệu cây tre nứa các loại, trong đó rừng tự nhiên có tổng trữ lượng
khoảng 4-5 ngàn m3 gỗ và 2-2,5 triệu cây tre nứa, còn lại là rừng trờng.
Quảng Ninh có 6,1 ngàn km2 ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các
bãi cá chính có sản lượng cao phân bố gần bờ và quanh các đảo. 20.000 ha eo
vịnh, nhiều khu vực nước sâu, kín gió thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển
cảng biển: Hạ Long, Cẩm Phả, Tiên n, Móng Cái, Hải Hà.
Quảng Ninh có tài ngun khống sản phong phú, trữ lượng lớn, than
đá ở mức 3,2 tỷ tấn (hơn 90% trữ lượng cả nước); khoáng sản ven bờ biển
(cát, ti tan…); các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… trữ lượng tương đối lớn,


phân bố khắp các địa phương trong Tỉnh. Nhiều mỏ nước khống có thể sử
dụng vào nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Tài nguyên cảnh quan thiên nhiên có Vịnh
Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên của thế giới;
vịnh Bái Tử Long, vừa có đảo đất, đảo đá tạo nguồn tài nguyên du lịch nổi
trội; trên đất liền và dưới biển có hệ động thực vật đa dạng có tới 415 loài
(vùng n Tử, Vân Đờn, Cơ Tô,…), và các bãi biển đẹp như Trà Cổ và hoang
sơ như Quan Lạn,...
Quảng Ninh có 2077 hòn đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km,

có hai huyện đảo là huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Vịnh Hạ Long và Bái Tử
Long có hàng nghìn hang động kỳ thú, những cảnh quan địa mạo đẹp vào bậc
nhất thế giới là một trong 7 kỳ quan thế giới, tạo điều kiện phát triển du lịch .
Đây cũng là hải cảng kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một
tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất thuận lợi. Tuy nhiên, Quảng
Ninh cũng là nơi thường xuyên diễn ra những tai biến thiên nhiên như lũ lụt, lũ
qt, xói lở bờ sơng, trượt lở đất và lũ bùn đá, biến động địa hình bãi triều và
bời lắng; ơ nhiễm nước, khơng khí, tiếng ờn do khai thác than, vật liệu xây
dựng, nhiệt điện khá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
Quảng Ninh có nhiều tún giao thơng quan trọng chạy qua như: Quốc
lộ 18, Quốc lộ 10, Quốc lộ 4B, Quốc lộ 18C, Quốc lộ 279, đường sắt Kép Hạ Long. Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn
tỉnh. Mạng lưới đường bộ có khoảng 3.694,4 km. Quảng Ninh là nơi tập
trung nhiều cảng biển quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước như
cảng Cẩm Phả, cảng Hòn Gai và nhiều cảng biển khác đã và đang sử dụng
để phục vụ nhu cầu địa phương như cảng Vạn Hoa, Hải Hà, Vạn Gia…
Mạng lưới vận tải thuỷ có 25 l̀ng dài trên 400 km do Trung ương quản lý
và 10 tuyến dài 167 km do địa phương quản lý. Mạng lưới đường sắt có
tuyến đường sắt quốc gia Kép - Hạ Long và các tuyến đường sắt chuyên
dùng của ngành than trên địa bàn tỉnh. Quảng Ninh chưa có cảng hàng
khơng dân dụng quốc gia, hiện chỉ có hoạt động bay tắc xi thăm quan du


lịch và phục vụ quốc phòng thực hiện tại các sân bay trực thăng nhỏ tại Bãi
Cháy - Tuần Châu Hạ Long, Hải Xuân - thành phố Móng Cái. Tổng chiều
dài đường giao thông nông thôn Quảng Ninh là 2.346,4 km trong đó đường
huyện chiếm 45,1%, đường xã chiếm 54,9%. Tỷ lệ đường giao thông nông
thôn đã rải mặt chiếm trên 67% còn lại là mặt cấp phối và đất.
Hai là, Quảng Ninh có cư dân của 22 dân tộc sinh sống, có ngơn
ngữ, có bản sắc dân tộc độc đáo. Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn
hóa lâu đời - một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hóa

tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm là: văn hóa
Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long với những tơn giáo, tín
ngưỡng cũng rất đa dạng và phong phú. Quảng Ninh là vùng đất có nhiều
di tích lịch sử có giá trị, nhiều cơng trình văn hoá đặc sắc, nhiều lễ hội
phong tục tập quán hấp dẫn du lịch. Tỉnh có những di tích nổi tiếng như
chùa n Tử, đền Cửa Ơng, đình Trà Cổ, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa
Long Tiên, đình Quan Lạn, chùa Cái Bầu - Thiền viện Trúc Lâm Giác
Tâm, di tích thương cảng Vân Đờn và có nhiều lễ hội truyền thống như
Yên Tử, Bạch Đằng, đền Cửa Ông, Trà Cổ, khu di tích nhà Trần ở Đơng
Triều. Với những đặc điểm về văn hóa như trên, Quảng Ninh có một tài
nguyên văn hóa rất đặc sắc cho phát triển du lịch, nhưng phải được phát
triển có tổ chức, có khoa học, tạo được các sản phẩm du lịch hấp dẫn có
một khơng hai.
Ba là, ng̀n nhân lực ở tỉnh Quảng Ninh đa dạng, có chất lượng,
nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Theo Niên giám thông kê tỉnh
Quảng Ninh 2011, dân số của tỉnh năm 2011 là 1.172,5 ngàn người, trong đó
dân thành thị chiếm khoảng 52%, dân nông thôn chiếm khoảng 48%; mật độ
dân số là 190 người/km2, có 4 thành phố trực thuộc Tỉnh và 10 huyện. Năm
2011 số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 633,3 ngàn
người, trong đó hoạt động KH&CN là 1,8 ngàn người. Số lao động đang làm
việc trong khu vực nhà nước năm 2010 là 156,7 ngàn người, trong đó 106,3


ngàn người làm việc của cấp Trung ương và 50,4 ngàn người làm việc trong
khu vực nhà nước địa phương [3, tr.15].
Tất cả những đặc điểm đó trực tiếp ảnh hưởng đến xây dựng nguồn
nhân lực, nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh.
* Quan niệm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ở tỉnh Quảng
Ninh
Theo nghĩa chung nhất, xây dựng là hoạt động có mục đích, có kế hoạch

của chủ thể tác động vào đối tượng làm hình thành, phát triển ở đối tượng
những phẩm chất cần thiết để hoàn thành vai trò, chức trách, nhiệm vụ của đối
tượng xây dựng. Theo đó, xây dựng ng̀n nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh
là tổng thể các hoạt động tích cực, tự giác của các chủ thể sử dụng tổng hợp
các giải pháp nhằm hình thành, phát triển tồn diện nguồn nhân lực CLC, đáp
ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tinh Quảng Ninh.
Thực chất của xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh là
hoạt động có mục đích có kế hoạch của chủ thể trong việc xác định các giải
pháp tác động vào những nhân tố cấu thành, nhằm tạo ta sự phát triển về số
lượng, cơ cấu, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát
triển KT-XH của tỉnh.
Mục đích xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh nhằm phát
triển đội ngũ những người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,
khả năng làm chủ khoa học, cơng nghệ, nghề nghiệp, có thể lực tốt, có tinh
thần và ý thức trách nhiệm cao phục vụ công cuộc CNH, HĐH, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc ở tỉnh Quảng Ninh. Như vậy đây vừa là mục tiêu của CNXH,
vừa là động lực của sự nghiệp ấy.
Chủ thể xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh bao gờm
các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội. Mỗi chủ thể ở tỉnh Quảng
Ninh có chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng nguồn nhân lực CLC ở
tỉnh Quảng Ninh.


Tỉnh ủy xác định quan điểm, chủ trương xây dựng nguồn nhân lực
CLC. Sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thể hiện ở việc đề ra các
chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng chương trình, kế hoạch; tun
truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược
xây dựng con người, xây dựng nguồn nhân lực CLC; đôn đốc kiểm tra các tổ
chức trong hệ thống chính trị thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân
lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh.

Cơ quan chính quyền các cấp ban hành và tổ chức thực hiện các chính
sách đề hình thành, phát triển thị trường lao động, công nghệ, quản lý, sử
dụng mọi tiềm năng lao động; nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống
giáo dục, đào tạo. Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện luật
pháp về giáo dục - đào tạo, dân số, lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe
nhân dân; tăng cường đầu tư ngân sách cho xây dựng nguồn nhân lực CLC ở
tỉnh Quảng Ninh.
Mọi lực lượng xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các
tổ chức xã hội, nghề nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn có trách nhiệm thực
hiện các nghị quyết của Đảng, các chính sách, luật pháp của Nhà nước, quyết
định của địa phương về xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng của xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh bao
gồm những người ở độ tuổi lao động, người sẵn sàng tham gia lao động (học
sinh, sinh viên), đang được sử dụng vào lao động (trí thức, cơng nhân, nông
dân, thợ thủ công…)
Nội dung xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh mang tính
toàn diện về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Số lượng nguồn nhân lực CLC phải
hợp lý trong tổng số nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Ninh. Cơ cấu nguồn
nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh phải phù hợp với cơ cấu ngành nghề, độ
tuổi, trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ học vấn đáp ứng
mục tiêu phát triển KT-XH. Chất lượng nguồn nhân lực CLC phải toàn diện:


Có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ học vấn, năng lực chuyên
môn, nghề nghiệp, phong cách làm việc; có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề
nghiệp, say mê nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, có kỷ luật, trung thực,
khiêm tốn giản dị, gần gũi, tơn trọng con người. Có kiến thức sâu sắc, có trình
độ học vấn từ đại học và tương đương trở lên; có khả năng làm chủ chun
mơn mình phụ trách.
Tóm lại, nguồn nhân lực CLC phải hội đủ phẩm chất, năng lực nghề

nghiệp, có khả năng nghiên cứu, đổi mới kỹ thuật, công nghệ, quản lý ở các
khu vực, các ngành kinh tế của tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; có
khả năng lao động sáng tạo, có tình yêu nghề nghiệp, có khả năng tự hoàn
thiện, tự phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh nhà.
Phương thức xây dựng nguồn nhân lực CLC là tổng hợp các cách thức,
con đường, biện pháp mà chủ thể và đối tượng sử dụng nhằm hình thành, phát
triển ng̀n nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh cả về số lượng, chất lượng, cơ
cấu. Đó là các biện pháp phát triển kinh tế văn hóa – xã hội, hệ thống luật pháp,
chính sách, sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp,
các tổ chức quần chúng…; thông qua hệ thống thông tin truyền thông, giáo dục
đào tạo, an sinh xã hội…; quá trình tự học tập, nghiên cứu thực tiễn, trao đổi
kinh nghiệm trong lao động sản xuất của chính ng̀n nhân lực. …
Phát triển KT-XH tạo nền tảng vật chất, tinh thần cho xây dựng nguồn
nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Kinh tế phát triển, đại bộ phận đời sống
nhân dân được cải thiện, sẽ giúp cho việc giải quyết các vấn đề xây dựng
nguồn nhân lực CLC được tốt hơn như: Đầu tư cho giáo dục đào tạo; chăm
sóc sức khỏe nhân dân; tăng thu nhập; giải quyết việc làm, các chính sách an
sinh xã hội cho ng̀n nhân lực nói chung và xây dựng ng̀n nhân lực CLC ở
tình Quảng Ninh nói riêng.
Cơng tác đào, tạo bời dưỡng là một trong những biện pháp có tầm quan
trọng nhất của xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh nhằm đào
tạo, bồi dưỡng, trang bị, bổ sung về tri thức, kỹ năng, phẩm chất chính trị, đạo


đức cho ng̀n nhân lực CLC. Thơng thường, có các loại hình đào tạo, bời
dưỡng: Đào tạo, bời dưỡng ở các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại
học trong hệ thống và quốc gia; đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở sản xuất, tổ
chức KT-XH; tự đào tạo, bồi dưỡng của mỗi cá nhân; hợp tác quốc tế về đào
tạo, bồi dưỡng.
Kết hợp và phát huy vai trò của chủ thể và đối tượng trong xây dựng

nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Cùng phát huy vai trò của chủ thể
quản lý là phát huy nội lực của mỗi người trong việc tự học tập, tự tu dưỡng
trèn luyện theo tiêu chuẩn. Bởi lẽ chỉ có tự giác tiếp nhận sự giúp đỡ của tổ
chức, của tập thể với đề cao ý thức tự rèn, tự học tập, tự đánh giá thì các tiêu
chuẩn về phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc vốn là yêu cầu khách
quan mới trở thành phẩm chất bền vững của nguồn nhân lực CLC ở tỉnh
Quảng Ninh.
Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống chính sách tạo động lực để xây
dựng ng̀n nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Đó là những chính sách về
giáo dục, đào tạo, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, dân số việc làm, sử
dụng lao động, y tế, chăm sóc sức khỏe, thi đua, khen thưởng... Thực tiễn
cho thấy quan tâm chăm lo thực hiện tốt chính sách xã hội thì việc xây
dựng ng̀n nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh sẽ đạt kết quả mong muốn.
* Tiêu chí đánh giá xây dựng ng̀n nhân lực chất lượng cao
Một là, mức độ nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể trong
xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Các chủ thể lãnh đạo, chỉ
đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nhận thức về xây dựng nguồn nhân lực
CLC ở tỉnh Quảng Ninh có sâu sắc khơng; Cấp uỷ, chính quyền, các ban,
ngành, đoàn thể, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức kinh tế Nhà nước…
mỗi tổ chức, lực lượng có coi xây dựng ng̀n nhân lực CLC ở tỉnh Quảng
Ninh là một nhiệm vụ của mình hay chưa. Ý thức, trách nhiệm đối với thực
hiện nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh ở mức độ
nào? Những tri thức chun mơn, nghiệp vụ có liên quan và kinh nghiệm xây


dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh của mỗi chủ thể. Mức độ, chất
lượng thực hiện xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh theo chức
năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, lực lượng ra sao? Đó là những nội dung để
đánh giá chính xác nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng
nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Đối với cấp uỷ, tổ chức đảng cần

xem xét sự đúng đắn của các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo xây
dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Đối với chính quyền cần xem
xét hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành các hoạt động xây dựng nguồn nhân
lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Đối với các cấp, các ngành... cần xem xét năng
lực tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh
Quảng Ninh theo chức năng, nhiệm vụ…Đối với mỗi công dân, người lao
động cần xem xét mức độ nhiệt tình cách mạng, ý thức trách nhiệm, sự thống
nhất giữa nhận thức và hành động trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo tiêu
chuẩn nguồn nhân lực CLC…
Hai là, mức độ phù hợp, hiệu quả của nội dung, hình thức, biện pháp
xây dựng ng̀n nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh. Tiêu chí này đòi hỏi xem
xét ở mức độ chính xác, khoa học, toàn diện của nội dung xây dựng nguồn
nhân lực CLC ở tỉnh Quảng Ninh trên cả ba mặt: số lượng, chất lượng, cơ
cấu; tính thiết thực, hiệu quả phương thức xây dựng nguồn nhân lực CLC ở
tỉnh Quảng Ninh như: việc xây dựng và phát huy có hiệu quả thành tựu phát
triển KT-XH, văn hóa, hệ thống luật pháp, chính sách, sự lãnh đạo, chỉ đạo
quản lý của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng…; hệ
thống thông tin truyền thông, giáo dục đào tạo, an sinh xã hội…; quá trình tự
học tập, nghiên cứu thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm trong lao động sản xuất
của chính ng̀n nhân lực. …
Ba là, kết quả đạt được trong xây dựng nguồn nhân lực CLC ở tỉnh
Quảng Ninh. Vấn đề này xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn, ý nghĩ và hành vi, nhận thức và hành động, lời nói với việc làm.
Khơng thể đánh giá chính xác xây dựng ng̀n nhân lực CLC ở tỉnh Quảng


×