ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------
DƢƠNG THU PHƢƠNG
HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1995 ĐẾN 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội - 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------
DƢƠNG THU PHƢƠNG
HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
TỪ NĂM 1995 ĐẾN 2017
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS PHẠM HỒNG THÁI
Hà Nội - 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài .................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. ............................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn. ................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ VIỆT
NAM - NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƢỢNG CAO............................................................................ 8
1.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 8
1.1.1. Khái niệm về hợp tác trong quan hệ quốc tế .......................................... 8
1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao ........................................ 9
1.2 Bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực hợp tác đào tạo
nguồn nhân lực chất lƣợng cao .................................................................... 11
1.2.1 Bối cảnh thế giới .................................................................................... 11
1.2.2 Bối cảnh Việt Nam ................................................................................. 12
1.2.3 Bối cảnh Nhật Bản ................................................................................. 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƢỢNG CAO TỪ NĂM 1995 ĐẾN 2017 ...................................... 23
2.1. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ....... 23
2.2. Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo nguồn nhân lực chất
lƣợng cao ........................................................................................................ 29
2.2.1. Quan điểm của hai quốc gia trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao ......................................................................................................... 29
2.2.2. Các hoạt động nổi bật trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản ........................................................... 33
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG HỢP
TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO................ 57
3.1. Các thành tựu đã đạt đƣợc.................................................................... 57
3.2. Đánh giá triển vọng trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng
cao giữa Việt Nam và Nhật Bản. .................................................................. 58
3.3. Các vấn đề còn tồn đọng ........................................................................ 62
3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc hợp tác đào tạo nguồn
nhân lực chất lƣợng cao ................................................................................ 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Xu hướng dân số Nhật Bản. ........................................................... 19
Bảng 2.1. Số lượng sinh viên nước ngoài tại Nhật Bản năm 2016 ................. 24
Bảng 2.2. Số học viên, cơ sở đào tạo, giáo viên tiếng Nhật tại Việt Nam...... 26
Bảng 2.3. Kết quả phải cử tình nguyện viên sang Việt Nam tính đến tháng 3
năm 2018 ........................................................................................................ 35
Bảng 2.4. Các đối tác của ĐHQGHN trong khu vực Châu Á ........................ 44
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài
Bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,
mỗi quốc gia đều cần tăng cường những nguồn lực cho sự phát triển. Đó là
những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn và thị trường, vốn tri thức
khoa học – công nghệ, dân cư và nguồn lao động, các chính sách và cơ sở hạ
tầng. Trong đó, nhân lực chất lượng cao đóng vai trị then chốt trong sự phát
triển của mỗi quốc gia, và Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ.
Trong những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa
Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển ngày một nhanh chóng và góp phần quan
trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.Nhật Bản là
một trong những nước nước tài trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam.Hai nước
đã kí rất nhiều thỏa thuận hợp tác về nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có
“chương trình hợp tác chiến lược về giáo dục và đào tạo”.Nhật Bản luôn tích
cực trong việc hỗ trợ, giúp đỡ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại
Việt Nam với những thành tựu rất đáng ghi nhận.
Nghiên cứu về quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.Nhật Bản là
một nước vô cùng thành công trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với
trình độ cao.Thực tế đã cho thấy, Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên
thiên nhiên, bênh cạnh đó lại có những bất lợi vì hay gặp thiên tai như động
đất, núi lửa. Đặc biệt sau Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản đã gặp nhiều khó khăn
do kinh tế suy thối. Tuy nhiên, Nhật Bảnkhông ngừng nỗ lực vươn lên với để
khẳng định vị thế cường quốc hàng đầu thế giới và coi nguồn nhân lực chất
lượng cao chính là là một trong những động lực then chốt cho sự phát triển
mạnh mẽcủa mẽ của đất nước trong thế kỷ XXI.
Ở nước ta hiện nay, yếu tố con người có một vai trị vơ cùng quan trọng
đối với của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo Tổ quốc.Việt Nam
1
xác định được rằng nguồn nhân lực có trình độ cao chính là yếu tố mang tính
quyết định, ảnh hưởng tới quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội bởi
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.
Chương trình hợp tác chiến lược về giáo dục giữa Việt Nam và Nhật
Bản đã khẳng định quyết tâm của hai nước về việc tập trung cho hợp tác trong
phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản. Mối quan hệ hợp tác
này đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo đà cho việc thúc đẩy
sự đi lên của Việt Nam.
Vì thế, việc nghiên cứu quan hệ hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ giúp chúng ta hình dung được
mối quan hệ gắn bó lâu dài, hỗ trợ nhau giữa hai nước, đồng thời thấy được
những đóng góp của mối quan hệ này đối với sự phát triển của Việt Nam. Bên
cạnh đó, có thể chỉ ra những yếu tố tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực
tại Việt Nam.Qua đó, có thể chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế
mà chúng ta đang gặp phải.Từ đó, nghiên cứu sẽ đóng góp thêm được những
giải pháp hữu ích đối với Việt Nam góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn là một đề tài nhận
được nhiều sự quan tâm với nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau.Ở
Việt Nam, hiện nay đã nhiều cuốn sách đề cập đến quan hệ Việt Nam – Nhật
Bản. Trong đó có nhắc tới các chính sách, đường lối ngoại giao của hai quốc
gia, cũng như vấn đề về hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn
hóa - giáo dục. Những cơng trình nghiên cứu về quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam và Nhật Bản rất đa dạng và phong phú.
Có thể kể đến những cuốn sách như “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản 40
năm nhìn lại và định hướng tương lai” (GS. TS. Nguyễn Quang Thuấn, TS.
Trần Quang Minh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014), “Thúc đẩy
2
quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Nhật Bản trong bối cảnh mới ở Đông
Á”(TS. Trần Quang Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội,2015). Ở những cơng trình này, các tác giả đề cập đến những đặc trưng
nổi bật, những vấn đề trong hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, bên cạnh đó
cung cấp cho người đọc những hiểu biết toàn diện về quan hệ giữa hai nước
trong các lĩnh vực như an ninh, chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội. Đồng thời,
những cuốn sách trên còn nêu lên những triển vọng hợp tác, những cơ hội và
thách thức cho Việt Nam.Đây là những nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà
nghiên cứu, các học giả và những nhà hoạch định chính sách về quan hệ Việt
Nam – Nhật Bản.
Ngồi ra cịn có những cơng trình hợp tác nghiên cứu chung giữa hai
nước, ví dụ như cuốn sách “Những bài học về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản”
(Kimura Hiroshi, Furuta Motoo, Nguyễn Duy Dũng, Nhà xuất bản Thống Kê,
Hà Nội, 2005) được dịch sang Tiếng Việt.Cuốn sách đề cập đến lịch sử quan
hệ giữa hai quốc gia, phân tích những chính sách và ảnh hưởng của chúng đối
với quan hệ hai bên, những sự kiện quan trọng và quá trình thay đổi nhận thức
của hai nước.
Những cuốn sách trên đề cập tới quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản
trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên quan hệ hợp trong đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao thường được lồng ghép chung trong mối quan hệ hợp tác về giáo
dục và đào tạo.
Mặc dù chưa nhiều, nhưng chủ đề về hợp tác Việt Nam – Nhât Bản
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cũng đã được đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu trong thời gian
gần đây. Đa phần các công trình loại nàychủ yếu viết về kinh nghiệm trong
việc phát triển nguồn nhân lực tại Nhật Bản. Ví dụ như “Phát triển nguồn
nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay” (TS. Trần Thị Nhung,
PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hôi, Hà Nội, 2005),
3
cuốn sách “Quản lí nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh
nghiệm cho doanh nhân Việt Nam”, T.S Phạm Quý Long, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2008). Những cuốn sách trên đề cập tới thực trạng nguồn
nhân lực tại Nhật Bản, về đào tạo nguồn nhân lực, mơ hình và hệ thống quản
lý nhân lực độc đáo của Nhật Bản gần đây, từ đó mang lại những bài học sát
thực và kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong đào tạo và quản lý nhân
lực. Đây là những tài liệu bổ ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp của Việt
Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều ấn phẩm đề cập về nguồn nhân lực cũng được xuất
bản, như “Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trước làn sóng đầu tư mới
của các cơng ty xun quốc gia Nhật Bản” (Đinh Trung Thành, Viện Nghiên
Cứu Đông Bắc Á, 2013), bài viết về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
trong các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam, chỉ ra
thực trạng về nguồn lao động, những ưu thế cũng như hạn chế của lao động
Việt nam. Thêm vào đó, tác giả cũng nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng của lao động Việt Nam trong bối cảnh mới.
Về đề tài hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản,
có thể kể đến những bài viết như “Xây dựng hợp tác giáo dục Việt Nam –
Nhật Bản bền vững” (Minh Hà, Báo Giáo dục thời đại, 2017), “Quan hệ Việt
Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục những năm gần đây” (Trần Mỹ Hoa,
Viện Nghiên Cứu Đông Bắc Á, 2016),“Hợp tác giáo dục và đào tạo nguồn
nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản” (Th.s Ngô Hương Lan, Viện Nghiên
Cứu Đông Bắc Á, 2013).Các tác giả đã nêu lên vấn đề cần quan tâm và đưa ra
những nhận xét tổng quan về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai
nước trên nhiều cấp độ từ tiểu học, trung học đến đại học và đào tạo nguồn
nhân lực, giúp người đọc hình dung một cách khái quát về hợp tác giữa Việt
Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.Ngoài ra cịn có rất
4
nhiều bài báo nói về tầm quan trọng của việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực,
tuy nhiên chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về đề tàinày.
Có thể thấy, những nghiên cứu về quan hệ Việt Nam và Nhật Bản tập
trung vào vấn đề kinh tế là chủ yếu. Vấn đề hợp tác trong giáo dục và đào tạo
giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện nay cũng đã được quan tâm hơn, tuy nhiên hầu
như chưa có những đề tài nghiên cứu, và phân tích chuyên sâu về vấn đề này.
Mặc dù vậy, các cơng trình nêu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về
khía cạnh thực tiễn, chính sách, những bài học rút ra từ quá trình giáo dục và
đào tạo nói chung cũng như giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao của Nhật Bản. Việc nghiên cứu, đề cập đến chủ đề hợp tác Việt Nam –
Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn
còn là chủ đề cịn chưa được quan tâm đến một cách có hệ thống, nhất là làm
rõ nó từ góc độ nghiên cứu khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
3.1 Mục đích của luận văn
Phân tích quan hệ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao
giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn làm
rõ vị trí, vai trị của hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quan
hệ Việt Nam – Nhật Bản; bước đầu đánh giá những thành tựu, hạn chế và nêu
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của việc hợp tác giữa
hai nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ chính của luận văn
- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của quan hệ hợp tác Việt Nam –
Nhật Bản trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đánh giá tổng quan mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản giai
đoạn từ 1995 đến 2017
5
- Đánh giá thành tựu, chỉ ra hạn chế của quan hệ hợp tác Việt Nam –
Nhật Bản trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- Đánh giá triển vọng và bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả, chất lượng trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
giữa Việt Nam và Nhật Bản
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu chính là quan hệ hợp tác trong đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích thực
trạng, những yếu tố tác động và những triển vọng trong hợp tác đào tạo nguồn
nhân lưc chất lượng cao giữa hai nước. Bên cạnh đó, để thấy được rõ hơn
tổng thể quan hệ hợp tác giữa hai bên, luận văn cũng đề cập đến một số lĩnh
vực hợp hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung làm cơ sở cho
quan hệ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và
Nhật Bản.
Phạm vi về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là từ năm 1995
đến năm 2017.
Lý do chọn mốc thời gian từ năm 1995:
Hai nước Việt Nam – Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày
21/9/1973. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1979 đến 1990, Nhật Bản đã tạm
dừng các khoản viện trợ cho Việt Nam vì vấn đề biên giới Campuchia. Từ
năm 1992, Nhật Bản mới mở lại viện trợ cho Việt Nam. Năm 1995 là một cột
mốc quan trọng khi Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam
đến thăm. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước không ngừng được mở rộng,
củng cố và phát triển.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
6
Luận văn được tiến hành dựa trên việc tìm hiểu và nghiên cứu những
tài liệu đề cập đến quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản, đặc biệt là
trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng
và trình độ cao.Bởi vậy, trong luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích VÀ
tổng hợp những nguồn chính thống và tài liệu của các học giả có liên quan
đến vấn đề này.
Ngồi ra, các phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh và các phương pháp quan hệ quốc tế khác cũng được sử dụng
trong luận văn này.
Luận văn cũng kế thừa một số kết quả phân tích, đánh giá từ những
nghiên cứu đi trước trên những khía cạnh có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
6. Cấu trúc của luận văn.
Với những mục tiêu nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục
tham khảo, luận văn sẽ được trình bày theo bố cục sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của quan hệ hợp tác Việt Nam –
Nhật Bản trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Chương 2: Thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh
vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ năm1995 đến 2017
Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả,
chất lượng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao
7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ VIỆT
NAM – NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC CHẤT LƢỢNG CAO
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về hợp tác trong quan hệ quốc tế
Trong bối cảnh Thế giới hiện nay, tồn cầu hóa đang trở thành một xu
hướng tất yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi quốc gia.Tồn cầu hóa đã dẫn
tới những mạng lưới liên kết toàn cầu, thị trường giao thương, thương mại
giữa các nước ngày càng được mở rộng. Thơng qua q trình tồn cầu hóa, sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên và cũng xuất hiện những vấn đề
toàn cầu mà chỉ một quốc gia đơn lẻ thì khơng giải quyết được, ví dụ như tình
trạng nóng lên tồn cầu, chủ nghĩa khủng bố. Điều này đã dẫn tới sự cần thiết
trong hợp tác giữa các quốc gia.
Song hành cùng tiến trình phát triển của lịch sử, hợp tác đã tồn tại cùng
các cộng đồng sơ khai. Theo GS.TSHoàng Khắc Nam: “Hợp tácđã tồn tại
ngay từ đầu lịch sử lồi người, cùng với sự hình thành các cộng đồng sơ khai
như bầy đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc. Khi xuất hiện các chủ
thể quan hệ quốc tế tức là khi quốc gia và dân tộc hình thành, hợp tác đã trở
thành hợp tác quốc tế”.1Từ đó đến nay, hợp tác quốc tế đã dần dần phát triển
về hình thức, lĩnh vực, cũng như quy mô.
Trong quan hệ quốc tế, hợp tác là hành vi tương tác hịa bình giữa các
chủ thể quan hệ quốc tế (bao gồm các chủ thể quốc gia và các chủ thể phi
quốc gia) nhằm thực hiện một mục đích chung.Trong đó, chủ thể quốc gia là
chủ thể cơ bản và có vai trị lớn nhất.Mục đích của hợp tác quốc tế chính là
nhằm đảm bảo hịa bình và lợi ích của các quốc gia.Hợp tác khơng những
1
GS.TS Hồng Khắc Nam, Giáo trình Nhập mơn Quan hệ Quốc tế, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội,
trang 222
8
đem lại những lợi ích cho các bên tham gia, mà còn làm giảm nguy cơ xung
đột giữa các quốc gia.
Chúng ta có nhiều cách để phân loại hợp tác quốc tế.
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: hợp tác chính trị, hợp tác về văn
hóa, kinh tế…
- Phân loại theo quy mô: hợp tác khu vực (EU, ASEAN), hợp tác toàn
cầu (UN, WTO)
- Phân loại theo số lượng chủ thể tham gia: hợp tác song phương, hợp
tác đa phương.
Với phạm vi của luận văn, tác giả đề cập chủ yếu đến hợp tác giữa 2
chủ thể chính là Việt Nam và Nhật Bản, trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao.
1.1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao
Nguồn nhân lực
“Nguồn nhân lực” là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên
cứu, xem xét, đặt con người vào trung tâm, và là yếu tố chính quyết định tới
sự phát triển của một tổ chức hay một xã hội.Hiện nay, do xuất phát từ những
cách tiếp cận khác nhau của các học giả nên cũng dẫn tới nhiều quan điểm
khác nhau về nguồn nhân lực.
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có
quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.Cịn theo Ngân
hàng Thế Giới, thì nguồn nhân lực là “tồn bộ vốn con người, bao gồm thể
lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân”.
Như vậy, theo các tổ chức quốc tế thì nguồn nhân lực chính là toàn bộ
lực lượng lao động cùng với tất cả những năng lực về sức mạnh thể chất, trí
tuệ, tinh thần của từng cá nhân được huy động để phục vụ cho quá trình phát
triển của một xã hội, quốc gia.
9
Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm
năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được
chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động
nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung),
bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao
động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.Theo cách
hiểu này, nguồn nhân lực chính là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động của
một địa phương hay một quốc gia, sẵn sàng tham gia và có khả năng tham gia
lao động ở các mức độ, yêu cầu khác nhau trong quá trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước.
Có thể định nghĩa nguồn nhân lực chính là tổng thể về số lượng, chất
lượng, và cơ cấucủa lực lượng lao động, trong đó bao gồm những yêu cầu về
khả năng lao động, phẩm chất đạo đức, tinh thần, trí tuệ, thể lực đáp ứng được
yêu cầu trong lao động, sản xuất và phát triển của mỗi quốc gia.
Nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo TS. Hoàng Minh Lợi: “Nguồn nhân lực chất lượng cao được xem
là một bộ phận của lực lượng lao động có khả năng đáp ứng được những yêu
cầu phức tạp của cơng việc, từ đó tạo ra năng suất, hiệu quả trong cơng việc,
có những đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của cộng đồng
nói riêng, tồn xã hội nói chung”.2
Những yếu tố cốt lõi quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực:
- Trình độ học vấn, chuyên môn
- Kỹ năng, khả năng sáng tạo
- Phẩm chất đạo đức
Tựu chung lại, nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận quan trọng
nhất và ưu tú nhất của lực lượng lao động, có trình độ học vấn chun mơn kỹ
2
TS Hồng Minh Lợi, Chính sách và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhật Bản,
2014, trang 14
10
thuật cao và được đào tạo bài bản, có những kỹ năng lao động vượt trội, có
khả năng sáng tạo và có thể vận dụng những kiến thức đã có vào trong công
việc, trong lao động sản xuất để tạo ra năng suất cao. Nguồn nhân lực chất
lượng cao còn là những lao động có khả năng thích ứng tốt với cơng việc,
đem lại hiệu quả cao và có những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật tốt.
Hiện nay, với xu thế tồn cầu hóa, hợp tác và hội nhâp quốc tế ngày
càng phát triển đa dạng thì nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cần đáp
ứng những yêu cầu trong phạm vi của một quốc gia, mà cần có những kiến
thức về chun mơn, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng cần có những kỹ
năng có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế như trình độ
ngoại ngữ, kĩ năng làm việc nhóm…
1.2 Bối cảnh quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực hợp tác
đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao
1.2.1 Bối cảnh thế giới
Thế giới đang chứng kiến quá trình tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, có
tác động tới mọi quốc gia, dân tộc và đời sống của từng cá nhân.Tồn cầu hóa
là một xu thế tất yếu và ngày càng thể hiện rõ nét, cùng với đó là quan hệ hợp
tác quốc tế ngày càng được ở rộng.Ngày càng có nhiều hiệp định kinh tế giữa
các nước được ký kết, số lượng các nước tham gia vào những tổ chức quốc tế
ngày càng tăng, hứa hẹn một thời kỳ mới của hợp tác và phát triển.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày cũng ngày một gia
tăng.Các quốc gia ngoài việc tập trung vào thúc đẩy phát triển kinh tế, còn tập
trung vào nâng cao nâng lực cạnh tranh của mình.Trong xã hội hiện nay, khoa
học – cơng nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, thương mại cũng được mở
rộng, nền kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế, đòi hỏi những yêu cầu đặc
biệt về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Một trong những yếu
tố quan trọngcó thể giúp phát huy năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia chính
11
là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo với yêu cầu của sự phát
triển khoa học công nghệ trong thời kỳ mới. Chính vì lẽ đó, nhiều nước nước
trên thế giới đã có những chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực trong
nước và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến từ nước ngoài. Ngay
trong khu vực Châu Á và Đơng Nam Á, đã có những nước được đánh giá cao
về nguồn nhân lực như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines.
Hợp tác và cạnh tranh tưởng chừng như là hai khía cạnh tương phản
nhau, nhưng thực tế đã cho thấy rằng hai quá trình này cũng gắn liền với nhau
bởi tồn cầu hóa khiến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng
cao.Nếu chỉ có cạnh tranh mà khơng hợp tác thì sẽ rất dễ nảy sinh ra những
mâu thuẫn và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các quốc gia.Bởi vậy,
nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trên mọi lĩnh vực là vô
cùng cấp bách.Để các quốc gia có thể phát triển nói chung và đặc biệt là trong
lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng thì thì việc hợp
tác là u cầu vơ cùng quan trọng. Bởi hợp tác chính là “cách tương tác có lợi
cho sự phát triển”.Khơng một quốc gia nào có đủ tiềm lực để phát triển nếu
khơng có hợp tác, muốn phát triển thì phải có hợp tác.3
1.2.2 Bối cảnh Việt Nam
Tính đến năm 2018, tức là sau hơn 30 năm Đổi Mới, nền kinh tế của
Việt Nam được đánh giá là đang trên đà phát triển. Trong hội thảo "Triển
vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020", Bộ trưởng Bộ KH&ĐT
Nguyễn Chí Dũng cho biết: “Thành tựu nổi bật nhất của năm 2017 là lần đầu
tiên sau rất nhiều năm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Quốc
hội giao; đạt được kết quả toàn diện, đồng đều trên tất cả lĩnh vực; các khu
3
GS.TS Hoàng Khắc Nam, “Giáo trình nhập mơn Quan hệ Quốc Tế”, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12
vực kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều có mức tăng trưởng
cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.”4
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh
giá cao vai trò và trách nhiệm trong hội nhập và thực hiện các cam kết quốc
tế, thông qua việc tổ chức thành công nhiều sự kiện man tầm cỡ quốc tế như:
APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
(GMS) lần thứ 6 năm 2018, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018...
Đồng thời, từ những chia sẻ từ Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: thứ hạng
của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế được cải thiện đáng kể. Có thể
kể đến một số thành cơng bước đầu như: Chỉ số Năng lực cạnh tranh tăng 5
bậc, Chỉ số Môi trường kinh doanh tăng 9 bậc, Chỉ số Đổi mới sáng tạo tăng
12 bậc. Hơn thế nữa, xếp hạng về triển vọng của Việt Nam cũng được nâng
từ mức “ổn định” lên “tích cực”.
Trong Hội thảo này, Bộ trưởng cũng nhận định: “Những thành tựu này
có ý nghĩa thiết thực khẳng định nước ta đã lớn mạnh, khơng cịn là nước nhỏ,
kém phát triển. Góp phần đưa đất nước tham gia vào „sân chơi‟ mới của thế
giới một cách chủ động. Đóng góp vào sự thịnh vượng chung của khu vực và
thế giới. Đây là dấu ấn tích cực sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu”5
Ngồi những thành tựu đã đạt được trong phát triển về mọi mặt của
Việt Nam,chúng ta cịn có những thế mạnh mà khơng phải quốc gia nào cũng
có được, đó chính là Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng.
Dụa theo biểu đồ của Tổng Cục thống kê chúng ta có thể thấy, từ Quý
II năm 2012 đến Quý II năm 2017, dân số của Việt Nam Trong độ tuổi từ 15
tuổi trở lên và lực lượng lao động đều có sự tăng trưởng.
4
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020,
/>5
Nhiều lý do để tin vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018, />
13
(Đơn vi ̣ tính: nghìn người)
Biể u đồ 1: Dân số 15 tuổ i trở lên và lƣ̣c lƣơ ̣ng lao đô ̣ng Viêṭ Nam
Q2/2012, Q 2/2017
(Nguồn: Điều tra lao động việc làm, Tổng Cục Thống Kê)
Cũng theo Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam hiện ở mức 94-95 triệu
người và dự báo sẽ giữ ổn định ở mức 104 triệu vào năm 2030. Điều này cũng
có ý nghĩa rằng tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động hiện nay là khoảng 75%.
Quốc gia nào có cơ cấu dân số đạt mức trên được gọi là thời kỳ “dân số
vàng” và Việt Nam đã có khoảng 10 năm ở thời kỳ này.Vì vậy, Việt Nam cần
cố gắngtận dụng tối đa những ưu thế về nguồn nhân lực để có thể phát huy
được tiềm lực về nguồn lao động sẵn có của mình và tránh khỏi tình trạng
“chưa giàu đã già”.
Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên chất lượng của
nguồn nhân lực còn khá khiêm tốn.điều này được thể hiện qua những chỉ số
như: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiểm 17,9%; tỷ lệ nhân lực được đào
14
tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo là
6,9% vào năm 2013.6
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Lao Động và Xã Hội, cơ cấu và
chất lượng lao động trình độ cao của Việt Nam chưa được như mong đợi. Việt
Nam chưa có đủ điều kiện để đào tạo và sử dụng lực lượng lao động có trình
độ chun mơn cao một cách hợp lý và hiệu quả. Việc sử dụng lãng phí
nguồn lực quan trọng nhất của đất nước sẽkhiến cho sức cạnh tranh của nền
kinh tế trở nên yếu kém.7Thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam thực sự
chưa đáp ứng được những yêu cầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Theo Th.S Tơ Bình Minh, giảng viên Trường đại học ngoại thương - cơ
sở 2 tại TP. Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt
Nam - Nhật Bản (VJCC) TP.Hồ Chí Minh: “ Nguồn nhân lực của Việt Nam
so với Nhật Bản hiện nay cịn có khoảng cách rất xa. Ngay cả với nhiều nước
trong khu vực ASEAN, như: Thái Lan, Singapore, Malaysia... chúng ta cũng
kém họ về nguồn nhân lực, thậm chí có nghiên cứu cịn đánh giá nhân lực của
Việt Nam thua cả Lào ở một vài tiêu chí”.8
Vì vậy, Việt Nam rất coi trọng việc đào tạo, phát triển và nâng cao
chất lượng của nguồn nhân lực.Đảng và Nhà nước đã xác định được vai trò
quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tại Ðại hội XI của Ðảng,
Ðảng ta đã xác định ba mục tiêu chiến lược: “hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng
6
TS. Đặng Xuân Hoan,Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng u cầu đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế , />7
Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Lao động trình độ cao: Nhân tố quyết định để phát triển bền vững đất
nước, />8
Hương Giang, Nguồn nhân lực Việt Nam còn thua kém nhiều nước khác, />
15
đồng bộ; và phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao” để đạt được đã đề ra "đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành
nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại".Bên cạnh đó “phát triển, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa
học, công nghệ và kinh tế tri thức” là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của
Đất nước.9
Trong thời gian qua, Viêt Nam đã tích cực đẩy mạnh việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua “Chiến lược phát triển nhân lực
Việt Nam thời kỳ 2011- 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 579/ QĐTTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ và “Quy hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020” ban hành kèm theo Quyết định số
1216/QĐ- TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Hơn thế nữa, Việt Nam ln tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.Có thể nói rằng, Việt
Nam đang rất có nhu cầu trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao.Trong các hoạt động hợp tác quốc tế văn hóa – giáo dục những năm qua,
Việt Nam đã cử được nhiều cán bộ đi giảng dạy, nghiên cứu, nâng cao trình
độ ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, qua đó chúng ta đào tạo được
nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, nhiều quỹ
học bổng nhằm đào tạo và phát triển nguồn nhân lượng chất lượng cao cũng
được ký kết với nhiều nước trên Thế giới.Trong đó, Nhật Bản ln là một đối
tác tin cậy, hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam trong lĩnh vực này.Hợp tác với
Nhật Bản trong đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất
lượng cao nói riêng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Thứ nhất, Việt
Nam có thể tận dụng những ưu thế về khoa học công nghệ và nền giáo dục
9
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của
Đảng,
/>daihoidang?categoryId=10000716&articleId=10038382
16
phát triển của Nhật Bản, từ đó học hỏi những kinh nghiệm quý báu, tiếp thu
những tinh hoa từ nền tri thức của quốc gia này. Thứ hai, Nhật Bản là quốc
gia có nhiều tiềm lực về kinh tế, có thể hỗ trợ về tài chính cho Việt Nam để
mở rộng quy mô cũng như phát triển các cơ sở, các chương trình,mơ hình đào
tạo chất lượng cao. Bên cạnh đó, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao với Nhật Bản sẽ mở ra một thị trường lao động hứa hẹn, và tăng thêm
nhiều cơ hội cho sinh viên, người lao động của Việt Nam có thể học tập, rèn
luyện và làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp.
1.2.3 Bối cảnh Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia khơng có nhiều tài ngun thiên nhiên, đất
đai hạn hẹp, hay gặp nhiều thiên tai, đây là đất nước duy nhất trên thế giới bị
tàn phá nặng nề bởi hai quả bom nguyên tử, tuy nhiên, Nhật Bản vẫn có một
sức trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ và trở thành một trong những cường quốc trên
thế giới. Một trong những lý do quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của
Nhật Bản chính là bởi quốc gia này sở hữu một nguồn tài ngun đặc biệtcho
sự phát triển, đó chính là con người. Hay nói cách khác, chính là lực lượng
lao động và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Dựa theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về chỉ có phát triển con người
HDI (Human Development Index) năm 2016, Nhật Bản là quốc gia xếp thứ
17 với tổng điểm 0,903 trên thang điểm 1,0. Chỉ số này được đánh giá dựa
trên một số tiêu chí như sức khỏe, tri thức, thu nhập, bình đẳng giới, mơi
trường cho sự phát triển bền vững cùng nhiều tiêu chí khác.Hơn thế nữa, từ
năm 1990 đến nay, chỉ số phát triển con người của Nhật Bản ln có xu
hướng gia tăng.10
Nguồn nhân lực của Nhật Bản cũng luôn được đánh giá cao, chỉ số
nhân lực HCI (Human CapitalIndex) của Nhật Bản do diễn đàn kinh tế Thế
10
United Nations: Human Development Report , />
17
giới (World Economic Forum) đánh giá những năm gần đây đều nằm trong
top đầu trên Thế giới (năm 2015: xếp thứ 5, năm 2016: xếp thứ 4).11
Nhật Bản đã sớm ban hành những đạo luật, cơ sơ sở pháp lý và những
chính sách cần thiết cho việc đào tạo nguồn nhân lực, những mơ hình đào tạo
chất lượng cao mà Việt Nam có thể học hỏi.Để đáp ứng được những yêu cầu
về chất lượng của nguồn nhân lực trong thời kỳ mới, Bộ Giáo dục Nhật Bản
đã tiến hành cải cách về giáo dục.Có thể kể đến như cải cách kết nối giáo dục
trung học phổ thông và đại học (高大接続改革), tăng cường học tập tích cực
(アクティブ・ラーニング), nâng cao năng lực cạnh tranh trên quy mô quốc
tế của các trường đại học. Nhật Bản luôn chú trọng vào việc tạo ra một môi
trường giáo dục chất lượng, giúp cho người học có khả năngtư duy, đổi mới,
sáng tạo. Bên cạnh đó cịn tăng cường tạo ra những cơ hội học tập hoặc đào
tạo, nâng cao năng lực cho những người đang đi làm. Mục đích của những
chính sách này là để “thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục đại học, đáp ứng
kỳ vọng đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đóng góp cho sự phát triển
của xã hội”.12
Tuy có một nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng Nhật Bản lại đang
phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng và liên tục được nhắc tới gần đây,
đó chính là già hóa dân số.
Từ thế kỷ 18 cho tới nửa đầu thế kỷ 19, dân số Nhật Bản giữ ở mức 30
triệu người. Bắt đầu từ thời kỳ Phục hưng Meji vào năm 1868, dân số của
Nhật Bản đã gia tăng một cách đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn. Năm
1967, dân số của Nhật Bản đạt mức 100 triệu người.Tuy nhiên, sự gia tăng
dân số của Nhật Bản trong những năm gần đây đã có dấu hiệu sụt giảm. Tỷ lệ
11
World Economic Forum, Human Capital Index 2016,
/>12
Thạc sĩ Ngơ Hương Lan, Chính sách và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Nhật Bản,
/>
18
gia tăng dân số trong những năm 1960 so với những năm 1970 khơng có sự
thay đổi đáng kể. Từ năm 1980 đến nay, tỷ lệ gia tăng dân số của Nhật Bản đã
bị thuyên giảm. Tổng dân số Nhật Bản vào năm 2015 là hơn 127 triệu người,
đến năm 2016 chỉ cịn khoảng 126,93 triệu người, trong đó số người cao tuổi
chiếm khoảng 27,3% tổng dân số. Dự báo đến năm 2020, con số này chỉ còn
khoảng 125,325 triệu người với tỷ lệ người cao tuổi chiếm khoảng 28,9% trên
tổng dân số.
Với tỷ lệ người cao tuổi như vậy, Nhật Bản đang thực sự đối mặt với
một vấn đề nghiêm trong vấn đề lao động và nguồn nhân lực.
Bảng 1.1.Xu hƣớng dân số Nhật Bản.13
Thời
Tổng Dân Số
gian
(triệu ngƣời)
Tỷ lệ chia theo độ tuổi (%)
0-14 tuổi
Tỷ lệ gia
14-64
Trên 65
tăng dân số
tuổi
tuổi
(%)
1980
117,060
23,5
67,4
9,1
0,90
1985
121,049
21,5
68,2
10,3
0,67
1990
123,611
18,2
69,7
12,1
0,42
1995
125,570
16,0
69,5
14,6
0,31
2000
126,926
14,6
68,1
17,4
0,21
2005
127,768
13,8
66,1
20,2
0,13
2010
128,057
13,2
63,8
23,0
0,05
2015
127,095
12,6
60,7
26,6
-0,15
2016
126,933
12,4
60,3
27,3
-0,13
2020
125,325
12,0
59,1
28,9
-0,32
2030
119,125
11,1
57,7
31,2
-0,51
2040
110,919
10,8
53,9
35,4
-0,71
(Nguồn: Bộ Nội Vụ và Truyền thông Nhật Bản)
13
Tác giả tổng hợp dựa theo báo cáo của Statistics Bureau Ministry of Internal Affairs and Communications
Japan />
19
Để có thể duy trì một xã hội phát triển bền vững, Nhật Bản cần đảm
bảo được nguồn nhân lực của mình cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng
được những yêu cầu cho phát triển kinh tế, xây dụng đất nước. Trong bối
cảnh thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động, thì nguồn lao động nước ngồi
chính là giải pháp cho vấn đề này. Ngồi những chính sách chú trọng việc
giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước, Nhật Bản cịn
mở rộng những chính sách để thu hút nguồn lực từ nước ngoài.
Theo số liệu của chính phủ Nhật Bản, cho tới cuối tháng 10 năm 2017,
có 1.278.670 người nước ngồi đang làm việc tại các công ty Nhật Bản, tăng
18% (194 000 người) so với năm trước đó. Đây cũng là mức tăng kỷ lục kể từ
khi Nhật Bản bắt đầu thu thập số liệu vào năm 2008. Vào tháng 6 năm 2018,
chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ tiếp nhận hơn 500.000 người lao động
nước ngoài từ nay đến năm tài chính 2025, nhằm khắc phục tình trạng thiếu
hụt nhân lực tại quốc gia này.14
Chính phủ Nhật Bản đang muốn biến đất nước này thành một điểm đến
hứa hẹn cho nguồn nhân lực chất lượng cao trên toàn thế giới, khuyến khích
sự đóng góp của các nhân lực có tay nghề cao vào sự phát triển kinh tế và các
lợi ích khác của Nhật Bản. Ngày 1 tháng 4 năm 2015, nhân lực chất lượng
cao (高度人材) đã trở thành một loại visa ở Nhật. LoạiVisa dành cho nhân
lực chất lượng cao được thiết lập nhằm cho phép các chuyên gia có trình độ
cao đến từ nước ngồi có thể nhập cư vào Nhật Bản một cách dễ dàng hơn so
với trước đây. Trong đó đặc biệt chú trọng vào ngành nghiên cứu, giáo
dục, ngành công nghệ thông tin và y tế, nhà đầu tư, người quản lí kinh doanh.
Bộ tư pháp Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống tính điểm bao gồm: độ tuổi,
bằng cấp, thành tích học tập, kinh nghiệm làm việc, thu nhập hàng năm, trình
độ tiếng Nhật, và một số các yếu tố khác, để tính tổng số điểm cho từng
14
Phan Cao Nhật Anh, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nhật Bản tăng cường
tiếp nhận người lao động nước ngoài, />
20