Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Bài giảng an toàn lao động nghề hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 68 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA HÀN

MÔN HỌC: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
MÃ SỐ: MH 12
NGHỀ: HÀN
Trình độ Trung cấp

Vũng tàu – 2012
Giáo trình lưu hành nội bộ
1


MỤC LỤC
STT
1

ĐỀ MỤC
CHƯƠNG 1 : BẢO HỘ LAO ĐỘNG
I.Mục tiêu
II. Nội dung

TRANG
7
7
7

1.Những nguyên lý cơ bản

7


2. Trách nhiệm đối với công tác bảo hộ lao dộng

7

2.2 Bảo vệ từng người lao động

8

2.3 Bổn phận chăm sóc

8

2.4 Cố vấn cho người lao động

8

2.5 Trách nhiệm của người lao động

9

2.6 Những đều người lao động không được thực

9

hiện
2

2.7 Các quyền của người lao động

9


CHƯƠNG 2 : KỸ THUẬT AN TOÀN

11

I .Mục tiêu :

11

II. Nội dung

11

1 An toàn điện

11

1.1 Giới thiệu chung

11

1.2 Hiểm họa về điện là gì

11

1.3 Điện giật và chết do điện giật

11

1.4 Những rủi ro do điện


13

1.5 Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện

14

1.6 Điện giật có thể là nguyên nhân dẫn đến:

14

1.7 Những hiểm họa trong ngành điện

15

2. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản nhằm bảo

21

2


đảm an toàn
2.1 Các biện pháp cách ly với nguồn điện

21

2.2 Cảnh báo nguy hiểm cho cá nhân

22


2.3 Cảnh báo nguy hiểm cho hệ thống

22

3.Cứu nạn trong tình huống có điện

22

3.1 Cứu nạn khi bị điện giật

22

3.2 Cách ly với nguồn điện

22

3.3 Tách rời nạn nhân ra khỏi điện

3

24

4. An toàn trong sản xuất

24

4.1 An toàn khi làm việc

24


4.2An toàn trong nghề Hàn

27

4.2.1 Hiểm họa khi hàn vảy

27

4.2.2 An toàn đối với ôxy

34

4.2.3 An toàn đối với Axêtylen

34

4.2.4 Cơ khí

35

CHƯƠNG 3 : VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu
II. Nội dung :

42
42
42

1 . Vệ sinh công nghiệp


42

1.1 Công tác Vệ sinh và An toàn lao động

42

1.2 An toàn

43

2. Vệ sinh cá nhân

43

2.1 Giữ gìn cơ thể khi làm việc

44

2.2.

Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp

45

3


phòng chống bệnh nghề nghiệp
2.2.1 Bệnh nhgề nghiệp :


45
46

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến bệnh nghề
nghiệp
2.3 Bệnh về phổi

48

2.4 Các bệnh/tổn thương về mắt

50

2.5 Nhiễm độc

51

2.6 Giảm/Mất khả năng nghe

52

2.7 Nhiệt độ cao quá mức

52

2.8 Tổn thương do rung động

52


2.9 Chấn thương

52

3. Biện pháp phòng chống

53

4

55
CHƯƠNG 4 : PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
I. Mục tiêu
II Nội dung
1. Các nguyên nhân gây ra cháy

55
55
55
56

2. Các biện pháp phòng ngừa cháy nổ
57
3. Các phương pháp và phương tiện chữa cháy
58
4 . Các chất chữa cháy:
59
5. Các phương tiện, thiết bị chũa cháy cơ giới
6.Hồi sức cấp cứu


60

6.1 Trang bị sơ cứu

60
4


6.2 Các biện pháp giải cứu và hồi sức

60

Giới thiệu về môn học :
Vị trí/ ý nghĩa, vai trò của môn học
+ Nhằm giúp cho học viên có kiến thức đầy đủ về qui định an toàn trong xưởng,vệ sinh công
nghiệp và phòng chống cháy nổ
+ Môn học lý thuyết được bố trí chung với môn học cơ sở
Mục tiêu của môn học
-

Kiến thức
+ Trình bày đầy đủ những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ người lao động theo luật lao động

của nước CHXHCN Việt Nam
+ Nhận biết mức độ nguy hiểm về điện và nguyên nhân xảy ra tai nạn
+ Biết kỹ thuật sử dụng các thiết bị phòng chống cháy nổ, phương tiện cứu thương.
+ Có kỹ năng xử lý tình huống kịp thời khi tai nạn xảy ra trong nghề Hàn
Nội dung chính của môn học
1. Mở đầu
2. Bảo hộ lao động

3. Kỹ thuật an toàn
4. Vệ sinh công nghiệp
5. Phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị nạn

5


Các hình thức dạy – học chính trong môn học
1. (tên hình thức dạy – học ): thuyết trình
2. (tên hình thức dạy – học): thực hành ứng dụng
3 . (tên hình thức dạy – học): kiểm tra ghi nhận
Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn học
-

Trình bày được quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo luật của nước Việt
Nam

-

Sử dụng thành thạo bảo hộ lao động nghề Hàn

-

Nhận biết được những mối nguy hiểm từ điện và khả năng sơ cấp cứu

-

Sự dụng được phương tiên phòng cháy và chữa cháy
Chương1 : BẢO HỘ LAO ĐỘNG


I.Mục tiêu
Những mục tiêu cụ thể của những quy định pháp luật về vệ sinh và an toàn lao động mới
đây trên cơ sở thực thi là rất rõ ràng tại Việt Nam. Các đạo luật khác nhau đều nhắm tới
việc:


Bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động và an sinh cho người lao động



Bảo vệ những người khác tại nơi làm việc



Xúc tiến một môi trường làm việc cho người lao động thích nghi với các nhu cầu về
mặt thể chất và tâm lý của ho



Tạo ra một khuôn khổ đơn giản hơn cho việc bảo vệ người lao động thông qua sử dụng
các quy phạm thực hành, tiêu cuẩn và tham vấn chung nhằm cải thiện vệ sinh và an
toàn lao động tại nơi làm việc

II. Nội dung
1.Những nguyên lý cơ bản
Luật này dựa trên sự thực thi gồm một khuôn khổ trong đó cả người lao động lẫn người sử dụng
lao động đều có thể tiếp cận những vấn đề về vệ sinh và an toàn lao động và thông qua một quá
trình tham vấn, tiến tới những giải pháp.
2. Trách nhiệm đối với công tác bảo hộ lao dộng


6


2.1 Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trước hết trong việc bảo vệ sức khỏe, an toàn và an sinh
cho người lao động trên cơ sở làm việc hàng ngày. Ho phải cung cấp hoặc tạo điều kiện cho:


Nhà xưởng, thiết bị và các hệ thống làm việc an toàn



Thao tác, bảo quản và vận chuyển một cách an toàn các chất độc



Cách thức vào và thoát ra một cách an toàn



Thông tin, hướng dẫn, đào tạo và giám sát



Vệ sinh và an toàn cho những khách tham quan



Theo dõi sức khỏe cho người lao động (ví dụ, tiến hành đo thính giác nhằm xác định
người lao động có bị tổn thất thính giác do nghề nghiệp hay không)




Giữ thông tin và các biên bản liên quan đến vệ sinh và an toàn lao động của người lao
động (ví dụ, bằng cách giữ các biên bản thương tật và bệnh đã xảy ra)



Sử dụng hoặc thuê những người có đủ trình độ chuyên môn để cung cấp cố vấn về mặt
vệ sinh và an toàn lao động (ví dụ, với những công ty lớn thì phải có nhân viên làm việc
toàn thời gian như những cán bộ chuyên trách về vệ sinh và an toàn lao động, còn các
công ty nhỏ thì có thể thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài khi cần thiết)



Bổ nhiệm một người có đủ thâm niên thích hợp làm đại diện của người sử dụng lao
động khi phát sinh vấn đề về vệ sinh và an toàn lao động hoặc khi các đại diẹn về vệ
sinh và an toàn lao động thực hiện chức năng của ho theo luật này



Theo dõi các điều kiện tại bất kỳ nơi làm việc nào dưới sự kiểm soát và quản lý của ho
(ví dụ, thông qua kiểm tra đo mức độ tiếng ồn)

2.2 Bảo vệ từng người lao động
Luật này được soạn thảo để moi đối tượng người lao động đều được đề cập đến. Nó bao gồm moi
loại công việc và tình huống công việc trong moi ngành nghề.
2.3 Bổn phận chăm sóc
Trách nhiệm trước hết đối với công tác vệ sinh và an toàn lao động thuộc về người sử dụng lao
động. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc không nguy hiểm

cho sức khỏe (về cả mặt thể chất lẫnh tinh thần) hoặc an toàn của người lao động và những khách
7


đến đơn vị đó. Luật này cũng nhìn nhận rằng không chỉ các người sử dụng lao động là có trách
nhiệm đối với vấn đề vệ sinh và an toàn lao động tại nơi làm việc. Vì vậy, luật cũng đặt ra trach
nhiệm của những nhà chế tạo và nhà cung cấp thiết bị, những đối tượng có nhiệm vụ kiểm soát các
cơ sở lao động và người lao động.
2.4 Cố vấn cho người lao động
Các điều khoản này bao gồm việc bầu ra các ủy ban vệ sinh và an toàn lao động và trong một số
địa phương, việc bầu ra hoặc cử ra các đại diện vệ sinh và an toàn lao động. Do đó đã có cơ chế
cho việc thảo luận và giải quyết những vấn đề về vệ sinh và an toàn lao động.
2.5 Trách nhiệm của người lao động.
Moi người lao động đều có quyền có nơi làm việc phù hợp về mặt vệ sinh và an toàn lao động và
quyền được bảo vệ chống những hành vi của những người khác mà có thể gây nguy hại cho ho. Do
đó, moi người lao động đều có hai trách nhiệm chính về mặt vệ sinh và an toàn lao động trong
đồng thời với vai trò của ho tại nơi làm việc. Đó là:


Thận trong đúng mức đối với vệ sinh và an toàn lao động của những người khác tại nơi
mình làm việc



Hợp tác với người sử dụng lao động và những người có trách nhiệm khác theo quy định
của luật vệ sinh và an toàn lao động khi ho tìm cách tạo ra một nơi làm việc thích hợp
về mặt vệ sinh và an toàn lao động.

2.6 Những đều người lao động không được thực hiện:



Có hành vi khiến người khác có thể bị thương (ví dụ, ném dụng cụ, dùng vòi phun
không khí nén đe doa ai đó hoặc xé rách mặt nạ phòng độc của người khác)



Từ chối việc tuân thủ những tập quán làm việc được đưa ra nhằm bảo vệ ho và bảo vệ
những người khác (ví dụ, từ chối đeo các dụng cụ bảo vệ thính giác trong khu vực có
tiếng ồn hoặc cho xe nâng nâng quá tải trong cho phép)

2.7 Các quyền của người lao động như:


Một môi trường làm việc hợp vệ sinh và an toàn lao động, trong đó những nhu cầu về
mặt thể chất và mặt tâm lý được xem xét

8




Có được sự giám sát đầy đủ để xem công việc đang tiến hành có đúng cách hay không
– các cán bộ giám sát (cán bộ phụ trách trực tiếp) cần được coi như những người thầy
chứ không phải như cảnh sát



Được đào tạo (huấn luyện) đầy đủ để ho có được kiến thức nhằm tiến hành công việc
của mình một cách an toàn mà không gặp rủi ro về sức khỏe




Được thông tin đầy đủ để ho hiểu được những lý do dẫn đến những tập quán làm việc
và kiến thức để ho dựa vào đó mà đưa ra những quyết định hàng ngày.

Các quyền của người lao động có thể được tóm tắt theo nghĩa vụ của họ như:


Hợp tác với người sử dụng lao động trong nỗ lực của đơn vị tuân theo những trách nhiệm
của mình về mặt vệ sinh và an toàn lao động



Không gây nguy hiểm cho những người khác bằng hành động của bản thân



Không làm cản trở hoặc lạm dụng vật tư hoặc trang thiết bị bảo hộ lao động được cung cấp



Không được ngăn cản việc giúp đỡ ai đó đang bị bệnh, bị thương hoặc đang gặp nguy
hiểm.

9


CHƯƠNG 2 : KỸ THUẬT AN TOÀN
I .Mục tiêu :
- Nhận biết các mối nguy hiểm từ điện, các phòng ngừa cơ bản và cách cấp cứu

- Thực hiện an toàn về điện trong nghề Hàn
II. Nội dung
A. Phần 1
1 An toàn điện
1.1 Giới thiệu chung
Bất kì ai khi đã lựa chon làm việc trong ngành điện cũng đều phải hiểu rằng luôn ẩn chứa
trong đó rất nhiều rủi ro, và đây ít nhất cũng là suy nghĩ đầu tiên khi lựa chon nghề nghiệp.
Không mắc lỗi; đây có thể là một công việc rất nguy hiểm nếu không luôn nhắc nhở bản
thân thường xuyên cảnh giác với tất cả rủi ro liên quan đến điện có thể gặp phải.
Ghi nhớ:
Rất khó có thể có cơ hội lần thứ hai đối với điện!
1.2 Hiểm họa về điện là gì?
Điện áp chính là sự chênh lệch điện thế giữa hai điểm trong mạch điện. Chính điện thế sẽ
tạo ra dòng điện nếu mạch điện khép kín và dòng điện này bị cản trở bởi các vật dẫn có
điện trở suất. Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở suất.Cơ thể con người cũng có
thể cho dòng điện chạy qua một cách dễ dàng, đặc biệt là khi da bị ẩm ướt.Dòng điện xoay
chiều (AC) làm cho cơ bắp bị co thắt và trở lên cứng đờ, đây chính là lý do tại sao người bị
điện giật dính chặt vào vật mang điện. Hiện tượng này cũng giống như bị co giật do điện.
1.3 Điện giật và chết do điện giật
Điện rất nguy hiểm do chúng ta không thể cảm nhận được sự hiện diện của nó bằng các
giác quan như khứu giác, vị giác, thính giác hay thị giác. Sự nguy hiểm của dây dẫn điện
hay các công tắc điện không thể hiện ra ngoài và do vậy chúng ta không thể nhận ra được

10


rằng nguy hiểm đối với sự sống đang tồn tại chỉ cách có một hay một vài milimét.Khi có
dòng điện chạy qua cơ thể, các mô bắt đầu bị phá hủy. Nếu dòng điện chạy qua phần thân
trên hay tay rồi xuống tới chân hay mặt đất, sẽ dẫn đến có một dòng điện chạy qua tim và
gây ngừng đập. Tính khốc liệt của điện giật chính là ở đó, do đó tùy thuộc vào mức độ và

thời gian dòng điện đi qua cơ thể sẽ quyết định mức độ nguy hiểm đến tính mạng của con
người.Chết người do điện giật là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ nguy hiểm của điện giật;
không phải tất cả trường hợp bị điện giật đều gây ra tai hoa.Để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của điện giật, người ta lấy ngưỡng cường độ dòng điện gây chết người là 0×05A (0,05A).
Điện dân dụng có mức điện áp là 240V và cường độ dòng điênh lớn nhất là 10A, gấp 200
lần mức độ gây rủi ro do điện giật. Điện trở tiếp xúc điện trên da của mỗi người là khác
nhau và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, trạng thái tâm lý và tình trạng của da.Da bị ẩm
dẫn điện tốt hơn da khô. Đây là yếu tố rất quan trong dẫn đến bị điện giật. Cường độ dòng
điện đi qua cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào điện trở suất của cơ thể và điện thế.Cường độ
dòng điện lớn đi qua cơ thể sẽ gây ra nguy cơ lớn nhất đi qua tuyến cơ tâm thất của tim. Ở
mức độ nguy hiểm sẽ làm tim co bóp không kiểm soát và không thể bơm máu lưu thông
trong cơ thể.
Chết người
Ngưng thở
Thường gây chết người
Gây khó thở
Ảnh hưởng đến việc thở
Điện giật mạnh – Co cứng cơ bắp
Không tự thoát ra khỏi nguồn điện. Điện giật gây đau.
Gây choáng
Ngưỡng cảm nhận bị điện giật.

Hình 1 - Mức độ điện giật tương ứng với cường độ dòng điện
Rủi ro do điện có thể được chia thành bốn mức độ nguy hiểm như sau:
1. Làm việc tại nơi có đường dây điện đi qua trên đầu.
11


2. Làm việc trên gác xép, phòng điều khiển vận hành các quá trình.
3. Sử dụng các thiết bị ngay dưới đường dây điện hay bên trên đường dây ngầm.

4. Điện được quản lý hay sửa chữa bởi người thợ điện hay người người trông coi. Những
người này thường xuyên pahỉ tiếp xúc với điện một mình hay làm việc trong các cabin
nhỏ và không có ai giám sát. Ho phải làm việc không có lúc nghỉ ngơi cho nên dễ dẫn
đến mệt mỏi và buồn ngủ.
5. Điện không thể nhìn thấy được mà chỉ có thể cảm nhận thấy sự hiện diện của nó thông
qua ánh sáng của đèn, lò sấy điện hay động cơ đang chạy.Chính vì vậy, rủi ro do điện
có thể vẫn xảy ra ngay cả khi những tín hiệu cảm nhận kể trên không có, ví dụ như:


Cáp dẫn điện bị hở do nguyên nhân cơ hoc như lớp vỏ boc bị mòn hay bị xé
rách.



Hở điện do sử dụng không đúng ổ cắm và phích cắm.



Người không có đủ trình độ cũng như khả năng lắp đặt/ đấu nối dây dẫn điện
mềm.



Cáp dẫn điện và trang thiết bị sử dụng điện không được thường xuyên kiểm tra
và bảo dưỡng.



Không nhận biết được đường dây điện ở đâu, sơ đồ mạch điện như thế nào.


1.4 Những rủi ro do điện
Rủi ro do điện có thể do một số nguyên nhân sau:
o

Chập điện

o

Điện giật

o

Cháy

o

Những chấn thương khác do ngã hay choáng váng.

12


Hình 2- Chấn thương gián tiếp (ngã từ thang sau khi bị điện giật)
1.5 Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện
o

Thiết bị và/hoặc bộ phận cách điện không bảo đảm an toàn

o

Nơi làm việc không an toàn


o

Thực hiện công việc không an toàn.

Điện giật xảy ra khi năng lượng điện (cường độ dòng điện) đi qua cơ thể. Ảnh hưởng của
điện giật có thể từ tê nhẹ cho đến chết.
1.6 Điện giật có thể là nguyên nhân dẫn đến:
o

Chảy máu trong

o

Phá hủy mô

o

Phá hủy thần kinh và hệ cơ

o

Ngừng thở

o

Ngạt thở (nghẹn thở)

o


Tim đập không đều

o

Chết.

13


Dòng điện chỉ xuất hiện khi mạch điện khép kín và điện giật là do cơ thể trửo thành một bộ
phận dẫn điện trong mạch điện. Với ly do như vậy, dòng điện phải đi vào cơ thể từ một
điểm và đi ra khỏi cơ thể bằng một điểm khác.
Điện giật thông thường xảy ra khi con người tiếp xúc với:
o

Cả hai dây dẫn điện (hai cực)

o

một dây dẫn điện và đất

o

chi tiết kim loại tiếp xúc với điện.

Dòng điện sẽ luôn đi đến cực nối mát (đất) theo chi tiết có điện trở thấp nhất. Mức độ điện
giật phụ thuộc vào:
o

Cường độ dòng điện đi quan cơ thể


o

Trạng thái sức khỏe của người bị điện giật.

o

Loại dòng điện (xoay chiều hay một chiều)

o

Điện trở của da và quần áo

o

Bộ phận cơ thể dòng điện đi qua (qua tom là rất nguy hiểm)

o

Khoảng thời gian bị điện giật (tiếp xúc với điện)

Điện giật có thể gây căng cứng cơ và dẫn đến người bị điện giật không thể tự giải thoát ra
được hoặc bị dính chặt vào nguồn điện.0,03 (30mA). Cường độ dòng điện (đơn vị đo là
Ampe) có giá trị lớn hơn khoảng 25mA đi qua cơ thể có thể gây chết người.
1.7 Những hiểm họa trong ngành điện
1. Dây dẫn điện mềm bị hỏng
Bị hư hại, hỏng, hay đấu nối không đúng quy cách dây nối điện mềm gây ra khoảng 1/3
trên tổng số tai nạn về điện ở Úc.
2. Dây nối điện bị xoắn
Dây dẫn điện kéo dài không được tháo hoàn tàon ra khỏi tang cuộn sẽ sinh nhiệt khi sử

dụng. Điều này có thể làm hỏng lớp vỏ cách điện và gây ra những nguy hiểm về điện
14


giật hya gây cháy.

Hình 3 – Dây dẫn điện kéo dài không an toàn (không được sử dụng)

15


Hình 4 - Sử dụng cuộn dây dẫn điện kéo dài không đúng cách
3. Dây điện trần
Dây điện trần dùng để cung cấp điện cho cầu trục trong phân xưởng thường luôn có
điện và nếu con người chạm phải sẽ dễ gây ra những tai nạn nghiêm trong.

Hình 5 - Cẩn thận khi làm việc gần nơi có đường điện trần

16


4. Dây dẫn điện ở phía trên đầu
Tiếp xúc với dây dẫn điện phía trên đầu sẽ có thể gây ra nhiều dạng tai nạn khác nhau,
gây chập điện do cần trục di chuyển, thợ hàn, thợ đường ống hay những người mang
vác các thanh kim loại dài. Một vài công nhân chết do bị choáng và văng ra khỏi sàn
công tác trên cao,....
5. Thang kim loại
Nếu tiếp xúc thang gấp nhôm, thang thép hay thang gỗ có boc sắt với nơi có điện sẽ
làm người trên thang bị điện giật hoặc có thể chết do điện giật.Chấn thương lâu dài
hoặc chết có thể nguyên nhân là do điện giật (gây ngã)


Thanh ngang kim loại

Thân thang kim loại

Hình 6 – Không được sử dụng khi làm các công việc liên quan đến điện
6. Thiết bị điện hư hỏng
Moi sự hư hỏng của ổ cắm điện, công tắc, cầu giao điện đều tiềm tàng nguy cơ gây
chập cháy và có thể dẫn đến chế người do điện giật.

17


Hình 7.- Ổ cắm bị hỏng (không được sủ dụng)
7. Mặc quần áo không phù hợp và thời tiết nóng ẩm
Theo thống kê, số lượng các vụ tai nạn do điện tăng lên đáng kể vào những tháng thời
tiết nóng ẩm. Trong một vài năm gần đây, khoảng 70% tai nạn điện của đối tượng thợ
điện tại Victoria xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3. Trong rất nhiều
trường hợp chủ yếu là do cách mặc quần áo của người gặp tai nạn.

Hình 8. Mặc quần áo không phù hợp khi làm việc

18


8. Ẩm ướt
Làm việc hoặc vận hành các thiết bị điện khi xung quanh bị ẩm ướt sẽ làm tăng nguy cơ
xảy ra điện giật. Thiết bị điện bị ẩm sẽ tạo điều kiện cho sự đánh lửa bên trong và có
thể gây cháy nổ và tạo ra những tổn thương nghiêm trong.


Hình 9 - Nước và điện không thể ở cùng với nhau !
9. Dây nối đất (tiếp mát)
Dây nối đất (màu xanh - vàng) đôi khi có dòng điện chạy qua. Nếu khả năng dẫn điện
không bảo đảm sẽ dẫn đến các thiết bị an toàn bảo vệ mạch điện không làm việc tốt và
có thể gây chết người. Một số lượng người nhất định bao gồm cả người thợ điện, thợ
hàn hay thợ sửa chứa đường ống trở thành một bộ phận dẫn điện trong mạch điện khi
một phần cơ thể tiếp xúc với điện, một phần tiếp xúc với dây nối đất và khó tránh được
những hậu quả nghiêm trong.

19


Hình 10 - Vị trí nối đất chính

10. Dụng cụ chạy điện cầm tay
Sủ dụng sai hay bảo quản không đúng các dụng cụ điện cầm tay như xách lên hay hạ
xuống bằng cách cầm dây dẫn điện sẽ dẫn đến dây dẫn dễ bị đứt, lớp cách điện bị hỏng,
chổi than bị gãy,... Sử dụng quá tải sẽ gây nóng các bộ phận như cầu chỉ, công tắc hay ổ
cắm,... và tất cả những hiện tượng trên đều gây hỏng hóc dụng cụ điện và tạo ra nguy
cơ bị điện giật hay cháy nổ.

Hình 11.- Hư hỏng dụng cụ điện
20


Trong công việc lao động sản xuất nói chung tiềm tàng rất nhiều nguy cơ gây điện giật và
ngời lao động không thể kiểm soát hết được, do đó, phải thực hiện các biện pháp như thông
báo, cảnh báo tất cả các nguy hiểm có thể xảy ra moi lúc moi nơi tại nơi làm việc. Khi nhận
thấy các nguy cơ về mất an toàn điện, cần khẩn trương thông báo với người quản lý giám
sát hay người có trách nhiệm trong công tác bảo đảm an toàn lao động biết để tìm cách

khắc phục ngay.
2. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản nhằm bảo đảm an toàn


Không xách hay treo dụng cụ điện bằng dây dẫn điện.



Không cho phép nối tăng độ dài dây dẫn điện khi sử dụng – gây nóng dây dẫn do
điện trở tăng.



Không đứng trên thang kim loại khi sử dụng dụng cụ điện trừ khi dụng cụ đó chạy
bằng nguồn điện bên trong (Pin hay Ắcquy) – không dây



Không sử dụng dây dẫn điện bị trầy lớp vỏ boc cách điện hay bị hỏng.



Không dùng dây dẫn điện có hai đầu cắm.



Không dùng những dụng cụ điện hay bộ phận điện có vỏ bằng kim loại tại những
nơi ẩm ướt trừ khi đó là loại cordless.




Không cho phép các loại cáp dẫn điện chạy trên sàn nhà khi không có các biện pháp
che chắn bảo vệ phù hợp

Ghi nhớ


Sử dụng thang kim loại không đúng là nguyên nhây chính dẫn đến điện giật.



Phải cách điện cho chân



Luôn phải nhìn lên trên trước khi di chuyển thang.

2.1 Các biện pháp cách ly với nguồn điện
Tất cả các công việc lắp đặt điện hay trang thiết bị luôn phải được cách ly với nguồn điện.
Cách ky có thể bằng hình thức ngắt cầu dao, cô lập các trang thiết bị khỏi mạch dẫn điện.

21


Phải chắc chắn rằng hiện không có trang thiết bị nào đang được cấp điện và bảo đảm người
thi công hay lắp đặt không bị điện giật.
Tuy nhiên, thật không may mắn là không phải việc cách ly điện lúc nào cũng dễ thực hiện.
Do vậy cần tăng cường thêm công tác bảo đảm an toàn bằng các hình thức khác như hệ
thống cảnh báo, khóa hệ thống,...
Lý do chính khiến phải cô lập trang thiết bị mang điện đó là ngăn ngừa điện giật, giảm các

nguy cơ rủi ro của các nguyên khác như hỏa hoạn, ngập lụt cục bộ, chấn thương cơ hoc hay
việc vận hành không được phép các trang bị điện.
Hai điểm cơ bản hệ thống cảnh báo được sử dụng đó là thực hiện trước khi triển khai các
công việc liên quan đến điện và cảnh báo cho cá nhân và hệ thống.
2.2 Cảnh báo nguy hiểm cho cá nhân
Cảnh báo nguy hiểm cho cá nhân có màu đỏ và đen trên nền trắng. Cảnh báo này được sử
dụng bởi những người làm thương mại, những người có đẻ thầm quyền đặt cảnh báo và áp
dụng cho các trang bị không sử dụng điện đang được sửa chữa, bảo dưỡng hay lắp đặt.
2.3 Cảnh báo nguy hiểm cho hệ thống
Cảnh báo cho hệ thống cũng có màu sắc tương tự như cảnh báo cho cá nhân (cũng có thể
sử dụng màu vàng và màu đen). Những cảnh báo này được dùng để chỉ thiết bị này đang bị
hỏng, không an toàn hoặc đang tách riêng ra khỏi hệ thống. Thực hiện công việc này sẽ
giúp ngăn ngừa nguy xảy ra rủi ro của các trang thiết bị hư hỏng đối với toàn bộ nơi làm
việc và các tai nạn đối với người vận hành.
3.Cứu nạn trong tình huống có điện
3.1 Cứu nạn khi bị điện giật
Hiểu biết về những nguy hiểm dẫn đến chết người do điện giật là rất đáng quý. Có kiến
thức vững chắc và khả năng thực hành tốt các phương pháp giải cứu là một kỹ năng vô giá
đối với mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất.
Quy trình giải cứu người bị điện giật phải thực hiện theo đúng nguyên tắc, nếu không chính
bản thân người giải cứu sẽ thành nạn nhân.
22


3.2 Cách ly với nguồn điện

-Tắt nguồn điện
Việc đầu tiên PHẢI thực hiện khi phát hiện thấy có người với dấu hiệu bị điện giật là:
o


Xác định nhanh tình huống xảy ra

o

Tìm và ngắt công tắc hay áctômát nguồn điện cung cấp.

Hình 12
-

Ngắt rời ra khỏi nguồn điện
Ngắt rời ra khỏi nguồn điện có thể bao gồm:
o

Ngắt công tắc hay áctômát mag dây dẫn điện nối vào, hoặc

o

Ngắt điện tại hộp điện (hộp điện tổng) để cách ly điện khỏi nạn nhân bị điện
giật.

Ngoài ra, HÀNH ĐỘNG NHANH, nhưng vẫn phải bảo đảm AN TOÀN CHO BẢN
THÂN. Thời gian lúc này là kẻ thù giống như điện!
Một điều cũng có vai trò rất quan trong đó là nhận biết ra nguồn cấp điện ở đâu cũng đồng
nghĩa với việc nhận biết được hiểm hoa phát sinh từ đâu.

23


Trong trường hợp không thể cách ly ra được nguồn cấp điện, phải ngay lập tức tìm cách
tắch rời nạn nhân ra khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên, KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC CHO

RẰNG NẠN NHÂN ĐANG KHÔNG TIẾP XÚC VỚI ĐIỆN.
3.3 Tách rời nạn nhân ra khỏi điện
Để tách rời nạn nhân ra khỏi điện, phải sử dụng những vật khô, không dẫn điện như dây
thừng, thanh gỗ, nhựa hoặc túm vào quần áo nạn nhân kéo ra với điều kiện quần áo nạn
nhân phải khô và không bó sát người.

Hình 13 – Dùng vật khô và không dẫn điện để tách rời nạn nhân điện giật ra khỏi điện
Tùy theo giá trị của điện áp mà tiến hành lựa chon phương pháp giải cứu cho phù hợp. Nếu
điện áp lớn, cần phải giữ một khoảng cách đủ lớn với nạn nhân điện giật.
Theo hướng dẫn, nếu điện áp lớn hơn 650 vôn, người giải cứu phải giữ khoảng cách tối
thiểu là 1,5 mét so với nạn nhân.
Ghi nhớ rằng có thể phải dùng lực mạnh để kéo hay hất nạn nhân ra khỏi nguồn điện do nạn nhân
có thể bị co cứng khi điện giật.
B. Phần 2
24


4. An toàn trong sản xuất
4.1 An toàn khi làm việc
Tất cả người lao động đều mong muốn thực hiện các công việc bảo đảm an toàn sức khỏe
cho chính bản thân ho đồng thời cho cả những người khác. Để thực hiện vấn đề đó một
cách có hiệu quả, mỗi người lao động cần phải tuân thủ các quy định, hướng dẫn về làm
việc an toàn.Người công nhân trong hình dưới đang sử dụng khí nén. Việc bảo đảm an toàn
trong tình huống này nên được thực hiện như sau:
o

Đi găng tay bảo hộ

o


Kiểm tra sự hư hỏng của ống dẫn khí và lắp vào đầu cấp khí khi van khí
đang ở trạng thái đóng.

o

Đặt vòi phun khí hướng ra ngoài cơ thể khi mở khí.

o

Không bao giờ được sử dụng khí nén vào các mục đích không rõ ràng.

Bảo vệ mắt

Kiểm tra áp suất phù hợp
Giữ chắc vòi khí

Hướng vòi khí ra ngoài
Hình 14 – Cách thức làm việc an toàn

+ Hình dưới trình bày cách thức thực hiện công việc an toàn khi kiểm tra thiết bị đang hoạt
động. Nguyên tắc bảo đảm an toàn như sau:

25


×