Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.75 KB, 13 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Sơn Bình, ngày 10 tháng 4 năm 2015
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở
Chúng tôi ghi tên dưới đây:

Số
TT

Họ và tên

Tỷ lệ (%)
Trình
Ngày Nơi công tác
đóng góp
độ
tháng năm (hoặc nơi Chức danh
vào việc
chuyên
sinh
thường trú)
tạo ra
môn
sáng kiến

1 Vương Ngọc Thương 15/5/1979

Trường TH
Hiệu trưởng Đại học


Sơn Bình

50%

2 Hoàng Thị Ngọc Yến 10/6/1980

Trường TH
Sơn Bình

50%

Phó hiệu
trưởng

Đại học

- Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số biện pháp chỉ
đạo dạy học phân hóa môn toán khối 4 trường tiểu học Sơn Bình
- Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Trường Tiểu học Sơn Bình
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 8 năm 2014
- Mô tả bản chất của sáng kiến: Nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng
trong nhà trường là rất cần thiết. Việc bù đắp kiến thức đảm bảo theo chuẩn kiến
thức kỹ năng, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp đảm bảo tiến độ nhận thức
cho học sinh. Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch theo từng nhóm đối tượng
sao cho đạt theo chuẩn kiến thức kỹ năng đồng thời giúp học sinh chủ động tiếp
thu, lĩnh hội kiến thức.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Bồi dưỡng năng lực cho
giáo viên, tư vấn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phân hoá.


Ghi
chú


- Những thông tin cần được bảo mật: Không
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của
PHÒNG
GD&ĐT
ĐƯỜNG
tác giả sáng kiến: Đối với
Ban giám
hiệuTAM
có kinh
nghiệm chỉ đạo chuyên môn
HỌC phân
SƠN hoá
BÌNH
tốt hơn; Giáo viên nắm TRƯỜNG
vững cách TIỂU
soạn giảng
theo nhóm đối tượng học
sinh; Học sinh tự giác học tập, phát huy năng lực sở trường và giúp đỡ bạn cùng
tiến bộ.
- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu là người
tham gia áp dụng giải pháp mới cùng với tác giả, không phải là đồng tác giả.
TT

Họ và tên


Ngày tháng
năm sinh

Nơi công tác
Chức
(hoặc nơi
danh
thường trú)

Trình độ
chuyên
môn

Nội dung công
việc áp dụng

1

TrườngSÁNG
TH KIẾN
Giáo
THUYẾT MINH
Trần Trung Hiếu 25/01/1983
Đại học
Sơn Bình
viên
Một số biện pháp chỉ đạo dạy học phân hóa

Giảng dạy


2

môn toán khối 4 Trường
trường TH
tiểu học
Sơn Bình
Giáo
Nguyễn Tuấn Anh 15/10/1983
Trung cấp
Sơn Bình
viên

Giảng dạy

3

Hoàng Thị Minh
Hồng

4

Phạm Văn Hai

5

Giáo
viên

Trung cấp


Giảng dạy

Trường TH Giáo
01/5/1984
Bình
Tác giả: Vương Sơn
Ngọc
Thươngviên

Cao đẳng

Giảng dạy

14/11/1991

Trường TH
Sơn Bình

Trình độ chuyên môn: Đại học
Trường TH Giáo
Bùi Đức Thịnh Chức
28/9/1983
Cao đẳng
Giảng dạy
vụ: Hiệu trưởng
Sơn Bình
viên
Đồng tác giả: Hoàng Thị Ngọc Yến
Chúng tôi xinTrình
cam độ

đoan
mọi thông
tin nêu
chuyên
môn: Đại
họctrong đơn là trung thực, đúng
sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
đăng

Nơi công tác: Trường tiểuNgười
học Sơn
Bình
(Ký, ghi rõ họ tên)

2
Sơn Bình, tháng 4 năm 2015


3


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán
lớp 4 trường tiểu học Sơn Bình trường tiểu học Sơn Bình
2. Tác giả/Đồng tác giả:
Họ và tên: Vương Ngọc Thương
Năm sinh: 1979
Nơi thường trú: Bản Sân Bay thị trấn Tam Đường- huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường tiểu học Sơn Bình
Điện thoại: 01648353739
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50%
Họ và tên: Hoàng Thị Ngọc Yến
Năm sinh: 1980
Nơi thường trú: Bản Nậm Tường - thị trấn Tam Đường- huyện Tam
Đường - thành phố Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ công tác: Phó hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường tiểu học Sơn Bình
Điện thoại: 0988599398
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2014 đến ngày
31 tháng 5 năm 2015
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến
4


Tên đơn vị: Trường tiểu học sơn Bình
Địa chỉ: Bản 46 xã Sơn Bình - huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu
Điện thoại: 02313751655
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến
Trong giai đoạn hiện nay, nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng
đầu mà mỗi nhà trường đều hướng tới bởi thương hiệu của mỗi nhà trường được
khẳng định trên chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh. Để nâng
cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng từng bài dạy nói riêng yêu cầu
giáo viên phải quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong giờ dạy. Vì trong một

lớp học, học sinh dù ở cùng một độ tuổi nhưng vẫn luôn có những khác biệt nhất
định về thể chất, sở thích, tính cách, năng lực, trình độ phát triển tư duy… Trẻ
em làm nhiều việc giống nhau bởi lẽ các em đều là những con người và các em
đều là những đứa trẻ nhưng giữa các em vẫn có những nét khác biệt cơ bản.
Chính vì những điểm chung này mà tạo nên loài người và những khác biệt tạo
nên các cá nhân. Vậy để làm sao trong cùng một tiết dạy, học sinh yếu kém
không bị quá tải, mệt mỏi; học sinh giỏi - khá vẫn hứng thú với việc học tập và
phát huy được hết khả năng của bản thân đó chính là dạy học phân hóa đối
tượng học sinh. Trong một lớp học phân hóa, sự tương đồng của các học sinh
được thừa nhận và coi như điều hiển nhiên, còn những khác biệt là nhân tố quan
trọng để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy và
học (Những quan niệm về dạy học phân hóa- Lê Thị Thu Hương).
Hiện nay trong các nhà trường nói chung, trường tiểu học Sơn Bình nói
riêng việc dạy học phân hóa đã và đang được thực hiện song chưa được chỉ đạo
và thực hiện một cách đúng mức nên chất lượng giáo dục còn hạn chế, tỷ lệ học
sinh chưa đạt vẫn còn, tỷ lệ học sinh giỏi thấp. Giáo viên chưa nắm vững về
phương pháp, hình thức soạn giảng dạy học phân hoá từ đó dẫn đến chất lượng
dạy học chưa bền vững được thể hiện qua các đợt kiểm tra, các hội thi giao lưu
học sinh năng khiếu…Đây cũng chính là điều mà những người làm công tác
quản lí phải trăn trở, suy nghĩ. Vậy để nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt là
chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn thì dạy học phân hóa
đối tượng là yêu cầu bức thiết của các trường tiểu học trong huyện và trường
tiểu học Sơn Bình. Bởi dạy học phân hóa giúp giáo viên phát hiện và bù đắp lỗ
hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập, niềm đam mê trong cuộc sống
thành động lực học tập vì thế dạy học phân hóa đáp ứng cả yêu cầu giữa giáo
dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn” giữa “phổ cập với “nâng cao”, cho nên
5


chúng tôi mạnh dạn chọn sáng kiến "Một số biện pháp chỉ đạo dạy học phân

hóa trong môn Toán lớp 4 trường tiểu học Sơn Bình" làm cơ sở nghiên cứu.
Mục đích : BGH nhà trường xác định được chất lượng chuẩn kiến thức kỹ
năng môn toán khối 4 để từ đó có kế hoạch cụ thể cho từng lớp như bồi dưỡng
năng lực cho giáo viên, xây dựng chuyên đề dạy học phân hóa trong môn toán,
linh hoạt trong giảng dạy giao quyền cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế
hoạch tăng thời lượng cho các lớp, để đảm bảo tiến độ nhận thức của học sinh.
Giúp giáo viên soạn giảng các phân môn nói chumg và phân môn toán nói
riêng nắm rõ việc phân loại đối tượng học sinh phù hợp với nội dung kiến thức,
để từ đó tập trung hướng dẫn vào hs chưa đạt chuẩn.
Giúp học sinh nhận thức rõ nhiệm vụ học tập của mình đó là ý thức tự
giác học tập và phát huy năng lực sở trường của mình đồng thời khuyến khích
các em, biết chia sẻ, trách nhiệm giúp đỡ nhau hoàn thành nội dung yêu cầu đề
ra.
2. Phạm vi triển khai thực hiện: Giáo viên và học sinh khối lớp 4 trường
tiểu học Sơn Bình
3. Mô tả sáng kiến
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về dạy học phấn hóa, chưa hiểu thế
nào là dạy học phân hóa, các hình thức dạy học phân hóa.
Giáo viên còn có tư tưởng "Chủ nghĩa bình quân" trong cách đối xử với
học sinh, không tính đến sự khác nhau của học sinh về tư chất, khả năng tiếp
thu, cách thức phương pháp học tập cũng như khả năng giải quyết một vấn đề
của học sinh là nhanh chậm khác nhau.
Hầu hết giáo viên quá phụ thuộc vào sách hướng dẫn, sách thiết kế mà
không chú ý đến chương trình, yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu
nên mặc dù giáo viên có nhiều cố gắng nhưng vẫn không hạn chế số học sinh
trong lớp.
Việc thiết kế giáo án và quá trình lên lớp của giáo viên theo trình tự một
đường thẳng, chung cho cả lớp học. Giáo viên dự kiến chủ yếu là những hoạt
động trên lớp của chính mình (nói, viết bảng, vẽ sơ đồ, đặt câu hỏi…) và thời

gian cho những việc làm đó, dự kiến chút ít về tình huống, cách trả lời của học
sinh ra sao, giải bài tập như thế nào…) và yêu cầu mọi học sinh đều đồng loạt
6


thực hiện các thao tác như nhau trong một khoảng thời gian bằng nhau. Do vậy,
kết quả là có em theo kịp, hiểu bài và vận dụng được (học sinh khá - giỏi) một
số em vì tư duy chậm, thao tác chậm không theo kịp nên yếu hơn và tụt lại phía
sau.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên về dạy học phân hóa
Biện pháp này giúp cán bộ giáo viên hiểu thế nào là dạy học phân hóa,
những hình thức dạy học phân hóa và vì sao phải dạy học phân hóa.
Để đội ngũ giáo viên có thể hiểu, tiếp cận với dạy học phân hóa ngay từ
đầu năm học nhà trường đã tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, quán triệt đến toàn
thể đội ngũ giáo viên về dạy học phân hóa, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết
của việc dạy học phân hóa, các hình thức dạy học phân hóa để mỗi người nắm
và hiểu rõ và thực hiện. Lồng ghép nội dung và yêu cầu phân hóa trong các kế
hoạch chỉ đạo chuyên môn, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
Đưa yêu cầu dạy học phân hóa thành một tiêu chí đánh giá tiết dạy của giáo
viên. Một tiết dạy không thể xếp loại tốt nếu không đảm bảo yêu cầu phân hóa,
có nghĩa là không đáp ứng được năng lực và nhu cầu học tập của các đối tượng
học sinh khác nhau.
Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho giáo viên cách thu thập thông tin để nắm
bắt năng lực, chẩn đoán, phân loại đối tượng học sinh theo trình độ
Giúp giáo viên nhận biết, đánh giá năng lực, trình độ nhận thức của mỗi
học sinh để phân loại đúng, chính xác các nhóm, cá nhân học sinh theo đúng đối
tượng, năng lực sở trường của các em.
Như chúng ta đã biết sự hiểu biết của giáo viên về từng học sinh là điều
kiện quan trọng bảo đảm hiệu quả dạy học phân hóa vì vậy giáo viên cần có

những biện pháp, cách làm để nắm bắt được năng lực, khả năng nhận thức của
từng học sinh như:
Nắm bắt được năng lực, khả năng nhận thức của học sinh thông qua quan
sát, ghi chép, theo dõi việc học tập của các em hàng ngày trên lớp, qua kết quả
khảo sát đầu năm, qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì, qua nghiên cứu
các sản phẩm của các em tự làm, qua ý kiến của các giáo viên bộ môn, của phụ
huynh học sinh, qua trò chuyện lắng nghe ý kiến của các em…từ đó giúp giáo
viên phân loại học sinh vào các nhóm trình độ phù hợp và có biện pháp dạy học
7


phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực sở trường của mỗi học sinh nhằm mang
lại kết quả giáo dục tối ưu nhất.
Biện pháp 3: Chỉ đạo soạn, giảng theo quan điểm dạy học phân hóa
Biện pháp này giúp giáo viên thực hiện các lớp dạy phân hóa nắm chắc
cách soạn giảng theo đối tượng.
Hiện nay các trường đã và đang thực hiện một số hình thức dạy học phân
hóa nhằm phát huy năng lực sở trường của học sinh đó là:
Dạy học theo nhóm học sinh tự chọn (theo năng lực, sở trường) và nhóm
đối tượng học sinh (một khối lớp được tổ chức thành các lớp với các nhóm đối
tượng học sinh: Giỏi; Khá; TB; Yếu hay còn gọi là phân hóa ngoài.
Dạy học theo nhóm đối tượng HS (một lớp gồm các đối tượng: Giỏi; Khá;
TB; Yếu) hay còn gọi là phân hóa trong.
Để dạy học phân hóa có hiệu quả thì quan điểm dạy học phân hóa phải
được thể hiện đậm nét trong hoạt động dạy học của giáo viên từ khâu soạn giáo
án, soạn hệ thống câu hỏi, bài tập đến khâu dạy học trong lớp. Để đạt được yêu
cầu nêu trên cần chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt một số nội dung sau:
3.1. Chỉ đạo soạn giảng phân hóa
3.1.1. Xác định mục tiêu của bài học
Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ các yêu cầu của sách giáo khoa, bám sát

chuẩn kiến thức kĩ năng và gợi ý của sách giáo viên, trình độ của học sinh trong
lớp để đưa ra mục tiêu bài học đảm bảo mức độ kiến thức, kĩ năng tối thiểu và
tối đa cho mỗi tiết học. Tối thiểu có nghĩa là mức độ của chuẩn kiến thức kĩ
năng mà mọi học sinh phải đạt được, tối đa có nghĩa là trong chừng mực cho
phép của chương trình nhưng vẫn phát huy được tính sáng tạo, phát triển khả
năng tư duy lôzic của học sinh nhưng vẫn tránh được xu hướng "quá tải" trong
dạy học.
3.1.2.Sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập phân hóa
Hiện nay trong quá trình dạy học chúng ta thường sử dụng hai loại câu hỏi
đó là câu hỏi đóng (chỉ có một câu trả lời đúng và thường rất ngắn) và câu hỏi
mở (có nhiều câu trả lời đúng và đòi hỏi trả lời chi tiết hơn). Câu hỏi mở đòi
hỏi học sinh phải suy nghĩ và giúp cho giáo viên biết được rõ hơn mức độ hiểu
bài của học sinh. Ngược lại câu hỏi đóng không đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ
nhiều nó thường chỉ đơn thuần yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức không đòi
8


hỏi học sinh phải tư duy.Chính vì vậy mặc dù các câu hỏi thường được đặt cho
cả lớp nhưng giáo viên phải có chủ định cho một nhóm học sinh hoặc cá nhân
học sinh cụ thể. Việc này giúp giáo viên đặt những câu hỏi đúng cho nhóm học
sinh hoặc cá nhân học sinh mà mình chủ định. Đối với những học sinh yếu
kém giáo viên cần chia nhỏ câu hỏi và đặt những câu hỏi mà các em có thể trả
lời được ( sử dụng câu hỏi đóng). Đối với học sinh khá - giỏi thì các câu hỏi
phải khó hơn, đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều hơn (sử dụng các câu hỏi mở)
Hệ thống bài tập là một phần của bài học dùng để nhắc lại kiến thức các
em đã được học, giúp học sinh thông hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp sâu
chuỗi các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề liên quan. Vì vậy
giáo viên phải nghiên cứu, sử dụng và lựa chọn đúng các bài tập để giao cho
học sinh theo đúng trình độ năng lực của các em tránh đòi hỏi quá cao với học
sinh trung bình - yếu và quá thấp đối với học sinh khá giỏi. Bài tập dành cho

học sinh trung bình - yếu chứa nhiều yếu tố dẫn dắt hơn là bài tập cho diện học
sinh khá - giỏi.
3.1.3. Chỉ đạo thực hiện quy trình dạy học phân hóa
Quy trình lên lớp là quá trình hiện thực hóa kịch bản mà người giáo viên
đã hình dung ra trong giáo án. Giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập có được
biên soạn công phu đến đâu nhưng không thực hiện được trong quá trình lên
lớp thì việc chuẩn bị đó cũng chẳng có tác dụng gì. Chính vì vậy quá trình lên
lớp thể hiện rõ nhất tài năng sư phạm, nghệ thuật dạy học của mỗi giáo viên.
Trong dạy học phân hóa thầy giáo điều hành, quản lí lớp học như thế nào khi
các học sinh trong lớp nhận thức, làm việc với mức độ và hứng thú khác nhau?
Làm thế nào để đảm bảo tất cả các học sinh trong lớp đều tham gia vào quá
trình học tập một cách tích cực và tự giác như nhau? Để giải quyết được vấn đề
nêu trên giáo viên cần:
Nắm chắc về năng lực trình độ của mỗi học sinh, xác định được nội dung
cơ bản của bài học; lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn
hệ thống câu hỏi, bài tập phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân học sinh; giao
nhiệm vụ học tập ở mức độ khó - dễ khác nhau; tạo nhiều cơ hội để học sinh
được luyện tập, thực hành, được thể hiện mình ở nhiều khía cạnh ,góc độ khác
nhau; tổ chức giao lưu giữa thầy với trò,trò với trò, tạo không khí thân thiện
vui vẻ.
Thực hiện lên lớp theo giáo án đã thiết kế. Đối với những dạng bài mới
không thực hiện dạy phân hóa ở phần bài mới mà phân hóa chỉ thể hiện ở câu
hỏi và nội dung phân hóa được thể hiện rõ ở phần luyện tập thực hành.
9


4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về dạy học phân hóa, hiểu được bản
chất - hình thức dạy học phân hóa. Giáo viên đã biết cách thiết kế các hoạt động
dạy học có tính vừa sức với từng đối tượng, đã chuyển từ dạy học đồng loạt sang

dạy học phân hóa, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, học sinh chủ động hơn
trong học tập.
Chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ rệt. được thể hiện qua bảng kết
quả dưới đây:
Stt
1
2

T.Số
học
sinh
88

Giỏi

Thời điểm
khảo sát

SL

Khá

T.bình

Yếu

%

SL


%

SL

%

SL

%

Trước thực hiện

6

7

21

24

46

52

15

17

Sau thực hiện (tháng 3)


12

14

32

36

42

48

2

2

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Qua bảng thống kê chất lượng thời điểm trước khi thực hiện và sau khi
thực hiện chúng tôi nhận thấy rằng: Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
"Một số biện pháp chỉ đạo dạy học phân hóa môn toán khối 4 trường tiểu học
Sơn Bình" số lượng học sinh khá, giỏi tăng, số học sinh trung bình và học sinh
yếu giảm rõ rệt. Sáng kiến góp phần nâng cao năng lực trình độ của người giáo
viên qua các tiết dự giờ, thao giảng trao đổi với các đồng nghiệp đã áp dụng đạt
kết quả cao. Các phương pháp dạy được áp dụng nhiều hơn, học sinh tích cực
chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp trong nhà trường và có
thể nhân rộng ra các trường trong toàn huyện.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo giáo viên vận dụng phương pháp dạy học

phân hóa đối tượng học sinh trong các tiết dạy, phổ biến kinh nghiệm đến các
giáo viên trong toàn trường tham khảo, áp dụng.
10


Đối với giáo viên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, làm
tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên phải đánh giá được từng học sinh về sở
trường, sở đoản để có biện pháp giáo dục phù hợp trong từng giờ dạy.
Chủ động, linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học từ “dạy số đông”, áp
đặt, nặng lý thuyết sang “dạy phân hóa” gợi mở, hợp tác trong dạy và học, giảm
lý thuyết, tăng thực hành.
Đối với phòng giáo dục và đào tạo làm tốt công tác tham mưu, đầu tư
kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
8. Tài liệu kèm theo: Không
Trên đây là nội dung, hiệu quả của nhóm tác giải do chính chúng tôi thực
hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(Ký tên)

(Ký tên, đóng dấu)

TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN BÌNH
HỘI ĐỒNG XÉT, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU
ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
11


I. CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ
1. Họ tên thành viên Hội đồng:
Đỗ Văn Cường; Đỗ Thị Bến; Đầu Thanh Tùng
2. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sơn Bình
3. Chức danh khoa học, học hàm, học vị:…………………………………
II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM

Stt

Tên sáng kiến

Tiêu chí chấm điểm
Đề nghị
Tên tác giả,
Tổng cấp trên
đơn vị công Tín Tính Phạm vi
h
hiệu
ảnh điểm công
tác
nhận

mới quả hưởng

Một số biện pháp chỉ
Vương Ngọc
đạo dạy học phân hóa
Thương;
trong môn Toán lớp 4
25
Hoàng Thị
trường tiểu học Sơn
Ngọc Yến
Bình

1

40

15

80

x

Nhận xét, đánh giá:
+ Tính mới: Giáo viên chủ động trong việc bù đắp kiến thức còn hổng cho
học sinh; học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức thong qua các hoạt động
học tập.
+ Tính hiệu quả:
Việc tổ chức dạy học phân hoá đã đem lại nhiều lợi ích cho giáo viên và
học sinh. Giáo viên biết phân loại đối tượng, giảng dạy theo đối tượng từ

đó có kế hoạch bồi dưỡng các kiến thức chưa đạt chuẩn theo kế hoạch; Đối
với học sinh chủ động trong các hoạt động do giáo viên tổ chức; học sinh
không còn chốn học vì sợ mình không đáp ứng được yêu cầu của giáo
viên, không còn tình trạng học sinh bỏ học và học sinh ngồi nhầm lớp.
+ Khả năng áp dụng (Phạm vi ảnh hưởng):
Sáng kiến đã vận dụng ở khối 4 thành công, có khả năng triển khai tới tất
cả các lớp trong trường cũng như các trường trong toàn huyện
Sơn Bình, ngày 10 tháng 4 năm 2015
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG

X/N CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG

(Ký và ghi rõ họ tên)
12


13



×