Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

XHH GD một số thành quả trong chính sách giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.88 KB, 15 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
PHÂN HIỆU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

Đề tài

MỘT SỐ THÀNH QUẢ TRONG CHÍNH SÁCH
GIÁO DỤC
SVTH
LỚP

: PHẠM VÕ XUÂN DIỆU
: 14XH01

THÁNG 5 NĂM 2014

2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

3




LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa tới nay, giáo dục luôn là vấn đề nóng bỏng của xã hội, các vấn đề về
giáo dục luôn là các vấn đề nan giải làm các nhà lãnh đạo đau đầu. Chính vì vậy,
các chính sách giáo dục được đề ra như là qui định, phương pháp, điều kiện đê
con người có thê có cơ hội tiếp cận và học tập, phát huy tối đa tiềm lực khả năng
và phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.
Trong đề tài này, chủ yếu làm rõ “các chính sách giáo dục đã phối hợp hài hòa
như thế nào?”, đưa ra một số kết quả của giáo dục thông qua tư liệu đê giúp mọi
người nhận thấy đó là nhờ những chính sách giáo dục mà có được những thành
tựu đó. Ngoài ra giới hạntrong sự kết hợp khoa học, hài hòa trong các chính sách
nhằm mục đích đảm bảo sự công bằng, thích hợp và chất lượng đối với giáo dục.
Do đề tài thực hiện dựa trên tổng hợp tư liệu, chủ yếu là trên các trang web trên
internet, nên còn thiếu sót. Mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô đê được
hoàn thiện hơn!
Trân trọng!

4


MỤC LỤC

1.

5


NỘI DUNG
1.


Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước

và hội nhập với

quốc tế, trình độ học vấn cần được nâng cao và thay đổi sao cho phù hợp và bắt
kịp với thế giới. Nền giáo dục nước ta đã có những chuyên biến tích cực, không
ngừng đổi mới đê thực hiện những mục tiêu trên. Tuy nhiên, đê có được những
thành tựu nhất định, các chính sách giáo dục (nhất là đối với nền giáo dục của
một quốc gia) cần được coi trọng và xem xét kỹ lưỡng từng chút một đê không
phải mắc những sai lầm đáng tiếc, bởi lẽ giáo dục còn ảnh hưởng nhiều mặt của
xã hội như kinh tế, văn hóa,…Nên việc đề ra các chính sách giáo dục cần phải
đảm bảo sự công bằng, thích hợp và chất lượng. Đó là lý do chọn đề tài “Một số
thành quả trong chính sách giáo dục” nhằm giúp mọi người nhận ra những thành
quả mà giáo dụcViệt Nam đã thực hiện được khi các chính sách đề ra đã phối
hợp các yếu tố cần thiết.
2.

Những khái niệm có liên quan:

Công bằng: dùng đê chỉ cái gì đó hợp lí, không bất công. Thường thì những
điều gì công bằng là đúng (nguồn:từ điên mở, ).
Theo từ điên Tiếng Việt: “công bằng” nghĩa là theo đúng lẽ phải, không thiên vị.
Thích hợp: hợp với yêu cầu và đáp ứng tốt các đòi hỏi (theo từ điên Tiếng Việt)
Chất lượng: là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất
nhiều quan điêm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về
chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

“ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ).
“ Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” Theo Giáo
sư Crosby.
6


" Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” Theo
Giáo sư người Nhật – Ishikawa.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điêm
về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa
nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế.
Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: “Mức
độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có” ( nguồn: Bách khoa
toàn thư mở Wikipedia)
Theo từ điên Tiếng Việt: chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một sự
vật, sự việc.
Cải cách: Cải cách có nghĩa là cải thiện hoặc sửa đổi những gì là sai, tham
nhũng, không đạt yêu cầu v.v. (nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Còn có những khái niệm khác như: Sửa đổi cho hợp lí, cho phù hợp với tình
hình mới ().
Giáo dục:Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học
tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên
cứu.
Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”, đây là một từ
gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có nghĩa là
dẫn (“Ducere”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ đê vươn tới những
gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo dục là
hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh

nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”.(nguồn: Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia).
3.

Phương pháp
7


Trong đề tài này phương pháp sử dụng chủ yếu là định tính, tức là phân tích tài
liệu thu thập trên sách báo, tạp chí khoa học, các đề tài nghiên cứu... Dùng
những dẫn chứng và trích dẫn đê làm rõ các nhận định.
4.

Thực trạng kết quả giáo dục Việt Nam hiện nay

Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã cố gắng tạo mọi điều kiện cho
tất cả mọi người có cơ hội được học tập, đào tạo và làm việc. Tuy còn một số
hạn chế, bất cập trong phương pháp hay các chính sách giáo dục nhưng những
thành tựu đạt mà nền giáo dục nước ta đạt được là không thê phủ nhận. Nước ta
đã đề ra những chính sách giáo dục phối hợp hào hòa với mục đích công bằng,
thích hợp, chất lượng.
Nhìn lại trong10 năm qua (2001 - 2010), quy mô đào tạo nghề đã tăng 3,08 lần,
trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần; quy mô giáo dục đại học tăng 2,35 lần.
Năm 2010, số sinh viên cao đẳng và đại học trên một vạn dân đạt 227; tỷ lệ lao
động đã qua đào tạo đạt 40%, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao
động. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng,
nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu,
đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triên các cấp học và trình độ đào tạo.
Trong 10 năm qua, tỷ trọng quy mô đào tạo ngoài công lập trong tổng quy mô
đào tạo tăng: sơ cấp nghề tăng từ 28%5 lên 44%, trung cấp và cao đẳng nghề

tăng từ 1,5% lên 5,5%, trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 5,6% lên 27,2%, cao
đẳng tăng từ 7,9% lên 19,9%, đại học tăng từ 12,2% lên 13,2%. Cơ sở vật chất
nhà trường được cải thiện. Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 52% năm 2006 lên
71% năm 2010. Nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh, sinh viên
đã được ưu tiên đầu tư xây dựng và tăng dần trong những năm gần đây.
Trong 10 năm qua, những thành tựu của giáo dục nước ta đã đóng góp quan
trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triên nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
phát triên kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước
tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
8


(nguồn: trên trang web học mỗi ngày của GS. Nguyễn Lân Dũng)
Theo dự thảo “chiến lược phát triên giáo dục việt nam 2009-2020” trình bày
những thành tựu của “giáo dục việt nam trong những năm đầu thế kỷ 21” như
sau:
Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập
cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em
khuyết tật. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác
đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách
được học tập, trước hết ở các cấp học phổ cập, 53% số học sinh sinh viên cả
nước được miễn giảm học phí.
Từ năm học 2007-2008, học sinh học nghề, sinh viên cao đẳng, đại học có hoàn
cảnh khó khăn được vay đê chi trả cho việc học hành (752.000 người được vay
với mức tối đa 800.000 đồng/tháng).
Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiêu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ
rệt. Đến năm học 2007-2008 có 278 trường dân tộc nội trú của trung ương, tỉnh,
huyện và cụm xã, với khoảng 86.000 học sinh; các trường, lớp hoà nhập và
chuyên biệt đã thu hút hơn 250.000 trẻ khuyết tật đi học.
Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Nội

dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã có tiến bộ, toàn diện hơn.
Trình độ hiêu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh
viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão
lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập và đại bộ phận đã có việc làm. Chất
lượng đào tạo của một số ngành đào tạo khoa học và công nghệ đã được nâng
cao một bước.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú
trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiêm định chất
lượng. Ngoài Cục Khảo thí và Kiêm định chất lượng cấp trung ương được thành
9


lập vào tháng 8/2004, phòng Khảo thí và Kiêm định chất lượng đã được thành
lập tại 55 trong số 63 Sở Giáo dục và Đào tạo (87%), 55 đơn vị chuyên trách về
đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường đại học và cao đẳng. Tới tháng
7/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trường
được đánh giá ngoài.
Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương.
Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến quốc tế.
Tới tháng 7/2008 có 24 chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang được thực
hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh. Đã tăng cường sự
gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào tạo sau đại học,
tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ
vật liệu, khoa học nông-lâm-ngư và khoa học giáo dục. Đê đáp ứng tốt hơn yêu
cầu cung cấp nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội, nâng cao hiệu quả đào
tạo, trong 2 năm gần đây ngành giáo dục đào tạo đã tích cực đẩy mạnh việc thực
hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.
Đồng thời với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy học theo
Nghị quyết 40/2000/QH của Quốc hội, phương pháp giáo dục ở các nhà trường
đã bước đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủ động và

tích cực của người học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào
quá trình dạy và học. Chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các cấp học và
trình độ đào tạo đã và đang được xây dựng làm cơ sở cho việc đánh giá và bồi
dưỡng giáo viên theo chuẩn.
Tóm lại, những thành tựu của giáo dục nước ta đã khẳng định vai trò quan trọng
của giáo dục thê hiện qua các chính sách giáo dục được ban hành, trong
việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nhờ
những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triên
con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triên
Liên hiệp quốc trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kê: từ 0,688,
10


xếp thứ 109 trong số 174 quốc gia vào năm 2000 đã tăng lên 0,733, xếp thứ 105
trong số 177 quốc gia vào năm 2005. Những thành tựu của giáo dục đã và đang
góp phần quan trọng vào sự phát triên kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị
của đất nước trong hơn 20 năm đổi mới. Điều này chứng tỏ nước ta đã đưa ra
những chính sách đúng đắn, góp phần tạo nên những thành tựu đáng khen ngợi,
đóng góp cho công cuộc bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đất nước ngày càng tốt
đẹp, phát triên.
5.

Chính sách giáo dục phải phối hợp hài hòa với 3 mục đích: công
bằng, thích hợp, chất lượng

Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập (Điều 39) và
tiếp tục khẳng định phát triên giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí, phát triên nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đồng thời quy định trách
nhiệm của Nhà nước trong việc ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác
cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiêu học là bắt

buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát
triên giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học
phí hợp lý; ưu tiên phát triên giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc thiêu số và vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử
dụng, phát triên nhân tài; tạo điều kiện đê người khuyết tật và người nghèo được
học văn hoá và học nghề (Điều 61) (nguồn: báo An ninh Thủ Đô).
Bao giờ tính công bằng và thích hợp cũng cần đi đôi với nhau. Nước ta đã có
những chính sách giáo dục tiến bộ, gắng với sự phát triên của đất nước như đề ra
cải cách giáo dục, cải cách các qui định, qui chế thi cử tuyên sinh, các chính
sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiêu số, người nghèo, người khuyết tật,…đảm
bảo sự công bằng trong các chính sách giáo dục, mọi người ở mọi tầng lớp xã
hội, mọi lứa tuổi đều có thê đến trường, hưởng được mọi quyền lợi cũng như
những chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng cụ thê.Theo “Thông Tư Liên

11


Tịch” (về Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật) đã đề ra
các qui định như :“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng”
1. Thông tư liên tịch này quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết
tật, bao gồm: ưu tiên nhập học và tuyên sinh; miễn, giảm một số nội dung môn
học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; đánh giá kết
quả giáo dục; chính sách về học phí; chính sách về học bổng và hỗ trợ phương
tiện, đồ dùng học tập.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với người khuyết tật học tập trong các cơ
sở giáo dục có dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triên giáo dục hòa
nhập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), các tổ chức và cá nhân khác có liên
quan. Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với người khuyết tật học tập tại
các cơ sở dạy nghề” (nguồn: trang web của Bộ giáo dục và đào tạo).
Ngoài ra, nhà nước đưa ra những chính sách cụ thê nhằm khuyến khích các

doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực dạy nghề, không đê người nghèo, đối tượng
chính sách phải bỏ học vì không có tiền nộp học phí, trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn nhận được sự chăm sóc, giáo dục của Nhà nước nhiều hơn là hướng tới
những mục tiêu lâu dài nhằm chăm lo sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu, tương lai của dân tộc. Tuy vậy, với những quy định mới ưu tiên
cho phát triên giáo dục thê hiện trong Hiến pháp 2013 thì công bằng xã hội trong
giáo dục sẽ được cải thiện theo hướng hoàn thiện, đặc biệt đối với trẻ em thuộc
dân tộc thiêu số, con em các gia đình nghèo, các đối tượng bị thiệt thòi trong xã
hội ngày càng nhận được sự quan tâm của Nhà nước nhiều hơn.
Nước ta có rất nhiều trường học với các hình thức đào tạo đa dạng như hệ chính
quy, hệ bổ túc, đào tạo mở, đào tạo từ xa,… một số trường đào tạo theo chuẩn
quốc tế. Phù hợp với mọi điều kiện cho các tầng lớp xã hội khác nhau cũng như
mục đích học tập của họ. Ngoài ra một số các chính sách ưu tiên khác cho
những đối tượng như người khuyết tật, người dân tộc thiêu số về các điều kiện
học tập, thê lệ thi, các qui chuẩn cộng điêm thi tốt nghiệp, điêm đầu vào các
12


trường đại học và gần đây trên các bài báo còn nói về sự chọn lựa loại ngoại ngữ
khác tiếng anh là loại bắt buột trước đó. Và đặt biệt nước ta đã trải qua 3 cuộc
cải cách giáo dục. Cuộc cải cách lần thứ nhất là năm 1950, cuộc cải cách lần thứ
2 vào năm 1956 và cuộc cải cách lần thứ 3 năm 1979 nhằm phù hợp với sự đòi
hỏi của nền kinh tế và nhu cầu thực tiễn theo xu hướng hiện đại, toàn cầu hóa.
Chất lượng là mục tiêu hàng đầu của mọi nền giáo dục, nhưng chất lượng cũng
đòi hỏi những đầu tư thõa đáng. Đó cũng là yếu tố không thê thiếu bên cạnh tính
công bằng và thích hợp. “Ngày 15-3, hội nghị quốc tế về đổi mới giáo dục lần 7
(ICER 7) diễn ra tại TP Huế, Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cho
biết Việt Nam đang thực hiện hàng loạt các giải pháp đê nâng cao chất lượng
giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của quá trình phát triên kinh tế
và hội nhập quốc tế”(nguồn: báo Mới). Khi chất lượng được đề cập và vận dụng

vào các văn bản pháp luật, các chính sách giáo dục thì hiệu quả đạt được mới
cao và đem lại những thành tựu nhất định. Trong các điều luật có qui định rõ
ràng như trong “Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam 2009” điều 17 là: Kiêm định chất lượng giáo dục, tại “Mục
3a:Kiêm định chất lượng giáo dục” thuộc Chương VII:Quản lý nhà nước về giáo
dục.
Tóm lại chính sách giáo dục cần có sự liên kết nhiều yếu tố, trong đó quan trọng
là đảm bảo tính công bằng, thích hợp và chất lượng của giáo dục.

13


KẾT LUẬN
Hiện tại, thực trạng giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất cập, có những sai
lầm đang sửa chữanhư việc quá tải khối lượng kiến thức, các qui định về thi tốt
nghiệp, thi tuyên sinh hay các chính sách giáo dục đại học, hoặc việc cải cách
sách giáo khoa chưa hợp lý,…Nhưng nhìn chung, nước ta đã đề ra hàng loạt các
chính sách nhằm góp phần nâng cao giáo dục, phát triên phù hợp với yêu cầu
nhà tuyên dụng, với nhu cầu xã hội ngày càng hiện đại, tiếp cận các khoa học kỹ
thuật thế giới. Về tính công bằng, tính thích hợp và chất lượng đã được đảm bảo
trong các chính sách, thê hiện rõ ràng qua các thành tựu đạt được của giáo dục
trong những năm qua. Kê cả trong văn bản pháp luật cũng qui định rõ ràng các
vấn đề xung quanh giáo dục. Và đê đáp ứng sự thay đổi trong quá trình hội
nhập, các chính sách đề ra cần xem xét kỹ lưỡng và phục vụ tốt cho cộng đồng,
cho con người.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

"Cải cách giáo dục cần bám vào thực tế!" của Hồng Hạnh - Thu Hà (thực

2.
3.

hiện), Thứ Bảy, 18/06/2011 - 06:31( nguồn: dantri.com.vn).
“Cải cách” (nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
“Chiến lược phát triên giáo dục việt nam 2009-2020” (nguồn:

4.
5.

/>“Giáo dục (nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
“Giáo dục Việt Nam đạt được gì vào năm 2015?” của Cam Lu - Trương

6.

Hiệu, Thứ hai, 29 Tháng mười hai 2003 (nguồn: vietbao.vn)
“Khái niệm giáo dục là gì?” (nguồn: />
7.

giao-duc-la-gi)
“Thực hiện công bằng trong giáo dục và phát triên kinh tế”của Ngọc

8.

Bảo,Thứ ba 22/04/2014 07:29(nguồn: )
“Thực trạng giáo dục và những kiến nghị” ,ngày 08 tháng 10 năm 2012


9.

(nguồn: )
“Việt Nam chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục” của Viết Long
(nguồn: )

15



×