Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Một số đánh giá về bộ máy tổ chức quản lý và tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Mây tre Hoa Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.16 KB, 44 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang
đứng trước nhiều vận hội cũng như thách thức lớn. Để đảm bảo vị thế trên trường
quốc tế các doanh nghiệp cần phải khẳng định được uy tín, tạo niềm tin cho khách
hàng và các bên liên quan. Thông tin tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc tạo vị
thế của doanh nghiệp trên thương trường. Với vai trò cung cấp các thông tin phản ánh
tình hình tài chính của doanh nghiệp, bộ máy kế toán ngày càng chứng tỏ được vai trò
quan trọng của mình tại các doanh nghiệp.
Để đảm bảo hoàn thành tốt vai trò được giao phó, các thành viên của bộ máy
kế toán cần phải luôn học hỏi nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ, kĩ năng nghề
nghiệp. Là sinh viên chuyên ngành kế toán, em nhận thấy kì thực tập là một cơ hội tốt
để em có thể học hỏi những kinh nghiệm thực tế giúp em hiểu hơn những kiến thức
được học ở giảng đường đại học cũng như biết cách vận dụng những kiến thức đã
học vào thực tế.
Qua một thời gian thực tập ở công ty TNHH Mây tre Hoa Nam, em cũng đã
có những hiểu biết nhất định về công ty. Qua báo cáo thực tập này em xin được trình
bày những hiểu biết của mình về công ty. Báo cáo gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế-kĩ thuật và tổ chức bộ máy
quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Mây tre Hoa Nam.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty TNHH
Mây tre Hoa Nam.
Phần 3: Một số đánh giá về bộ máy tổ chức quản lý và tình hình tổ chức
hạch toán kế toán tại công ty TNHH Mây tre Hoa Nam.
Để hoàn báo cáo tổng hợp em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình
của TS. Phạm Thành Long, qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D


1


Báo cáo thực tập tởng hợp

PHẦN 1: TỞNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KĨ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MÂY TRE HOA NAM
1.1.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MÂY TRE HOA NAM

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) mây tre Hoa Nam là một doanh nghiệp
thuộc hình thức sở hữu tư nhân được thành lập vào năm 2007 dưới hình thức công ty
TNHH một thành viên. Công ty có trụ sở đặt tại Xã Trường Yên, Huyện Chương Mỹ,
Thành phố Hà Nội. Khi mới thành lập công ty TNHH Mây tre Hoa Nam là một doanh
nghiệp nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ. Công ty chủ yếu tiến hành
xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ các nguyên vật liệu có sẵn trong tự
nhiên như mây, tre, giang, nứa, guật… Sau một thời gian hoạt động, công ty đã mở
rộng phạm vi hoạt động, tham gia kinh doanh các mặt hàng nông sản. Công ty tiến
hành thu gom các mặt hàng nông sản như gạo, ngô, khoai, sắn từ nông dân và bán lại
cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và các công ty xuất nhập khẩu. Tuy
nhiên ngành nghề chính của công ty vẫn là sản xuất, chế biến và tiêu thụ các mặt
hàng thủ công mĩ nghệ trong và ngoài nước. Mặt hàng của công ty được xuất khẩu
trực tiếp hoặc thông qua các đối tác như Artexport sang các nước Châu Âu, Mỹ,
Nhật, Úc…
Tuy mới được thành lập chưa lâu nhưng công ty TNHH Mây Tre Hoa Nam
cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định. Cùng với sự phát triển của mình, công

ty đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu
nhập cho người dân trong khu vực. Tuy quy mô công ty không lớn nhưng với đặc thù
là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nên công ty
thu hút một lượng lao động tương đối lớn. Các lao động làm việc tại công ty chủ yếu
là lao động phổ thông không cần qua đào tạo. Vì vậy, những người nông dân có thể
tranh thủ những thời điểm nông nhàn tham gia sản xuất gia công hay kí hợp đồng lao
động thời vụ với công ty nhằm kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, với việc xuất khẩu
các mặt hàng thủ công Mỹ nghệ sang các nước, công ty đã góp phần gìn giữ bảo tồn
các làng nghề truyền thống. Hơn thế nữa, với việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ ra các nước, công ty đã góp một phần công sức trong việc quảng bá văn hóa

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
2


Báo cáo thực tập tổng hợp

làng nghề Việt Nam ra khu vực và trên thế giới, góp phần giúp thế giới biết đến
những sản phẩm của các làng nghề truyền thớng của Việt Nam.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỢNG SẢN X́T-KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH MÂY TRE HOA NAM.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Mây tre Hoa Nam
Công ty TNHH Mây tre Hoa Nam tham gia vào hai lĩnh vực kinh doanh chính
là thu gom, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và trao đổi, buôn bán
các mặt hàng nông sản.
Đối với lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công ty có hai
chức năng chính. Thứ nhất là chức năng sản xuất. Công ty có xưởng sản xuất, trực
tiếp tiến hành quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất tại công ty có thể qua toàn bộ các

khâu từ nguyên vật liệu thô sẵn có trong tự nhiên như mây, tre, giang, nứa, guật…
đến thành phẩm đem đi tiêu thụ. Công ty cũng có thể chỉ thực hiện một vài khâu
trong quá trình sản xuất như trong nhiều trường hợp công ty mua bán thành phẩm từ
các đơn vị khác, khâu sản xuất ở công ty chỉ nhằm mục đích gia tăng giá trị cho sản
phẩm như sấy, nhuộm, sơn, quang dầu, đóng gói…tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh có khả
năng xuất khẩu trực tiếp hoặc bán cho các đơn vị xuất khẩu khác. Thứ hai, công ty
đóng vai trò là đại lý nhận ủy thác xuất khẩu. Với vai trò này, công ty mua các sản
phẩm hoàn thiện từ các đối tác để xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu.
Kể từ năm 2008, bên cạnh việc kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và xuất
khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công ty còn mở rộng kinh doanh, tham gia kinh
doanh các mặt hàng nông sản. Đối với lĩnh vực này, công ty có hai chức năng chính.
Thứ nhất, công ty đóng vai trò là trung gian thương mại. Với chức năng này công ty
giữ vai trò là trung gian trong hoạt động mua bán giữa người sản xuất và người tiêu
thụ. Cụ thể, công ty mua các mặt hàng nông sản từ nông dân, hoặc thu gom hàng
thông qua các hộ kinh doanh cá thể tiểu chủ rồi bán lại cho các nhà máy chế biến thức
ăn gia súc hoặc bán lại cho các cửa hàng đại lý khác. Thứ hai, công ty có vai trò thực
hiện một khâu trong quá trình sản xuất. Trong trường hợp này, công ty mua các mặt
hàng nông sản về, qua khâu chế biến như phơi, sấy, quạt, đóng gói tạo ra sản phẩm có
thể trực tiếp mang đi tiêu thụ.

1.2.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Mây tre Hoa Nam
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
3


Báo cáo thực tập tổng hợp

Công ty TNHH Mây tre Hoa Nam là một doanh nghiệp nhỏ trên thị trường với

chức năng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng thuộc lĩnh vực thủ công mỹ nghệ và các
mặt hàng nông sản. Thứ nhất, công ty đóng vai trò là khâu sản xuất hàng hóa. Công
ty có tổ chức xưởng sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ mây, tre, giang,
nứa… Các nguyên vật liệu được nhập về xưởng của công ty và trực tiếp được các
công nhân tham gia chế biến tạo thành các sản phẩm cuối cùng có khả năng mang đi
tiêu thụ. Bên cạnh chức năng sản xuất trực tiếp từ các nguyên vật liệu có sẵn trong tự
nhiên, công ty cũng tiến hành đặt hàng gia công các bán thành phẩm tại các làng nghề
mây tre lá truyền thống như làng nghề Phú Nghĩa. Các bán thành phẩm được nhập từ
các làng nghề sẽ qua tiếp các giai đoạn chế biến tại xưởng của công ty nhằm tạo ra
sản phẩm cuối cùng có thể đem đi xuất khẩu. Một chức năng khác của công ty là
công ty đóng vai trò trung gian xuất khẩu hay công ty nhận ủy thác xuất khẩu. Đối
với chức năng này, công ty tiến hành thu gom hàng hóa của các doanh nghiệp khác
trong nước để xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Trong lĩnh vực này công ty chủ
yếu xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ, hoặc một số các mặt hàng khác công ty không
có khả năng sản xuất hay gia tăng giá trị cho sản phẩm. Bên cạnh lĩnh vực xuất khẩu,
công ty còn đóng vai trò lưu chuyển hàng hóa và kinh doanh các mặt hàng trong
nước. Đặc biệt từ năm 2008 doanh nghiệp còn tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh
mới là trung gian mua bán trao đổi các mặt hàng lương thực như gạo, ngô, sắn. Đối
với lĩnh vực này, công ty đóng vai trò như một doanh nghiệp thương mại với chức
năng là trung gian trao đổi hàng hóa. Công ty mua các sản phẩm lương thực này trực
tiếp từ tay người nông dân hoặc mua qua một số trung gian thương mại khác là các
hộ kinh doanh cá thể hoặc các đại lý lương thực. Công ty sẽ bán các sản phẩm này
cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc hoặc phân phối cho các đại lý thuộc các
khu vực khác trên địa bàn miền Bắc. Trong một số trường hợp công ty cũng tham gia
một số khâu sản xuất nhằm tăng thêm giá trị cho các sản phẩm được bán ra như sấy,
quạt, bao bì đóng gói trước khi xuất bán sản phẩm.

1.2.3. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm của công ty TNHH Mây tre Hoa
Nam


Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
4


Báo cáo thực tập tổng hợp

Công ty TNHH Hoa Nam tham gia vào hai lĩnh vực kinh doanh là: sản xuất,
xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và buôn bán các mặt hàng nông sản. Vì
vậy quy trình sản xuất của công ty đối với các mặt hàng thuộc hai lĩnh vực này cũng
khác nhau.
Thứ nhất, với mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, công ty mua các
nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên như mây, tre, giang, nứa, song, guật… và thuê
công nhân trực tiếp sản xuất tại xưởng hoặc thu mua bán thành phẩm tại các làng
nghề về tiếp tục chế biến. Từ nguyên vật liệu thô qua đan lát công ty tạo ra được bán
thành phẩm. Các bán thành phẩm này tiếp tục được xử lý qua các công đoạn tiếp theo
như: Phơi, sấy, hun diêm sinh, nhuộm màu, quang dầu, phun sơn… tùy đặc điểm của
từng mặt hàng. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh, các sản phẩm này được
đóng gói, nhập kho hoặc xuất thẳng đi tiêu thụ.
Thứ hai, với mặt hàng lương thực, công ty thu mua nông sản trực tiếp từ tay
người dân hoặc thông qua một số hộ kinh doanh cá thể tiểu chủ gom hàng. Các mặt
hàng nông sản này thường là Ngô, Sắn. Nếu các mặt hàng nông sản này vẫn còn ẩm
thì sẽ qua một công đoạn phơi, sấy để đạt được độ ẩm như mong muốn. Sau đó các
mặt hàng này sẽ được quạt bụi và đóng gói rồi nhập kho hoặc xuất bán trực tiếp.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MÂY TRE HOA NAM
Công ty TNHH Mây tre Hoa Nam là một công ty có quy mô nhỏ, đặc điểm hoạt
động kinh doanh tương đối đơn giản. Do đó, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và
quy mô của công ty, bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình tập trung phần lớn

quyền hạn vào giám đốc. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty được khái quát
qua sơ đồ sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
5


Báo cáo thực tập tổng hợp

Giám đốc

Phòng tổ
chức hành
chính

Phòng kế
hoạch tài
chính

Bộ phận
kho

Xưởng
sản xuất

Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Mây tre Hoa Nam
Công ty TNHH Mây tre Hoa Nam thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ, nên bộ
máy quản lý của công ty được tổ chức tương đối đơn giản. Đứng đầu công ty là giám

đốc chịu toàn bộ trách nhiệm quản lý và điều hành. Giám đốc giữ vai trò quyết định,
định hướng toàn bộ các hoạt động của công ty. Dưới giám đốc có các phòng ban và
các bộ phận chuyên trách với vai trò hỗ trợ giám đốc thực hiện tốt công tác quản lý.
Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về các việc như: quản lý nhân sự,
tuyển dụng, sắp xếp, điều chuyển nhân sự, đào tạo lao động, thực hiện các chế độ
chính sách bảo hiểm liên quan đến người lao động cũng như các công việc hành
chính văn thư khác.
Phòng kế hoạch tài chính có vai trò lập kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất,
kinh doanh xuất nhập khẩu cho toàn bộ công ty, đề xuất các phương án kinh doanh có
hiệu quả nhất cho công ty. Đồng thời theo dõi tình hình tài chính của công ty thông
qua hệ thống sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính nhằm cung cấp thông tin về tình
hình tài chính của công ty cho giám đốc và các bên quan tâm. Bên cạnh đó, phòng kế
hoạch tài chính cũng có vai trò lập tờ khai và quyết toán thuế giá trị gia tăng, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và các nghĩa vụ tài chính khác với ngân sách
nhà nước.
Bộ phận kho chịu trách nhiệm nhập, xuất, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
thành phẩm và hàng hóa. Đồng thời bộ phận cũng chịu trách nhiệm theo dõi, bảo
quản đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng
hóa.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
6


Báo cáo thực tập tổng hợp

Xưởng sản xuất của công ty gồm hai bộ phận. Thứ nhất, bộ phận chịu trách
nhiệm sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nguyên vật liệu hoặc từ bán thành phẩm.
Bộ phận thứ hai là bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm. Bộ phận này có trách

nhiệm lập ra các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa và kiểm soát chất lượng
của các sản phẩm sản xuất ra hoặc hàng hóa mua về trước khi nhập kho.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MÂY TRE HOA NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Bộ phận kế toán thuộc phòng tài chính kế hoạch chịu trách nhiệm thường xuyên
theo dõi và lập các báo cáo tài chính theo quy định nhằm phản ánh tình hình tài chính
của công ty. Ta có thể thấy tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty được
thể hiện qua việc phân tích các báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Bảng cân đối
kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong ba năm gần đây được đính
kèm tại phụ lục 1 và 2.
Qua những chỉ tiêu tài chính được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh
và bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Mây tre Hoa Nam trong 3 năm qua ta có
thể đưa ra một số đánh giá về tình hình tài chính của công ty như sau:
Thứ nhất, ta có thể thấy hàng năm vốn chủ sở hữu của công ty được bổ sung
từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tình hình biến động vốn chủ sở hữu của
công ty có thể khái quát qua bảng sau:

Đơn vị: VNĐ
Vốn góp
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Lợi nhuận lũy kế
Kế toán tổng hợp 48D

7


Báo cáo thực tập tổng hợp

3.000.000.00

Số đầu kì năm 2008

0

133.632.000
534.020.80

Số tăng trong kì

0

(92.878.269)
3.534.020.80

Số cuối kì năm 2008

0

40.753.731
3.534.020.80

Số đầu kì năm 2009
Số tăng trong kì

0
-

40.753.731
262.614.000
3.534.020.80


Số cuối kì năm 2009

0

303.367.731

Tuy phần lợi nhuận của công ty được bổ sung vào vốn chủ sở hữu chưa thực
sự cao. Nguyên nhân có thể thấy một phần do vốn đầu tư của chủ sở hữu ít, nên lợi
nhuận tạo ra chưa nhiều; một phần do công ty mới được thành lập và đi vào hoạt
động do đó việc công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh là không thể
tránh khỏi. Thêm vào đó, tình hình kinh tế khó khăn năm 2008 đã khiến cho công ty
phải chịu một khoản lỗ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận lũy kế là một phần quan trọng
trong vốn chủ sở hữu của công ty. Nhưng nhìn chung qua ba năm hoạt động, dẫu vẫn
còn nhiều khó khăn, tình hình vốn chủ sở hữu của công ty biến động theo chiều
hướng khá khả quan.
Thứ hai, tình hình tài chính của công ty có thể được đánh giá khái quát thông
qua một số các chỉ tiêu tài chính được thể hiện dưới bảng sau:

Đơn vị
tính
2009
Cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
Cơ cấu tài sản
Tài sản cố định/tổng tài sản

2008

2007


%

52%

60%

20%

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
8


Báo cáo thực tập tổng hợp

Tài sản lưu động/tổng tài sản
%
Cơ cấu vốn
Nợ phải trả/tổng nguồn vốn
%
Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn
vốn
%
Khả năng thanh toán
Tổng tài sản/nợ phải trả
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh

80%


40%

60%

14%

25%

40%

86%

75%

1,67
1,34
0,42

lần
lần
lần

48%

7,13
3,41
3,06

3,99

1,58
0,78

Tỷ suất sinh lợi
Lợi nhuận/doanh thu thuần
Lợi nhuận trước thuế/doanh thu
thuần
%
3,01%
-3,99%
5,03%
Lợi nhuận sau thuế/doanh thu
thuần
%
2,48%
-2,84%
3,62%
Lợi nhuận/tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản
%
3,35%
-3,14%
4,44%
Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
%
2,76%
-2,23%
3,19%
Lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn
chủ sở hữu

%
6,85%
-2,60%
4,26%
Qua các chỉ tiêu trên ta có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình tài chính
của công ty qua ba năm hoạt động như sau:
Về cơ cấu tài sản ta có thể thấy cơ cấu tài sản của công ty chuyển dần tỉ trọng
từ tài sản cố định sang tài sản lưu động, nếu như năm 2007 tỉ lệ tài sản cố định chiếm
tới 60% thì đến năm 2009 tài sản cố định chỉ còn chiếm 20% tổng giá trị tài sản. Điều
này có thể được giải thích là do giá trị tài sản cố định giảm do được khấu hao sau một
thời gian đưa vào sử dụng, cùng với đó giá trị tài sản lưu động tăng lên do công ty
mở rộng quy mô kinh doanh.Với đặc thù kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
và lương thực cần đầu tư nhiều vốn vào tài sản ngắn hạn dưới dạng hàng hóa và
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị không nhiều nên việc tài sản ngắn hạn của công ty
chiếm tỉ trọng lớn là hoàn toàn phù hợp.
Về cơ cấu nguồn vốn, ta có thể dễ dàng nhận ra cơ cấu nguồn vốn có xu
hướng gia tăng tỉ lệ nợ và giảm tỉ lệ vốn chủ sở hữu dù vốn chủ sở hữu vẫn được duy
trì tăng qua các năm. Như vậy công ty đã sử dụng nhiều nợ hơn. Đặc biệt ta có thể
nhận thấy trong năm 2009 công ty đã sử dụng lượng vốn vay tăng đột biến so với hai
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
9


Báo cáo thực tập tổng hợp

năm trước đó. Lượng vốn vay năm 2009 lên tới 4.800.000.000 thay vì 550.000.000
như năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đang dần mở rộng quy mô kinh doanh và
cần huy động thêm vốn tín dụng. Dẫu vậy, việc công ty sử dụng quá nhiều nợ lên tới

trên 50% tổng nguồn vốn kinh doanh cũng sẽ mang lại cho công ty những rủi ro rất
lớn đặc biệt là chi phí lãi vay trong kì sẽ tăng cao.
Về khả năng thanh toán nợ của công ty, ta có thể thấy khả năng thanh toán nợ
là tương đối thấp đặc biệt là năm 2009. Năm 2009 chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh
toán tổng quát của công ty ở dưới mức hai lần, cùng với đó chỉ tiêu phản ánh khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh cũng giảm mạnh. Chỉ tiêu
thanh toán nhanh của công ty ở mức 0,42 là quá thấp, phản ánh những khó khăn của
công ty trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Điều này là dễ hiểu do tỉ
lệ vốn vay ngắn hạn của công ty trong năm là tương đối lớn. Công ty cần có biện
pháp cải thiện tình hình thanh toán đặc biệt là tình hình thanh toán nhanh vì các chỉ
tiêu thanh toán của công ty ở mức thấp có thể khiến công ty gặp khó khăn trong việc
xin vay vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể xem xét qua
nhóm các chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu. Qua bảng phân tích trên, có thể dễ dàng nhận thấy các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa thực sự tốt. Chỉ tiêu lợi nhuận trên
tài sản của công ty chỉ ở mức 2-3% và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chưa
đạt mức 7% dù tỉ lệ nợ của công ty là khá lớn. Như vậy có thể thấy tình hình sản xuất
kinh doanh của công ty trong ba năm qua chưa thực sự tốt một phần do công ty mới
thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn thêm vào đó là giai đoạn khủng hoảng kinh tế
năm 2008 cũng có những ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, tỉ lệ lợi nhuận trên doanh
thu của công ty cũng chưa cao chỉ ở mức 3%, điều đó chứng tỏ khả năng kiểm soát
chi phí của công ty chưa được tốt. Công ty cần có những biện pháp cụ thể để cắt giảm
chi phí kinh doanh trong kì nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh được nâng cao trong
những năm tới.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
10



Báo cáo thực tập tởng hợp

PHẦN 2: TỞ CHỨC BỢ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH MÂY TRE HOA NAM
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MÂY TRE HOA
NAM

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
11


Báo cáo thực tập tổng hợp

Do công ty có quy mô nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung. Vì vậy để phù
hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty, đồng thời để sử dụng
tốt nhất năng lực của đội ngũ kế toán, đảm bảo thơng tin nhanh gọn chính xác, theo
dõi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty áp dụng mơ hình bộ máy kế tốn
tập trung. Bợ máy kế toán của công ty thuộc phòng tài chính kế hoạch chịu trách
nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến tài chính và công tác kế toán cảu công ty.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được theo dõi và hạch toán qua bộ máy kế
toán tại phòng kế hoạch tài chính. Do quy mô của công ty nhỏ, số lượng các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh không nhiều và tương đối đơn giản nên bộ máy kế toán của công
ty cũng được tổ chức gọn nhẹ nhằm giảm thiểu chi phí cũng như tránh chồng chéo
trong công việc. Hiện nay bộ phận kế toán của công ty gồm có ba nhân viên. Mô hình
bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sơ đồ sau:


Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Kế toán chi tiết

Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy kế toán công ty TNHH Mây tre Hoa Nam
Tại công ty TNHH Mây tre Hoa Nam, kế toán trưởng đóng vai trò giám sát tài
chính, điều hành mọi công tác kế toán trong doanh nghiệp. Mọi chứng từ kế toán đều
phải được phê duyệt bởi kế toán trưởng. Kế toán giữ vai trò kế toán tổng hợp, thực
hiện hạch toán tổng hợp các phần hành kế toán. Đồng thời kế toán trưởng cũng có
trách nhiệm lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế thể hiện các trách nhiệm tài chính
của công ty đối với nhà nước và các bên liên quan. Qua các thông tin kế toán phản
ánh, kế toán trưởng tiến hành những phân tích tài chính từ đó lập các kế hoạch tài
chính ngắn hạn và dài hạn cho công ty.

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
12


Báo cáo thực tập tổng hợp

Kế toán chi tiết giữ vai trò hạch toán chi tiết các phần hành tài sản cố định,
hàng tồn kho, doanh thu, chi phí, tiền lương và nhân viên. Kế toán chi tiết làm sổ theo
dõi chi tiết các phần hành để tiến hành đối chiếu với công tác kế toán tổng hợp. Kế
toán chi tiết cũng tiến hành tập hợp chi phí, xác định giá thành sản phẩm, lập kế
hoạch về giá bán sản phẩm và các dự toán doanh thu, chi phí lợi nhuận cho công ty.
Thủ quỹ đóng vai trò quản lý quỹ tiền mặt, tiến hành lập sổ quỹ theo dõi các

khoản thu chi hàng ngày của quỹ. Hàng tháng, thủ quỹ dưới sự chứng kiến của kế
toán trưởng tiến hành kiểm kê quỹ, đối chiếu với sổ quỹ, xác định và tìm nguyên
nhân chênh lệch nếu có.Bên cạnh đó thủ quỹ cũng đóng vai trò là kế toán tiền mặt và
tiền gửi ngân hàng tiến hành hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền trong công ty.
Đồng thời thủ quỹ cũng chịu trách nhiệm lập các chứng từ cần thiết, thực hiện các
giao dịch của doanh nghiệp với ngân hàng.
2.2. TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MÂY TRE
HOA NAM
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty TNHH Mây tre Hoa Nam thực hiện
hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp dựa theo những quy định
hướng dẫn của Chuẩn mực và Chế độ kế toán do Bộ Tài Chính ban hành. Chế độ kế
toán công ty áp dụng được ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành
ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể chính sách kế toán được áp dụng
tại công ty như sau:
Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 1 tháng 1 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng
năm.
Kì kế toán: theo năm tài chính.
Chuẩn mực kế toán: Công ty thực hiện theo hướng dẫn của Chuẩn mực và chế
độ kế toán Việt nam hiện hành.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán là VNĐ, Tất cả các đồng tiền khác
được coi là ngoại tệ và được hạch toán theo tỉ giá hạch toán được quy định đầu mỗi
kì kế toán và được đánh giá lại vào cuối kì theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng tại
thời điểm 31 tháng 12 do ngân hàng nhà nước quy định.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: phương pháp khấu trừ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất trong kì: phương pháp giá bình quân
cả kì dự trữ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương


Kế toán tổng hợp 48D
13


Báo cáo thực tập tổng hợp

Phương pháp tính giá trị hao mòn tài sản cố định trong kì: Phương pháp khấu
hao theo đường thẳng.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí lãi vay: theo chứng từ.
Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo hóa đơn
Hình thức sổ sử dụng: Chứng từ ghi sổ.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Công ty TNHH Mây Tre Hoa Nam là một doanh nghiệp nhỏ, có vốn đầu tư ít
nên công ty áp dụng chế độ chứng từ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ban
hành theo quyết định số 48/2006 QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính.
Theo quy định của chế độ, hiện nay công ty đang áp dụng một số mẫu biểu
chứng từ gồm:
 Chứng từ về hàng tồn kho gồm: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm
nghiệm hàng tồn kho, biên bản kiểm kê cuối kì.
 Chứng từ mua hàng gồm: Hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng.
 Chứng từ liên quan đến hoạt động giao dịch tiền tại quỹ gồm: phiếu thu, phiếu
chi, biên lai thu tiền, giấy tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng.
 Chứng từ liên quan đến các giao dịch tại ngân hàng gồm: Giấy báo nợ, giấy báo
có của ngân hàng, sao kê của ngân hàng, giấy đóng mở tài khoản.
 Chứng từ bán hàng gồm: hợp đồng kinh tế, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn vận
chuyển, giấy đề nghị thanh toán, bảng kê báo giá.
 Chứng từ liên quan đến tài sản cố định gồm: Biên bản giao nhận tài sản cố định,
biên bản nghiệm thu, biên ban kiểm kê.
 Chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu: tờ khai hải quan, giấy xin đề

nghị mở L/C, chứng từ bảo hiểm, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài các chứng từ nêu trên công ty còn sử dụng các bảng biểu khác như:
bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền thưởng, tờ kê khai thuế
giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội…
Chứng từ đóng vai trò là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng trong việc chứng
minh sự có thật của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thêm vào đó, chứng từ cũng là
cơ sở để quản lý, kiểm soát tài chính, là nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng đáp
ứng nhu cầu của công tác kế toán.
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
14


Báo cáo thực tập tổng hợp

Nhằm thực hiện công tác kế toán nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu về
thông tin của các đối tượng quan tâm, bộ phận kế toán của công ty tiến hành hạch
toán các phần hành kế toán sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định của chế
độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành theo quyết định
48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hệ thống
tài khoản kế toán cụ thể của công ty được đính kèm tại phụ lục 3 “ Hệ thống tài
khoản kế toán”
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty TNHH Mây tre Hoa Nam là một công ty nhỏ, nghiệp vụ kinh tế phát
sinh không nhiều như các công ty lớn khác, vì vậy công ty đã áp dụng hình thức ghi
sổ kế toán là chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

tại công ty được hệ thống qua sơ đồ sau:

Chứng từ gốc

Ghi sổ chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Tổng hợp chi tiết

Sổ cái tài khoản

Bảng cân đối số
phát sinh

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ

Kế toán tổng hợp 48D

15
Báo cáo kế toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

Ghi chú:
: Ghi sổ hàng ngày

: Ghi sổ hàng tháng
: Ghi sổ cuối kì
: Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.2.4: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty TNHH Mây tre Hoa Nam
Hàng ngày, kế toán chi tiết căn cứ vào các chứng từ kế toán cũng như các bảng
kê tiến hành hạch toán chi tiết trên hệ thống sổ chi tiết. Cuối mỗi tháng, kế toán chi
tiết tiến hành tổng hợp chi tiết làm cơ sở để đối chiếu với sổ cái của tài khoản.
Hàng tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ kế toán tiến hành lập
chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ phát sinh trong tháng và đăng kí các chứng từ
được lập trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã đăng kí số
hiệu và số tiền trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, kế toán ghi sổ cái và đối chiếu sổ cái
với tổng hợp chi tiết do kế toán chi tiết lập. Cuối kì, kế toán lập bảng cân đối số phát
sinh, đối chiếu với sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và lên báo cáo cho kì hạch toán.
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh tổng hợp tình
hình tài sản, nguồn vốn cũng như kết quả kinh doanh của công ty trong năm tài chính.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
16


Báo cáo thực tập tổng hợp

Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng về tình hình tài chính của công ty cho
các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy báo cáo tài chính là cơ sở để
quản lý, lập dự toán cũng như phân tích tình hình, hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiêp. Vì những lý do trên, bộ phận kế toán của công ty TNHH Mây Tre Hoa
Nam luôn ý thức được tầm quan trọng của việc lập các báo cáo tài chính nhằm cung
cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng quan tâm. Các báo cáo tài chính của công

được lập theo quý và tại thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm. Hệ thống báo cáo tài
chính của công ty gồm ba báo cáo cơ bản:

Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DNN)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DNN)

Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09-DNN)
Bên cạnh ba báo cáo bắt buộc trên, công ty còn lập thêm bảng cân đới tài
khoản (mẫu sớ F01-DNN).
2.3. TỞ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ
2.3.1. Tổ chức hạch toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Trong phần hành tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, công ty có sử dụng một số
loại chứng từ. Đối với việc hạch toán tiền mặt, các chứng từ gồm có: Phiếu thu, phiếu
chi, biên lai thu tiền,giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị
thanh toán, bảng kiểm kê quỹ và bảng kê chi tiền. Với các khoản tiền gửi ngân hàng,
chứng từ sử dụng gồm có: giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, lệnh chuyển tiền.
Các tài khoản được sử dụng trong phần hành tiền và các khoản tương đương
tiền ở công ty gồm có:
Tài khoản 111: Tiền mặt
Chi tiết: 1111: Tiền mặt VNĐ
1112: Tiền mặt USD
1113: Tiền mặt ngoại tệ khác (nếu có)
Tài khoản 112: Tiền gửi ngân hàng
Chi tiết: 1121: Tiền gửi ngân hàng VNĐ
1122: Tiền gửi ngân hàng USD
1123: Tiền gửi ngân hàng ngoại tệ khác (nếu có)
Quá trình ghi sổ kế toán phần hành tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tại công ty
TNHH Mây Tre Hoa Nam được thể hiện qua sơ đồ sau:


Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
17


Báo cáo thực tập tổng hợp

Chứng từ thu chi
( Phiếu thu, phiếu
chi, giấy đề nghị
tạm ứng, giấy
thanh toán tạm
ứng, biên lai thu
tiền…)
Ghi sổ quỹ

Chứng từ ghi sổ

Tổng hợp chi tiết
tiền mặt VNĐ,
tiền mặt ngoại tệ,
tiền gửi ngân
hàng.

Sổ cái tài khoản
111, 112

Sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ


Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo kế toán

Ghi chú:
: Ghi sổ hàng ngày
: Ghi sổ hàng tháng
: Ghi sổ cuối kì
: Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.3.1: Quy trình ghi sổ phần hành tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Trình tự hạch toán chi tiết phần hành tiền và các khoản tương đương tiền tại
công ty cụ thể như sau: hàng ngày dựa trên các chứng từ tiền mặt và tiền gửi ngân
hàng như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ báo có của ngân hàng thủ quỹ ghi sổ quỹ
tiền mặt và ghi sổ tiền gửi. Cuối mỗi tháng, thủ quỹ lập bảng tổng hợp chi tiết các
nghiệp vụ thu chi tiền mặt theo loại tiền và tổng hợp các giao dịch thông qua tài
khoản ngân hàng theo từng tài khoản tiền gửi. Đồng thời kế toán trưởng và thủ quỹ
cũng tiến hành kiểm kê quỹ, đối chiếu giữa số kiểm kê và số dư trên sổ quỹ. Dựa vào
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
18


Báo cáo thực tập tổng hợp

sao kê ngân hàng, thủ quỹ lập bảng đối chiếu so sánh số dư trên sổ tiền gửi chi tiết
cho từng tài khoản và số dư các tài khoản tiền gửi trên sao kê của ngân hàng. Thông
qua bảng đối chiếu tiền gửi và biên bản kiểm kê quỹ, thủ quỹ có thể dễ dàng phát

hiện những chênh lệch, điều tra nguyên nhân chênh lệch. Nhờ vậy có thể tránh được
những sai phạm trong việc quản lý tiền mặt.
Quá trình hạch toán tổng hợp gồm có: Hàng tháng kế toán tổng hợp tập hợp
các chứng từ trong tháng tiến hành lập chứng từ ghi sổ và đăng kí chứng từ ghi sổ
trên sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Từ đó, kế toán tổng hợp ghi sổ cái tài khoản 111 và
112, đối chiếu với báo cáo quỹ và bảng đối chiếu tiền gửi ngân hàng. Cuối kì, kế toán
tổng hợp lên số liệu trên bảng cân đối số phát sinh là cơ sở để lập báo cáo kế toán
cuối kì.
2.3.2. Tổ chức hạch toán tài sản cố định
Do quy mô hoạt động của công ty nhỏ, thêm vào đó do đặc điểm sản xuất kinh
doanh của công ty chủ yếu là mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng nông sản,
công nghệ sản xuất thô sơ khôngncầtừ đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, có giá
Chứ g n TSCĐ
trị cao, nên tài sản cố định của công ty không nhiều. Mặt khác, tài sản cố định tại
(Biên bản giao nhận
TSCĐ, u hì bả
công ty chỉ tồn tại tài sản cố định hữBiênnh,nkhông có tài sản cố định thuê tài chính và
thanh lý TSCĐ…)
tài sản cố định vô hình nên công tác hạch toán tài sản cố định tại công ty tương đối
đơn giản.
Các chứng từ được sử dụng trong phần hành này bao gồm: Biên bản giao nhận
tài sảnSổ chinh,t Biên bản thanh lý tài sản cố định, Biên bản kiểm kê tài sản cố định,
cố đị tiế
bảng tíTSCĐ phân bổ khấu hao tài sản cố định, sổ đăng kí tài sản cố định.
nh và theo
Chứn cố ghi gồ
từng bội phận n công ty sử dụng để hạch toán tài sảng từđịnhsổ m có:
Các tà khoả
Tài khoản 211: Tài sản cố định
Chi tiết: Tài khoản 2111: Tài sản cố định hữu hình

Tài khoản 214: hao mòn tài sản cố định
Chi tiết: Tài khoản 2141: Hao mòn tài sản cố định hữu hình
TổTài hợp chi 217: Bất động sản đầu tư cái tài khoản
ng khoản tiết
Sổ
Sổ đăng kí
TSCĐ hữu c hạch toán tổng hợp và chi tiết tài sản cố định chứng công ty có thể
211, 214
Công tá hình
trong từ ghi sổ
được hệ thống hóa thông qua sơ đồ sau:

Bảng cân đối số
phát sinh

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
19

Báo cáo kế toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

Ghi chú:

Sơ đồ 2.3.2: trình tự ghi sổ kế toán tài sản cố định
Do đặc điểm các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh không thường xuyên trong tháng
và thường không có biến động nhiều qua các tháng, nên công tác hạch toán tổng hợp

và hạch toán chi tiết TSCĐ đều được thực hiện vào cuối tháng.
Hàng tháng kế toán chi tiết lập sổ chi tiết tài sản cố định sử dụng tại mỗi bộ
phận để theo dõi từng tài sản cố định và lập tổng hợp chi tiết tài sản cố định hữu hình
để đối chiếu với sổ cái tài khoản 211 và 214.
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
20


Báo cáo thực tập tổng hợp

Cuối mỗi tháng, kế toán trưởng lập chứng từ ghi sổ và đăng kí chứng từ ghi sổ
vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Từ đó nhập số liệu vào sổ cái tài khoản 211 và 214
rồi đối chiếu với tổng hợp chi tiết TSCĐ do kế toán chi tiết lập. Cuối kì kế toán
trưởng lập bảng cân đối số phát sinh đối chiếu với sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và lập
báo cáo tài chính.
2.3.3. Tổ chức hạch toán phần hành hàng tồn kho
Do đặc điểm kinh doanh của công ty, hàng tồn kho chiếm một tỉ trọng khá lớn
trong tổng tài sản của công ty. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho
cũng tương đối nhiều, với mức độ thường xuyên. Vì vậy, kế toán hàng tồn kho đóng
vai trò quan trọng trong hệ thống kế toán của công ty.
Các chứng từ được sử dụng trong hạch toán hàng tồn kho gồm: Chứng từ nhập
xuất vật tư. Chứng từ nhập vật tư như: hóa đơn mua hàng, biên bản kiểm nghiệm,
phiếu nhập kho và bảng kê mua hàng. Chứng từ xuất như: lệnh xuất, phiếu xuất kho,
bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. Ngoài ra, còn có biên bản kiểm kê
vật tư cuối kì.
Các tài khoản được sử dụng trong phần hành này bao gồm:
Tài khoản 152: nguyên vật liệu
Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ

Tài khoản 154: Chi phí SXKD dở dang
Tài khoản 155: Thành phẩm
Chứ
Tài khoản 156: Hàng hóa ng từ hàng
tồn kho (Phiếu
Cũng như các phần hànnhập kho, phiếu n kho cũng được thực hiện hạch toán
h khác, hàng tồ
xuất qua sơ
tổng hợp và hạch toán chi tiết cụ thểkho…) đồ sau:
Sổ chi tiết hàng
tồn kho

Chứng từ ghi sổ

Tổng hợp chi tiết
Nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ,
hàng hóa, thành
phẩm

Sổ cái tài khoản
152, 153, 154,
155, 156

Sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số
phát sinh


Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
21

Báo cáo kế toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

Ghi chú:

Sơ đồ 2.3.3: trình tự ghi sổ kế toán hàng tồn kho

Kế toán chi tiết lập sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,
thành phẩm hàng hóa. Hàng ngày, kế toán chi tiết ghi sổ chi tiết cho từng loại nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm hàng hóa. Cuối mỗi tháng, kế toán chi tiết lập
tổng hợp chi tiết để đối chiếu sổ chi tiết với thẻ kho theo từng loại và đối chiếu với sổ
cái các tài khoản tương ứng.
Quá trình hạch toán tổng hợp cũng tương tự như các phần hành khác. Hàng
tháng kế toán trưởng lập chứng từ ghi sổ và đăng kí chứng từ ghi sổ vào sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ là cơ sở để kế toán trưởng nhập số liệu vào sổ cái
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
22


Báo cáo thực tập tổng hợp


của các tài khoản 152, 153, 154, 155, 156 và đối chiếu so sánh với tổng hợp chi tiết
hàng tồ kho. Cuối kì, dựa vào sổ cái các tài khoản, kế toán trưởng lập bảng cân đối số
phát sinh, đối chiếu với sổ đăng kí chứng từ ghi số và lập báo cáo tài chính.
2.3.4. Tổ chức hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty TNHH Mây tre Hoa Nam là một doanh nghiệp nhỏ, số lượng nhân
viên không nhiều nên công tác kế toán tiền lương và nhân viên ở công ty cúng tương
đối đơn giản.
Các chứng từ được sử dụng trong phần tiền lương và nhân viên bao gồm:
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng kê
tính BHXH, BHYT,BHTN, bảng tính thuế thu nhập cá nhân.
Trong phần hành tiền lương và nhân viên, công ty áp dụng một số tài khoản
gồm:
Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước
Chi tiết Tài khoản 3335: Thuế thu nhập cá nhân
Tài khoản 334: Phải trả công nnhân viên ng
Chứ g từ lao độ
Chi tiết: 3341: Tiền lươngnquản lý(Bảng
tiề lương
chấm công, Bả trự
3342: Tiền lương công nhân ng c tiếp
thanh toán lương…)
Tài khoản 338: Các khoản phải trả khác
Chi tiết: 3382: kinh phí công đoàn
3383: bảo hiểm xã hội
3384: Bảo hiểm y tế
Sổ chi tiết tiền
Quá trìnvàhạch toán tổng hợp và chi tiết phần hành lao động tiền lương và các
lương h bảo
hiể theo
khoản trích m lương được thể hiện qua sơ đồ sau: Chứng từ ghi sổ


Tổng hợp chi tiết
Tiền lương và các
khoản trích theo lương

Sổ cái tài khoản
334, 338, 3335

Sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số
phát sinh

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
23

Báo cáo kế toán


Báo cáo thực tập tổng hợp

Ghi chú:

Sơ đồ 2.3.4: trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và nhân viên
Hàng tháng, dựa vào bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng
thanh toán tiền thưởng do phòng hành chính chuyển sang, kế toán chi tiết tiền hành
ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp chi tiết.

Đồng thời, kế toán trưởng tiến hành lập chứng từ ghi sổ, đăng kí chứng từ ghi
sổ và ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. Cuối kì, kế toán trưởng lập bảng cân đối
số phát sinh đối chiếu với sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và lập báo cáo tài chính.
2.3.5. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, hạch toán
chi phí sản xuất doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò vô
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
24


Báo cáo thực tập tổng hợp

cùng quan trọng trong việc quản lý kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Công ty TNHH Mây tre Hoa Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Công tác hạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cũng được tiến hành
nghiêm ngặt theo quy định.
Đối với phần hành chi phí tại công ty TNHH Mây tre Hoa Nam, các chứng từ
được sử dụng gồm có: thẻ tính giá thành, bảng phân bổ chi phí.
Một số tài khoản được sử dụng gồm:
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Tổ chức hạch toán chi tiết chi phí sản xuất tại công ty được thực hiện theo
từng lô hàng. Quá trình hạch toán tổng hợp và chi tiết có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Chứng từ tập hợp chi
phí, giá thành (Thẻ
tính giá thành, bảng
phân bổ)


Sổ chi tiết chi
phí giá thành
theo lô hàng

Chứng từ ghi sổ

Tổng hợp chi tiết
Chi phí giá thành sản
xuất sản phẩm

Sổ cái tài khoản
154

Sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ

Bảng cân đối số
phát sinh

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích Phương

Kế toán tổng hợp 48D
25

Báo cáo kế toán


×