Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Bảo tồn di sản văn hóa của tỉnh ninh bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

BÙI THỊ HÀ

BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA CỦA TỈNH
NINH BÌNH HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa Xã hội khoa học

Người hướng dẫn khoa học:

ThS. LÊ THỊ MINH THẢO

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Ths. Lê Thị
Minh Thảo người đã định hướng đề tài và tận tình hướng dẫn chỉ bảo em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Giáo Dục
Chính Trị trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua. Với vốn kiến thức
được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên
cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin.
Cám ơn các bạn sinh viên khoa Giáo Dục Chính Trị khóa 2012-2016.
Các bạn đã giúp đỡ ủng hộ, cũng như đóng góp nhiều ý kiến quý báu, qua đó
giúp mình hoàn thiện khóa luận tốt hơn.
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng chắc hẳn khóa luận của em vẫn


còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều những ý kiến đánh giá
quý, phê bình của quý thầy cô, của anh chị và các bạn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hà


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
giảng viên Th.s Lê Thị Minh Thảo. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Hà


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : CNH, HĐH
Di sản văn hóa

: DSVH

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch : VH, TT & DL


MỤC LỤC

MỞ BÀI ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài. .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 6
7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................... 7
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA ............................. 8
1.1. Lý luận chung về di sản văn hóa. ............................................................... 8
1.2. Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa. ............................................................................. 20
Chương 2. THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN
HÓA Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............. 29
2.1. Khái quát chung về tỉnh Ninh Bình. ........................................................ 29
2.2. Thực trạng về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tỉnh Ninh Bình. . 34
Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở TỈNH
NINH BÌNH ................................................................................................... 51
3.1 Những vấn đề đặt ra trong quá trình bảo tồn và phát huy DSVH ở tỉnh
Ninh Bình ........................................................................................................ 51
3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy DSVH tỉnh Ninh Bình ................. 54
KẾT LUẬN .................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 64


MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài.
Bước sang thế kỷ XXI, xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới là
bằng mọi cách khơi dậy sức sống mãnh liệt của dân tộc để hội nhập quốc tế

và phát triển hợp lý, phù hợp với xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, nhiều
nước đã tìm về di sản văn hoá (DSVH), bởi DSVH chính là một trong những
cội nguồn sức sống tiềm tàng to lớn của dân tộc được tạo ra trong quá khứ,
cần phải được bảo vệ, duy trì và phát huy trong xã hội hiện đại. Văn hoá là
tiềm lực tinh thần to lớn của mỗi dân tộc, thể hiện ra ở những giá trị hàm chứa
trong vốn DSVH dân tộc được tích luỹ theo thời gian lịch sử. DSVH dân tộc
giống như một nguồn lực kép: nguồn lực vật thể (hữu hình) và nguồn lực phi
vật thể (vô hình). DSVH trở thành điểm tựa quan trọng, tạo thế đi vững chắc
cho hiện tại và tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay. Trải qua hàng ngàn năm, những giá trị DSVH phi vật thể và
DSVH vật thể Việt Nam vẫn hiện diện như muôn trùng con sóng cuộn chảy
trong dòng sông văn hoá truyền thống của dân tộc. Kế thừa di sản quá khứ là
quy luật phát triển tất yếu của văn hoá. DSVH nước ta giống như một kho báu
của quá khứ cần phải được kế thừa một cách khoa học, tích cực, có chọn lọc
đúng đắn để tiến hành xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc. “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII”
của Đảng đã khẳng định: “Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây
dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt
Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm lối sống, xây dựng môi trường
văn hoá lành mạnh cho sự phát triển xã hội. Kế thừa và phát huy các giá trị
tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật của dân tộc.
Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá danh thắng của đất nước. Trong
điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan

1


tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền
thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của
các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp cho nền văn hoá Việt Nam”. Tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh vấn đề bảo tồn
phát huy DSVH dân tộc trong sự nghiệp phát triển văn hoá, nền tảng tinh thần
của xã hội: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách
mạng, kháng chiến, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc, các
giá trị văn hoá nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các
dân tộc. Bảo tồn và phát huy văn hoá, văn nghệ dân gian. Kết hợp hài hoà
việc bảo phát huy các di sản văn hoá với các hoạt động phát triển kinh tế du
lịch”.
Ninh Bình cũng là một tỉnh có một nền văn hóa truyền thống tốt đẹp,
đồng thời cũng là một tỉnh có những di sản văn hóa lớn của đất nước nói riêng
và của thế giới nói chung. Xuất phát từ những vấn đề của xã hội hiện nay mà
em đã chọn đề tài: “Bảo tồn di sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình hiện nay”
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nói tới văn hóa người ta thường đề cập ngay tới di sản văn hoá
(Cultural heritage). Diện mạo văn hoá dân tộc trước tiên dễ nhận ra chính là
những tài sản văn hoá đời trước để lại cho đời sau. Vẻ đẹp giá trị của DSVH
giống như những lớp vàng ròng trầm tích kết đọng thành đồng bằng châu thổ
đôi bờ con sông văn hoá miệt mài uốn lượn qua những bến bờ thời gian. Có lẽ
vì thế mà khi nghiên cứu văn hoá, DSVH là một lĩnh vực được giới nghiên
cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm tìm hiểu trước tiên và khảo sát ở
nhiều cấp độ khác nhau trên các phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn.

2


* Những công trình nghiên cứu về văn hoá và di sản văn hoá:
Vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, các tổ chức quốc tế như UNESCO,
UNDP đều nỗ lực nghiên cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của nhân loại, đặc
biệt là về di sản văn hoá. UNESCO chia di sản văn hoá thành hai loại: di sản
“văn hóa vật thể” (tangible culture) và di sản “văn hoá phi vật thể”

(nonphysicalculture). Trên thế giới nhiều học giả đã nghiên cứu khái niệm Di
sản văn hoá (Cultural heritage). Abraham Moles quan niệm DSVH như một
“mã di truyền xã hội”, một thứ “ký ức tập thể”. Feredico Mayor hình dung
DSVH như một “hệ thống các giá trị”, những nhân tố hình thành nên bản sắc
văn hoá dân tộc. Người Nhật quan niệm giá trị văn hoá như một thứ tài sản “tài sản văn hoá” (Cultural propeties) và họ chia di sản văn hoá thành hai loại:
tài sản văn hoá “hữu hình” và tài sản văn hoá “vô hình”. Các thuật ngữ vật
thể, phi vật thể, vô hình, hữu hình giờ đây được sử dụng rộng rãi trên thế giới
khi nói về di sản văn hoá. Trong Hội nghị quốc tế “Bảo vệ di sản văn hoá vật
thể và phi vật thể: Hướng đến Phương pháp tiếp cận tổng thể” tổ chức tại
Nara, Nhật Bản từ 19 đến 23/10/2004, Tuyên bố Yamato về Phương pháp tiếp
cận tổng thể trong bảo vệ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đã được thông
qua. Với bản Tuyên bố này, các quan niệm về DSVH đã được nhân loại định
nghĩa cụ thể trên phương diện lý luận theo Công ước và Quy chế của
UNESCO. Đây là những quan niệm cụ thể nhằm giúp nhận diện một cách
đúng đắn khoa học về DSVH vật thể và phi vật thể trên thế giới.
Ở nước ta, nghiên cứu về DSVH trước tiên phải kể đến công trình Việt
Nam Văn hoá sử cương của học giả Đào Duy Anh từ năm 1938 với quan
điểm: “Ta muốn trở thành một nước cường thịnh về vật chất, vừa về tinh thần
thì phải giữ văn hoá cũ (di sản) làm thể (gốc, nền tảng); mà lấy văn hoá mới
làm dụng nghĩa là phải khéo điều hoà tinh tuý của văn hoá phương Đông với
những điều sở trường về khoa học của văn hoá phương Tây”.

3


- Năm 1997, GS.TS Hoàng Vinh hoàn thành cuốn sách Một số vấn đề
về bảo tồn và phát triển di sản văn hoá dân tộc. Trên cơ sở những quan niệm
DSVH của quốc tế và Việt Nam, tác giả đã đưa ra một hệ thống lý luận về
DSVH, đồng thời bước đầu vận dụng nghiên cứu DSVH nước ta. Năm 2002,
Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành được coi là văn bản pháp

quy về DSVH.
- Công trình Một con đường tiếp cận di sản văn hoá do Bộ Văn hoá Thông tin ấn hành, Hà Nội năm 2006 đã tập hợp nhiều bài nghiên cứu về lý
luận DSVH cũng như thực tiễn, có thể làm tư liệu nghiên cứu tốt cho đề tài.
Trong đó tiêu biểu nhất là các bài: “Khảo cổ học với công tác bảo vệ và phát
huy di sản văn hoá” (Vũ Quốc Hiền), “Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng
của phát triển bền vững” (Lê Thành Vinh); “Di tích lịch sử và văn hoá đồng
bằng sông Hồng” (Đặng văn Bài); “Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng khu di tích
lịch sử - văn hoá Đường Lâm” (Phan Huy Lê).
- Sách Giữ gìn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc Tây Bắc do NXB
Văn hoá Dân tộc - Tạp chí Văn hoá nghệ thuật phát hành có thể giúp người
đọc có thể nhận diện một số vấn đề lý luận về DSVH.
- Trên Tạp chí Cộng sản số 20, năm 2003, PGS, TS. Nguyễn Văn Huy
đã có nhiều cố gắng nghiên cứu Một số vấn đề bảo tồn và phát huy những di
sản văn hoá các dân tộc hiện nay. Tác giả bài báo đã đề cập đến những vấn đề
lý luận và thực tiễn của công tác bảo tồn phát huy DSVH trên phạm vi cả
nước.
- Cùng hướng nghiên cứu này, Ngô Phương Thảo viết bài Bảo vệ di
sản, cuộc chiến từ những góc nhìn đăng ở Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289
tháng 07/2008. Bài viết đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ DSVH hiện nay.
Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hoá càng đối mặt với nhiều nguy cơ,
xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về

4


trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan
toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương
trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá
vật thể và phi vật thể”.
Một số những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình

Tác giả Lã Đăng Bật cuốn sách Việt Nam - Di sản văn hóa Cố Đô Hoa
Lư, NXB Trẻ. Cố đô Hoa Lư - đất cũ người xưa, sách giới thiệu về kinh đô
Hoa Lư xưa và sự nghiệp của các anh hùng thuộc ba triều đại nhà Đinh, Tiền
Lê và nhà Lý tính từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ. Sách được trình bày
rõ ràng và minh hoạ hình ảnh đẹp giúp truyền đạt một bề dày lịch sử ở Hoa
Lư theo cách gãy gọn, dễ hiểu nhưng vẫn sâu sắc và đầy đủ.
Trương Đình Tưởng cuốn sách “Địa Chí Văn Hóa Dân Gian Ninh
Bình”, NXB Thế Giới 2004, 690 Trang. Cùng với quốc sử, sách địa chí là
phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục tình yêu xứ sở, giúp người đọc nắm
bắt được những bản sắc của một vùng đất.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về những giá trị di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình. Nghiên cứu
thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hướng tới một cái nhìn
tổng thể về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở tỉnh Ninh Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận chung về di sản văn hóa.
- Thực trạng về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh
Ninh Bình.
- Những vấn đề đặt ra và một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát
huy di sản văn hoá của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay.

5


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình
hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian :Đề tài nghiên cứu việc bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt là việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
của vùng đất thiêng Cố Đô Hoa Lư
- Thời gian: Từ khi có luật di sản văn hóa năm 2002 đến nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận
Khóa luận vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam về di
sản văn hoá để nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp logic và lịch sử
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu sẵn có
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận
Khóa luận góp phần đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc trưng về di sản
văn hóa của tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là của vùng đất Cố đô
Thông qua đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn được phần nào thực trạng về di
sản văn hóa của tỉnh Ninh Bình để có thể có biện pháp bảo tồn và phát huy

6


giá trị di sản văn hóa truyền thống của Cố Đô nói riêng và của Tỉnh nói chung
theo đường lối, chủ trương của Đảng.
- Về mặt thực tiễn
Khóa luận có thể dùng làm tư liệu cho những người quan tâm đến tỉnh
Ninh Bình. Ngoài ra, góp phần tìm hiểu khái quát về các mặt, các lĩnh vực
trong tỉnh Ninh Bình.
7. Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa
luận gồm 3 chương và 6 tiết.

7


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
1.1. Lý luận chung về di sản văn hóa.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
 Khái niệm “Văn hóa”
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn
ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các
phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một
phần của văn hóa.
Tùy theo cách tiếp cận mà các nhà khoa học đưa ra các định nghĩa khác
nhau về văn hóa.
 Một trong những định nghĩa đó là Edward Sapir (1884 - 1939), nhà
nhân loại học,ngôn ngữ học người Mỹ: “văn hóa chính là bản thân con người,
cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một
hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo
truyền thống”.
 Định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã
hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học
Harvard: “Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra,
hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá
nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau”. [24, tr.12]
 Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản

Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật
chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử".[25, tr.8]

8


 Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà
Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan
niệm về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên xã hội”. [22, tr.9]
 Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn
hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm
hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương
thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Tiếp thu những tinh thần chung của văn hóa chúng ta có thể hiểu: “Văn
hóa là tổng thể những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo
ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [3, tr.102].
 Khái niệm “di sản văn hoá”
Theo cách hiểu thông thường thì di sản là tài sản của thế hệ trước hoặc
thời đại trước truyền lại cho thế hệ sau hoặc thời đại sau theo hướng tích lũy
ngày càng nhiều, da dạng và phong phú hơn.
Ai cũng biết rằng, dù là bất cứ loài dộng vật gì cũng chỉ sống có một
thì, nghĩa là toàn bộ hành vi bản năng của nó chỉ hướng vào thực tại nhằm để
tồn tại và phát triển. Khác với động vật, con người sống theo ba thì: quá khứ,
hiện tại và tương lai. Trong hoạt động thực tiễn, con người thường xuyên hồi

suy về quá khứ, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động để tìm ra được phương
án tốt nhất, đặt cơ sở cho những hành động, những dự phòng về tương lai.

9


Những tạo phẩm do con người làm ra trong lịch sử, trong quá khứ, mà hiện tại
vẫn đang đắc dụng, sẽ trở thành di sản văn hóa.
Một đứa trẻ vừa cất tiếng khóc chào đời đã được tiếp xúc ngay với môi
trường văn hóa, đó là bầu sữa mẹ, là những vỗ về cưng nựng, yêu thương, là
những vuốt ve âu ếm, là lời ru của mẹ, là câu chuyện kể ngày xửa, ngày xưa
của Bà, là mái lều tranh, là cây đa, giếng nước… Đó chính là di sản văn hóa
mà thế hệ trước đã dành sẵn cho nó. Nó có nhiệm vụ học tập, tiếp thu, tiến tới
chiếm lĩnh, trước hết là toàn bộ vốn di sản văn hóa của cộng đồng, để trở
thành người - một thành viên của cộng đồng xã hội. Như vậy, sản phẩm văn
hóa được sáng tạo ra khi đã được cộng đồng chấp nhận vào “bộ nhớ” của xã
hội và trở thành di sản văn hóa.
Di sản văn hóa được tích lũy làm cho môi trường văn hóa ngày càng
nhiều hơn, phong phú hơn và có chất lượng cao hơn, nhờ đó mà đào luyện
nên những con người, mang giá trị văn hóa cao hơn. Những “nhân cách văn
hóa” ấy đến lượt nó lại tích cực tham gia vào quá trình sáng tạo ra các giá trị
văn hóa mới, bồi đắp cho môi trường văn hóa ngày càng thêm giàu có và chất
lượng. Đây chính là con đường phát triển văn hóa, trong đó di sản văn hóa
đóng vai trò cầu nối giữa các thế hệ.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Di sản là cái của thời trước để lại [15,
tr. 254]. Di sản văn hoá theo nghĩa Hán Việt là những tài sản văn hóa có giá
trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai. Di là để
lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá
trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.
Khái niệm DSVH trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một

quá trình hình thành khá lâu dài. Điều mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật ngữ
này lại được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp
1789. Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ

10


giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản
Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự thất thoát và phá
hoại loại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả
sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi
phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một
tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai, đó
là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”. [11, tr.32]
Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định
nghĩa: “di sản là những gì thuộc về thế hệ trước giữ gìn và chuyển giao cho
thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện
nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”. [17, tr.20]
Như vậy, DSVH được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước
để lại cho thế hệ sau. DSVH là các tài sản văn hóa như các tác phẩm nghệ
thuật dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm
văn học... mà các thế hệ trước để lại cho hậu thế mai sau.
Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp
quốc, gọi tắt là UNESCO họp phiên thứ 32 tại Paris từ 29-9 đến 17-10-2003
đã bàn thảo và ra Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Công ước đã
ghi nhận: Các quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với
các điều kiện khác đã tạo nhiều cơ hội đối thoại mới giữa các cộng đồng,
đồng thời cũng làm nảy sinh những mối đe dọa về sự suy thoái biến mất và
hủy hoại các di sản văn hóa phi vật thể.
Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

xác định: “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn
hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”. [4, tr.17]

11


Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo
thời gian. Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái
niệm tài sản từ quá khứ nữa. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ
cũng được coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ
đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ
quá khứ lịch sử những ký ức, báu vật của cộng đồng, thể hiện nhu cầu,
nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luật Di
sản văn hóa năm 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành
cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành động cho toàn
xã hội, tăng cường sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho
tàng di sản văn hóa của dân tộc. Có thể nêu một trong rất nhiều định nghĩa
như sau: “Di sản văn hóa dân tộc là toàn bộ sản phẩm sáng tạo của các thành
viên trong cộng đồng dân tộc. nó thể hiện dưới dạng những đối tượng vật thể
(hữu hình) và phi vật thể (vô hình) mang tính biểu tượng, được lan tỏa (vô
thức) và trao truyền (hữu thức) từ cộng đồng này sang cộng đồng khác, từ thế
hệ trước cho thế hệ sau”
Chúng ta biết rằng, không phải mọi vật phẩm do con người làm ra đều
trở thành di sản văn hóa. Cho nên, phải xác định những tiêu chí đặc trưng cho
di sản văn hóa để phân biệt nó với các vật phẩm thông thường khác.
Muốn làm được điều này phải xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của
văn hóa:
Đặc trưng thứ nhất của văn hóa là tính sáng tạo hoặc tính tích lũy

thông tin. Đặc trưng này xuất phát từ chỗ, như người ta thường nói: con người
là một động vật tò mò. Con người vừa hoạt động, vùa kiếm sống, vừa cần cù
quan sát, ghi nhớ, suy ngẫm về cái thế giới mà nó đang tác động và thích ứng
để tồn tại. Nhờ đó, mà có sự nhận biết về sự tồn tại của thế giới khách quan,
rồi đúc kết thành tri thức,kinh nghiệm, khái quát lên thành các quy tắc hành

12


xử, thành khoa học. Dù cho là động vật có hiểu biết thì sự hiểu biết của nó chỉ
đủ thích ứng thụ động với thiên nhiên để tồn tại như hiện hữu. Còn hiểu biết
của con người là nhằm thích ứng tích cực với thế giới khách quan, rồi cải tạo
nó phù hợp với hoàn cảnh để không ngừng hoàn thiện cuộc sống theo hướng
nhân bản hóa. Đó là đặc trưng quan trọng hàng đầu để phân biệt giữa hoạt
động hữu thức của con người với hành vi tự nhiên của động vật.
Như vậy là trong di sản văn hóa có chứa đựng vốn kinh nghiệm và tri
thức sống của con người. Ví dụ trống đồng Ngọc Lũ chứa đựng biết bao nhiêu
kiến thức sống mà chủ nhân của nó đương thời đã tích lũy và thu gom được.
Chưa kể những hình khắc và hoa văn phủ đầy trên mặt và tang trống, phản
ánh các hình thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của các cư dân thời đó, việc
đúc trống đã hé mở cho chúng ta về vốn tri thức công nghệ luyện kim thời ấy
đã phong phú và kĩ thuật đến chừng nào.
Đặc trưng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa khởi đầu là từ
thông tin, hiểu biết những cái thông tin và hiểu biết ấy phải hướng về giá trị
mới thành. Giá trị là cái được mọi người coi là cái cao quý, đáng ước ao và
khi đạt được thì cảm thấy dễ chịu như rơi vào trạng thái thăng hoa. Những giá
trị phổ thông được mọi nền văn hóa chấp nhận là cái đúng (chân), cái tốt
(thiện), cái đẹp (mỹ) cái có ích (ích).Một đồ vật được coi là di sản văn hóa
không nhất thiết phải hội tụ bốn phẩm chất: đúng, tốt, đẹp và có ích, nhưng
chí ít nó phải có một trong bốn phẩm chất ấy.

Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính biểu tượng bộc lộ trên mặt ngoại
hiện của nó. Chúng ta đã biết mỗi di sản văn hóa thường chứa đựng một số
giá trị nào đó, nhưng giá trị là cái trừu tượng, ngầm ẩn trú trong mỗi di sản
văn hóa, nó phải biểu hiện ra ngoài thành biểu tượng văn hóa, nghĩa là biểu
hiện bằng hệ thống kí hiệu mang thông tin về bản thân nó. Ví dụ, giá trị của
truyện Thánh Gióng là biểu hiện tinh thần anh dũng chống ngoại xâm của cư

13


dân làm ruộng nước ở châu thổ Bắc Bộ. còn biểu tượng Thánh Gióng là nói
về hình tượng người nông dân bề ngoài trông hiền lành, chất phác, nhưng khi
có giặc ngoại xâm thì vụt lớn mang sức mạnh của cả một dân tộc bất khuất,
không chịu làm nô lệ, sức mạnh ấy như một thiên thần, dũng mãnh, liệt oanh.
dẹp xong giặc dữ, lại bay về trời một cách vô tư. thánh thiện.
Đặc trưng thứ tư của văn hóa là tính lịch sử. Tính lịch sử của văn hóa
được thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình,
được tích lũy và sàng lọc qua sự vận động của xã hội. Tính lịch sử làm cho
vốn di sản văn hóa có bề dày thời gian có sự phong phú về hình loại.
Do di sản văn hóa mang tính lịch sử, cho nên bất cứ vật thể nào đại
diện cho một sự kiện lịch sử trọng đại, một giai đoạn lịch sử tiêu biểu hay một
nhân vật lịch sử kiệt xuất thì đều có thể trở thành di sản văn hóa.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn
Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là
thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phương hướng hoạt
động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ước này. Di sản văn
hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng
đồng xã hội. DSVH Việt Nam là tài sản văn hóa quý giá của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Như vậy, bảo tồn và

phát huy các giá trị DSVH là hoạt động thiết thực nhằm hướng tới xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc
giữ gìn và làm phong phú cho kho tàng DSVH nhân loại.
 Khái niệm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Trước hết là quan điểm bảo tồn DSVH. Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa:
“bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái
tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”.

14


Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến
hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái
niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng
bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực
và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác
nhau của đối tượng được bảo tồn.
Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị DSVH vật thể và phi vật thể) cần
thỏa mãn hai điều kiện:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được
thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu
dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những
biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay với chính sách mở cửa và bối cảnh
nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra cực kỳ sôi động.
Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”)
Bảo tồn nguyên vẹn văn hóa vật thể ở dang “tĩnh” là vận dụng thành
quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện

vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu dáng. Khi cần
phục nguyên các di sản văn hóa vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện
kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính công nghệ 3D theo không gian ba chiều;
chụp ảnh; băng hình video; xác định trong lượng, thành phần chất liệu của di
sản văn hóa vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối
chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ chi tiết để không làm biến dạng
di sản văn hóa vật thể.

15


Bảo tồn văn hóa phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm,
thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa
học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng
băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v... Tất cả các hiện tượng văn
hóa phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”)
Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế
thừa. Các di sản văn hóa vật thể sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những
nét cơ bản của di tích, cố gắng phục chế lại nguyên trạng di sản văn hóa vật
thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Đối với các di sản văn hóa phi vật
thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo tồn các hiện tượng văn hóa đó
ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là môi
trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất để
giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong đời sống xã
hội theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng
đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các
nghi lễ, nghi thức, quy ước dân gian.
Văn hóa phi vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con
người mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những

Báu vật nhân văn sống. Do đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật
thể còn đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống. Đó là việc
xã hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều
kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát
huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể một cách
khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện. Tất cả những
giá trị văn hóa phi vật thể phải được kiểm chứng qua nhiều phương pháp

16


nghiên cứu có tính chất chuyên môn cao, có giá trị thực chứng, thuyết phục
thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản, biên dịch và xuất bản các dấu
tích DSVH phi vật thể.
Bảo tồn theo quan điểm phục hồi nguyên dạng DSVH phi vật thể chính
là mong muốn “lý tưởng” nhất, hoàn hảo nhất. Nếu không thể bảo tồn nguyên
dạng thì phải bảo tồn theo hiện dạng đang có. Bởi theo quy luật của thời gian
thì các DSVH phi vật thể ngày càng có xu hướng xa dần nguyên gốc. Do vậy,
nếu không thể khôi phục được nguyên gốc thì bảo tồn hiện dạng là điều cần
phải thực hiện và có ý nghĩa khả thi nhất.
Tuy nhiên, hiện dạng phải có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên dạng.
Theo đó, cần xác định rõ thời điểm bảo tồn để sau này khi có thêm tư liệu tin
cậy thì sẽ tiếp tục phục nguyên ở dạng gốc DSVH.
1.1.2. Phân loại di sản văn hoá
Phân loại (classification) sự vật và hiện tượng là một trong những cách
nhận thức và thâu tóm bản chất của sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội đa
dạng phong phú. Phân loại DSVH là một nhu cầu chính đáng trong nghiên
cứu. Theo quan niệm của UNESCO, DSVH bao gồm hai loại:
“Di sản văn hóa vật thể” (tangible culture) được hiểu là những sản

phẩm văn hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại
của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng,
trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời
gian xác định. DSVH vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người,
để lại dấu ấn lịch sử rõ rệt. Văn hóa vật thể được khách thể hóa và tồn tại như
một thực thể ngoài bản thân con người. DSVH vật thể luôn chịu sự thách thức
của quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại
sau. DSVH vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều

17


so với nguyên gốc. Hiện nay, vấn đề bảo tồn những DSVH vật thể lâu đời đòi
hỏi công nghệ kỹ thuật cao mới có thể phục nguyên lại như cũ.
“Di sản Văn hóa phi vật thể” (intangible culture) là dạng thức tồn tại
của văn hóa không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không
gian và thời gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành
vi ứng xử của con người và thông qua các hoạt động sống của con người
trong sản xuất, giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Từ đó người ta có thể nhận biết
được sự tồn tại của “văn hóa phi vật thể”.
Đặc trưng rõ nhất của “văn hóa phi vật thể” là nó luôn tiềm ẩn trong
tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua hành vi và hoạt động
của con người. “Văn hóa phi vật thể” được lưu giữ trong thế giới tinh thần của
con người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc lộ sinh động
trong tư cách một hiện tượng văn hóa.
“Di sản văn hóa phi vật thể” (intangible culture) được hiểu là các tập
quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là các
công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các
cộng đồng, các nhóm và một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một
phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,

di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và nhóm không ngừng tái tạo
để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự
nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc
và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và
tính sáng tạo của con người” [23, tr.142].
Cũng giống như DSVH vật thể, các hiện tượng văn hóa phi vật thể
cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi thử thách của
thời gian, bởi sự vô ý thức của con người. Trong thực tế, người ta thường có
xu hướng thêm bớt hoặc lãng quên trong quá trình lưu giữ những giá trị phi

18


vật thể. Cho nên, văn hóa phi vật thể vừa có tính bền vững (trong ký ức của
cộng đồng) lại vừa mang tính mong manh, dễ bị tổn thương (phụ thuộc vào
cuộc sống của một cá nhân - nghệ nhân với những may rủi bất ngờ). Hơn nữa,
văn hóa phi vật thể còn có nguy cơ biến dạng rất cao bởi tính dị bản của nó do
sự can thiệp của các nhóm xã hội qua các thời đại. Trên cơ sở đồng thuận với
quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam phân loại di sản
văn hóa như sau:
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng
truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền
khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí
quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn
hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và các tri thức dân gian khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia (...) Giá trị đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia

được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:
a) Hiện vật nguyên gốc, độc bản;
b) Hình thức độc đáo;
c) Có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:
 Là vật chứng của một sự kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự
nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân kiệt xuất.
 Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị
thẩm mỹ và hình thức thể hiện tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong
cách, một thời đại;

19


 Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn
cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;
d) Được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến
của thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia” [4, tr.46].
Như vậy, rõ ràng là DSVH phi vật thể luôn sống trong tâm trí con
người, được con người nắm giữ các tri thức về nó để trình diễn các kỹ năng
thực hành biểu hiện giá trị của nó. DSVH phi vật thể luôn đồng hành cùng
con người, gắn với ký ức của con người theo dòng lịch sử. DSVH vật thể tồn
tại trong tri giác, được nhận biết thông qua các giác quan của con người, trong
sự thừa nhận của một cộng đồng xã hội kéo dài theo thời gian lịch sử xã hội.
1.2. Quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
Việt Nam là một quốc gia có hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên
dải đất hình chữ S. Mỗi dân tộc góp vào nền văn hóa chung một sắc màu độc
đáo, tạo nên một bức tranh về văn hóa Việt Nam phong phú và đa dạng.
Có thể khẳng định văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát
triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới

tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc
của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát
triển và thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Xác định tầm quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Sau ngày đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 02/9/1945
chưa đầy 3 tháng, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số
65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu
tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời
trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn

20


×