Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện tiêu chí thi đua ở trường tiểu học 2 trần văn thời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.65 KB, 7 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Một số kinh nghiệm trong xây
dựng và thực hiện Tiêu chí thi
đua ở trường Tiểu học 2
Trần Văn Thời

1


1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện:
Mục đích của việc khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi
được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong
công việc được giao. Tuy vậy, công tác khen thưởng hàng năm tại đơn vị trường tiểu học
2 Trần Văn Thời vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc
xây dựng và việc thực hiện tiêu chí thi đua tại đơn vị chưa có hiệu quả. Ý thức được điều
đó, là một hiệu trưởng trường tiểu học, tôi tập trung nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ
việc học hỏi đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu và vận dụng vào thực tiễn, đã thực
hiện đề tài “Một số kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường
Tiểu học 2 Trần Văn Thời” có hiệu quả khá cao.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Đề tài này thực hiện kể từ năm học 2012-2013 trở đi, trong phạm vi Trường tiểu học
2 Trần Văn Thời.
3. Mô tả sáng kiến:
3.1. Thực trạng về việc xây dựng và thực hiện tiêu chí thi đua tại đơn vị:
- Việc xây dựng tiêu chí thi đua ở đơn vị đã thực hiện từ nhiều năm qua nhưng còn
thể hiện nhiều bất cập, khó thực hiện. Một số tiêu chí nêu trong đó vừa thừa, vừa thiếu,
vừa bất hợp lí, vừa thiếu công bằng giữa các nhóm đối tượng trong đơn vị. Việc ấn định
điểm chuẩn cho các tiêu chí còn chưa phù hợp thực tế, có tiêu chí điểm chuẩn cao quá,
hoặc thấp quá so giá trị thực của nó.


2


- Nội dung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí thi đua còn chưa rõ ràng, cụ thể, khó
thực hiện. Tính phù hợp giữa tiêu chí thi đua trong nhà trường so với các quy định về xét
thi đua khen thưởng của ngành còn chưa đảm bảo, nhiều nội dung còn khập khiểng, tên
loại chưa phổ thông, chưa khớp với những quy định chung.
- Việc triển khai thực hiện tiêu chí thi đua còn chưa thường xuyên, do các cá nhân
phụ trách công tác này hay lơ là, bê trễ. Quy trình đánh giá xếp loại theo tiêu chí thi đua
còn nhập nhằng, kém khoa học, khó thực hiện, dẫn tới việc thu thập chứng cứ, tổng hợp
số liệu còn gặp khó khăn, thiếu tính chính xác và chưa minh bạch.
Từ những hạn chế nêu trên, nên việc đánh giá, xếp loại và đề nghị khen thưởng
hàng năm thường xảy ra những bất đồng trong nội bộ. Mặc dù không nói ra nhưng một số
cán bộ, viên chức thể hiện thái độ chưa hài lòng, còn băn khoăn, tị hiềm và có khi nghi
kỵ lẫn nhau, thiếu niềm tin vào công tác thi đua khen thưởng của nhà trường.
3.2. Những kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua:
3.2.1. Xây dựng, điều chỉnh và bổ sung Tiêu chí thi đua:
- Công khai, liệt kê các tiêu chí thi đua đã kế thừa từ các năm học trước, yêu cầu
tập thể xem xét, đề nghị cần thêm hoặc bớt hoặc tăng giảm điểm chuẩn, tăng giảm mức
độ cần đạt,...
- Hàng năm, các tiêu chí được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến để bổ sung, điều chỉnh
kịp thời, tạo động lực thúc đẩy mọi người phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
3.2.2. Triển khai thực hiện Tiêu chí thi đua có hiệu quả:

3


- Đảm bảo tính chính xác: Các loại mẫu biểu tiêu chí thi đua được điều chỉnh, kiểm
tra cẩn thận chính xác từng câu chữ, nội dung chính luận, không được hiểu theo nhiều
nghĩa.

- Đảm bảo tính công khai: Khi đánh giá các tiêu chí hàng tháng phải được tổ chức
công khai, cá nhân tự đánh giá trước, tập thể tổ chuyên môn nhận xét và chấm điểm từng
tiêu chí, cộng điểm chung và xếp loại theo thang điểm hướng dẫn chung.
- Đảm bảo tính công bằng: Tất cả các viên chức trong đơn vị đều được đánh giá,
xếp loại hàng kì như nhau. Kết quả xếp loại được tính làm cơ sở để xếp loại viên chức
cuối năm học và làm cơ sở để xét đề nghị khen thưởng, công nhận các danh hiệu cao hơn.
- Đảm bảo tính kịp thời: Qui định thời gian đánh giá theo tiêu chí thi đua là mỗi
tháng 1 lần, thời điểm cuối tháng chuyên môn, được tổng hợp và trình kết quả lên Hiệu
trưởng trước 1 ngày để công khai vào ngày họp Hội đồng sư phạm cuối tháng.
- Đảm bảo tính tổ chức: Mỗi tháng tổ chức họp xét, chấm điểm theo tiêu chí thi
đua 1 lần. Cuộc họp ở các tổ do Tổ trưởng chủ trì; tổng hợp chung toàn trường do lãnh
đạo trường và Chủ tịch Công đoàn họp xét, do Hiệu trưởng chủ trì.
- Đảm bảo tính nguyên tắc: Các phiếu chấm điểm của cá nhân và mẫu tổng hợp kết
quả thi đua hàng tháng phải ghi rõ ràng, không được tẩy xóa, đủ chữ kí các thành phần
theo mẫu.
- Đảm bảo tính thực tiễn: Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng và các tổ trưởng
quan tâm xem xét, có sự cân nhắc khi quyết định cuối cùng về xếp loại thường kì cho các
viên chức.

4


3.2.3. Phần minh họa Tiêu chí thi đua năm học 2012-2013: Gồm: Mẫu Phiếu
chấm điểm thi đua hàng tháng; Trích hướng dẫn tính điểm, xếp loại và xét thi đua.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
1. Đối với bản thân:
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã thuận lợi hơn nhiều, nhất là trong việc đánh
giá xếp loại viên chức, xét đề nghị khen thưởng đối với các cá nhân. Đảm bảo được vai
trò trọng tâm của nhà quản lí, tạo được niềm tin của tập thể đối với người hiệu trưởng.
2. Đối với tập thể và cá nhân trong nhà trường:

Tập thể được đề nghị công nhận danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc và đề nghị
tặng Bằng khen của UBND tỉnh năm học 2012-2013. Cá nhân đạt danh hiệu Lao động
tiên tiến: 14 đ/c, danh hiệu CSTĐ cơ sở: 7 đ/c, cá nhân được Bằng khen UBND tỉnh: 1
đ/c. Tinh thần đoàn kết trong tập thể được nâng cao, niềm tin vào sự lãnh đạo của nhà
trường được củng cố, tạo được động lực to lớn thúc đẩy mọi người phấn đấu hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Trong những năm học tiếp theo, áp dụng kinh nghiệm này vào trong công tác quản
lý một cách nghiêm túc và có cải tiến, tin chắc rằng nhà trường sẽ luôn luôn thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong công tác thi đua khen thưởng hàng năm.
6. Kiến nghị đề xuất:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nêu trong đề tài “Một số kinh nghiệm trong xây
dựng và thực hiện Tiêu chí thi đua ở trường Tiểu học 2 Trần Văn Thời”.

5


- Để được nhân rộng trên phạm vi lớn hơn, đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu,
bổ sung và cải tiến.
Ý kiến xác nhận
của thủ Trưởng đơn vị

Ngày 20 tháng 5 năm 2013
Người báo cáo

6


MỘT SỐ KINH NGHIỆM
TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ THI ĐUA

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 TRẦN VĂN THỜI
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Trong những năm qua, công tác thi đua - khen thưởng đã có những đóng góp quan
trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Công tác khen thưởng đã trở
thành một công cụ của lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức… trong việc
tổ chức, xây dựng và thúc đẩy các phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính
trị.
Mục đích của việc khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để sau khi
được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực trong
công việc được giao; người chưa được khen cũng thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời gian tới để đạt được mục tiêu, nhiệm
vụ của đơn vị đề ra.
Tuy vậy, công tác khen thưởng hàng năm tại đơn vị trường tiểu học 2 Trần Văn
Thời vẫn bộc lộ một số mặt hạn chế bởi việc bình bầu khen thưởng chưa bám sát vào các
tiêu chí thi đua đã đề ra. Nên dẫn đến tình trạng bình xét, khen thưởng chưa thực sự đúng
người, đúng việc, còn nể nang, nhường nhịn hoặc có tính luân phiên.
Hạn chế nêu trên bắt nguồn sâu xa từ việc xây dựng và việc thực hiện tiêu chí thi
đua tại đơn vị chưa có hiệu quả. Ý thức được điều đó, nhằm tạo sự công bằng, nâng cao
tính động viên và hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng, là một hiệu trưởng trường
7



×