Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tiểu luận phân tích ma trận EFE đối với ngành chế biến gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.57 KB, 37 trang )

MỤC LỤC


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh

LỜI MỞ ĐẦU
Với bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập toàn cầu một cách sâu
rộng, đem đến cho chúng ta những cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức cũng
là một mối quan tâm được Chính phủ cũng như toàn bộ ban ngành, người dân để tâm nhiều
nhất. Với nền kinh tế của Việt Nam chúng ta nói chung, cũng như đối với ngành gỗ nói riêng
còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải xem xét, giải quyết với các bài toán chiến lược nhằm
đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Hiện nay, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mang tính đột
phá, toàn cầu hóa, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng cuộc sống, cạnh tranh khốc liệt… Tất
cả đang đặt các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, các nhà quản trị, vào trong một môi trường hết
sức năng động. Trong môi trường ấy, người ta vẫn luôn tự hỏi, tại sao các doanh nghiệp này
thành công còn các doanh nghiệp khác lại thất bại? Làm cách nào để tăng cơ hội thành công?
Phải làm gì để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững? Đó chỉ là một vài trong số vô vàn các câu
hỏi phức tạp mà các nhà quản trị ngày nay phải tìm cách trả lời. Hoạch định và triển khai chiến
lược là một lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ. Hoạch định và triển khai chiến lược đang đối phó
với hầu hết các vấn đề cơ bản mà hoạt động kinh doanh đang phải đối mặt. Hoạch định và triển
khai chiến lược đã và đang trở nên hết sức quan trọng cho sự sông còn của các doanh nghiệp,
khi mà môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Bất kỳ ai, dù là nhà quản trị hay muốn trở
thành một nhà quản trị đều cần thiết phải hiểu biết thấu đáo về hoạch định và triển khai chiến
lược.
Từ các luận điểm trên, nhóm đã chọn: “Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường
Thành” làm công ty để thực hiện việc “Hoạch định và triển khai Chiến lược” một cách bài bản
và chuyên nghiệp dưới sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của thầy TS. Lê Cao Thanh. Từ cơ sở
trên, nhóm 2 đã chọn phần chuyên đề 1 đó là : “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN
EFE ĐỂ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA MỘT DN CHẾ BIẾN – XUẤT
KHẨU ĐỒ GỖ”.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em hoàn


thành chuyên đề này.

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 2


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
1.Mục đích nghiên cứu :
Đề tài sẽ phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp đã chọn, từ đó sẽ đưa ra được các cơ
hội và nguy cơ, thách thức làm tiền đề cho các nhóm để có những phân tích tiếp theo.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu các yếu tố vĩ mô trong những năm gần đây
+ Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã chọn
2.Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên những cơ sở lý thuyết về Quản trị chiến lược, Hoạch định và triển khai chiến lược sau
đó sẽ vận dụng vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp để đưa ra kết quả.
3.Kết cấu của chuyên đề:
Tên chuyên đề : VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN EFE ĐỂ PHÂN TÍCH MÔI
TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA MỘT DN CHẾ BIẾN – XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ
Chuyên đề bao gồm các phần sau :






Phần 1: Tổng quan ngành chế biến – sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
Phần 2: Giới thiệu sơ lược về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành
Phần 3: Cơ sở lý thuyết

Phần 4: Vận dụng vào thực tiễn đối với công ty Trường Thành
Phần 5 : Kết luận

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 3


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh

Phần 1: Tổng quan ngành chế biến – sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của
Việt Nam
1.1: Khái quát thực trạng ngành chế biến gỗ Việt Nam:
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt
Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản.Trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu
Đông Nam Á.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hiện có khoảng 3.500 doanh
nghiệp chế biến gỗ.Theo nguồn gốc vốn thì 5% là doanh nghiệp nhà nước, 95% là doanh
nghiệp tư nhân, trong đó 16% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI).Có 26 nước và
vùng lãnh thổ đầu tư vào chế biến gỗ ở Việt Nam như Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản,
Trung Quốc,…Các doanh nghiệp gỗ trong lãnh thổ Việt Nam phân bố không đồng đều, 70%
doanh nghiệp tập trung ở Duyên Hải Miền Trung và Đông Nam Bộ, Tp. HCM, Đồng Nai, Bình
Dương và Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định, Bình Dương;Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ,
Quảng Ninh và Đồng Bằng Sồng Hồng chiếm 30%.
Trên 90% tổng số doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ;Khoảng 5,5% số doanh nghiệp ở
quy mô vừa, và Khoảng 4,2% số doanh nghiệp có quy mô lớn.Đã hình thành một số tập đoàn,
khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ lớn.
Về lao động, ngành công nghiệp chế biến gỗ chiếm khoảng từ 250.000 – 300.000 lao động.
Trong đó, 10% lao động có trình độ đại học trở lên; 45-50% lao động thường xuyên được đào
tạo, còn lại 35-40% lao động giản đơn theo mùa vụ.

1.2: Thị trường nhập khẩu gỗ của Việt Nam:
Nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam hiện đang rất khó
khăn, chủ yếu từ 2 nguồn cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ
rừng trồng) và nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Về nguồn nguyên liệu gỗ trong nước thì kể
từ năm 2014 Chính phủ quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, do vậy nguồn nguyên liệu
gỗ nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng. Nguyên
liệu gỗ rừng trồng hiện đạt
khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ đạt khoảng 60 triệu m3. Sản lượng gỗ rừng
trồng đạt khai thác đạt trên 5 triệu m3/năm, tuy nhiên lượng gỗ này chủ yếu là keo và bạch đàn
(loại gỗ khai thác ở độ tuổi từ 6-10 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu
cầu). Chính vì vậy nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể từ gỗ nhập khẩu.
Lượng gỗ nhập khẩu tương đối lớn chiếm 30-50%. Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu bằng
30% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ. Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam đang nhập khẩu từ
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 4


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, chủ yếu nguyên liệu gỗ được nhập khẩu từ Lào
và Campuchia nhưng nguồn cung này đang cạn kiệt. Kể từ năm 2005 đến nay.Hai nước
Malaysia và Indonesia đã đóng cửa mặt hàng gỗ xẻ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Giá nhiều loại gỗ đã tăng bình quân từ 5% - 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ
30% - 40%, làm cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn.Về
loại gỗ, gỗ nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu có giá trị cao,chất lượng tốt, vì vậy chủ yếu để
chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Còn phần gỗ nguyên liệu nội địa tham gia phục vụ xuất khẩu chỉ
ở mức thấp.
1.3: Thị trường tiêu thụ gỗ của Việt Nam:
1.3.1: Thị trường xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong quý IV/2015 đạt 1,9 tỷ USD, tăng

10,2% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trường EU đạt 483,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm
2014. Cơ sở dự báo tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong quý
IV/2015, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ tăng trưởng mạnh. Mặt hàng đồ nội thất
bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
sang một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Ca-na-đa, Ôx-trây-lia. Phục hồi kinh tế từ các nền kinh
tế lớn làm tăng nhu cầu về mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ, đặc biệt từ thị trường bất động sản
tăng trưởng trở lại. Tại Mỹ, ngành xây dựng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Tổng dân số cả
nước Mỹ dự kiến sẽ tăng từ 321,1 triệu người vào năm 2010 lên 338 triệu người vào năm 2020.
Nhu cầu đối với nhà ở cũng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn này. Tại EU, kinh tế
phục hồi cùng với sự khởi sắc của thị trường bất động sản sẽ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các sản
phẩm nội thất bằng gỗ tăng mạnh.
1.3.2: Thị trường nội địa:
Đây là thị trường nhiều tiềm năng với dân số gần 100 triệu người.Hiện đang là thị trường của
làng nghề và của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ.Đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ và phục vụ xây
dựng là những nhóm sản phẩm được tiêu thụ mạnh.Đồ gỗ nước ngoài đang có xu hướng xâm
nhập thị trường Việt Nam.Các doanh nghiệp chế biến gỗ lớn cũng đang dần chuyển hướng về
thị trường này.
1.4: Một số tồn tại trong chế biến, kinh doanh sản phẩm gỗ:
Mặc dù số lượng lao động trong ngành hàng chế biến gỗ rất lớn nhưng đa số lao động chưa
được đào tạo bài bản, hoạt động thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, sự phân công lao động
chưa hợp lý, giảm sát, quản lý vẫn còn thiếu hiệu quả đang là những vấn đề nổi cộm hiện nay.
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 5


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
Năng suất lao động trong ngành chế biến gỗ ở Việt Nam còn thấp: bằng 50% của Philippines,
40% năng suất lao động của Trung Quốc và chỉ bằng 20% năng suất lao động của Liên minh

Châu Âu (EU). Với hiện trạng lao động như hiện tại, vấn đề đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực
có kỹ thuật cao, có khả năng sử dụng tốt các công nghệ hiện đại trong sản xuất là vấn đề đặc
biệt quan trọng đối với ngành hàng chế biến gỗ.
Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện đang phân theo 4 cấp độ: nhóm
các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn và vừa sản xuất sản phẩm xuất khẩu, nhóm các
doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo, nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ. Nhìn
chung trong thời gian qua các doanh nghiệp chế biến gỗ đã có một số nỗ lực trong cải tiến công
nghệ sử dụng trong chế biến gỗ. Nhiều công nghệ mới, hiện đại như công nghệ xử lý biến tính
gỗ, tạo các vật liệu composite gỗ cũng đã được đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, những công
nghệ này cần mức đầu tư tương đối lớn.
Doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi xuất sang hai thị trường lớn là Châu Âu và
Hoa Kỳ đều bắt buộc phải sử dụng 70% nguyên liệu có chứng chỉ FSC, 30% còn lại là gỗ có
nguồn gốc. Ngoài ra, từ tháng 3/2013, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vào EU còn phải gánh thêm
đạo luật FLEGT (tăng cường luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản) cũng yêu cầu các lô
đồ gỗ nhập vào EU phải minh bạch, rõ ràng về nguồn gốc gỗ nguyên liệu mới cho nhập khẩu.
Tuy nhiên, nguồn gỗ trong nước không phù hợp với nhu cầu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và cũng
chưa có chứng chỉ FSC. Hiện nay, trên địa bàn cả nước mới có khoảng 20.000 ha rừng được
cấp chứng chỉ, trong đó có 9.900 ha vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy giấy của Nhật tại
Quy Nhơn, trên 10 ngàn ha là nguyên liệu của Công ty giấy Bãi Bằng.
1.5: Định hướng phát triển chế biến và tiêu thụ lâm sản:
Với trữ lượng như hiện nay, nguồn nguyên liệu gỗ rất khó khăn. Về lâu dài, theo Hiệp hội Gỗ
và lâm sản cho rằng Chính phủ cần điều chỉnh cơ cấu rừng trồng cho phù hợp, ổn định khoảng
3,8 triệu ha rừng trồng sản xuất vào năm 2020, nâng cao chất lượng rừng để đạt sản lượng gỗ
thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó có 40% là gỗ lớn. Xây dựng các vùng nguyên liệu
gỗ tập trung ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ để cung cấp nguyên
liệu gỗ nhỏ cho các khu vực gần nhà máy và cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho ngành công
nghiệp chế biến gỗ tại địa phương và khu vực lân cận.
Bên cạnh đó cần đầu tư giải pháp công nghệ để nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây cho năng
suất cao, chất lượng tốt, có đặc tính phù hợp với sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử
dụng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Để đảm bảo uy tín cho sản phẩm gỗ, Nhà nước

cũng cần kiểm soát một cách chặt chẽ nguồn gỗ chuyển tải từ công ty mẹ ở nước ngoàivào các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, ngăn ngừa việc trốn thuế và lẩn tránh xuất
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 6


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
xứ. Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam nên tập trung phát triển sản phẩm có ưu thế cạnh
tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm.

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 7


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh

Phần 2: Giới thiệu sơ lược về Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ
Trường Thành
2.1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành:
2.1.1: Một số thông tin cơ bản về Công ty Trường Thành:
Tên tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành
Tên tiếng Anh: Truong Thanh Furniture Corporation
Tên viết tắt: TTFC hoặc TTF
Mã chứng khoán: TTF
Sản phẩm chính: Nội – ngoại thất bằng gỗ, ván sàn gỗ, cửa gỗ, ván dăm, ván ép, ván lạng, rừng
trồng..
Số nhân sự: 6500
Số nhà máy: 8 nhà máy tại Phú Yên, Dak Lak, TPHCM và Bình Dương

Công suất: 5500 container 40ft/năm
Là một trong những Tập Đoàn chế biến gỗ hàng đầu Việt Nam với hệ thống 8 nhà máy đa số
được trang bị công nghệ chế biến hiện đại của Châu Âu. Nhóm sản phẩm xuất khẩu chính của
Trường Thành bao gồm: Nội thất, Ngoại thất, Ván sàn và Particle Board; được xuất sang nhiều
thị trường lớn như EU, Mỹ, Úc… Công suất hiện tại của các nhà máy đạt mức 5500 cont
40FT/năm. Thông qua việc áp dụng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo chứng nhận
ISO 9001:2008, FSC®-C011411 và BRC, chúng tôi hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu
cầu của những khách hàng lớn trên khắp thế ghới. Chính vì lẽ đó, Tập Đoàn Trường Thành tự
hào khi được trao tặng nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế cao quý từ các tổ chức chất lượng
uy tín trên khắp thế giới.
2.1.2: Logo Công ty Trường Thành:

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 8


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
2.1.3: Quá trình hình thành và phát triển:
Năm 1993: Thành lập nhà máy đầu tiên tại Dak Lak, với chỉ 30 công nhân.
Năm 2000: Mua lại nhà máy VINAPRIMART của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu
tiên của tỉnh Bình Dương, chuyên sản xuất đũa gỗ, để chuyển thành nhà máy chế biến ván sàn
và đồ gia dụng nội – ngoại thất bằng gỗ cho thị trường xuất khẩu.
Năm 2002: Thành lập nhà máy thứ ba tại Thủ Đức, TPHCM để gia tăng công suất đáp ứng đơn
hàng ngày mỗi nhiều.
Năm 2003: Chuyển từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần.
Năm 2006: Sau gần 10 tháng tìm hiểu, thẩm định kết quả kinh doanh cũng như đánh giá tiềm
năng phát triển của TTF, Quỹ Aureos Đông Nam Á (ASEAF) đã trở thành cổ đông nước ngoài
đầu tiên của Công ty vào ngày 31/12/2006, đánh dấu một bước ngoặc quan trọng cho sự phát
triển của TTF. Bên cạnh đó, Tập đoàn còn cho ra đời thêm 1 nhà máy nữa tại Dak Lak.

Năm 2007: Công ty tiếp tục thu hút vốn từ các nguồn cổ đông trong và ngoài nước, tăng vốn
điều lệ lên thành 150 tỷ đồng cùng với thặng dư vốn trên 470 tỷ đồng. Các cổ đông chiến lược
và các cổ đông lớn bao gồm Aureos South East Asia Managers Ltd, VOF Investment Limited,
Công ty CK Bảo Việt, Tong Yang, KITMC, Vina Capital,...Đồng thời, TTF thành lập các công
ty trồng rừng tại Dak Lak và Phú Yên với chấp thuận chủ trương 100.000ha tại Việt Nam.
Năm 2008: Tiếp tục thành lập 1 nhà máy tại Phú Yên và 1 nhà máy hiện đại nhất Việt Nam tại
Bình Dương. Ngoài ra, TTF còn là một trong 30 doanh nghiệp đầu tiên được Chính phủ chọn
vào Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Năm 2008: Ngày 1/2/2008, Công ty đã nhận được quyết định số 24/QD-SGDHCM của Sở
Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM (HOSE) cho phép niêm yết chính thức 15.000.000 cổ phần
TTF. Và ngày giao dịch chính thức đầu tiên của TTF trên HOSE là 18/2/2008. Đây là một cột
mốc rất quan trọng của TTF.
Năm 2010: Tiếp tục xây dựng nhà máy thứ 8, chuyên sản xuất ván lạng, ván ép và ván sàn kỹ
thuật cao.
Năm 2011: Thành lập Công ty TNHH Trồng rừng Trường Thành Oji (TTO), một liên doanh
giữa TTF và tập đoàn giấy lớn nhất Nhật Bản: OJI Paper về trồng rừng với quy mô 17.000 ha
tại Phú Yên.
Năm 2012: Lần đầu tiên bị sụt giảm doanh số trong quá trình hình thành và phát triển, cũng
như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất đã bị lỗ khoảng 2,9 tỷ đồng, mặc dù sau
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 9


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
khi trừ đi Lợi ích của Cổ đông thiểu số thì Cổ đông của Công ty mẹ vẫn còn lãi gần 2,5 tỷ
đồng.
Năm 2013: Công ty đã gặp nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính. TTF đã có nhiều giải
pháp tháo gỡ và chính thức bước vào giai đoạn tái cơ cấu tài chính với nhiều bước thực hiện
trong vòng 18 tháng kể từ tháng 11/2013.

Năm 2014: Trong năm 2014, TTF thực hiện tái cấu trúc tài chính mạnh mẽ và đã đạt được 80%
kế hoạch đề ra và bắt đầu dồn lực mạnh hơn cho việc phát triển kinh doanh, xây dựng thương
hiệu để trở về lại vị trí số 1 của ngành chế biến gỗ không chỉ về doanh số mà cả về quy mô,
công nghệ và hệ thống phân phối.
Năm 2015: Công ty chính thức công bố tái cơ cấu tài chính thành công, doanh số tăng mạnh
trở lại và lợi nhuận thu về lớn nhất kể từ trước đến nay.
2.1.4: Các công ty, nhà máy trực thuộc Công ty Trường Thành:
a. Các nhà máy:






02 tại Phú Yên
02 tại EaH’ Leo, Dak Lak
01 tại Thủ Đức, TPHCM
03 tại Tân Uyên, Bình Dương
Tổng cộng chiếm diện tích khoảng 40 hecta.

b. Các công ty rừng trồng:
• 03 công ty và 01 lâm trường trồng rừng tại Dak Nông, Dak Lak, Phú Yên
• Tổng cộng thực hiện 100.000 rừng trồng tại Việt Nam
c. Các công ty khác:





01 công ty quản lý cụm công nghiệp tại Dak Lak

01 công ty bất động sản tại Nhơn Trạch, Đồng Nai
01 nhà máy sản xuất bao bì đóng gói cho sản phẩm gỗ
01 nhà máy sản xuất gạch ở Đăk Nông

2.2: Sơ đồ tổ chức và hệ thống phân phối:
2.2.1: Sơ đồ tổ chức:
a. Cơ cấu Tập đoàn:

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 10


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh

b. Cơ cấu Công ty mẹ:

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 11


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
2.2.2: Hệ thống phân phối:

a. Thị trường xuất khẩu:
Đến 70% sản lượng sản phẩm gỗ của TTF là dành cho xuất khẩu đến các thị trường như Châu
Âu (Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, TBN…), Nhật bản, Hoa Kỳ, Úc… Đối với thị trường quốc tế,
khách hàng chính đa số là hệ thống siêu thị hàng đầu trên thế cũng như hàng đầu của từng quốc
gia, cũng như các chuỗi cửa hàng nhỏ hơn nhưng có thương hiệu mạnh và đòi hỏi sản phẩm

chất lượng cao, cụ thể là những công ty sau:

b. Thị trường nội địa:
Đối với thị trường trong nước, kế hoạch của Công ty là phát triển lên 20 đại lý cấp 1 trên toàn
quốc, với mục tiêu duy trì doanh số tiêu thụ nội địa chiếm 30% tổng doanh thu sản phẩm của
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 12


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
Công ty. Đây cũng là một giải pháp chia sẻ rủi ro của TTF và công ty cũng bắt đầu phát triển
thương hiệu mạnh mẽ hơn tại Việt Nam từ năm 2010. Trong năm 2010, công ty đã duy trì và
phát triển được mạng lưới gồm:
• Hệ thống siêu thị, cửa hàng trực thuộc TTF:
TT Địa chỉ

Điện thoại

1

DT 747, KP.7, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương

(0650) 3 642 004

2

682 Minh Khai, P.Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội

(04) 36 320 192


• Hệ thống các đại lý và hệ thống phân phối liên kết của TTF:
T
T

Tên cửa hàng

Địa chỉ

Điện thoại

TP.HCM
1

TT Điện máy Thiên Hoà 2

2-6B Trường Chinh, P.Tân Thới Nhất, Q.12, (08)
54
TP.HCM
361 361

2

TT Điện máy Thiên Hoà 7

571 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Thuận Đông, Q.7, (08)
54
TP.HCM
336 337


3

TT Điện máy Thiên Hoà
168 Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp, TP.HCM
Gò Vấp

4

TT Mua sắm Đệ Nhất
(08)
62
431 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q.Tân Bình, Tp. HCM
Phan Khang
681 122

5

Gia Thịnh 1

141 Ngô Gia Tự, P 2, Q.10, TP.HCM

6

Gia Thịnh 2

223 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM

(08)
38
350 001


7

Mặt Trời

381 Bạch Đằng, P.15, Q. Bình Thạnh

0909 567
520

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 13

(08)
39
897 897


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh

8

Happy House

47 Độc Lập, Q.Tân Phú, TP.HCM

0918 683
246


BÌNH DƯƠNG
9

Minh Trâm

511 Đại lộ Bình Dương, P.Hiệp Thành, TP.Thủ (0650) 3
Dầu Một, Bình Dương
897 755

10 TT Điện máy Thiên Hoà

333 Đại Lộ Bình Dương, P.Thuận Giao, (0650) 3
TX.Thuận An, Bình Dương
662 999

11 Khang Phúc

68/2 Kp. Thạnh Lợi,TT. An Thạnh, Thuận An, 0938 666
Bình Dương
656

12 Nội thất Lầm

41 đường DT 745, Khu Đông Tư, Lái Thiêu, 0919 435
Bình Dương
349

ĐĂK NÔNG
13 Furni-mart Đăk Nông


Tầng 2, Showroom ôtô Tấn Phát, đường 23/3, (0501)
Thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông
548 399

BẾN TRE
14 Quốc Hùng

325 Nguyễn Huệ, P.Phú Khương, TX.Bến Tre

(075)
3
500 818

PHÚ QUỐC
15 Kiều Lan

Khu phố 1, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, 0909 008
Kiên Giang
040

NHA TRANG
16 An Gia Phát

110 Thống Nhất, TP.Nha Trang, Khánh Hòa

BÌNH ĐỊNH
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 14


0914 016
926


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh

17 Diệp Phượng

Tổ 10, KP7, P.Bùi Thị Xuân, Phú Tài, TP.Quy (056)
3
Nhơn, Bình Định
510 030

18 Thanh Dũng

174 Lê Hồng Phong, TP.Quy Nhơn, Bình Định

0986 349
349

HÀ NỘI
19 Mê Linh Plaza

Km 8, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, Mê (04)
38
Linh, Hà Nội
869 996

HẢI PHÒNG
20


Đông Nghiêm

112 Tô Hiệu, P.Trại Cau, Q. Lê Chân, Hải 0912 499
Phòng
852

• Ngoài ra, còn một số khách hàng khác trong lĩnh vực trang trí nội thất và cung cấp sản
phẩm gỗ cho các công trình tại Việt Nam như Vincom, Huyndai, Vạn Phát Hưng…

2.3: Máy móc và công nghệ:
Sở hữu nhiều máy móc chế biến gỗ hiện đại, đa năng, công suất cao thuộc hàng bậc nhất Việt
Nam, được nhập khẩu từ Ý, Đức, Nhật bản kết hợp công nghệ quang học và điện toán để có thể
chọn lọc gỗ bằng mắt thần quang học, cũng như tối ưu hóa việc sử dụng nguyên liệu thô theo
giá trị thu hồi bằng phần mềm điện toán, chứ không phải khái niệm tối ưu theo tỷ lệ khối lượng
thu hồi như trước đây. Các máy móc thế hệ mới này được nối lại với nhau bằng cáp quang và
thông qua server tại văn phòng chính của Công ty đến bưu điện. Từ đó chúng ta có thể cho
phép chuyên gia từ Đức, Ý sửa chữa hoặc vận hành sản xuất theo những thiết kế mới một cách
tức thì. Việc trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại này sẽ giúp cho Công ty vượt qua được
thử thách mới sau 5 năm nữa, lúc mà lương của công nhân sẽ tăng cao gấp 3 lần hiện nay.
Danh mục hệ thống, máy móc, thiết bị:
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 15


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
1

Hệ thống sơn dùng hồng ngoại & tia cực tím để sấy khô. Đây là hệ thống sơn của

CEFLA (Ý) duy nhất ở Việt Nam

2 Máy CNC 5 chiều
3 Máy làm mộng dương 2 đầu, tự động nạp liệu
4 Máy làm mộng âm nhiều đầu tự động
5 Lò sấy tự động hoàn toàn, nhập khẩu từ Ý
6 Máy chép hình và chà nhám biên dọc
7 Máy CNC Master 6 chiều

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 16


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh

Phần 3: Cơ sở lý thuyết
3.1: Các bước cơ bản xây dựng ma trận EFE( External Factor Evaluation):
5 bước xây dựng EFE:
 Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà bạn cho là có
thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnh vực kinh
doanh.
 Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1.0
( Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ
ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà doanh nghiệp bạn đang sản xuất/
kinh doanh. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0.
 Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc
vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là
phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu.
 Bước 4:Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số

của các yếu tố.
 Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
3.2: Lý thuyết về phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô đối với doanh nghiệp:
3.2.1: Môi trường chính trị - pháp luật:
a. Chính trị:
Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân
tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh
nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định
hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà
quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định
đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế.
Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này sẽ tác động đến sự
phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Các nhà quản trị chiến lược muốn phát
triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn
biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết định chiến lược thích
hợp và kịp thời.
b. Pháp luật:
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 17


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào
yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất
lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp
buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống
pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh gây
khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh

nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư ...
sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như Pháp lệnh Bưu
chính Viễn thông ra đời cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia cung cấp các dịch vụ
chuyển phát thư đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xâm nhập vào lĩnh vực cung cấp các dịch
vụ Bưu chính nhưng lại tạo nguy cơ cho VNPT khi phải đối mặt với ngày càng nhiều đối thủ
cạnh tranh, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt
những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của
pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy
định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh.
c. Chính phủ:
Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh
tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh
nghiệp chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn
cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (trong chương trình
chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chính phủ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho
doanh nghiệp như cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác. Để tận dụng được cơ
hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy
định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt
đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra 1 môi trường
thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
3.2.2: Môi trường kinh tế:
Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị . Sự tác động
của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số các
yếu tố khác của môi trường tổng quát . Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng
chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác
nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của doanh nghiệp. Có rất nhiều các yếu tố
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 18



Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
của môi trường vĩ mô nhưng có thể nói các yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp
a. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:
Nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại khi nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến giảm
chi phí tiêu dùng đồng thời làm tăng lực lượng cạnh tranh. Thông thường sẽ gây nên chiến
tranh giá cả trong ngành.
b. Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế:
Lãi suất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của tiết kiệm, tiêu
dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi xuất tăng sẽ hạn
chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời
của các doanh nghiệp. Đồng thời khi lãi xuất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào
ngân hàng nhiều hơn và do vậy làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.
c. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái:
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo vận hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng
có thể là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt nó tác động điều chỉnh quan hệ
xuất nhập khẩu. Thông thường chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập
khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
d. Lạm phát:
Lạm phát cũng là 1 nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích. Lạm phát cao hay thấp
có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích
tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư cuả các doanh nghiệp, sức mua của xã hội
cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế
bị trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền
kinh tế , kích thích thị trường tăng trưởng .
e. Hệ thống thuế và mức thuế:
Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông qua luật thuế.


Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với
các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi.
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 19


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
3.2.3: Môi trường văn hóa – xã hội:
Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và
tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã
hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu đài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường
xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý
là sự tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các
yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các
yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuất,
và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ". Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là
những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh
nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các
hoạt động kinh doanh như: (1) Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề
nghiệp; (2) Những phong tục, tập quán, truyền thống (3) Những quan tâm và ưu tiên của xã
hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội...
Bên cạnh đó Dân số cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi
trường vĩ mô, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Những thay đổi trong môi trường dân
số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội và ảnh hưởng đến
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Những thông tin của môi trường dân số cung cấp những dữ liệu quan trọng cho các nhà quản trị
trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược tiếp thị, phân
phối và quảng cáo. Những khía cạnh cần quan tâm của môi trường dân số bao gồm: (1) Tổng

số dân của xã hội, tỷ lệ tăng của dân số, (2) Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi
tác, giới tính, dân tộc nghề nghiệp, và phân phối thu nhập; (3) Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên;
(4) Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng...
3.2.4: Môi trường tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên; đất đai, sông biển, các
nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi
trường, nước và không khí,... Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan
trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường sinh thái), mặt khác
nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp,
công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự
nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và
dịch vụ.

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 20


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, nhân loại đang chứng kiến sự xuống cấp nghiêm
trọng của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là: Sự ô nhiễm môi trường tự nhiên ngày càng tăng;
Sự cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; Sự mất cân bằng về môi
trường sinh thái...Những cái giá mà con người phải trả do sự xuống cấp của môi trường tự
nhiên là vô cùng to lớn, khó mà tính hết được. Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô
nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công
nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính, tức là làm cho trái đất
nóng lên đến mức độ nguy hiểm. Ở Tây Âu, các đảng "xanh" đã gây sức ép rất mạnh đòi phải
có những hành động chung làm giảm ô nhiễm trong công nghiệp.
Các nhà quản trị chiến lược cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn liền với bốn xu
hướng trong môi trường tự nhiên.

a. Thiếu hụt nguyên liệu:
Vật chất của trái đất có loại vô hạn, loại hữu hạn, có thể tái tạo được và loại hữu hạn không tái
tạo được. Nguồn tài nguyên vô hạn, như không khí, không đặt ra vấn đề cấp bách, mặc dù có
một số nhóm đã thấy có mối nguy hiểm lâu dài. Các nhóm bảo vệ môi trường đã vận động cấm
sử dụng một số chất đẩy nhất định trong các bình xịt, vì chúng có khả năng phá huỷ tầng ozone
của khí quyển. Ở một số khu vực trên thế giới, nước đã là một vấn đề lớn.
b. Mức độ ô nhiễm tăng:
Việc loại bỏ các chất thải hóa học và hạt nhân, mức độ nhiễm thuỷ ngân gây nguy hiểm của
nước biển, các hóa chất gây ô nhiễm khác trong đất và thực phẩm và việc vứt bừa bãi trong môi
trường những chai lọ, các vật liệu bao bì bằng nhựa và chất khác không bị phân huỷ sinh học.
Mối lo lắng của công chúng đã tạo ra một cơ hội cho những công ty nhạy bén. Nó đã tạo ra một
thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và
hệ thống bãi thải. Nó dẫn đến chỗ tìm kiếm những phương án sản xuất và bao gói hàng hóa
không huỷ hoại môi trường. Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động
có những chuyển biến theo hướng bảo vệ môi trường để tỏ ra là mình có quan tâm đến tương
lai của môi trường thế giới.
Trước dư luận của cộng đồng cũng như sự lên tiếng của các tổ chức quốc tế về bảo vệ môi
trường đang đòi hỏi luật pháp của các nước phải khắt khe hơn, nhằm tái tạo và duy trì các điều
kiện của môi trường tự nhiên.
c. Chi phí năng lượng tăng:

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 21


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
Một nguồn tài nguyên hữu hạn không thể tái tạo - dầu mỏ - đã đẻ ra những vấn đề nghiệm
trong cho nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ tăng vọt đã thúc đẩy việc tìm kiếm ráo riết những
dạng năng lượng khác. Than đá lại trở nên phổ biến và các công ty đã tìm kiếm những phương

tiện có ý nghĩa thực tiễn để khai thác năng lượng mặt trời, hạt nhân, gió và các dạng năng
lượng khác. Chỉ riêng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời đã có hàng trăm công ty tung ra
những sản phẩm thế hệ đầu tiên để khai thác năng lượng mặt trời phục vụ sưởi ấm nhà ở và các
mục đích khác. Một số công ty đã tìm cách chế tạo ô tô điện có giá trị thực tiễn và treo giải
thưởng hàng tỷ bạc cho người đoạt giải.
3.2.5. Môi trường công nghê:
Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với các
doanh nghiệp:
• Những áp lực và đe doạ từ môi trường công nghệ có thể là:
(1) Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản
phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.
(2) Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi
hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
(3) Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người xâm nhập mới
và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.
(4) Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại,
điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước.
• Bên cạnh những đe doạ này thì những cơ hội có thể đến từ môi trường công nghệ đối
với các doanh nghiệp có thể là:
(1) Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn,
làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Thường thì các doanh nghiệp đến sau có
nhiều ưu thế để tận dụng được cơ hội này hơn là các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.
(2) Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm có nhiều tính năng hơn và qua đó có
thể tạo ra những thị trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
• Ngoài những khía cạnh trên đây, một số điểm mà các nhà quản trị cần lưu ý thêm khi đề
cập đến môi trường công nghệ là:

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 22



Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
(1) Áp lực tác động của sự phát triển công nghệ và mức chi tiêu cho sự phát triển công nghệ
khác nhau theo ngành. Các ngành truyền thông, điện tử, hàng không và dược phẩm luôn có tốc
độ đổi mới công nghệ cao, do đó mức chi tiêu cho sự phát triển công nghệ thường cao hơn so
với ngành dệt, lâm nghiệp và công nghiệp kim loại. Đối với những nhà quản trị trong những
ngành bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kỹ thuật nhanh thì quá trình đánh giá những cơ hội và đe
dọa mang tính công nghệ trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng của việc kiểm soát các yếu
tố bên ngoài.
(2) Một số ngành nhất định có thể nhận được sự khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho việc
nghiên cứu phát triển khi có sự phù hợp với các phương hướng và ưu tiên của chính phủ. Nếu
các doanh nghiệp biết tranh thủ những cơ hội từ sự trợ giúp này sẽ cặp được những thuận lợi
trong quá trình hoạt động.
3.2.6. Môi trường toàn cầu:
Trong điều kiện hội nhập toàn cầu hóa, không có một quốc gia, doanh nghiệp nào lại không có
mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nền kinh tế thế giới, những mối quan hệ này đang hàng
ngày, hàng giờ phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phức tạp và tác động lên doanh nghiệp. Vì vậy, sẽ
là khiếm khuyết, nếu phân tích môi trường vĩ mô của một doanh nghiệp mà lại chỉ giới hạn ở
phân tích môi trường trong nước mà bỏ qua môi trường toàn cầu.

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 23


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh

Phần 4: Vận dụng vào thực tiễn đối với công ty Trường Thành
4.1: Vận dụng về mặt lý thuyết:

Các bước xây dựng ma trận EFE:
 Bước 1: Lập danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh hưởng lớn
đến DN trong ngành
 Bước 2: Xác định hệ số quan trọng (Ti) của từng yếu tố đối với DN trong ngành (Ti từ
0 đến 1), trong đó ∑ Ti = 1
 Bước 3: Tính điểm phân lọai của DN đối với từng yếu tố môi trường (Pi từ 1 đến 4,
được gọi là điểm điểm phản ứng)
 Bước 4: Tính điểm quan trọng (Qi) của từng yếu tố đối với DN nghiên cứu: Qi = Ti * Pi
 Bước 5: Tính tổng điểm quan trọng: S = ∑TiPi, khi đó S sẽ nhận giá trị từ 1 đến 4,
trung bình = 2,5
4.2: Vận dụng thực tiễn để xây dựng ma trận EFE đối với Công ty Trường Thành
4.2.1: Bước 1:
Từ lý thuyết về các yếu tố phân tích môi trường vĩ mô một cách tổng quát( 140 yếu tố môi
trường bên ngoài),ta lập danh mục từ 10-20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu, có ảnh hưởng
lớn đến DN trong ngành.
Bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia bằng bảng hỏi, nhóm 2 đã tổng hợp ra được 12 yếu
tố bên ngoài được xem là quan trọng nhất đối với toàn ngành gỗ nói chung. Và, 12 yếu tố trên
được xem như là các yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào kinh doanh chế biến, sản xuất, xuất
khẩu trong nghành gỗ đều chịu tác động từ chúng.
Danh sách 12 yếu tố đã được chọn:
1

Cơ hội mở rộng thị trường khi VN gia nhập TPP

2

Chính sách cấp đất, cho vay tín dụng, cung cấp giống để doanh nghiệp trồng
rừng

3


Các thủ tục Xuất nhập khẩu ngày càng thuận lợi

4

Nhu cầu về đồ gỗ nội địa tăng lên

5

Sự phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm đồ gỗ trên toàn TG

Nhóm HV : nhóm 2

Trang 24


Khoa sau đại học – GVHD : TS. Lê Cao Thanh
6

Sự phát triển của môi trường công nghệ chế biến gỗ cho phép các doanh
nghiệp Việt Nam tăng năng suất và cải thiện chất lượng

7

Giá đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ

8

Sự tiếp cận nguồn nguyên liệu khó khăn


9

Hàng thay thế đồ gỗ ngày càng gia tăng

10

Luật bảo vệ môi trường( luật yêu cầu chế biến gỗ phải có công nghệ thân thiện
với môi trường)

11

Cạnh tranh trên thị trường gỗ quốc tế

12

Yêu cầu của các thị trường về sản phẩm đồ gỗ phải có chứng chỉ rừng trồng

Giải thích cho lý do chọn 12 yếu tố trên:
a. Nhóm các yếu tố cơ hội:
1. Yếu tố 1: Cơ hội mở rộng thị trường khi VN gia nhập TPP
Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm trong suốt 15 năm qua, Việt Nam đã trở thành
nước đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ tư trên thế giới về giá trị xuất
khẩu (sau Trung Quốc, Italia và Đức). Năm 2015, dự kiến doanh thu xuất khẩu từ ngành gỗ sẽ
đạt 7 tỷ USD. Những kết quả này là nền tảng cơ bản để ngành chế biến xuất khẩu gỗ phát triển
mạnh mẽ, thu hút được nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
Nhiều tập đoàn kinh doanh gỗ trên thế giới đã đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam, như LKEA
(Thụy Điển), HABUFA (Hà Lan), JB GLOBAL và LI&FUNG (Anh Quốc), ACESSWORD
(Canada). Đây là thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ.

Lợi thế nhân công rẻ, nhiều tập đoàn kinh tế trên thế giới đã và đang có sự chuyển hướng đầu
tư vào Việt Nam thay vì Trung Quốc, tạo điều kiện cho ngành gỗ Việt Nam mở rộng thị
trường, nâng cao năng lực sản xuất.
Mặt khác, TPP ký kết sẽ giúp duy trì và mở rộng thị trường cho sản phẩm gỗ của Việt Nam tại
EU nâng cao hình ảnh quốc gia và thương hiệu cho ngành công nghiệp gỗ. Theo một báo cáo
phân tích mới nhất của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn
(IPSARD) về những tác động của TPP tới thị trường nông nghiệp, xét về các mặt hàng nông
sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào các nước tham gia TPP, thì gỗ - sản phẩm gỗ và thủy
Nhóm HV : nhóm 2

Trang 25


×