Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

CD- Đánh giá sự hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hải Phòng- CQ531247- Trần Lê Hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.61 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn

1


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2

I/ SƠ ĐỒ

II/ BẢNG BIỂU

III/ PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, cạnh tranh
là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Với guồng xoay
không ngừng của thị trường hiện tại, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh lành
mạnh nhưng không kém phần gay gắt với nhau để có thể tiếp tục đứng vững và
phát triển. Và hoạt động quản lý nguồn nhân lực chính là một minh chứng thiết
thực thể hiện tính cạnh tranh không ngừng và gay gắt đó của thị trường. Các
doanh nghiệp phải đảm bảo chiếm ưu thế trong cạnh tranh tức là phải nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, đó là một vấn đề rất được quan
tâm hiện nay.
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hồ chí minh là một tổ chức đi đầu
trong hoạt động đào tạo nghề và cấp Giấy phép lái xe tại Hồ chí minh .Với hơn


40 năm hình thành và phát triển, Nhà trường đã tích lũy được rất nhiều kinh
nghiệm, nâng cao năng lực và có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển
chung của ngành. Như một bộ phận không thể tách rời, quản lý nguồn nhân lực
là hoạt động thường xuyên, đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự tồn tại và phát
triển lâu dài của Nhà trường. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động
này, qua quá trình thực tập, tìm hiểu tại Nhà trường em thấy vẫn còn có một số
vấn đề tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực, chính vì thế em đã lựa

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3

chọn đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên
tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải HỒ CHÍ MINH ” để hoàn
thành nội dung chuyên đề thực tập.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực luôn là một trong những tài sản quý giá, mang tính chất
quyết định và đóng vai trò quan trọng tới sự phát triển bền vững của mỗi doanh
nghiệp. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chiến lược kinh doanh, các áp lực mà tổ
chức gặp phải trong quá trình vận hành đều cần những con người phải chủ động,
sáng tạo, sử dụng kỹ thuật tiên tiến để tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và đưa tổ chức vượt qua giai
đoạn khó khăn, có bước tiến dài trên con đường phát triển. Nếu nguồn nhân lực
không được lên kế hoạch hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các rắc

rối không nhỏ về vấn đề con người.
Có thể nói, hiện nay, chính sách thu hút nguồn nhân lực mạnh cả về số lượng
và chất lượng là một trong các yếu tố cạnh tranh quyết liệt của mỗi doanh
nghiệp. Việc mang lại sự hài lòng về chính sách đãi ngộ cho nhân viên càng trở
nên cấp thiết vì một mục đích quan trọng là nhằm giữ chân nhân viên. Sự ổn
định đội ngũ nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí về đào tạo,
tuyển dụng và làm giảm các sai sót về nghiệp vụ có thể xảy ra, tạo dựng niềm tin
và định hình văn hóa doanh nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hài lòng
của người lao động có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả công việc (Saari & Judge,
Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

4

2004) hay sự trung thành với tổ chức (Luddy, 2005). Do đó vấn đề đặt ra là các
doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về
chính sách đãi ngộ của nhân viên và dựa trên cơ sở đó để có hướng đi phù hợp
trong công tác quản trị nguồn nhân lực, nhằm điều chỉnh chiến lược nhân sự hợp
lý để giữ chân nhân tài cho tổ chức, tránh hiện tượng chảy máu chất xám trong
tương lai.
Thực tế tại doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, các chính sách quản trị nguồn
nhân lực nói chung và sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đến người lao
động nói riêng vẫn chưa đầy đủ, tương xứng để thúc đẩy người lao động đóng
góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Đối với trường Trung cấp nghề Giao thông vận
tải HỒ CHÍ MINH - một tổ chức đang tập trung khai thác điểm mạnh ở yếu tố
con người- việc đánh giá mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên
được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang cạnh
tranh gay gắt như hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

Hệ thống hóa lý luận về việc đánh giá sự hài lòng về chính sách đãi ngộ
của nhân viên.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chính sách đãi ngộ của
nhân viên tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải HỒ CHÍ MINH .
Xác lập mô hình đánh giá sự hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên
tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải HỒ CHÍ MINH .
Xác định các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hài lòng về chính
sách đãi ngộ của nhân viên tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải
HỒ CHÍ MINH . Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản trị nhân lực cho trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải
Hồ chí minh trong thời gian tới.

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
-

-

Phạm vi nghiên cứu: toàn thể cán bộ công nhân viên của trường Trung cấp
nghề Giao thông vận tải Hồ chí minh tại thời điểm nghiên cứu (tháng
3/2015). Số cán bộ công nhân viên hiện tại là 110 người.
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu sự hài lòng của đội ngũ nhân viên
trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hồ chí minh trên cơ sở xây
dựng mô hình đề xuất đánh giá.

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng và sử dụng phiếu điều tra để
phân tích. Trong đó:
-

-








Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp này nhằm
khẳng định và bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và
xây dựng bảng câu hỏi của phiếu điều tra phục vụ cho quá trình nghiên
cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Xác định các nhân tố và các thuộc
tính đo lường từ các biến đo lường ở giai đoạn nghiên cứu định tính. Sau
khi hiệu chỉnh xây dựng được phiếu điều tra sử dụng cho phỏng vấn chính
thức. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Áp dụng các mô
hình hồi quy tuyến tính kinh tế lượng để đánh giá tác động của các nhân tố
ảnh hưởng sự hài lòng của nhân viên. Phương pháp nghiên cứu định lượng
được sử dụng với các kỹ thuật thống kê đa biến như: kiểm định bằng

Cronbach Alpha, phân tích khám phá nhân tố, phân tích tương quan và hồi
quy tuyến tính.
Phiếu điều tra được xây dựng bằng cách:
Tìm hiểu các mô hình lý thuyết về sự hài lòng của người lao động.
Xây dựng mô hình lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
Mô tả chi tiết nhu cầu thông tin.
Xây dựng bảng câu hỏi theo những nhu cầu thông tin đề ra.
Phỏng vấn thử và hoàn chỉnh bảng câu hỏi.
Hoàn thiện phiếu điều tra.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
“Nguồn nhân lực – chìa khoá của sự thành công”, điều đó thực sự đúng trong
giai đoạn hiện nay và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trước cánh cửa hội
nhập kinh tế quốc tế. Một tổ chức hoạt động thành công và hiệu quả bao giờ
cũng nhờ đến sự đóng góp của đội ngũ nhân viên giỏi và trung thành. Đề tài
nghiên cứu nhằm hoàn thiện công tác đánh giá sự hài lòng về chính sách đãi ngộ
của nhân viên, kết quả nghiên cứu giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của người lao động. Trên cơ sở đó nhà quản lý có thể thấy được các yếu tố
ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc lựa chọn gắn bó lâu dài với tổ chức của
nhân viên, từ đó doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực cần thiết để điều chỉnh
Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

6

hoặc xây dựng các chính sách về nhân sự cho phù hợp đồng thời đưa ra các
phương án thúc đẩy cán bộ công nhân viên nhằm thu hút và duy trì nguồn nhân
lực chất lượng, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.


6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Nội dung chính của đề tài nghiên cứu được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đánh giá sự hài lòng về
chính sách đãi ngộ của nhân viên
Chương 2: : Thực trạng nguồn nhân lực tại trường Trung cấp nghề Giao
thông vận tải HỒ CHÍ MINH
Chương 3: Các phương pháp xử lý số liệu và trình bày kêt quả nghiên cứu
thực tế tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải HỒ CHÍ MINH
Chương 4: Kết luận và đưa ra giải pháp hoàn thiện

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH
GIÁ SỰ HÀI LÒNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA NHÂN VIÊN

1. Sự hài lòng của nhân viên
1.1. Định nghĩa về sự hài lòng
Hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của nhân viên
và không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu xuất phát từ góc nhìn khác
nhau, các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Kusku (2003) cho rằng sự hài lòng
công việc phản ánh nhu cầu và mong muốn cá nhân được đáp ứng và mức độ
cảm nhận của các nhân viên về công việc của họ. Định nghĩa này xuất phát từ lý
thuyết thang đo nhu cầu của Maslow (1943) cho rằng người lao động hài lòng
khi đáp ứng các nhu cầu từ thấp lên cao. Wright and Kim (2004) cũng cho rằng

sự hài lòng trong công việc là sự phù hợp giữa những gì nhân viên mong muốn
từ công việc và những gì họ cảm nhận được từ công việc. Một số nhà nghiên cứu
khác cho rằng sự hài lòng trong công việc là trạng thái cảm xúc tích cực của
người lao động với công việc thể hiện qua hành vi, niềm tin của họ (Vroom,
1964; Locke, 1976; Quinn and Staines, 1979)
Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng trong công việc được thực hiện từ rất sớm
trên thế giới bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 20 với nghiên cứu Happrock
(1930). Định nghĩa về sự hài lòng của Weiss (1967) là đầy đủ và bao quát hơn
cả: Sự hài lòng trong công việc là thái độ về công việc được thể hiện bằng cảm
nhận, niềm tin và hành vi của người lao động. Một vài nhà nghiên cứu khác định
nghĩa về sự hài lòng với các khía cạnh công việc như Smith, Kendal và Huilin
Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

8

(1969), Schemerhon (1993), Kreitner và Kinicki (2007) thì lại cho rằng: sự hài
lòng được thể hiện qua các khía cạnh như bản chất công việc, cơ hội đào tạo và
thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương, vị trí công việc, sự đãi ngộ và các
phần thưởng. Mức độ hài lòng với các khía cạnh công việc ảnh hưởng đến thái
độ và nhận thức của nhân viên.
Tóm lại sự hài lòng trong công việc của nhân viên có được khi họ có cảm
giác thích thú, thoải mái và thể hiện phản ứng tích cực đối với các khía cạnh
công việc của mình. Mức độ hài lòng với các khía cạnh công việc ảnh hưởng đến
thái độ và nhận thức của nhân viên.
1.2. Ý nghĩa của việc mang lại sự hài lòng cho nhân viên
Sự hài lòng có thể coi là kết quả của động cơ thúc đẩy. Khi doanh nghiệp
thực hiện động viên nhân viên hiệu quả sẽ làm nhân viên được khích lệ, có động

cơ làm việc. Động cơ thúc đẩy cũng có thể coi là kết quả của sự hài lòng. Khi
nhân viên thấy hài lòng, họ có động cơ thúc đẩy để hoàn thành nhiệm vụ một
cách tốt nhất. Mức độ hài lòng của nhân viên là một trong những tiêu chí đánh
giá sự thành công của doanh nghiệp. Một khi nhân viên cảm thấy hài lòng với
công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công ty. Sự thỏa mãn tập
thể nhân viên chính là cách để gây dựng lòng trung thành của họ đối với tổ chức,
làm cho nhân viên yêu thích công việc, gắn bó với đồng nghiệp và phát huy tối
đa năng lực và sự nhiệt tình trong công việc của họ. Nâng cao mức độ hài lòng
của nhân viên sẽ duy trì sự ổn định của nguồn nhân lực, giảm chi phí hoạt động
và tăng năng suất kinh doanh cho doanh nghiệp. Mặt khác, sự hài lòng của mỗi
cá nhân không chỉ đơn giản là vấn đề của cá nhân mà đó là mỗi mắt xích trong
chuỗi làm việc tận tâm cống hiến nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra
bao gồm việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
2. Tổng kết các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng của nhân viên
2.1. Các nghiên cứu liên quan
Theo cách tiếp cận của Foreman Facts (Viện quan hệ lao động New York,
1946) thì sự hài lòng của nhân viên liên quan đến mười yếu tố: (1) Kỷ luật khéo
léo, (2) Sự đồng cảm với các vấn đề cá nhân người lao động, (3) Công việc thú
vị, (4) Được tương tác và chia sẻ trong công việc, (5) An toàn lao động, (6) Điều
kiện làm việc, (7) Lương, (8) Được đánh giá đầy đủ các công việc đã thực hiện,
Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

9

(9) Trung thành cá nhân đối với cấp trên, (10) Thăng tiến và phát triển nghề
nghiệp.
Weiss, Dawis, England & Lofquist (1967) đã xây dựng mô hình MSQ

(Minnesota Satisfaction Questionnaire) gồm 20 mục (ứng với 20 yếu tố) đánh
giá mức độ hài lòng chung về mỗi khía cạnh công việc: (1) Khả năng sử dụng
(cơ hội làm điều gì đó để có thể phát huy được khả năng của người lao động); (2)
Thành tựu (cảm giác về sự hoàn thành tốt đẹp mà người lao động đạt được từ
công việc); (3) Hoạt động (có thể duy trì được sự bận rộn trong phần lớn thời
gian); (4) Thăng chức (cơ hội thăng chức trong công việc này); (5) Quyền hạn
(cơ hội để nói với người khác phải làm điều gì); (6) Chính sách công ty (cách
thức công ty đề ra các chính sách và đưa vào thực thi); (7) Bồi thường (lương và
một số lớn công việc đã làm); (8) Đồng nghiệp (cách mà đồng nghiệp thể hiện
với người khác); (9) Sáng tạo (cơ hội để thử những phương pháp của mỗi cá
nhân vào công việc của mình); (10) Độc lập (cơ hội được làm việc một mình
trong công việc); (11) An toàn (sự ổn định của công việc); (12) Dịch vụ xã hội
(cơ hội để làm những điều gì đó cho người khác); (13) Vị trí xã hội (cơ hội để trở
thành “một ai đó” trong cộng đồng); (14) Giá trị đạo đức (có thể làm những điều
mà không trái với lương tâm); (15) Sự công nhận (sự biểu dương khi làm tốt
công việc); (16) Trách nhiệm (sự tự do sử dụng ý kiến của mình); (17) Sự giám
sát – con người (cách thức mà lãnh đạo điều hành nhân viên); (18) Sự giám sát –
kỹ thuật (khả năng ra quyết định của lãnh đạo); (19) Sự đa dạng (cơ hội để làm
những việc khác nhau); (20) Điều kiện làm việc.
Thang đo mô tả công việc JDI (Job Descriptive Index) do Smith thiết lập
năm 1969 là một trong những thang đo có giá trị và độ tin cậy được đánh giá cao
trong lý thuyết lẫn thực tiễn. Chỉ số mô tả công việc (JDI) sử dụng 72 mục đo
lường mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc ở 5 khía cạnh: (1) Bản chất
công việc, (2) Cơ hội đào tạo thăng tiến, (3) Lãnh đạo, (4) Đồng nghiệp, (5) Tiền
lương. Sau này, Crossman và Bassem (2003) đã bổ sung thêm hai thành phần
nữa, đó là phúc lợi và môi trường làm việc. Price (1997) cho rằng JDI là công cụ
nên lựa chọn cho các nghiên cứu đo lường về mức độ thỏa mãn của nhân viên
trong công việc. Chỉ trong 20 năm cuối thế kỷ 20, JDI được sử dụng trong hơn
600 nghiên cứu đã được xuất bản (Ajmi 2001). Có thể nói JDI là phổ biến nhất
trên thế giới.


Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

10

Với nghiên cứu của mình thì Schemerhon (1993) đã đưa ra tám yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của nhân viên, bao gồm: (1) Vị trí công việc, (2) Sự giám
sát của cấp trên, (3) Mối quan hệ với đồng nghiệp, (4) Nội dung công việc, (5)
Sự đãi ngộ, (6) Thăng tiến, (7) Điều kiện vật chất của môi trường làm việc, (8)
Cơ cấu tổ chức.
Mô hình JSS (Job Satisfaction Survey) của Spector (1997) được xây
dựng để áp dụng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, gồm chín yếu tố
đánh giá mức độ hài lòng và thái độ, đó là: (1) Lương, (2) Cơ hội thăng tiến, (3)
Điều kiện làm việc, (4) Sự giám sát, (5) Đồng nghiệp, (6) Yêu thích công việc,
(7) Giao tiếp thông tin, (8) Phần thưởng bất ngờ, (9) Phúc lợi.
2.2. Xác định mô hình nghiên cứu
Có thể thấy rằng các mô hình nghiên cứu đưa ra đều có ưu nhược điểm riêng.
Mô hình của Weiss cùng cộng sự và Foreman Facts là chi tiết hơn cả, tuy nhiên
điểm yếu là quá dài. Schemerhon và Spector đã đề xuất các mô hình gọn gàng
hơn, tuy nhiên nếu ứng dụng vào thực tế nghiên cứu cũng cần phải điều chỉnh lại
cho phù hợp. Mô hình JDI của Smith tuy chưa khái quát hết các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng và không có thang đo tổng thể, nhưng trên cơ sở mô hình
này, đã có rất nhiều nghiên cứu cho các kết quả được đánh giá cao về giá trị và
độ tin cậy. Sau này, khi được các tác giả Crossman và Bassem bổ sung thêm hai
yếu tố đã làm cho mô hình được hoàn thiện hơn.
Tại Việt Nam, mô hình JDI cũng có không ít tác giả sử dụng làm cơ sở cho
công tác nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên. Ví dụ như Trần Thị Kim Dung

(2005) trong đề tài “Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết đối
với tổ chức” đã sử dụng thang đo gồm bảy yếu tố dựa trên thang đo JDI và
thuyết nhu cầu Maslow (1943), kết quả có 2 nhân tố mới là phúc lợi và điều kiện
làm việc. Vũ Khắc Đạt (2009) đo lường sự hài lòng của nhân viên văn phòng của
Vietnam Airline khu vực miền Nam đã sử dụng thang đo gồm sáu yếu tố: bản
chất công việc, đào tạo phát triển, đánh giá, đãi ngộ, môi trường tác nghiệp, lãnh
đạo. Nguyễn Trần Thanh Bình (2009) khi đo lường mức độ thỏa mãn của người
lao động tại công ty cổ phần cơ khí chế tạo máy Long An tác giả đã sử dụng
thang đo gồm 6 thành phần: bản chất công việc, tiền lương, môi trường làm việc,
lãnh đạo, đồng nghiệp, cơ hội đào tạo thăng tiến. Phạm Đức Thống (2006) khi
đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong các doanh nghiệp trên địa
Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

11

bàn quận 8-Thành phố Hồ Chí Minh gồm các thành phần: cơ hội đào tạo, mối
quan hệ cấp trên- cấpdưới, lương & thu nhập, đồng nghiệp, lãnh đạo, niềm tin,
cơ hội thăng tiến. Như vậy trên cơ sở các thành phần trong công việc của JDI,
các tác giả đã điều chỉnh, bổ sung thêm một số thành phần khác liên quan đến
công việc khi nghiên cứu để phù hợp với điều kiện, đặc điểm công việc của từng
doanh nghiệp, từng khu vực và từng nước khác nhau ở những giai đoạn khác
nhau.
2.2.1. Xác định mô hình nghiên cứu
Dựa trên mô hình JDI và các yếu tố bổ sung của tác giả Nguyễn Trần Thanh
Bình, đề tài nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá sự hài lòng về
chính sách đãi ngộ của nhân viên tại trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải
Hồ chí minh với 6 thành phần liên quan đến công việc (được sử dụng nhiều

trong các nghiên cứu trước) bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và
thăng tiến, lãnh đạo, điều kiện làm việc, tiền lương, khen thưởng và phúc lợi.
Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

12

Bản chất công việc

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Lãnh đạo
Sự hài lòng của nhân viên
Điều kiện làm việc

Tiền lương

Khen thưởng và phúc lợi

2.2.2. Các giả thiết nghiên cứu của mô hình
H1: Bản chất công việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng
chiều với mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên.
H2: Đào tạo và thăng tiến được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng
chiều với mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên.
H3: Lãnh đạo được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với
mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên.

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

13

H4: Điều kiện làm việc được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng
chiều với mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên.
H5: Tiền lương được đánh giá tốt hay không tốt tương quan cùng chiều với
mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên.
H6: Khen thưởng và phúc lợi được đánh giá tốt hay không tốt tương quan
cùng chiều với mức độ hài lòng về chính sách đãi ngộ của nhân viên.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƯỜNG
TRUNG CẤP NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỒ CHÍ MINH

1. Quá trình hình thành và phát triển của trường Trung cấp nghề Giao
thông vận tải HỒ CHÍ MINH
Tên đơn vị

: Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải HỒ CHÍ

MINH .

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Địa điểm trụ sở chính

14

: 514 Trần Nhân Tông - Nam Sơn - Kiến An - HỒ

CHÍ MINH .
Số điện thoại

: 0313.877856

Fax

: 0313.777732

Email

:

Địa chỉ website

: />
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hồ chí minh có cơ sở vật chất, hạ
tầng kỹ thuật hiện đại, rộng lớn với tổng diện tích cơ sở 1 là 26.766,96 m 2 và
diện tích Trung tâm sát hạch lái xe là 10.000 m 2. Trường được trang bị đồng bộ
các trang thiết bị dạy học và hệ thống chấm điểm tự động hiện đại với chất lượng
cao, áp dụng công nghệ tiên tiến nhất.
Trường được thành lập theo Quyết định số 68/TCCQ ngày 10/01/1976 của
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ chí minh và được đổi tên tại các Quyết định:



Số 118/QĐ-TCCQ ngày 03/02/1996 đổi tên thành Trường nghiệp vụ Giao



thông công chính HỒ CHÍ MINH .
Số 192/QĐVX ngày 06/6/1997 đổi tên thành Trường đào tạo nghề Giao



thông công chính HỒ CHÍ MINH .
Số 947/QĐ-UBND ngày 04/6/2007 đổi tên thành Trường trung cấp nghề



Giao thông công chính HỒ CHÍ MINH .
Số 946/QĐ- UBND ngày 11/6/2008 đổi tên thành Trường Trung cấp
nghề Giao thông vận tải HỒ CHÍ MINH .

Từ khi thành lập đến nay (1976), trường đã tổ chức đào tạo hầu hết số lượng
học viên có nhu cầu học nghề liên quan tới lĩnh vực giao thông vận tải và thi lấy
Giấy phép lái xe tại địa phương. Các học viên tốt nghiệp và được cấp bằng đều

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

15


được đảm bảo về chất lượng, có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của xã hội đối
với các lĩnh vực liên quan.
2. Lĩnh vực hoạt động; chức năng, nhiệm vụ của trường Trung cấp nghề
Giao thông vận tải HỒ CHÍ MINH
Căn cứ vào Quyết định của UBND Thành phố HỒ CHÍ MINH , Trường
trung cấp nghề Giao thông vận tải có chức năng, nhiệm vụ:



Đào tạo nghề theo các cấp trình độ: Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu



cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và người lao động.
Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả





đào tạo, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo Quy định của Pháp luật.
Đào tạo và tổ chức thi cấp GPLX môtô và ôtô các hạng.
Đào tạo và đào tạo lại công nhân của ngành giao thông vận tải.
Đào tạo thuyền máy trưởng tàu sông theo phân cấp của Bộ Giao thông vận



tải.
Kết hợp với các cơ quan chức năng đào tạo và giới thiệu việc làm theo yêu

cầu của xã hội (kể cả đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài).

Chương trình đào tạo của trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hồ chí
minh được căn cứ vào số Quyết định số 947/QĐ-UBND ngày 04/06/2007 của
Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành. Tỷ lệ phân bố chương trình đào tạo của
nhà trường bao gồm 65-70% đào tạo thực hành và 30-35% đào tạo lý thuyết.
Ngành đào tạo của nhà trường chủ yếu tập trung vào các ngành nghề kỹ thuật và
các ngành nghề liên quan tới lĩnh vực Giao thông vận tải. Nhà trường đã xây
dựng 12 chương trình khung và chương trình chi tiết cho các hệ đào tạo trung
cấp nghề, sơ cấp nghề và thi cấp Giấy phép lái xe mô tô, ô tô các hạng như sau:
Bảng 1: Các ngành nghề đào tạo của nhà trường
Hệ trung cấp nghề

Hệ sơ cấp nghề

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn

Lái xe ô tô các hạng và mô tô


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1. Công nghệ ô tô
2. Hàn
3. Điện công nghiệp

1. Sửa chữa ô tô
2. Sửa chữa gầm ô tô
3. Sửa chữa điện ô tô
4.Hàn


16

hạng A1
1. Lái xe ô tô hạng B1
2. Lái xe ô tô hạng B2
3. Lái xe ô tô hạng C
4. Nâng hạng Giấy phép lái
xe
5. Lái xe mô tô 2 bánh hạng
A1

Hàng năm nhà trường đã tổ chức, đào tạo và cấp bằng, Giấy phép lái xe cho
hơn 12.000 học viên. Số học viên của trường chủ yếu là từ hoạt động tham gia
cấp Giấy phép lái xe mô tô hạng A1 và lái xe ô tô các hạng. Trong suốt quá trình
hình thành và phát triển nhà trường luôn là một trong hai trung tâm đi đầu trong
việc đào tạo cấp Giấy phép lái xe các hạng theo quy định của pháp luật trên toàn
thành phố HỒ CHÍ MINH . Học viên học tập và đào tạo tại trường luôn được
đảm bảo về chất lượng đầu ra với khối lượng kiến thức lý thuyết và thực hành
xuyên suốt thời gian đào tạo. Ngoài ra, học viên học tập tại trường sau khi tốt
nghiệp sẽ được nhà trường tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí.
3. Cơ cấu tổ chức
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

17


Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường Trung cấp nghề Giao thông
vận tải HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Phòng
Hành
chính
Phòng Tài vụ
Phòng Đào
tạoTổ chức
Trung
tâm
Trung
Sát hạch
tâm bảo
lái xe
dưỡng
Khoasửa
Cơ khí
chữa
ĐộngKhoa
lực ôtô

3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban
3.2.1. Ban giám hiệu nhà trường
- Hiệu trưởng: là người đứng đầu nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp

luật và nhà trường về mục tiêu, kế hoạch phát triển đào tạo; tổ chức, điều hành
và kiểm tra các hoạt động của trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải HỒ
CHÍ MINH .

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

18

- Phó hiệu trưởng: Điều hành mọi hoạt động của Nhà trường về công tác tổ
chức cán bộ, tài chính, đào tạo, cấp bằng nghề, xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất,
thi đua khen thưởng, kỷ luật; công tác thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra phó hiệu
trưởng còn chủ trì các cuộc họp, tham gia Hội đồng trường và giảng dạy theo
quy định.
Phó hiệu trưởng phụ trách các công việc sau đây:



Tổ chức thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường.
Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của Nhà trường và tổ chức khai
thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho




hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Chủ trì các cuộc họp, sửa, duyệt, ký các văn bản ban hành.
Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, đảm bảo an




ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong toàn trường.
Thực hiện quy chế dân chủ trong Nhà trường, thực hiện các chính sách,
chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên



trong trường.
Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy
nghề theo quy định. Chấp hành các quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm



định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy



định của pháp luật.
Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng lao động đối với giáo



viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường.
Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối cán bộ, giáo viên, nhân viên và người





học nghề trong phạm vi thẩm quyền quản lý.
Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường.
Quyết định bổ nhiệm chức vụ Trưởng, phó phòng, khoa, Trung tâm; tổ



trưởng, tổ phó các khoa, Trung tâm.
Cấp bằng, chứng chỉ nghề cho người học nghề theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

19

3.2.2. Phòng tài vụ
Có trách nhiệm trong việc quản lý hướng dẫn hạch toán tài chính cho nhà
trường theo đúng chế độ tài chính và luật kế toán của Nhà nước:


Tham mưu giúp việc cho Ban Giám hiệu trong công tác tài chính kế toán
của trường, chịu trách nhiệm về toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến lĩnh



vực tài chính.
Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, kế hoạch tài chính hàng năm phục vụ




hoạt động của Nhà trường.
Giám sát các khoản thu - chi tài chính, các nghĩa vụ thu - nộp, thanh toán



nợ phải trả.
Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn vốn hình thành



tài sản.
Thu thập, phân tích, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng, nội



dung công việc kế toán, chuẩn mực và theo Luật Kế toán.
Thực hiện thanh quyết toán mọi nguồn kinh phí theo chế độ Nhà nước và



quy định của Nhà trường.
Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động tài chính của trường trình Hiệu



trưởng và cơ quan quản lý cấp trên.
Theo dõi thu, chi từ nguồn học phí, cập nhật sổ sách thường xuyên; Theo

dõi tình hình sử dụng các quỹ: quỹ phúc lợi, quỹ phát triển.

3.2.3. Phòng đào tạo
Có trách nhiệm trong việc tổ chức, kiểm tra và giám hoạt động đào tạo nghề
hàng năm của nhà trường. Phòng đào tạo lập kế hoạch và tổ chức công tác tuyển
sinh, quản lý học viên và các tài liệu học nghề liên quan:


Tham mưu giúp việc cho Ban Giám hiệu trong công tác tuyển sinh đào tạo
hệ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và bồi dưỡng nâng bậc công nhân kỹ
thuật.

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

20



Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề hàng năm và dài hạn cho



nhà trường.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng các chương trình, giáo





trình, tài liệu học nghề theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.
Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh cho nhà trường
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng




nâng cao chất lượng dạy nghề trong nhà trường.
Quản lý việc kiểm tra, thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ nghề theo quy định.
Tổ chức thi tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng nghề, cấp chứng



chỉ nghề.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp




vụ cho giáo viên.
Xây dựng giờ tiêu chuẩn năm học cho giáo viên.
Thực hiện các công việc giáo vụ: lập các bảng biểu về công tác giáo vụ,
dạy và học, thực hành, thực tập nghề, theo dõi, tổng hợp, đánh giá chất
lượng các hoạt động dạy nghề; thống kê, làm báo cáo theo quy định của
Bộ Lao động thương binh và Xã hội, của cơ quan quản lý cấp trên và của
Hiệu trưởng.

3.2.4. Phòng Tổ chức Hành chính
Thực hiện công việc quản lý nhân sự, tổ chức cuộc họp, hội nghị; đảm bảo an

ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại văn phòng nhà trường và Trung tâm sát hạch
lái xe; thực hiện công tác tổ chức lao động, tiền lương, công tác cán bộ, hành
chính, bảo vệ, y tế, cung ứng vật tư văn phòng:


Giúp việc cho Ban Giám hiệu trong các công tác tổ chức cán bộ, hành
chính tổng hợp như: công tác cơ cấu tổ chức, công tác nhân sự, công tác
chế độ chính sách, công tác thi đua khen thưởng, công tác văn thư - lưu
trữ, công tác hành chính, công tác Phòng cháy chữa cháy, công tác phòng
chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, tổng hợp đối ngoại, xây dựng cơ bản,

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

21

đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong toàn trường và một số


công tác khác theo yêu cầu của Ban Giám hiệu
Thực hiện công tác đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; tổ chức tuyển




dụng, làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao động.
Tổ chức đánh giá viên chức, lao động hợp đồng hàng năm.
Xây dựng quy hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ,

chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ viên chức, làm thủ tục cho cán bộ



viên chức đi học tập.
Tổ chức nâng ngạch, chuyển ngạch cho cán bộ, viên chức, giáo viên theo




quy định của nhà trường và pháp luật.
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng.
Tổ chức các ngày lễ lớn, các Hội nghị, Hội thảo, các sự kiện của trường.

3.2.5. Trung tâm Sát hạch lái xe
Có nhiệm vụ tổ chức, giám sát các hoạt động liên quan tới sát hạch lái xe;
quản lý chất lượng, định kỳ sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống chấm
điểm tự động của trung tâm; quản lý và lưu trữ hồ sơ sát hạch có liên quan:


Tham mưu giúp việc cho Ban Giám hiệu trong công tác ôn luyện, sát hạch




lái xe tại Trung tâm sát hạch lái xe.
Thực hiện việc sát hạch lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C.
Kết hợp với phòng Tài vụ tổ chức thực hiện thu phí sát hạch và các dịch




vụ khác theo quy định hiện hành.
Tổ chức bồi dưỡng, ôn luyện lái xe cho học viên trong trường và các cơ sở
đào tạo khác có nhu cầu để chuẩn bị các kỳ sát hạch lái xe của Hội đồng



sát hạch lái xe thuộc Sở Giao thông vận tải Hồ chí minh tổ chức.
Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ tài liệu các kỳ sát hạch lái xe và báo cáo



định kỳ theo quy định của Thông tư 46/2012 của Bộ Giao thông vận tải.
Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên phục vụ ôn luyện và tổ chức thi chứng
chỉ nghề cho học sinh Nhà trường; kết hợp với Hội đồng sát hạch tổ chức
sát hạch cấp Giấy phép lái xe.

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


22

Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác, đầu tư cơ sở vật chất; định kỳ bảo
dưỡng, sửa chữa thiết bị đảm bảo hệ thống chấm điểm tự động, máy tính
hoạt động ổn định, chấm điểm theo quy định phục vụ cho các kỳ Sát hạch
lái xe đường bộ.


3.2.6. Trung tâm Bảo dưỡng sửa chữa
Thực hiện công tác sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện định kỳ; đảm bảo
chât lượng phương tiện đáp ứng nhu cầu của học viên và giáo viên trong trường;
khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường:


Thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đáp ứng nhu cầu đào tạo



lái xe và dạy nghề
Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả sở vật chất, kỹ thuật, thực
hiện kế hoạch thực tập sản xuất cho học sinh học nghề của Nhà trường và



các hoạt động dịch vụ, sản xuất khác theo quy định.
Quản lý, điều hành đội ngũ cán bộ, thợ sửa chữa thực hiện kế hoạch bảo



dưỡng sửa chữa phương tiện định kỳ của Nhà trường.
Kết hợp với khoa Ô tô lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa phương tiện phục



vụ công tác đào tạo của Nhà trường.
Tham gia Hội đồng trường, các cuộc họp và giảng dạy theo quy định.

3.2.7. Khoa cơ khí động lực

Thực hiện công tác giảng dạy, biên soạn chương trình, giáo trình hệ trung cấp
và sơ cấp nghề theo quy định của nhà trường; thực hiện các hoạt động thực
nghiệm và nghiên cứu khoa học cơ bản phục vụ cho công tác bồi dưỡng cán bộ
và giảng dạy do Ban giám hiệu đề ra:


Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa khác
theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của trường

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


23

Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề khi
được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương



pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ



thuật, công nghệ vào quá trình dạy nghề, bồi dưỡng giáo viên.
Tổ chức theo dõi và đánh giá kết quả rèn luyện của học viên theo học các




ngành, nghề, lĩnh vực chuyên môn phụ trách.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của
Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy



nghề.
Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng, tham gia các
cuộc họp của nhà trường.

3.2.8. Khoa ô tô
Thực hiện công tác giảng dạy lý thuyết và thực hành lái xe ô tô các hạng đáp
ứng nhu cầu đào tạo của nhà trường; báo cáo và đề xuất các kế hoạch sửa chữa,
bảo dưỡng trang thiết bị, kiểm soát phương tiện của nhà trường:


Thực hiện kế hoạch lý thuyết, thực hành nghề lái xe, học tập và các hoạt
động ngoại khóa khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của Nhà



trường.
Thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình, cải tiến phương pháp dạy



nghề của nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo.
Quản lý, điều hành, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị và

phương tiện theo quy định của nhà trường. Đề xuất xây dựng các kế hoạch




sửa chữa - bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị khoa quản lý.
Lập kế hoạch giáo viên hàng năm, tổng kết số giờ thực hiện của khoa.
Kết hợp với phòng đào tạo lập danh sách phân công giáo viên dạy thực



hành lái xe các hạng theo quy định của nhà trường.
Tổ chức theo dõi và đánh giá kết quả rèn luyện của học viên theo học các
ngành, nghề, lĩnh vực chuyên môn phụ trách.

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



24

Giảng dạy theo quy định, kiểm tra và ký duyệt hồ sơ giáo án.
Tổ chức kiểm tra giám sát giấy tờ phương tiện, phối hợp với giáo vụ làm
thủ tục xin cấp giấy phép tập lái.

4. Thực trạng và cơ cấu nhân sự của trường Trung cấp nghề Giao thông
vận tải HỒ CHÍ MINH

4.1. Cơ cấu nhân sự
Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hồ chí minh có đội ngũ cán bộ
quản lý, giảng viên lâu năm giàu kinh nghiệm, sáng tạo cùng đội ngũ kỹ sư lành
nghề nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Các giáo viên trong trường được
đào tạo từ các trường sư phạm trên toàn quốc luôn có tinh thần học hỏi cao, nỗ
lực hết mình trong công việc nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo từ nhà trường.
Ngoài ra công nhân viên chức trong nhà trường cũng thường xuyên được tham
gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao
nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu về chuyên môn ngày càng cao trong xã hội.
Bảng 2: Bản khai năng lực cán bộ chuyên môn và kỹ thuật của nhà
trường
CÁN BỘ CHUYÊN MÔN
STT
& KỸ THUẬT THEO
NGHỀ
I
ĐẠI HỌC CÁC NGÀNH
1 Kỹ sư công nghệ thông tin
2 Cử nhân Ngoại ngữ
3 Kỹ sư hàn
4 Kỹ sư xây dựng
5 Kỹ sư ô tô
6 Kỹ sư điện
7 Cử nhân kế toán tài chính
8 Kỹ sư cơ điện tử

Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn

THEO THÂM NIÊN


SỐ
LƯỢNG

5 năm

10 năm

15 năm

74
2
2
7
6
30
12
5
10

33
1
2
4
2
10
8
2
4

21

1

20

2
3
9
1
2
3

1
1
11
3
1
3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

II
1
2
3
4

CAO ĐẲNG CÁC NGÀNH
Cơ khí động lực
Tiền lương

Kinh tế
Giao thông vận tải

36
14
4
5
13

12
4
2
2
4

12
6
1
2
3

25

12
4
1
1
6

Trong đó số nhân viên nữ là 25 người (chiếm 22,7% số cán bộ công nhân

viên chức trong toàn trường); nhân viên nam là 85 người (chiếm 77,3% số cán
bộ công nhân viên chức toàn trường). Do đặc thù của trường Trung cấp nghề
Giao thông vận tải Hồ chí minh là đào tạo nghề liên quan tới lĩnh vực giao thông
vận tải và các ngành nghề kỹ thuật nên số lượng giáo viên là nam chiếm chủ yếu
trong tổng số giáo viên của nhà trường.
4.2. Thực trạng quản lý hoạt động nhân sự của nhà trường


Về tuyển dụng:
Ban giám hiệu và phòng Tổ chức hành chính đánh giá nhu cầu nhân sự

của nhà trường và kế hoạch phát triển về nhân sự trong thời gian ngắn hạn và dài
hạn để xác định chỉ tiêu tuyển dụng. Các cán bộ công nhân viên chức được tuyển
dụng đều phải có bằng cấp phù hợp với từng vị trí và đợt tuyển dụng, có tinh
thần trách nhiệm cao và khả năng nhạy bén trong công việc nhằm đáp ứng nhu
cầu tuyển dụng của nhà trường.



Đợt tuyển dụng đầu tiên: được tiến hành vào trong khoảng Quý III;
Đợt tuyển dụng thứ hai (bổ sung): được tiến hành vào khoảng Quý IV
hoặc Quý I năm sau.

Tùy theo nhu cầu của nhà trường mà số lượng và chỉ tiêu tuyển dụng trong
từng đợt sẽ được xác định lại nhằm phù hợp với yêu cầu của nhà trường. Toàn
bộ quy trình tuyển dụng sẽ do phòng Tổ chức hành chính triển khai với sự tham
mưu từ Ban giám hiệu và các phòng ban khác.


Về đào tạo sau tuyển dụng:


Sinh viên thực hiện: Trần Lê Nhàn


×