Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn sáp nhập và mua lại công ty động cơ sáp nhập và các quy tắc sáp nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.34 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP NHÓM

MÔN SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CÔNG TY

Cán bộ giảng dạy: LÊ LONG HẬU
Danh sách nhóm:
1. Lê Bửu Minh Quân

M2715042

2. Đỗ Lê Quỳnh Trang

M2715061

3. Phan Huyền Trang

M2715062

4. Lê Hồng Trúc

M2715064

Tháng 9 – 2016

ĐỘNG CƠ SÁP NHẬP VÀ CÁC QUY TẮC SÁP NHẬP
1



Bài viết này đưa ra một cái nhìn tổng quan về việc giải thích sáp nhập và
tương quan của chúng đến các quy tắc cho chiến lược sáp nhập. Phần chính đầu
tiên thảo luận về những lời giải thích đưa ra cho vụ sáp nhập và xem xét các bằng
chứng về một vài giả thuyết. Điều này không được thực hiện để bác bỏ hoặc
chứng minh một lý thuyết duy nhất. Hầu hết các nhà quan sát đồng ý rằng sáp
nhập được thúc đẩy bởi một mô hình phức tạp của động cơ, và không có phương
pháp nào có thể làm cho một bản báo cáo đầy đủ (ví dụ như Steiner, 1975;
Ravenscraft và Scherer, năm 1987. Nhưng khi biết rằng thế giới là phức tạp
không thể là sự kết thúc của sự nỗ lực khoa học . Một nỗ lực được thực hiện để
đặt các lý thuyết sáp nhập theo tính hợp lý và nhất quán với những bằng chứng.
Có hai cách, đó là điều tra trực tiếp và suy luận gián tiếp từ kết quả sáp nhập.
Điều tra trực tiếp có thể tạo ra kết quả không đáng tin cậy trong khi suy luận gián
tiếp có thể thiếu cơ sở.
Phần chính thứ hai xem xét các nghiên cứu giao dịch với các quy tắc cho
chiến lược sáp nhập. Có thể chia thành ba chủ đề chính: sự lựa chọn giữa mua lại
tương quan và không tương quan, sự lựa chọn giữa việc mua lại và phát triển nội
bộ, và sự lựa chọn giữa hội nhập và tự chủ của các đơn vị mua lại. Phần này của
bài viết nhằm mục đích xác định các giả định cơ bản đằng sau một chiến lược sáp
nhập. Những giả thiết tương phản mạnh với những bằng chứng về động cơ sáp
nhập.
CÁC LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG CƠ SÁP NHẬP
 Lý thuyết hiệu quả

1. Hiệp lực tài chính:
Hiệp lực tài chính sẽ làm giảm chi phí vốn:
- Giảm rủi ro hệ thống của danh mục đầu tư bằng việc đầu tư vào các doanh
nghiệp không cùng ngành nghề.
- Gia tăng quy mô công ty, khi đó doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn có
chi phí rẻ.
- Thiết lập một thị trường vốn nội bộ có sự liên kết về mặt thông tin và do đó

phân bổ vốn sẽ hiệu quả hơn.
2. Hiệp lực vận hành:

2


- Hiệp lực vận hành đến từ sự kết hợp hoạt động của các bộ phận riêng biệt hoặc
từ việc chuyển giao tri (theo Porter, 1985).
- Làm giảm chi phí hoạt động hoặc giúp công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ
độc quyền.
3. Hiệp lực quản lý: hiệp lực này được biết đến khi mà khả năng quản trị,
khả năng giám sát vượt trội có lợi cho hoạt động của mục tiêu.
Ý kiến về hiệp lực tài chính đã nhận được sự phê bình sắc bén:
Tranh luận cho rằng bất cứ sự hiệp lực tài chính nào cũng không thể đạt
được trong một thị trường vốn hiệu quả.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có bằng chứng cho giảm rủi ro hệ thống
hay thị trường vốn nội bộ hiệu quả (Rumelt, 1986; Montgomery và Singh, 1984).
Lợi thế về quy mô công ty là có tồn tại trong thị trường vốn (Scherer và
cộng sự, 1975).
Hiệp lực vận hành và hiệp lực quản lý cũng bị chỉ trích như là những khái
niệm khó nắm bắt mà thường được nêu trong lý thuyết nhưng ít khi được nhận
ra. (Kitching, 1967; Porter, 1987).
Jensen thấy rằng việc tích trữ nợ trong giao dịch như một công cụ kiểm soát
hiệu quả chống lại sự sai lệch từ tối đa hóa giá trị của cổ đông.
Bằng chứng gián tiếp cho lý thuyết hiệu quả đến từ ba dạng nghiên cứu
khác nhau.
- Nghiên cứu sự kiện (Event studies): được tóm tắt bởi Weston và Chung
(1983), Jensen (1984), Dennis và McCon- nell (1986), và Ravenscraft và Scherer
(1987) cho thấy rằng giá trị của doanh nghiệp diễn biến tích cực trên trường
chứng khoán sau khi sáp nhập. Hầu hết lợi nhuận được nắm giữ bởi cổ đông mục

tiêu trong khi cổ đông nhà thầu (mua) lại hầu như không đạt được gì. Hơn nữa
Ravenscraft và Scherer chỉ ra rằng trong hơn 21 năm qua chỉ có hai trong số
những thương vụ mua lại là tốt hơn so với chỉ số giá công nghiệp S&P.
- Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hoạt động kinh doanh của công ty vẽ nên một
bức tranh ảm đạm hơn về hoạt động sáp nhập. Porter (1987) cho thấy hơn một
nửa trong số các vụ mua lại các công ty lớn của Hoa Kỳ là thất bại. Mặt khác,
nghiên cứu của ông cho thấy mua lại tương quan tốt hơn so với mua lại đa dạng
hóa hay không tương quan.
Tóm lại, lý thuyết hiệu quả thì còn nhiều bất lợi. Nếu bản báo cáo tài chính
đáng tin cậy hơn so với giá cổ phiếu thì lý thuyết hiệu quả sẽ bị bác bỏ. Tuy

3


nhiên, nếu giả định thị trường vốn đạt hiệu quả thì lý thuyết này có thể được áp
dụng.
 Lý thuyết độc quyền

Việc sáp nhập được lên kế hoạch và thực hiện để đạt được sức mạnh thị
trường. Điều này không chỉ xảy ra ở sáp nhập chiều ngang (còn được gọi là sáp
nhập cùng ngành, là hình thức sáp nhập giữa các công ty cùng cạnh tranh trực
tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. Thông thường, hai công ty sáp
nhập thường là đối thủ của nhau (vì cùng ngành). Lợi thế rõ nhất của việc sáp
nhập ngang đó là sự cộng hưởng hay hiệp lực (synergy), tăng thị phần thị trường
và giảm đối thủ cạnh tranh). Những tập đoàn có thể cho phép một công ty tham
gia vào các hoạt động sau:
1. Công ty có thể trợ cấp chéo sản phẩm (sự trợ cấp lỗ của một mặt hàng này
bằng siêu lợi nhuận khi kinh doanh các mặt hàng khác). Lợi nhuận từ lợi thế trên
thị trường được sử dụng để cạnh tranh giành thị phần trên thị trường khác.
2. Công ty có thể hạn chế được sự cạnh tranh khi tham gia nhiều hơn một thị

trường. Một cách thực hiện điều đó là thỏa thuận ngầm với đối thủ cạnh tranh
đáp ứng nhiều hơn một thị trường. Lý thuyết về “nhẫn lẫn nhau” đã được phát
triển bởi Edwards (1955). Một ví dụ thực tế là xây dựng một chỗ đứng vững chắc
trên thị trường của chính đối thủ cạnh tranh (Porter, 1985). Các cách khác có thể
hạn chế cạnh tranh trong nhiều hơn một thị trường là giao dịch đối ứng và kết
hợp các chức năng kinh doanh như mua. Hai hiện tượng sau khó đánh giá vì
chúng có thể hiệp lực cũng như giảm đối thủ cạnh tranh.
3. Công ty có thể ngăn chặn các đối thủ tiềm ẩn xâm nhập vào thị trường của
mình. Cách để đạt được điều này là tập trung vào một nhà chi phối thị trường.
Ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn được đánh giá là khó. Các nhân vật
giấu mặt của cạnh tranh tiềm năng là lý do trong chống độc quyền (Steiner,
1975).
Những lợi ích như trên có được từ sự thông đồng (Chatterjee, 1986) hay
liên minh độc quyền (Porter, 1985). Có một sự khác biệt rõ ràng ở cấp độ của

4


nền kinh tế. Hiệu quả đạt được đối với sự cạnh tranh độc quyền đôi khi không
xảy ra trong các vụ sáp nhập (Scherer, 1980).
Không quá ngạc nhiên khi không có tuyên bố rằng việc sáp nhập được
thực hiện để đạt được sức mạnh độc quyền. Thậm chí việc sáp nhập hầu như
được cho rằng để thực hiện mục tiêu này, giống như những làn sóng sáp nhập
thời điểm chuyển giao thế kỷ (Rhoades, 1983) có thể được 'bán' trên cơ sở hiệu
quả hoặc bằng cách cho rằng các thị trường liên quan rộng mở hơn.
Có một số bằng chứng gián tiếp về hậu quả độc quyền trong sáp nhập.
Jensen (1984) tóm tắt một số nghiên cứu sự kiện đối với những ảnh hưởng của
các thông báo sáp nhập, những điều tra của FTC và hủy sáp nhập cổ phiếu của
đối thủ. Theo lý thuyết độc quyền, cổ phiếu của đối thủ cạnh tranh sẽ tăng và
giảm nếu sáp nhập có thay đổi hoặc hủy bỏ. Do cổ phiếu của đối thủ không rơi

vào hai sự kiện này vì vậy Jensen bác bỏ lý thuyết độc quyền. Hai nghiên cứu
khác gần đây xem xét trực tiếp đến vai trò liên kết thị trường. Scott (1982) cho
rằng chúng chỉ gắn liền với lợi nhuận cao nếu mức độ tập trung người bán là rất
cao. Trái ngược với điều này, Feinberg (1985) tìm thấy một mối quan hệ tích
cực, mặc dù mức độ công nghiệp yếu hơn nhiều so với mức độ công ty. Cuối
cùng, kết quả thực hiện nêu trên từ các nghiên cứu của Ravenscraft và Scherer và
Porter cũng được áp dụng ở đây. Có mâu thuẫn một cách rõ ràng với hình ảnh về
sự thành công của lợi nhuận độc quyền thông qua sáp nhập không theo chiều
ngang.
Tóm lại, các lý thuyết độc quyền dường như kém hơn so với lý thuyết
hiệu quả. Các kết quả hoạt động của các công ty được trộn lẫn trong khi các sự
kiện nghiên cứu không mong muốn điều đó. Tuy nhiên, kết quả không như
Jensen (1984) và Ravenscraft và Scherer (1987) tuyên bố.
 Lý thuyết định giá

Lý thuyết này cho rằng việc sáp nhập được lên kế hoạch và thực hiện bởi
các nhà quản lý có thông tin tốt hơn về giá trị của công ty mục tiêu so với thị
trường chứng khoán (Steiner, 1975; Holderness và Sheehan, 1985; Ravenscraft
và Scherer, 1987).

5


Các nhà quản lý chào mua có thể có thông tin duy nhất về những lợi thế
bắt nguồn từ việc kết hợp các doanh nghiệp mục tiêu. Hoặc họ có thể định giá
thấp một công ty chỉ chờ đợi để được bán từng đợt. Tương tự như vậy, các nhà
quản lý đề xuất một LBO có thể có thông tin duy nhất về những gì họ có thể làm
với một doanh nghiệp không còn chịu ảnh hưởng bởi công ty trụ sở. Nghiên cứu
của Ravenscraft and Scherer(1987) lại cho rằng các công ty nhà thầu gặp rất
nhiều khó khăn để có được đầy đủ thông tin nhằm đánh giá công ty mục tiêu.

Wensley cũng chỉ ra rằng nhà quản lý phải dựa vào các thông tin cá nhân
để xác định giá trị của doanh nghiệp mục tiêu và dự đoán tình hình sẽ xảy trong
tương lai.
 Lý thuyết xây dựng quyền lực
Theo lý thuyết này, sáp nhập được lên kế hoạch và thực hiện bởi những
người quản lý nhằm tối đa hóa lợi ích riêng của họ thay vì giá trị của cổ đông.
Cách tiếp cận này có nguồn gốc từ các nghiên cứu ban đầu về việc tách quyền sở
hữu và kiểm soát trong công ty (Berle và Means, 1933). Ý tưởng cơ bản của nó
được chứa trong các lý thuyết quản lý khác nhau của công ty (Baumol, 1959;
Marris, 1964; Williamson, 1964) và xây dựng một cách rõ ràng bởi Mueller
(1969). Gần đây, Rhoades (1983) và Black (1989) đã phát triển liên quan đến
việc giải thích về sáp nhập.
Điểm chung của các lý thuyết quản lý của công ty là tối đa hóa các mục
tiêu của nhà quản lý. Trong mô hình quản lý của Baumol, nhà quản lý tối đa hóa
doanh thu ràng buộc bởi lợi nhuận tối thiểu. Mô hình Marris theo đuổi mục tiêu
và công nhận tốc độ tăng trưởng bền vững về tài chính. Williamson giới thiệu các
khái niệm về sở thích chi phí của nhà quản lý mà ông ta mô hình hóa như một
biến phức có chứa các yếu tố như xe công ty, nhân viên dư thừa hoặc đầu tư có
uy tín.
Một lập luận về lý thuyết xây dựng quyền lực không nhất thiết phải giới
hạn trong các động cơ tối đa hóa tăng trưởng. Điều này được thể hiện bởi
Rhoades (1983) phân tích về làn sóng sáp nhập những năm 1960. Rhoades sắp
đặt động cơ lợi nhuận và động cơ quyền lực có thể giải thích về hành vi kinh
doanh. So sánh các bằng chứng trên làn sóng sáp nhập ở thời điểm chuyển giao
thế kỷ và trong năm 1960 ông kết luận rằng trong khi chờ đợi các động cơ quyền
lực đã thay thế động cơ lợi nhuận đã thúc đẩy phía sau các công ty lớn.
6


Một phát triển gần đây trong lĩnh vực này là giả thuyết chi trả vượt

(overpayment hypothesis) của Black (1989). Black mặc nhiên cho rằng các nhà
quản lý trả tiền quá cao cho các mục tiêu vì họ quá lạc quan và vì lợi ích của họ
trái ngược với những cổ đông của họ. Trong một thị trường vốn hiệu quả việc trả
tiền quá mức sẽ dẫn đến sự sụt giảm theo giá cổ phiếu của nhà thầu.
Tóm lại, lý thuyết xây dựng quyền lực được cho là lý thuyết được tin cậy
nhất đến thời điểm này. Điều này là do 2 hạn chế: đầu tiên, các bằng chứng thu
thập được đến ngày hôm nay là tương đối hạn chế. Thứ hai, lý thuyết xây dựng
quyền lực là một tên gọi chung cho một loạt các giải thích về sáp nhập. Điều này
cũng đúng trong sáu giải thích sáp nhập khác, nhưng lý thuyết xây dựng quyền
lực bao gồm một phạm vi rộng lớn hơn (ví dụ so với lý thuyết độc quyền).
 Lý thuyết quá trình

Nghiên cứu này trình bày một số các mô hình mô tả quyết định chiến lược
không phải là sự lựa chọn hợp lý toàn diện nhưng nó là kết quả của quá trình bị
điều chỉnh bởi một hoặc những ảnh hưởng sau:
1. Theo Simon (1957) thì trong quá trình ra quyết định khả năng xử lý
thông tin của cá nhân là hạn chế. Do đó, việc tìm kiếm thông tin và lựa chọn thay
thế có thể bị rút gọn, không được đánh giá đầy đủ và đơn giản hóa.
2. Theo Allison (1971) tổ chức thường đóng vai trò trung tâm và theo Cyert
và March’s (1963) nói về lý thuyết hành vi của công ty. Càng nhiều người tham
gia thì những hạn chế của họ sẽ ngăn cản việc đưa ra một quyết định hợp lý để
giải quyết vấn đề. Các tổ chức thường dựa vào những thói quen đã thành công
trong quá khứ. Trong những tình huống tương tự thì những giải pháp cũ được
đưa ra để giải quyết vấn đề mới. Những giải pháp mới chỉ được đưa ra nếu những
cái cũ bị thất bại. Theo thời gian thì sẽ hình thành thói quen giải quyết vấn đề đó
là thích nghi hợp lý.
3. Theo Allison’s (1971) và Pettigrew’s (1977) thì quyết định chiến lược
được hiểu như là kết quả của trò chơi chính trị giữa bên trong và bên ngoài công

7



ty. Việc cân nhắc chiến thuật và điều chỉnh lẫn nhau chi phối tiến trình ra quyết
định.
Phần lớn các nghiên cứu đã kết luận rằng việc mua lại thực sự không phải
là một quyết định hoàn toàn hợp lý. Họ thấy rằng có sự không chắc chắn, thiếu
quy hoạch, ảnh hưởng chính trị, nhiều sự tham gia, và không có thỏa thuận điều
kiện mua lại. Tóm lại bằng chứng về lý thuyết này là rất mơ hồ. Các bằng chứng
hiện tại chủ yếu là hỗ trợ.
 Lý thuyết “Raider”

Holderness và Sheehan (1985) giải thích “Raider” có nghĩa là chuyển tài
sản từ các cổ đông của các công ty mà ông ta mua, bao gồm “greenmail” và bồi
thường sau khi tiếp quản thành công.
Vấn đề đầu tiên trong lý thuyết raider là giả thuyết việc chuyển tài sản là
không hợp lý. Trong nỗ lực thành công của raider: trả giá cao hơn cho cổ đông
để trở thành cổ đông kiểm soát. Lạm dụng quá mức sẽ ảnh hưởng đến họ, trong
khi một phần cổ đông có thể được hưởng lợi ích ròng từ việc bán ra. Trong
trường hợp của greenmail, tài sản được chuyển từ công ty và cuối cùng là từ các
cổ đông. Tuy nhiên, câu hỏi là tại sao ban điều hành công ty lại chấp nhận chi trả.
Ban quản trị có thể giải thích nếu giá cao hơn dự kiến, hoặc công ty có thể cải
thiện giá của chính công ty mình, ví dụ thông qua việc tái cơ cấu (Jensen, 1984).
Vấn đề thứ hai trong lý thuyết raider là hoàn toàn không có bằng chứng bất
lợi. Trong nghiên cứu về 69 vụ sáp nhập được khởi xướng bởi một số raider,
Holderness và Sheehan (1985) thấy rằng mục tiêu “cổ đông” đều đạt được trong
các trường hợp này. Điều này là bằng chứng chung cho mục tiêu lợi ích cổ đông
từ việc sáp nhập, ví dụ theo Jensen (1984) lợi nhuận bất thường trung bình tăng
từ 8% đến 30%.
 Lý thuyết nhiễu loạn
Theo lý thuyết của Gort (1969) làn sóng sáp nhập là do rối loạn kinh tế.

Chúng làm thay đổi những kỳ vọng cá nhân và tăng sự không chắc chắn. Qua đó,
họ thay đổi thứ tự của những kỳ vọng cá nhân. Sở hữu tài sản bây giờ đạt giá trị
cao hơn trên tài sản so với các chủ sở hữu nó, và ngược lại. Kết quả là một làn
sóng sáp nhập xảy ra.
Lý thuyết này không được xem xét tiếp bởi 3 lý do:

8


- Đầu tiên, nó không thảo luận về khung nghiên cứu cho việc sáp nhập. Nhưng
đặc biệt điều này không giải thích được ở cấp độ vĩ mô, ví dụ, tại sao trong cuộc
khủng hoảng dầu năm 1973 – 1974 không có làn sóng sáp nhập như vào cuối
những năm 1960, không có sự liên quan với bất kỳ xáo trộn lớn về kinh tế.
- Thứ hai, hầu hết những xáo trộn có tính chất liên ngành. Điều này sẽ dẫn đến
một kiểu sáp nhập ngành. Nhưng điều này chỉ có thể thấy trong một số trường
hợp; ngành thực phẩm và công nghiệp dầu là một ví dụ; làn sóng sáp nhập của
những năm 1960 là một ví dụ.
- Thứ ba, không đủ để cho rằng là điều này đã đảo lộn trật tự của sự mong đợi
như trong lý thuyết của Gort. Tuy nhiên, lý thuyết của Gort không giống như lập
luận của Wiggins (1981) rằng nó không thể giải thích phí bảo hiểm. Điều này chỉ
phụ thuộc vào sự khác biệt trong kỳ vọng và vào quá trình cạnh tranh trong thị
trường vốn.
CHIẾN LƯỢC SÁP NHẬP
 Mô hình thâu tóm
Các mô hình được lập bởi Shay (1981), Silhan và Thomas (1986) và Kroll
và Caples (1987) là khác nhau về độ phức tạp nhưng có hai điểm chung. Một thị
trường vốn hiệu quả coi như sự phối hợp cho các vụ sáp nhập. Nếu các tác giả đề
xuất các mô hình của họ để đánh giá sự hợp nhất này có nghĩa là họ cho rằng lý
thuyết hiệu quả là lời giải thích hợp lệ cho vụ sáp nhập.
Những mô hình liên quan đến đa dạng hóa công việc mà sau đó Rumelt

(1986) nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và hiệu suất. Phát hiện này
chủ yếu là duy trì trong các nghiên cứu chiến lược sau đó, dù các tổ chức nghiên
cứu công nghiệp sử dụng các biện pháp khác nhau trong đa dạng hóa, phần lớn
không tìm thấy mối quan hệ (Palepu, 1985). Nghiên cứu gần đây có xu hướng
hướng tới một sự đồng thuận rằng có mối quan hệ gắn liền với hiệu suất cao
(Montgomery và Singh, 1984; Kusewitt, 1985; Palepu, 1985; Shelton, 1988).
Kết quả này cũng được phản ánh trong các tài liệu quản lý (Salter và Weinhold,
1979; Drucker, 1981; Porter, 1985). Salter và Weinhold (1979) quay lại với ma
trận sản phẩm thị trường của Ansoff phản ánh các mối quan hệ khác nhau. Họ sử
dụng ma trận này để đề nghị một số cách để mua lại thành công. Tương tự
Drucker và Porter từng gợi ý rằng việc mua lại phải được thực hiện xung quanh

9


một chủ đề phổ biến, và những đóng góp tiềm năng cho các doanh nghiệp mua
phải đóng một vai trò quyết định.
 Mô hình tiếp nhận
Khi một công ty đã quyết định thâm nhập một thị trường mới thì lựa chọn
giữa việc mua lại một công ty đang hiện hữu và tự phát triển một doanh nghiệp.
Một số tác giả đã trình bày quá trình dẫn đến quyết định này. Porter (1980) mô tả
chi phí đầu tư bao gồm những gì cần thiết để xâm nhập ngành, dự kiến chi phí trả
đũa, và dòng tiền dự kiến. Nếu một công ty muốn phát triển một doanh nghiệp
thì họ phải đối mặt với những rào cản của ngành công nghiệp để xâm nhập vào
đó và sự cần thiết để đạt được lợi thế cạnh tranh. Theo quan điểm của Porter thì
khả năng thay đổi cấu trúc công nghiệp có thể biện hộ cho sự xâm nhập, bởi vì
nếu không có sự xâm nhập nên mang lại lợi nhuận trên mức trung bình.
 Mô hình hợp nhất
Kitching (1967) phát hiện ra sự tồn tại của quản lý sáp nhập và mối quan
hệ tổ chức là quan trọng cho sự thành công của việc sáp nhập.

Drucker (1981) chú ý đến văn hóa tổ chức và quản lý doanh thu và tích hợp một
doanh nghiệp mới bằng cách chuyển một số lượng đáng kể của các nhà quản lý
giữa công ty mẹ và các công ty mua lại.
Shrivastava cũng mặc nhiên cho rằng mức độ cần thiết của hội nhập sau
sáp nhập phụ thuộc vào mục tiêu của sáp nhập và quy mô của công ty. Porter
(1985) khuyến cáo việc sắp xếp các đơn vị kinh doanh bằng một chiến lược
ngang nhằm hiệp lực.
Tất cả các tác giả xem một số mức độ hội nhập là không thể tránh khỏi.
Sáp nhập nhằm chuyển tài sản từ khách hàng và các cổ đông khác không yêu cầu
hội nhập ngoài việc phân bổ lại vốn. Sáp nhập thực hiện để đáp ứng lợi ích của
nhà quản lý không yêu cầu hội nhập ngoài trao đổi một số giám đốc điều hành.
Vì vậy, nếu các tác giả về hội nhập sau hợp nhất giới thiệu nhiều hơn chuyển vốn
hoặc quản lý họ mặc nhiên dựa trên lý thuyết về hiệu quả của các vụ sáp nhập.
Trong khía cạnh này họ thậm chí còn cụ thể hơn các tác giả trên hai chủ đề đầu
tiên.
KẾT LUẬN
- Các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa giải thích chính xác vấn đề đặt ra. Lời giải
thích vẫn dựa trên các quá trình ra quyết định, mục tiêu mâu thuẫn, và thông tin
không rõ ràng.

10


- Hầu hết các nghiên cứu dựa trên giả định về thị trường hiệu quả, trong khi
không tồn tại thị trường hiệu quả hoàn toàn.
- Lý thuyết hiệu quả vẫn chiếm ưu thế trong các chiến lược sáp nhập, tuy nhiên
vẫn còn nhiều rủi ro khi dựa trên lý thuyết này để thực hiện hành vi sáp nhập
- Thông tin cá nhân giữ vai trò quan trọng trong việc sáp nhập.

11




×