Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH CÔNG TY VẬN TẢI NIỀM TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.3 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
o0o
TIỂU LUẬN MÔN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
CÔNG TY VẬN TẢI NIỀM TIN
Gv: Ts. Võ Thị Quý
Nhóm 16:
1. Nguyễn Quang Huy
2. Nguyễn Trọng Hiếu
3. Đỗ Thế Cường
4. Trương Minh Tùng
5. Nguyễn Việt Cường
6. Đỗ Quốc Dũng
1
MỤC LỤC
1. Một số thông tin cơ bản 1
1.1 Khái quát về công ty 1
1.2 Địa điểm kinh doanh 1
1.3 Mô tả sản phẩm 1
1.4 Hình thức hoạt động 1
2. Khuynh hướng thị trường 2
3. Phân khúc thị trường 3
3.1 Phân khúc nhân viên có thu nhập khá trong các doanh nghiệp 3
3.2 Phân khúc người dân có nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa
bằng xe 2 bánh 3
4. Phân tích đối thủ cạnh tranh 4
4.1 Đối thủ cạnh tranh trên phân khúc thị trường đưa rước học sinh 4
4.1.1 Dịch vụ đưa rước học sinh của nhà trường tổ chức 4
4.1.2 Xe buýt 5
4.1.3 Xe ôm 5
4.1.4 Những công ty có dịch vụ đưa rước học sinh bằng xe 2 bánh. 6


4.2 Đối thủ cạnh tranh trên phân khúc người dân có nhu cầu đi lại,
vận chuyển hàng hóa 6
4.2.1 Xe buýt 6
4.2.2 Xe taxi 7
4.2.3 Xe ôm 7
4.2.4 Những công ty moto taxi 2 bánh 9
5. Phân tích SWOT 9
6. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu 10
7. Kế hoạch Marketing 11
7.1 Phân khúc đưa rước học sinh 11
7.2 Phân khúc vận chuyển hành khách và hàng hóa 11
8. Tổ chức và quản lý 12
8.1 Mục tiêu nguồn nhân lực 12
8.2 Cấu trúc tổ chức 12
8.3 Đào tạo 12
2
8.4 Khen thưởng và kỉ luật 12
9. Kế hoạch tài chính 12
9.1 Dự toán chi phí đầu tư ban đầu 12
9.2 Chi phí khi đi vào hoạt động 13
9.3 Chi phí tính trung bình trong một tháng khi đi vào hoạt động 13
9.4 Dự báo doanh số 13
9.5 Tổng kết lợi nhuận 14
10. Kế hoạch xúc tiến 14
3
1. Một số thông tin cơ bản
1.1 Khái quát về công ty
Công ty Vận tải Niềm Tin là công ty chuyên về vận tải hành khách bằng xe mô tô 2
bánh dưới hình thức mô tô taxi, được thành lập để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng
hóa, giấy tờ, và nhu cầu đưa rước học sinh các cấp của Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2 Địa điểm kinh doanh
Địa điểm công ty chọn để hoạt động sẽ gần chợ Bà Chiểu của quận Bình Thạnh, là nơi
tập trung nhiều trường TH,THCS, Mầm Non, có siêu thị, bệnh viện, chợ, và gần bến xe
Miền Đông rất thuận lợi cho việc phát triển của công ty.
1.3 Mô tả sản phẩm
Sản phẩm của công ty là dịch vụ vận tải hành khách bằng xe mô tô 2 bánh với đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp, lịch sự, thân thiện.
1.4 Hình thức hoạt động
Dịch vụ taxi 2 bánh cũng giống như hình thức xe ôm ở miền Nam, xe thồ ở miền Bắc.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là taxi 2 bánh có lắp đặt đồng hồ tính cước như taxi tại vị trí kính
chiếu hậu phải nên khách hàng có thể biết được khoảng đường đi chính xác của mình và
bảng giá cước rõ ràng để khách hàng tính ra số tiền phải trả.
Về nguyên lý hoạt đồng của đồng hồ tính cước chẳng khác gì xe taxi, đồng hồ tính
cước trên xe là đồng hồ tính cước của xe taxi và gắn thêm một bộ sensor đấu nối với phía
gác chân của hành khách là có thể hoạt động như đồng hồ taxi bình thường. Khi hành khách
bắt đầu gác chân lên xe thì bắt đầu đồng hồ mới tính giá cước. Taxi 2 bánh cũng có chế độ
tính cước như taxi truyền thống, tức là khách hàng đi quãng đường càng dài thì cước càng
rẻ. Cụ thể, giá “mở cửa” của km 1-10 là 7000 đồng/km, km thứ 11-20 là 6.000 đồng/km, km
thứ 21 trở đi chỉ là 3.000 đồng/km.
Mỗi xe còn được gắn GPS giám sát hành trình để quản lý và nhân viên tổng đài có thể
dựa vào đó để điều phối xe (có gắn số hiệu xe) ở gần vị trí khách hàng nhất để phục vụ, khi
hành khách không hài lòng với dịch vụ thì có thể gọi vào số điện thoại tổng đài của công ty
để phản ánh nên có thể hạn chế được tình trạng lái xe chở khách đi lòng vòng hoặc lấy quá
giá quy định.
1
Nhân viên của công ty sẽ được trang bị đồng phục, mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn và
được hướng dẫn về kĩ năng giao tiếp với khách hàng.
2. Khuynh hướng thị trường
Hiện nay, trên nước ta hiện có 1,5 triệu ô tô, và 35 triệu xe mô tô đang lưu hành. Hiện
nay trung bình thị trường ô tô trong nước tiêu thụ khoảng 120.000 đến 150.000 xe ô tô mỗi

năm và thị trường tiêu thụ mỗi năm từ 3-3,5 triệu xe/năm.
Theo dự báo dựa trên thu nhập và tốc độ tăng GDP theo đầu người thì từ nay cho đến
năm 2020 xe moto 2 bánh vẫn là phương tiện cá nhân chính của đại bộ phận dân cư Việt
Nam. Bên cạnh đó là sự phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ của Việt Nam chưa đáp ứng được
cho nhu cầu sử dụng xe cá nhân là xe hơi của người dân, và một số tuyến đường hiện nay
cấm xe 3 bánh lưu thông. Thủ tướng Chính phủ ngày 25-2-2013 đã ban hành Quyết định
356 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030, trong đó sẽ kiểm soát sự phát triển của xe máy, ô tô cá nhân.
Chiến lược cũng đề ra là đến năm 2020 cần hình thành được một hệ thống giao thông
vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới
hiện đại.
Chiến lược cũng đặt mục tiêu phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô
thị và vận tải công cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16-26%. Đối với
các thành phố lớn, cần phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các
tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm để đạt tỷ lệ
đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25-30%. Chiến lược đặc biệt nhấn mạnh kiểm soát
sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đặc biệt ở Hà Nội và TPHCM.
Chính những điều này đem đến cơ hội cho những doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào
ngành vận tải bằng phương tiện xe moto 2 bánh định hướng từ nay tới năm 2020, mà cụ thể
hơn là đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và vận chuyển hàng với số lượng ít với khối
lượng dưới 60kg và không cồng kềnh(vì với khối lượng hàng nhỏ mà thuê xe tải nhẹ sẽ rất
tốn chi phí). Và sẽ dịch chuyển dần sang xe du lịch 16 chỗ, 24chỗ…, xe tải nhẹ từ năm
2020-2030.
2
3. Phân khúc thị trường
3.1 Phân khúc nhân viên có thu nhập khá trong các doanh nghiệp
Khó khăn hiện nay của các bậc phụ huynh làm trong các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ
quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là thời gian làm việc trùng với thời gian
học tập của các trường học, và mặc dù đã áp dụng chính sách đổi giờ làm giờ học thì việc
đưa đón con em mình đi học cũng gặp rất nhiều khó khăn như tình hình kẹt xe, trễ giờ

làm…
Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2011 do Cục Thống kê TP. HCM công bố cho
thấy tính đến thời điểm 31/12/2010 trên địa bàn thành phố có 96.206 doanh nghiệp đang
hoạt động. Cũng theo báo cáo này, số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp là 2.321
ngàn người. Như vậy, tính bình quân 1 doanh nghiệp sử dụng 24 lao động, tương đương với
mức bình quân của năm 2009.
Năm 2012 có 134146 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa thành phố nếu tính theo
mức trung bình năm 2010 thì sẽ có 3219504 lao động. Nếu chúng ta áp dụng quy tắc 80/20
tức là trong doanh nghiệp sẽ có 20% người có thu nhập khá và cũng là những nhà quả lý
vậy chúng ta sẽ có 643900 người. Và hầu hết những nhân viên ở cấp quản lý sẽ có độ tuổi
từ 35-55 tuổi và một phần những cá nhân có độ tuổi nhỏ hơn, nếu chúng ta tiếp tục áp dụng
quy tắc 80/20 thì chúng ta sẽ có 515120 người có thu nhập khá ở độ tuổi 35-55 tuổi. Ở độ
tuổi trên thì hầu hết đã lập gia đình và có con ở độ tuổi đang học trong các trường tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, và một số đã đi làm. Nếu chúng ta tiếp tục
dùng quy tắc trên thì sẽ sàng lọc ước đoán có khoảng 412096 người có con trong độ tuổi đi
học ở các bậc từ tiểu học đến trung học phổ thông, và đây chính là thị trường tiềm năng cho
những công ty vận tải có dịch vụ đưa rước học sinh bằng xe moto 2 bánh.
3.2 Phân khúc người dân có nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa bằng xe 2 bánh
Ngày 1/4/2009 (Điều tra toàn quốc): 7.162.864 người. Theo số liệu của Cục Thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, theo tỉ lệ
gia tăng dân số năm 2010 so với năm 2009 nếu tính tới năm giữa năm nay dân số thành phố
ước tính là 8143896 người.
3
Theo ước tính của Sở GTVT TP, TP.HCM hiện có khoảng hơn 5,5 triệu phương tiện
giao thông cá nhân. Trong đó, xe ô tô là khoảng 500.000 chiếc, xe máy vào khoảng 5 triệu
chiếc. Như vậy ước tính còn có 2643896 người dân không có phương tiện cá nhân.
Hiệp hội taxi thành phố Hồ Chí Minh cho biết năm 2012 là năm khó khăn với ngành,
biểu hiện rõ nhất ở con số thống kê: sản lượng vận chuyển hành khách bằng taxi khoảng
hơn 186 triệu hành khách chỉ bằng 94% so với năm 2011. Báo cáo cũng cho biết năm 2012

hầu như tất cả doanh nghiệp taxi đều phải giảm bớt lao động, chi phí và có 2 đơn vị đã cắt
bớt số đầu xe hoạt động.
Hiện nay, đa số người dân ở các thành phố chưa quen sử dụng phương tiện công cộng,
nguyên nhân đầu tiên là người dân chưa quen với tác phong đi bộ từ nhà đến bến tàu, một
nguyên nhân khác do các điều kiện tổ chức, quản lý hạ tầng xã hội chưa phù hợp với các
nhu cầu cá nhân như việc đưa đón con đi học, đi chợ… Ngoài việc thường xuyên bị mất cắp
tài sản vì đạo chích hoành hành, bỏ trạm, hoặc cự cãi với tiếp viên xe buýt vì thái độ thiếu lễ
độ, hiện tại, hành khách đi xe buýt còn đang phải đối diện với việc liên tục bị… hành thể
xác do xe buýt đang trên đà xuống cấp.
Ngoài ra người dân cũng không thực sự hài lòng với đội ngũ xe ôm đông đảo của thành
phố vì hiện tượng tranh giành, lôi kéo khách hàng, không minh bạch trong vấn đề tính cước
phí, không đảm bảo tính pháp lý. Điều này không mang lại sự an tâm cho khách hàng khi
lựa chọn dịch vụ vận chuyển này.
Tổng hợp những phân tích trên thì đây cũng là một phân khúc tiềm năng cho công ty
dịch vụ vận tải bằng xe moto 2 bánh có thể khai thác để mang lại sự hài lòng cho phân khúc
khách hàng này và mang lại lợi nhuận cho công ty.
4. Phân tích đối thủ cạnh tranh
4.1 Đối thủ cạnh tranh trên phân khúc thị trường đưa rước học sinh
4.1.1 Dịch vụ đưa rước học sinh của nhà trường tổ chức
• Điểm mạnh:
- Tạo được sự an tâm ở các bậc phụ huynh do uy tín của nhà trường.
- Giá cả dịch vụ khá rẻ do nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Giá dịch vụ khoảng
150.000 đồng/ 1 học sinh/ 1 tháng.
4
- Dễ tổ chức và thu hút được học sinh tham gia dịch vụ do học sinh học trực tiếp tại
trường.
• Điểm yếu:
- Hiện nay, số lượng trường tổ chức dịch vụ đưa đón là không nhiều so với số lượng
trường ở trên địa bàn thành phố.
- Phần lớn các trường sử dụng hệ thống xe lớn (thường trên 16 chỗ) nên vẫn thường

hay kẹt xe vào giờ đưa đón.
- Do sử dụng xe lớn nên thời gian đưa đón thường rất dài.
- Nếu nhà trường tự đầu tư xe thì giá cả dịch vụ tương đối cao, khoảng 600.000 đồng/
1 học sinh/ 1 tháng.
4.1.2 Xe buýt
• Điểm mạnh
- Giá thành thấp do nhận được trợ giá của nhà nước (2000 đồng /học sinh)
- Vận chuyển được số lượng lớn hành khách do không hạn chế số hành khách
- Có 150 tuyến với 3208 xe.
• Điểm yếu
- Không phải trường nào cũng có tuyến xe buýt đi ngang qua, nhiều học sinh để đến
được cổng trường phải qua 2-3 tuyến xe buýt.
- Mất thời gian chờ xe buýt vì thời gian của 2 xe buýt cùng tuyến là 15-30 phút
- Không thuận tiện cho học sinh đi học phụ đạo sau thời gian lên lớp.
- Các tuyến xe buýt chỉ hoạt động tới 19h45.
- Chưa dẹp được nạn móc túi trên xe buýt.
- Thái độ thiếu lịch sự của nhân viên xe buýt.
4.1.3 Xe ôm
• Điểm mạnh
- Có lực lượng đông đảo và phân bố trên toàn thành phố.
- Xe ôm sẽ được nghĩ tới đầu tiên nếu khách hàng có nhu cầu đi 2 bánh.
• Điểm yếu
5
- Giá cao vì không có bảng giá niêm yết cụ thể mả chỉ tính tiền dựa vào ước lượng
quãng đường
- Không tập trung vào phân khúc đưa rước học sinh vì tốn thời gian mà thu nhập
không bao nhiêu
- Không đảm bảo tính liên tục trong việc đưa rước học sinh vì không có văn bản ràng
buộc trách nhiệm cụ thể.
4.1.4 Những công ty có dịch vụ đưa rước học sinh bằng xe 2 bánh.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có một số công ty vận tải đã đưa mô hình moto taxi 2
bánh vào vận hành, và cũng thâm nhập vào phân khúc thị trường đưa rước học sinh như:
Công ty TNHH TM DV Việt Thành Đạt, Công ty TNHH Thiên Khách, Công ty TNHH TM
Khanh Duy.
• Điểm mạnh
- Đã xuất hiện trên thị trường một thời gian và dần được người dân biết đến thông qua
các phương tiện truyền thông
- Mô hình kinh doanh chuyên nghiệp có sự đầu tư vào phương tiện vận chuyển, trang
phục, thái độ phục vụ cũng như những hợp đồng cụ thể với phụ huynh học sinh.
• Điểm yếu
- Chưa phân khúc khách hàng cụ thể.
- Địa bàn hoạt động cọn giới hạn.
- Chưa có tiếp thị dịch vụ tới trung tâm gây ảnh hưởng của phân khúc này là nhà
trường và phụ huynh học sinh.
4.2 Đối thủ cạnh tranh trên phân khúc người dân có nhu cầu đi lại, vận chuyển
hàng hóa
4.2.1 Xe buýt
• Điểm mạnh
- Số lượng xe lớn với 3208 xe hoạt động trên 150 tuyến.
- Giá rẻ: cự ly dưới 18km là 5000 đồng/ lượt, trên 18km là 6000 đồng/ lượt
- Vận chuyển được một lượng lớn hành khách.
- Tiết kiệm cho hành khách nếu đi vé tháng hoặc vé tập.
6
- Năm 2014-2020 sẽ đưa xe buýt nhanh(BRT), hệ thống xe buýt điện vào hoạt động cụ
thể là năm 2014 sẽ có 8 tuyến, đến 2020 sẽ có 20-25 tuyến.
- Thành phố đang phát động phong trào đi xe công cộng để giảm ùn tắc giao thông.
• Điểm yếu
- Không cơ động vì lộ trình đi của xe buýt là cố định, có thể hành khách nếu muốn đến
được địa điểm mong muốn phải đi 2-3 tuyến xe buýt nên rất mất thời gian.
- Hệ thống xe buýt hiện nay phần lớn đã qua sử dụng lâu năm nên hệ thống máy lạnh

không còn hoạt động, ghế trên xe cũ và sơn rách, hệ thống cửa đóng mở tự động
không còn hoạt động và xả khói đen gây ô nhiễm môi trường…
- An ninh không được kiểm soát khi đi xe buýt: nạn móc túi, xô sát với nhân viên xe
buýt…
- Thái độ phục vụ của nhân viên không lịch sự, và sự không an toàn khi các bác tài
chạy ẩu để dành khách.
- Thời gian chờ xe buýt lâu.
4.2.2 Xe taxi
• Điểm mạnh
- Số lượng nhiểu 12500 xe, phân bố trên toàn thành phố.
- Giá thành niêm yết rõ ràng, có đồng hồ tính tiền cụ thể.
- Cơ động trên những tuyến đường lớn.
- Phục vụ được đối tượng khách hàng đi theo nhóm từ 2-7 người.
- Đáp ứng được nhu cầu thể hiện của một bộ phận người dân có thu nhập khá.
• Điểm yếu
- Giá thành cao
Tên hãng Giá km đầu tiên Giá km thứ 31 trở đi
Mai Linh
Xe 4 chỗ: 14.700đ
Xe 7 chỗ: 15.300đ (xe 1
giàn lạnh), 16.000đ (xe
2 giàn lạnh)
Xe 4 chỗ: 11.400đ
Xe 7 chỗ: 12.000đ (xe 1 giàn lạnh), 13.200đ
(xe 2 giàn lạnh)
Vinasun
Xe 4 chỗ: 16.000đ
Xe 7 chỗ: 16.500đ (xe 1
giàn lạnh), 18.000đ (xe
2 giàn lạnh)

Xe 4 chỗ: 12.000đ
Xe 7 chỗ: 13.000đ (xe 1 giàn lạnh), 15.000đ
(xe 2 giàn lạnh)
7
Vina
Xe 4 chỗ: 15.000đ
Xe 7 chỗ: 16.500đ
Xe 4 chỗ: 11.500đ
Xe 7 chỗ: 13.000đ
Saigon Airport
Xe 4 chỗ: 17.000đ
Xe 7 chỗ: 18.500đ
Xe 4 chỗ: 13.000đ
Xe 7 chỗ: 15.500đ
Hoàng Long
Xe 4 chỗ: 15.200đ
Xe 7 chỗ: 16.000đ
Xe 4 chỗ: 11.700đ
Xe 7 chỗ: 12.200đ
Happy
Xe 4 chỗ: 15.500đ
Xe 7 chỗ: 17.000đ
Xe 4 chỗ: 12.000đ
Xe 7 chỗ: 13.000đ
Saigontourist
Xe 4 chỗ: 15.500đ
Xe 7 chỗ: 16.000đ
áp dụng giống km đầu tiên
Petrolimex
Xe 4 chỗ: 15.500đ

Xe 7 chỗ: 16.000đ
Xe 4 chỗ: 11.500đ
Xe 7 chỗ: 12.000đ
Phương Trang
Xe 4 chỗ: 17.000đ (xe 2
giàn lạnh)
Xe 7 chỗ: 17.000đ (xe 2
giàn lạnh)
Xe 4 chỗ: 13.000đ (xe 2 giàn lạnh)
Xe 7 chỗ: 13.000đ (xe 2 giàn lạnh)
Savico
Xe 4 chỗ: 15.500đ
Xe 7 chỗ: 16.500đ
Xe 4 chỗ: 11.500đ
Xe 7 chỗ: 13.000đ
Saigon
Xe 4 chỗ: 11.500đ
Xe 7 chỗ: 14.000đ
Xe 4 chỗ: 10.000đ
Xe 7 chỗ: 11.500đ
Bảng giá những đơn vị kinh doanh taxi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Không cơ động khi hành khách có nhu cầu di chuyển trong những tuyến đường chỉ
dành cho xe 2 bánh
- Doanh số năm 2012 chỉ còn 94% so với năm 2011 do người dân tiết kiệm chi tiêu vì
do khủng hoảng kinh tế
4.2.3 Xe ôm
• Điểm mạnh
- Có lực lượng đông đảo và phân bố trên toàn thành phố.
- Xe ôm sẽ được nghĩ tới đầu tiên nếu khách hàng có nhu cầu đi 2 bánh.
• Điểm yếu

- Giá cao vì không có bảng giá niêm yết cụ thể mả chỉ tính tiền dựa vào ước lượng
quãng đường
- Hiện tượng tranh giành khách gây mất tin tưởng của hành khách
8
- Không an toàn vì sự lách luật: chở quá số hành khách cho phép, chở hàng cồng
kềnh…
4.2.4 Những công ty moto taxi 2 bánh
• Điểm mạnh
- Đã xuất hiện trên thị trường một thời gian và dần được người dân biết đến thông qua
các phương tiện truyền thông
- Mô hình kinh doanh chuyên nghiệp có sự đầu tư vào phương tiện vận chuyển, trang
phục, thái độ phục vụ
- Dần tạo được niềm tin ở khách hàng
• Điểm yếu
- Chỉ hoạt động ở một số quận và phần đông người dân vẫn còn rất xa lạ với dịch vụ
này
- Chưa có chính sách chiêu thị hợp lý
5. Phân tích SWOT
Yếu tố Điều đó có nghĩa là
Điểm mạnh
của doanh
nghiệp
- Phân tích kĩ thị trường
- Xây dựng được đội ngũ nhân
chuyên nghiệp
- Kế hoạch marketing cụ thể
cho từng phân khúc khách hàng
- Nắm bắt được nhu cầu của thị trường
- Chuyên nghiệp hơn trong hoạt động, tạo
niềm tin cho khách hàng

- Dễ dàng tiếp cận với thị trường mục tiêu
Điểm yếu
của doanh
nghiệp
- Là doanh nghiệp mới hoạt
động
-Số phương tiện đầu tư ban đầu
ít
- Kinh nghiệm quản lý về vận
tải hành khách chưa nhiều
- Khó khăn ban đầu trong việc tiếp cận thị
trường, xây dựng đội ngũ nhân viên,
phương tiện, công nghệ trong ngành vận
tải
- Khi nhu cầu thị trường lớn thì sẽ khó
đáp ứng được
- Sẽ gặp nhiều khó khăn khi mới thành lập
doanh nghiệp
Những cơ
hội
- Nhu cầu thị trường còn 87,5%
chưa được đáp ứng
- Kinh tế thế giới và Việt Nam
đang suy thoái và chưa có dấu
hiệu hồi phục trong những năm
tới
- Thị trường của doanh nghiệp rất lớn
- Người dân sẽ chọn phương tiện di
chuyển tiết kiệm chi phí hơn đi taxi như:
xe buýt, xe moto taxi 2 bánh

- Thời gian đủ để doanh nghiệp có lợi
nhuận, và chuyển hướng sang vận tải bằng
9
- Đến năm 2020 xe 2 bánh vẫn
là phương tiện di chuyển chủ
yếu trên thành phố
- Số doanh nghiệp trong ngành
ít
xe 4 bánh
- Áp lực cạnh tranh không cao
Những đe
dọa
- Thông tư về xe không chính
chủ sẽ có hiệu lực từ ngày
01/07/2013
- Thành phố đang xây dựng
những tuyến xe buýt nhanh
(BRT) sẽ đưa vào sử dụng từ
2014-2020
- Sự gia nhập ngành của những
công ty vận tải trên địa bàn
thành phố
- Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc trang bị phương tiện cho nhân
viên
- Sẽ có thêm sự cạnh tranh từ phương tiện
công cộng
- Thị trường sẽ bị chia nhỏ, khó khăn cho
doanh nghiệp
Hình thành những nhóm chiến lược:

+ S/0:
- Phục vụ tận tình, chu đáo, tạo được niềm tin và uy tín với khách hàng ngay từ lần đầu.
- Tìm hiểu kỹ nhu cầu khách hàng, địa bàn đưa rước, ứng dụng công nghệ để đáp ứng yêu
cầu đúng giờ, an toàn.
+ W/O:
- Tích cực nâng cao trình độ quản lý, điều hành.
- Tăng cường công tác quản cáo, tiếp thị, chiếm lĩnh lòng tin khách hàng.
+ S/W:
- Nắm bắt thông tin các trường nào chưa có hệ thống xe đưa rước học sinh để tiếp cận.
- Quảng cáo những giá trị gia tăng kèm theo khi sử dụng dịch vụ.
- Đấu thầu được hơp đồng đưa rước với các trường học.
+ W/T:
- Có kế hoạch đầu tư xe theo nhu cầu thực tế.
6. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu
Tầm nhìn
Công ty mong muốn trở thành sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng khi có nhu cầu đi lại.
Sứ mạng
Cam kết luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất trong phục vụ và sự an toàn
trên mọi nẻo đường với chi phí hợp lý nhất.
10
Mục tiêu
• Ngắn hạn
- Trong năm 2013 đạt mục tiêu 30 xe sẽ kí được 180 hợp đồng đưa đón học sinh với
cự ly trung bình trên một học sinh là 3km
- Mỗi xe chạy 30km/ngày không kể quãng đường đưa đón học sinh
• Dài hạn
- 2014-2016 đầu tư thêm 30 xe và mở rộng thị trường sang các quận lân cận.
- 2016-2018 đặt trụ sở tại tất cả các quận trong Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kế hoạch Marketing
7.1 Phân khúc đưa rước học sinh

Công ty sẽ tiến hành liên hệ trung tâm gây ảnh hưởng của phân khúc này là ban giám
hiệu các trường gần địa điểm kinh doanh của công ty là khu vực gần chợ Bà Chiểu như các
trường: Trường TH Nguyễn Đình Chiểu, TH Tô Vĩnh Diện, TH Bế Văn Đàn, TH Hà Huy
Tập, THCS Hà Huy Tập, THCS Trương Công Định, THCS Rạng Đông, THCS Bình Lợi
Trung, THCS Lê Văn Tám… và một số trường mầm non.
7.2 Phân khúc vận chuyển hành khách và hàng hóa
Do địa điểm công ty gần chợ Bà Chiểu, siêu thị Coop Mart Đinh Tiên Hoàng, bệnh viện
Ung Bướu, bệnh viện Gia Định nên công ty sẽ bố trí tại mỗi địa điểm trên 4 xe, bên cạnh đó
công ty sẽ bố trí 4 xe tại siêu thị Coop Mart Rạch Miễu trên đường Phan Xích Long và 10
xe tại bến xe Đông. Vì đây là những địa điểm tập trung lượng lớn người dân tham gia mua
sắm và khám bệnh nên nhu cầu vận chuyển là rất lớn, và thương hiệu công ty sẽ nhanh được
biết đến hơn.
Ngoài ra công ty cũng dùng các phương tiện truyền thông để quảng bá về dịch vụ của
công ty: quảng cáo trên các báo uy tín tập trung số lượng người đọc đông đảo như báo
Thanh Niên, Tuổi trẻ, Dân Trí, Tin Tức…, quảng cáo trực tuyến trên mạng internet, phát tờ
rơi trong các chợ, siêu thị, trường học, bến xe trên địa bàn quận Bình Thạnh(việc phát tờ rơi
sẽ do nhân viên của công ty trực tiếp làm trong thời gian đợi khách để giảm chi phí).
8. Tổ chức và quản lý
11
8.1 Mục tiêu nguồn nhân lực
Công ty sẽ tuyển thêm 35 nhân viên, cộng với 6 thành viên góp vốn thì số nhân viên của
công ty sẽ là 41 nhân viên.
8.2 Cấu trúc tổ chức
41 nhân viên công ty sẽ được phân chia như sau:
• 1 kế toán đồng thời cũng là nhân viên trực tổng đài và điều phối xe thông qua hệ
thống GPS
• 20 nhân viên toàn thời gian (14 nhân viên tuyển thêm cộng với 6 thành viên góp vốn
của công ty)
• 20 nhân viên còn lại là nhân viên bán thời gian và được chia làm 2 ca làm việc (5h-
14h, 14h-22h)

8.3 Đào tạo
Công ty sẽ tổ chức đào tạo tất cả các nhân viên cách sử dụng các thiết bị trang bị trên
xe, cách giao tiếp với khách hàng, ứng xử với đồng nghiệp.
8.4 Khen thưởng và kỉ luật
Lái xe sẽ được Công ty thưởng từ 10 -15% nếu doanh thu vượt 4 triệu đồng/tháng và sẽ
bị khiển trách nếu khách hàng phần nàn về thái độ phục vụ, nếu trong một tháng bị khiển
trách 3 lần thì sẽ bị trừ một phần lương để bổ sung vào quỹ khen thưởng.
9. Kế hoạch tài chính
Công ty sẽ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/07/2013, và vốn ban đầu thành lập
là 2 tỷ đồng do 6 thành viên góp vốn, với chi phí cơ hội là 10,500,000 đồng/6 tháng (lãi suất
tiền gửi 10.5%/năm)
9.1 Dự toán chi phí đầu tư ban đầu
Stt Chi Phí
Số
Lượng
Đơn Giá
(VNĐ)
Thành tiền
12
Tổng cộng 1,155,500,000
9.2 Chi phí khi đi vào hoạt động
Stt Chi Phí Số Lượng Đơn Giá (VNĐ) Thành Tiền
6 Quảng cáo 6 Tháng 5,000,000 30,000,000
Tổng Cộng 897,144,000
9.3 Chi phí tính trung bình trong một tháng khi đi vào hoạt động
- Chi phí khấu hao phương tiên trong một tháng: 5,583,333 đồng/tháng
- Chi phí đầu tư ban đầu : 25,083,333 đồng/tháng
- Chi phí khi đi vào hoạt động: 149,524,000 đồng/ tháng
- Tổng chi phí hoạt động trong một tháng: 180,190,666 đồng/tháng
- Tổng chi phí hoạt động trong 6 tháng: 1,081,143,996

9.4 Dự báo doanh số
Phân đưa đón học sinh với 180 hợp đồng/tháng với cự ly trung bình 3km/học sinh (một
lần đưa đón được 2 học sinh phân khúc này chỉ tập trung vào học sinh TH và THCS, vì xe
mô tô được phép chở 2 người dưới 16 tuổi).
Phân khúc phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân, với
30km/xe/ngày.
13
Dự báo doanh số của 2 thị trường này trong một tháng:
Stt Phân khúc Doanh Số (VNĐ)
1 Đưa rước học sinh 113,400,000
2 Đi lại và vận chuyển hàng hóa 189,000,000
Tổng cộng 302,400,000
Doanh số trong 6 tháng : 18,114,400,000 đồng
9.5 Tổng kết lợi nhuận
Doanh thu 18,114,400,000
Chi phí 10,811,443,996
Lợi nhuận trước thuế 733,256,004
Thuế thu nhập (25%) 183,314,001
Lợi nhuận ròng 549,942,003
10. Kế hoạch xúc tiến
Hoạt Động Thời gian hoàn thành
Thuê địa điểm, đăng kí giấy phép kinh doanh 04/2013
Mua phương tiện và lắp đặt thiết bị 05/2013
Mua đồng phục nhân viên 05/2013
Tuyển và đào tạo nhân viên 06/2013
Liên hệ với Ban giám hiệu các trường và xúc tiến việc kí
hợp đồng
06/2013
Phát tờ rơi tại các địa điểm đã định trước 06/2103
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin 06/2013

Đi vào hoạt động 01/07/2013
Tổng kết thực hiện, đưa ra các giải pháp hoàn thiện hơn Cuối mỗi tháng


14

×