Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.34 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Toàn cầu hóa cùng với quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trên
thế giới đã làm cho văn hóa nhân loại càng phong phú, sinh động. Do vậy, vấn đề
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Nghiên cứu văn hóa
trong văn học trở thành một hướng đi mới trong việc khám phá cái hay, cái đẹp
của văn chương.
1.2 Nhà thơ dân tộc Tày Hứa Vĩnh Sước - Y Phương nổi lên như một gương
mặt thơ tiêu biểu, xuất sắc với một phong cách độc đáo của văn học dân tộc miền
núi vừa đậm đà bản sắc “người đồng mình”, vừa rộng mở giao hòa với vùng văn
hóa rộng lớn để hợp lưu thành con sông văn chương Việt Nam. Đọc tác phẩm
nào của anh, độc giả cũng sẽ cảm nhận được chất “miền núi” thấm sâu và lan tỏa
trên từng con chữ, câu văn.
1.3 Tản văn trong những năm gần đây bắt đầu được sự công nhận từ góc độ
giới chuyên môn. Dường như “Tản văn Việt Nam hiện đại – một thể loại bị lãng
quên” (Trần Đình Sử) đang có sự hồi sinh và ngày càng hấp dẫn độc giả với
nhiều cây bút như: Đỗ Chu, Thảo Thảo, Nguyễn Ngọc Tư… Đọc tản văn Tháng
giêng, tháng giêng một vòng dao quắm và Kung fu người Co Xàu của Y Phương
người đọc thấy chất miền núi, chất Tày vẫn không bị mất đi mà kết hợp hài hòa
lối tư duy hiện đại tạo nên những trang viết bình dị mà sâu lắng, thiết tha nghĩa
tình, thấm đượm bản sắc văn hóa dân tộc.
Việc đánh giá, thẩm định của giới nghiên cứu về văn nghiệp của Y Phương
chủ yếu tập trung ở thể loại thơ, còn tản văn thì hầu như ít được nhắc đến. Vì vậy,
chúng tôi lựa chọn đề tài “Bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương”
với mong muốn sẽ đưa tới một cái nhìn toàn diện hơn khi đánh giá những giá trị
nổi bật của tập tản văn và bước đầu thấy được một số đóng góp của tản văn trong
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
1


2. Lịch sử vấn đề


2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về thơ Y Phương
Quá trình lao động nghệ thuật miệt mài của Y Phương đã đóng góp không
nhỏ cho nền Văn học Việt Nam hiện đại. Thơ Y Phương mang bản sắc rất riêng,
độc đáo đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình văn học và nhiều
nhà văn, như: Tế Hanh, Phạm Hổ, Chu Văn Sơn, Nguyễn Hữu Tiến, Trúc Thông,
Hồng Diệu, Thái Vĩnh Linh, Tạ Duy Anh, Đỗ Trung Lai, Phạm Quang Trung, Lê
Thị Bích Hồng, Bảo Thu…
Phần lớn những bài viết đó đều đánh giá cao tài năng của Y Phương thể hiện
trong tình yêu với quê hương, đất nước và dân tộc Tày nồng thắm. Những bài
viết đó được tập hợp trong tập Thơ Y Phương (Nxb Hội Nhà Văn 2002), hoặc
đăng rải rác trên báo chí văn nghệ. Các bài viết đã tập trung phân tích nội dung
xã hội của các tác phẩm; khẳng định nét riêng độc đáo trong phong cách thơ Y
Phương; lối viết thơ tự do, sáng tác theo cảm hứng ngẫu nhiên, sự phát hiện và
lối diễn đạt rất mới của tư duy thơ của một người dân tộc…
Trong tập Thơ Y Phương (Nxb Hội Nhà Văn 2002), Nguyễn Hữu Tiến cho
rằng “Y Phương, Một cây bút chung thủy với quê hương”; Trần Mạnh Hảo khẳng
định: “Thơ Y Phương bình dị, chân chất, hồn nhiên, giấu cất mà không he hé lộ
thiên, lặng lẽ mà bùng nổ, nhẩn nha như chính cuộc đời ông, con người ông”; Tạ
Duy Anh so sánh nhà thơ Y Phương là “Người gảy khúc đàn trời”; Chu Văn Sơn
thấy “Giọng hát Y Phương trong Tiếng hát tháng Giêng”; Trúc Thông cho rằng
“Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình…”…
Nhiều bài viết về thơ Y Phương đăng trên báo chí: Phạm Quang Trung thừa
nhận:“Y Phương trước sau nhất quán một xác tín nghề nghiệp” [80]. Lê Thị Bích
Hồng đã phát hiện “người con làng Hiếu Lễ” không thể đứng ngoài “dàn đồng
ca” thời ấy đã bứt phá, vượt thoát rất nhanh khỏi tiếng “tiếng nói chung” để

2


khẳng định một lối đi riêng, một phong cách cá nhân với một gia tài thi ca “săn

chắc, vạm vỡ” [29,226]...
Trong các bài viết trên, các nhà nghiên cứu, phê bình mới chỉ nhìn nhận hay
đánh giá tác phẩm của ông trên một vài phương diện.
Những năm gần đây, thơ Y Phương đã thu hút giới nghiên cứu, trong đó
phải kể đến một số luận văn cao học đặt thơ Y Phương trong mối liên hệ với văn
hóa, với bản sắc văn hóa dân tộc, đó là: “Bản sắc dân tộc trong thơ Y Phương –
Dương Thuấn” (Hà Thị Thu Trang, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007); “Ngôn ngữ
thơ Y Phương” (Lê Thị Huệ, Đại học Vinh, 2009); “Ngôn từ nghệ thuật trong
thơ Y Phương” (Nguyễn Thúy Hằng, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011); “Bản sắc
Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn” (Nguyễn Thị Thu Huyền, Đại học
Thái Nguyên, 2009)... Luận án tiến sĩ “Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay” (Đỗ
Thị Thu Huyền, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2013) nghiên cứu các nhà
thơ Tày, trong đó có thơ Y Phương.
2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về tản văn Y Phương
Là nhà thơ Tày thành danh, liên tiếp trong hai năm 2009-2010, Y Phương ra
mắt bạn đọc hai tập tản văn “Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng dao quắm”
(Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành) và tản văn “Kung fu người Co Xàu”(Nhà xuất
bản Hội nhà văn ấn hành năm 2010).
Nhận xét về tập tản văn Y Phương, Lâm Tiến viết “Mỗi tản văn của Y
Phương như một lát cắt, một tầng vỉa làm lộ dần chiều sâu văn hóa của quê
hương, của dân tộc. Y Phương không phải chỉ kể lại, tả lại những sự vật, những
hiện tượng mà đi sâu phân tích ý nghĩa cội nguồn của nó, đẩy những sự kiện,
tình huống đi đến tận cùng để từ đó khám phá, phát hiện tâm hồn, tính cách dân
tộc, nói rộng ra là ngọn nguồn, chiều sâu văn hóa của dân tộc” [66].
Tuy Hòa cho rằng “Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng dao quắm không
khác gì những bài thơ mà Y Phương từng tin cậy “Câu hát thiêng liêng lắm chứ/
3


Hát bây giờ còn để lại mai sau”… Tản văn Y Phương không chinh phục người

đọc bằng ánh mắt sắc sảo, mà bằng cái nhìn đầy âu yếm” [27].
Lê Thị Bích Hồng khi viết về “Người đàn ông sinh ra ở làng Hiếu Lễ” đã
khẳng định: “Chất Tày được bộc lộ độc đáo, trong trải nghiệm cuộc đời, ở một
tầng vỉa làm lộ dần tầm cao và chiều sâu văn hóa. Điều đáng trân trọng là tác
phẩm của nhà thơ Y Phương không "đóng đinh" trong cuộc sống sinh hoạt của
người Tày mà vượt lên, vươn xa như một dấu nối với thơ ca các dân tộc khác
trong thời kỳ hội nhập. Tác phẩm vì thế mà mở rộng biên độ, phong phú đề tài về
cuộc sống... Tình yêu với đồng bào dân tộc mình đã cho anh nguồn xúc cảm cùng
bản sắc văn hóa Tày khó lẫn” [28].
Những ý kiến nhận xét về tản văn Y Phương chủ yếu dừng lại ở những bài
viết trong sách, báo, tạp chí có dung lượng nhỏ, khai thác một số nét nổi bật chủ
yếu của tản văn. Song đó là những tư liệu quý, giúp người viết trong quá trình
tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương.
Tính đến thời điểm này, chưa nhiều luận văn nghiên cứu tản văn Y Phương.
Mới có một số luận văn, như: “Đặc trưng tản văn Y Phương” (Hồ Thị Loan, Đại
học Vinh, 2011); “Đặc sắc tản văn Y Phương” (Sùng Thị Hương, Đại học Sư
phạm Thái Nguyên, 2013). Cùng với tôi, hiện ở Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm
Hà Nội có một luận văn nghiên cứu tản văn Y Phương “Những đặc sắc của tản
văn Y Phương” (Nông Ngọc Hiên, chưa bảo vệ).
Tuy chưa nhiều công trình nghiên cứu tản văn Y Phương, nhưng những
nghiên cứu trước là những gợi ý quý báu cho tôi thực hiện đề tài này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi tập trung vào tập tản văn Tháng Giêng
tháng Giêng một vòng dao quắm - Nhà xuất bản Phụ nữ 2009 và tản văn Kung fu
người Co Xàu - Nhà xuất bản Hội nhà văn 2010 của Y Phương.
4. Phương pháp nghiên cứu
4


Luận văn chủ yếu sử dụng một số phương pháp dưới đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
-Phương pháp thống kê- phân loại
- Phương pháp liên ngành (văn hóa học, dân tộc học...).
- Phương pháp đối chiếu so sánh.
-Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
5. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần xác định vị trí, những đóng góp của Y
Phương đối với thể tản văn.
- Về mặt thực tiễn: Qua khảo sát, phân tích tác phẩm của Y Phương (đặt
trong so sánh liên ngành), chúng tôi mong muốn được góp thêm một tiếng nói
khẳng định việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm… trang, chia thành ba chương:
Chương 1: Quan niệm về thể loại, một số vấn đề chung về bản sắc văn hóa
dân tộc và vị trí của tản văn trong văn nghiệp Y Phương.
Chương 2: Bản sắc văn hóa dân tộc nhìn từ phương diện nội dung tư tưởng
trong tản văn Y Phương.
Chương 3: Bản sắc văn hóa dân tộc nhìn từ phương diện nghệ thuật.
NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ THỂ LOẠI, MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ VỊ TRÍ CỦA TẢN VĂN TRONG VĂN NGHIỆP
Y PHƯƠNG

5


1.1 Quan niệm về thể loại
Tản văn là một thể loại văn xuôi hiện đại, ra đời từ những thập niên đầu thế

kỉ XX nhưng nó tồn tại mờ nhạt không gây được sự chú ý của giới nghiên cứu,
phê bình. Tản văn là thể loại văn học có tính chất mở, còn để ngỏ nhiều ý kiến
tranh luận và cách hiểu về nó.
Trong cuốn Năm bài giảng và thể loại của Hoàng Ngọc Hiến, các tác giả
trong Từ điển thuật ngữ văn học và Tiến sĩ Lê Trà My đều tiếp cận tản văn trên
góc độ một thể loại độc lập.
1.2 Một số vấn đề chung về bản sắc văn hóa dân tộc
1.2.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
Theo nghĩa chung nhất, văn hoá được xem là toàn bộ những hoạt động sáng
tạo của con người trong quá khứ cũng như trong hiện tại tạo thành những chuẩn
mực - giá trị, thị hiếu và truyền thống, gọi chung là hệ giá trị - xã hội, một thành
tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mỗi cộng đồng dân tộc.
Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến
cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Như vậy, văn hóa mang bản sắc dân tộc. Bản
sắc văn hóa dân tộc là cái "hồn", là sức sống nội sinh, là “thẻ căn cước” của mỗi
dân tộc, để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, từ đó nó có thể biểu lộ một
cách trọn vẹn nhất sự hiện diện của mình trong quá trình giao lưu và hội nhập.
Văn hóa và văn học có mối quan hệ mật thiết bởi trước hết văn học có thể coi
là một bộ phận nằm trong chỉnh thể của nó là văn hóa. Có thể coi văn học là một
tấm gương vừa phản chiếu, vừa thu nhỏ bộ mặt văn hóa của từng thời đại vào
trong đó. Đặc biệt văn học sẽ kết tinh toàn bộ các phương diện của văn hóa vào
trong thế giới nghệ thuật của mình.
1.2.2 Khái quát về văn hóa dân tộc Tày
Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, là cư dân
đông nhất ở vùng núi phía Bắc và chiếm tỉ lệ cao so với các dân tộc thiểu số
6


khác. Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2001 của Tổng cục Thống kê dân
tộc Tày có 1.477.514 người, “cư trú trên một địa bàn rộng lớn miền thượng du

Việt Bắc, Đông Bắc… Vùng người Tày cư trú thường xen kẽ các dân tộc Mông,
Dao, Nùng, Sán Chay, Giáy” [14,284]
Văn hóa dân tộc Tày rất độc đáo thể hiện trên phương diện: Văn hóa sản
xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. Trong xu
hướng phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Tày cùng các dân tộc anh em khác như giữ lại những trang phục cổ truyền, sinh
hoạt văn hóa trong đám cưới, ma chay, lễ hội là điều không phải dễ dàng; Do đó
việc phát hiện, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của từng dân tộc theo
hướng ngày càng hiện đại nhưng vẫn giữ được dấu ấn riêng là vấn đề ý nghĩa
mang tính thời sự, cập nhật.
1.3 Cuộc đời và văn nghiệp Y Phương
1.3.1 Cuộc đời và văn nghiệp Y Phương
Tên khai sinh của Y Phương là Hứa Vĩnh Sước (các bút danh: Y Phương,
Chu Văn Păn, Hứa Hiếu Lễ) sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948 trong một gia đình
nông dân dân tộc Tày ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thân
phụ là cụ Hứa Văn Cường biết chữ nho, làm thầy tào và chữa bệnh điên cứu
người. Thân mẫu ông là bà Nông Thị Lộc - một phụ nữ, tảo tần, đảm đang, tháo
vát, hiểu biết rộng, giàu đức hy sinh, luôn khích lệ con trai lòng can đảm, ý chí
phấn đấu vươn lên, quý trọng tinh thần tự chủ. Muộn hơn so với bạn bè cùng
trang lứa, lên 9 tuổi, ông mới tập nói tiếng Kinh. Học hết cấp I, cấp II, đang học
dở cấp III ở Trùng Khánh, lại là con một trong gia đình chỉ có hai chị em, nhưng
anh đã "lựa chọn thông minh" với ý thức "vượt lên số phận". Chàng trai làng
Hiếu Lễ nhập ngũ năm 1968 ở Binh chủng Đặc công, chiến đấu ở mặt trận miền
Đông Nam Bộ. Năm 1976, anh vào học ngay Trường Điện ảnh Việt Nam. Năm
1982 là học viên của Trường Viết văn Nguyễn Du (khóa II, 1982-1985). Năm
7


1985 khi đang dự trại sáng tác Đại Lải thì bị viêm dây thần kinh mạng nhện, với
tinh thần cố gắng vượt lên số phận, vịn câu thơ như vịn tin yêu ông đã khỏi bệnh.

Năm 1986, anh về nhận công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Cao Bằng. Từ 1993,
ông được tổ chức phân công đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội văn học Nghệ
thuật Cao Bằng cho đến năm 2002, rời Cao Bằng về Hà Nội tham gia Ban Chấp
hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa VI).
Với quan niệm, “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh
thành và nuôi dưỡng mình”, hơn 30 năm qua ông không ngừng lao động sáng
tạo, đến nay Y Phương đã có khối lượng tác phẩm đồ sộ, gồm một tập kịch
Người núi Hoa (1982); tám tập thơ, trường ca: Tiếng hát tháng Giêng (1986), Lời
chúc (1987), Đàn then (1996), Chín tháng (trường ca, 1998), Thơ Y Phương
(2000), Thất tàng lồm (Ngược gió, song ngữ Tày-Việt, 2006), Đò trăng (2009),
Bài hát cho Sa (2011); hai tập tản văn Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao
quắm (2009) và Kungfu người Co Xàu (2010). Hiện anh đã hoàn thành bản thảo
cuốn tản văn Fừn Nèn – Củi Tết gửi nhà xuất bản; tiếp tục hoàn thiện bản thảo
thơ song ngữ Vũ khúc Tày – Tủng Tày, tập thơ Hoa quả chuông- Bjooc ăn lình.
Quá trình lao động nghệ thuật miệt mài đã giúp Y Phương dành được
nhiều giải thưởng: Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 1984; Giải
thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ "Tiếng hát tháng
Giêng"; Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc – Hội Nhà văn Việt Nam với tập
thơ "Lời chúc"; Giải B của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ
thuật Việt Nam, Giải B của Bộ Quốc phòng với trường ca "Chín tháng" (2001).
Và năm 2007, “Người trai làng Tày” đã vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về
Văn học Nghệ thuật. Năm 2010 với tản văn Tháng giêng tháng giêng một vòng
dao quắm anh nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.
1.3.2 Tản văn của Y Phương trong dòng chảy của văn học Việt Nam
hiện đại
8


Từ khi ra đời đến nay, tản văn đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với
những đặc điểm và sự vận động khác nhau. Trong vài ba thập niên gần đây, tản

văn có những khởi sắc, mở rộng phương diện đề tài (tiếp cận vấn đề từ góc độ
văn hóa), và cách thức biểu hiện.
Tản văn Tháng Giêng, tháng Giêng một vòng dao quắm và Kungfu người
Co Xàu của Y Phương luôn bám sát những vấn đề thiết yếu của đời sống. Tản
văn góp phần hoản chỉnh sự nghiệp văn chương của Y Phương, cho thấy đây là
một tài năng đa dạng, có sức sáng tạo bền bỉ, không bao giờ lạc hậu với thời
cuộc. Mỗi thiên phát hiện một hiện tượng, nêu một vấn đề, khắc ghi một hình
ảnh, khêu gợi một suy nghĩ… khiến tâm hồn độc giả rung động, phong phú, thích
thú, biết chú ý đến những vấn đề tinh tế có ý nghĩa ở xung quanh ta. Tản văn của
Y Phương tìm về khai thác bề sâu tâm hồn và tầm cao tư tưởng lịch sử, văn hóa,
truyền thống dân tộc, thể hiện nỗi xót xa trước sự mai một của bản sắc văn hóa
dân tộc.
Chương 2
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRONG TẢN VĂN Y PHƯƠNG
Y Phương sinh ra và lớn lên, sống gắn bó với núi rừng, tâm hồn ông được
dung dưỡng trong không khí văn hóa của dân tộc. Cảnh sắc thiên nhiên, cuộc
sống con người vùng cao với những phong tục tập quán đã được nhà văn dựng
lên như một tấm gương phản chiếu chân thực sinh động, phong phú mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc.
2.1 Bức tranh thiên nhiên núi rừng
Quê hương đối với Y Phương là những kỉ niệm xưa – nay, những hình
bóng quen thuộc gần gũi sống động đáng yêu trong một con người. Vì thế quê
hương đối với anh bao giờ cũng có thần, có hồn của nó. Khi viết tản văn, mặc dù
Y Phương không sống trên mảnh đất quê hương nhưng sự hồi tưởng, nhìn về quê
9


hương, bản làng với bao tình cảm sâu lắng khiến cho người đọc yêu mến và thân
thuộc hơn với mảnh đất Cao Bằng quê anh.

Viết về thiên nhiên núi rừng quê hương, Y Phương tập trung khắc họa bức
tranh cảnh vật mang đặc trưng riêng của vùng núi Cao Bằng. Anh say sưa viết về
núi rừng như ngọn nguồn của sự sống với màu sắc tươi sáng, vô cùng sinh động
và tràn ngập chất thơ: “ Ánh sáng tạo thành một rừng trúc lung linh màu vàng
rơm... Nếu nhìn từ xa, rừng trúc như đàn gấu xanh khổng lồ, chúng đang lin lít
ngủ đông (Chiếu trúc nhìn ta). Đến với Rừng dẻ người đọc “sẽ được nghe hạt dẻ
nói. Cả một cánh rừng dẻ râm ran đang vào vụ. Ban ngày thì dẻ lao xao, rì rào,
tí tách rơi. Rơi như mưa màu nâu”(Về Trùng Khánh mà nghe hạt dẻ). Đọc tản
văn của Y Phương ta như bị hút theo những vòm hang trong lòng núi, những
thung lũng nằm lọt thỏm giữa những dãy núi: “Lũng Pác Nạo nằm lọt thỏm giữa
những dãy núi đá vôi. Núi đứng sừng sững như chọc lên ông trời. Ngọn núi nào
cũng nhọn hoắt, cao vời vợi (Còn có một cái Tết Vía trâu); “Từ lòng núi Bo
Thang nước chảy như đùn”. (Dân Co Xàu hát woàng dzà). Con sông quê hương
với màu “xanh ngăn ngắt”- “màu xanh như rêu dưới đáy sông” trôi êm đềm có
một sức hút vô hình với con người. Mặc dù đang sống ở nơi Hà Thành nhưng nhà
văn vẫn nghĩ về “những con sông quê đang bơi”. Người đọc còn được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp kì diệu của cánh đồng lúa qua hệ thống ngôn từ giàu tạo hình và
đậm chất nhạc: “Lúa như những đứa trẻ sơ sinh hãy còn loe hoe lông măng. Tã
óm lỏng lẻo hở cả rốn ra ngoài. Chúng giơ tay giơ chân quều quào khua lên trời.
Lúc nào lá cũng đạp nọc nạch, tung tinh rối rít”(Còn có một cái Tết Vía trâu). Y
Phương đã say sưa ngắm cảnh quê hương mình khi hoàng hôn buông xuống:
“Chiều quê tôi sánh vàng như mật. Đấy là thời khắc ve ran như sôi. Lá rừng
thiêm thiếp” (Về Trùng Khánh mà nghe hạt dẻ); “Bóng núi xanh đổ xuống vá
sắp kín cánh đồng” (Sông bơi)…

10


Viết về cảnh sắc thiên nhiên quê hương với Y Phương là cuộc “hành
hương” đầy thiêng liêng. Trước thiên nhiên, Y Phương luôn bày tỏ niềm thành

kính ngưỡng vọng, trong lòng luôn trĩu nặng ơn Đất, ơn Người.
2.2 Đặc trưng phong tục tập quán
Phong tục “là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được
đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo” [73,143]. Nhiều nhà văn đã rất
thành công với những trang viết về phong tục tập quán đồng bào Tày, Mông,
Thái ở Tây Bắc như Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nông Minh Châu, Vi Hồng, Triều
Ân… Theo dòng chảy văn chương đó, tản văn Y Phương cũng đã ghi dấu bản sắc
văn hóa Tày với những nét phong tục tập quán độc đáo, đặc sắc.
2.2.1 Dấu ấn văn hóa trong ngày Tết
Văn hóa Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển đã tạo
cho dân tộc Tày một kho tàng văn hóa phi vật thể giàu có về phong tục tập quán,
tín ngưỡng, văn học – nghệ thuật với những lễ, tết cổ truyền đậm đà bản sắc dân
tộc. Theo phong tục của người Tày hầu như tháng nào cũng có tết, nhưng Tết
tháng Giêng là Tết to nhất (Tết anh cả) với sự chuẩn bị công phu và sự đón chờ
từ nửa năm trước.
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Tết Tảo mộ (ngày mồng ba tháng ba hàng năm) còn gọi là Tết “Bươn slam, so
slam”, là một phong tục truyền thống không chỉ có riêng dân tộc Tày mà của cả
dân tộc Việt: “Đó là ngày mở cửa hồ. Người dương được gặp lại người âm,
trong niềm nhớ thương vô hạn”; “diễn ra giữa tiết trời ấm áp, khí núi thanh
sạch, lòng người thanh thản”. Tết Hạ chí nhằm đúng vào ngày nóng nhất, trong
tháng nóng nhất của năm: “Đây là cái Tết biện ra để đánh chén. Trong nhà chỉ
có thắp hương, bày bánh gio, đĩa hoa quả cúng tổ tiên”. Trong ngày này, người
dân lại tổ chức ăn đụng thịt chó. Tết Vía trâu diễn ra ngày 6 tháng 6 âm lịch. Có
11


nơi còn gọi là Tết Rửa cày bừa. Đây là cái tết trả công cho trâu, bò và trẻ em mục
đồng chăn thả coi sóc trâu, bò sau vụ mùa cày cấy vất vả mọi bề đã hoàn thành.

Tết Cốm thường diễn ra vào đêm rằm tháng tám âm lịch... Qua việc điểm Tết nhà
văn đã làm nổi lên phong tục đón Tết của người Tày - nét văn hóa đã trở nên cổ
xưa rất đáng quý của dân tộc.
Tục chơi chữ, thưởng thơ
Trải qua bao biến động của lịch sử, của thời gian nhưng người Việt
vẫn gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày tết
trong đó có tục chơi chữ thưởng thơ. Bởi vậy, “mỗi độ xuân về, mấy ông thầy đồ,
thày tào, thày mo, thầy tướng số thường vác bút nghiêng, hành nghề bán chữ ở
ngoài phố Co Xàu”. Những nét chữ uyển chuyển như rồng bay phượng múa, thể
hiện khiếu thẩm mỹ của người xin chữ và khả năng viết chữ của người cho chữ.
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, ở dân tộc Tày Cao Bằng còn có tục
treo câu đối đỏ. Tục xin chữ thưởng thơ là một nét đẹp văn hóa cần được bảo tồn
và phát huy.
Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực đóng một phần quan trọng làm nên diệm mạo riêng
biệt văn hóa Tày Nùng. Y Phương luôn ý thức việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, bởi vậy, ngoài các thú vui chơi, văn hóa ẩm thực đi vào những trang viết của
Y Phương một cách tự nhiên. Mỗi một món ăn đều có một sức sống riêng, đó là
sự hòa hợp giữa thiên nhiên đất trời và con người nơi đây. Các món ăn của người
Cao Bằng có nhiều loại như vịt quay, bánh áp chao, xôi ngũ sắc, canh xin thang,
trám xanh kho thịt…, món nào cũng thơm ngon, hấp dẫn trong sự thưởng thức
trân trọng, nhiệt tình, luôn lồng trong đó sự liên tưởng kì diệu về tình người, tình
quê của nhà văn.
2.2.2 Tục tang ma và cưới xin

12


Trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam, người Tày có nhiều
đóng góp rất giá trị thông qua những hình thức sinh hoạt văn hóa, các phong tục

tập quán sinh động, phong phú và đặc sắc. Trong đó tục cưới xin, tang ma thể
hiện bản sắc văn hóa rất riêng khác hẳn với các dân tộc khác.
Tục cưới xin
Tục lệ cưới xin được hiểu là việc tổ chức lễ cưới theo phong tục, lễ nghi
đã được người dân quy định từ lâu đời và đã trở thành thói quen, tập tục trong đời
sống xã hội. Tục cưới xin của dân tộc Tày là một nét văn hóa độc đáo, mang đậm
bản sắc dân tộc: “Có đầy đủ các đồ ăn thức uống mặn ngọt, có vui hát lượn tràn
đêm đến sáng bạch”. Lễ cưới là một ngày trọng đại nhất của cuộc đời vì thế trang
phục của cô dâu cũng phải chuẩn bị rất đẹp. Hôm đấy, cô dâu mặc lên người “Tà
áo chàm thắt lưng the” cùng “chiếc khăn vải láng công tùn, hay khăn nhung
ướt, tự lấy tay mình gấp thắt hình mỏ quạ, rồi thả một lọn tóc như đuôi con gà
trống… Đôi giầy vải uốn cong mũi trăng”. Y Phương qua những trang viết của
mình đã phản ánh một cách sinh động bản sắc riêng của dân tộc và làm phong
phú thêm bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung.
Tục ma chay
Tang ma là một việc hệ trọng trong chu kỳ đời người trên cõi trần
gian. Mỗi một dân tộc đều có các cách thức tổ chức nghi lễ khác nhau. Người
xưa, để làm nhẹ bớt nỗi đau thường quan niệm “sống gửi, thác về”, sống chỉ là
một thời gian ngắn ngủi so với cái chết. Do đó, mỗi người cầm bút đều có cách
cảm, cách thể hiện khác nhau. Qua tản văn Ông dzang tang hương đèn, Y
Phương đã khái quát đám ma người Tày “Tiếng trống thì thùng. Tiếng não bạt
chập cheng. Tiếng phèn la. Tiếng kèn ò í a vang lên rền chín ngày chín đêm…”
Đọc tản văn Bí mật về chai nước trong, Y Phương đã làm sống dạy bản sắc văn
hóa dân tộc Tày qua màn các thày tào, bà bụt diễn tả lại toàn bộ cảnh sinh hoạt
thường ngày, khi cha anh còn sống.
13


2.2.3 Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi
Tập quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt

chiều dài lịch sử, thể hiện nét văn hóa của dân tộc trong việc biểu lộ tấm lòng trân
trọng, biết ơn đối với những người phụ nữ đã mang nặng để đau để duy trì nòi
giống. Nhà văn Y Phương đã tái hiện lại tục thăm gái đẻ và ngày lễ đầy tháng của
đứa con đầu lòng qua tản văn Dzương eng, tục thăm gái đẻ.
Y Phương đã đi sâu vào khai thác những chi tiết đời thường của dân
tộc Tày thông qua tập quán sinh nở và lễ đầy tháng. Với tình yêu thương, trân
trọng sâu sắc con trẻ và phụ nữ, nhà văn đã làm sống dạy những nét đẹp văn hóa
truyền thống của dân tộc Tày trong dòng chảy của văn hóa truyền thống dân tộc.
2.2.4 Văn hóa tín ngưỡng
Mỗi một dân tộc đều có phong tục tập quán, trình độ phát triển xã
hội, trình độ dân trí và bản sắc văn hóa khác nhau, những đặc điểm này đã tạo
nên sự đa dạng về văn hóa tín ngưỡng. Người Tày có những sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng rất đặc sắc. Trong đó, tín ngưỡng thờ Mẹ Hoa là tín ngưỡng nguyên sơ,
chưa bị ảnh hưởng của tam giáo. Bên cạnh đó người Tày còn có cách dọa ma đặt bốn con dao vào bốn góc giường theo bốn hướng, gọi hồn rất độc đáo. Những
trang viết về quan niệm ma gà của dân tộc Tày đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong
lòng độc giả. Với tản văn “Chuyện ma gà”, nhà văn đã cho người đọc thấy đây
chỉ là một quan niệm của những người dân tộc thiểu số ở thời kỳ cuộc sống còn
nhiều khó khăn thiếu thốn.
2.3 Cốt cách tâm hồn con người miền núi trong tản văn Y Phương
Maxim Gorki - đại văn hào của nước Nga Xô Viết đã từng nhận định “Văn
học là nhân học”. Y Phương là người con của dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên từ
câu hát ru của mẹ, gắn bó với quê hương, chung thuỷ với núi rừng, tâm hồn luôn
hướng về nguồn cội. Mặc dù Y Phương đã “ra phố” nhưng tất cả những hình
ảnh thiên nhiên, con người với những phong tục tập quán của quê hương luôn
14


tỏa sáng trong tâm hồn nhà văn. Những con người xứ mây chân thực và có đời
sống tâm hồn trong sáng đã gắn bó in đậm trong tâm trí nhà văn giờ hiện lên một
cách tự nhiên, giản dị, mộc mạc, chân thành. Trong tản văn Y Phương, những con

người quê hương hiện lên từ phụ nữ, trẻ em đến các nhà văn ... đều chân thực,
giàu nghĩa tình mang đậm dấu ấn miền núi.
Bằng ngòi bút chân thực, Y Phương không ngần ngại viết về những con
người miền núi còn u mê lú lẫn trong nhận thức trong tản văn Cha mẹ cho ta anh
em, trời cho ta bạn. Qua đây ta thấy trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình
độ nhận thức của con người nơi đây vẫn còn hạn chế.
Hình ảnh những con người miền núi đã làm nên vẻ đẹp trong tản văn Y
Phương. Qua những trang viết của nhà văn mỗi con người hiện lên với một dáng
vẻ khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều mộc mạc giản dị, chân thực hồn nhiên,
nghĩa tình và mang đậm chất của người vùng cao.
2.4 Phương diện nghề thủ công và trang phục
2.4.1 Nghề thủ công
Nghề thủ công của người Tày phong phú, đa dạng. Vì thế đọc tản văn
của Y Phương, chúng ta bắt gặp nhiều sản phẩm thủ công có mặt trong đời sống
hàng ngày của người dân như các vật dụng làm từ trúc: chiếu trúc, bộ khay đựng
cốc chén… Ngoài các công việc liên quan đến kinh doanh, làm hàng kỹ nghệ tinh
xảo như khâu giày vải đến làm mũ miện, áo thêu rồng phượng, đính kim sa…,
người Tày cũng khá nổi tiếng trong nghề rèn. Đọc tản văn Y Phương ta bắt gặp
người thợ đóng móng ngựa rất công phu, tài hoa, nghề vá chảo hàn nồi... Ghế
rơm từ lâu đã gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây
-“Đó là chiếc ghế được bện bằng những sợi rơm vàng óng đã phơi đủ ba
sương”. Những chiếc hài xảo được làm từ những chiếc mo tre rất đặc trưng trong
đời sống của dân tộc…

15


Tóm lại, các nghề thủ công của dân tộc Tày đã tạo ra nhiều loại sản
phẩm nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt hàng ngày của cư dân, đồng thời
thể hiện tư duy thẩm mỹ và trí thông minh sáng tạo của dân tộc trong quá trình

thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội.
2.4.2 Vẻ đẹp trang phục
“Trang phục chính là một trong những sắc thái nổi bật nhất của văn
hóa dân tộc” [74,12] bởi nó là sản phẩm vật chất được sản sinh ở từng dân tộc,
từng vùng miền và là sáng tạo văn hóa của con người dân tộc đó. Tự hào với bản
sắc dân tộc Tày bởi vẻ đẹp trang phục, nhà văn Y Phương đã giành nhiều trang
viết để miêu tả vẻ đẹp của trang phục truyền thống cũng như lòng tự hào của
người dân mỗi khi khoác trên mình bộ trang phục dân tộc. Tà áo dài của người
phụ nữ Tày tạo nên nét đẹp duyên dáng, óng ả đã khêu gợi và lôi cuốn độc giả về
vẻ đẹp trang phục của dân tộc Tày - một dân tộc thiểu số vùng cao. Bằng sự quan
sát tỉ mỉ cùng với tấm lòng yêu quý, gắn bó với những người dân quê hương anh,
Y Phương đã có những trang viết sinh động và sắc sảo khi miêu tả áo người
Nùng.
Niềm yêu quý, tự hào về vẻ đẹp độc đáo của trang phục dân tộc mình
hòa trong niềm say mê cái đẹp đã chắp cánh cho ngòi bút Y Phương thăng hoa,
khởi sắc trong việc miêu tả, cảm nhận vẻ đẹp của trang phục cũng như con người
nơi đây.
2.5 Kiến trúc và ngôn ngữ
2.5.1 Kiến trúc
Dân tộc Tày thường lựa chọn vùng núi cao, nơi có nhiều sản vật núi
rừng để làm nơi sinh sống. Qua nhiều thế kỷ, cùng với những điệu kiến đặc thù
đã tạo nên nét văn hóa độc đáo trong kiến trúc. Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân
đình gắn liền với mỗi làng quê và trở thành biểu tượng văn hóa. Kiến trúc đình

16


làng Co Xàu, giếng làng được Y Phương miêu tả rất tinh tế qua tản văn Đình chợ
Co Xàu, Giếng chàm xanh như ngọc…
Ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo cho

con người cuộc sống định cư, đặc biệt có “an cư thì mới lạc nghiệp” cho nên ngôi
nhà có vị trí quan trọng trong đời sống. Do những điệu kiến đặc thù, kiến trúc nhà
của người dân tộc Tày thường thể hiện mối giao hòa với thiên nhiên.
Kiến trúc đình làng, giếng nước, nhà ở là nét đặc trưng cho dân tộc
Tày qua bao đời nay, nó không chỉ là phong tục tập quán mà còn thể hiện nét đẹp
thẩm mĩ và trí tuệ của con người nơi đây.
2.5.2 Ngôn ngữ
Trên đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi
dân tộc có một thứ ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ dân tộc Tày rất giàu và đẹp, điều
đó đã khiến cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Tày trở nên hết sức phong
phú, uyển chuyển và tinh tế. Làng Hiếu Lễ, quê hương Y Phương xưa kia là đất
của quan Châu quan Phủ. Một vùng quê có mỏ nước ăn quanh năm đầy ăm ắp,
nước vừa trong vừa ngọt bởi nó được chắt ra từ các kẽ chân núi đá. Y Phương tự
hào viết Trùng Khánh – “Một vùng đất giàu tính nhạc, trong ngôn ngữ giao tiếp,
trong các làn điệu hát dân ca”.
Y Phương đưa người đọc tìm hiểu về nguồn gốc nhóm ngôn ngữ Tày
Thái qua tản văn Giọng nói người Cao Bình. Bằng việc miêu tả giọng nói người
Cao Bình, nhà văn đã phần nào nói lên sự khác biệt trong hệ thống ngôn ngữ dân
tộc Tày. Đến với tản văn Đi chợ nhìn người, bạn đọc thấy được nét đặc trưng của
người Cao Bình khi nói chuyện thường thêm chữ “lỏ” .
Ngôn ngữ dân tộc Tày mang màu sắc văn hóa riêng, qua những trang
viết tản văn, Y Phương đã giúp người đọc nhận ra một thứ ngôn ngữ rất tự nhiên,
mộc mạc như chính bản chất núi; đồng thời làm phong phú giàu có hơn ngôn ngữ
dân tộc.
17


2.6 Nỗi xót xa trước sự mai một của bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa là toàn bộ ứng xử của cộng đồng người với tự nhiên và xã
hội và tạo ra bản sắc riêng của từng dân tộc, làm nên bề dày truyền thống. Mỗi

trang viết của Y Phương đều thể hiện nỗi xót xa trước sự mai một của bản sắc
văn hóa dân tộc, từ cảnh sắc thiên nhiên đến phong tục tập quán.
Y Phương trân trọng nâng niu giá trị văn hóa, những nét đẹp ẩn chứa
bên trong phong tục tập quán. Nhà văn ngỡ ngàng và xót xa trước sự mai một của
Tục Dzương eng - tục thăm gái đẻ. Trong tản văn Lão Mòn đi đâu rồi, Y Phương
hướng ngòi bút của mình về văn hóa đi chợ của người xưa để nói lên thực trạng
trong văn hóa đi chợ ngày hôm nay. Bằng cái nhìn đầy tiếc nuối qua tản văn Đi
chợ nhìn người, Y Phương đã có những trang viết đầy nặng lòng về phiên chợ
vùng cao. Trước sự xâm lấn của nền kinh tế thị trường, qua Hồn làng Khuổi Ky
người đọc không khỏi giật mình về những giá trị văn hóa đang bị mất đi. Tiếng
Tày là niềm khao khát và hạnh phúc của biết bao con người dân tộc Tày. Thế
nhưng, xã hội ngày càng phát triển, tiếng Tày ngày càng bị “Kinh hóa”. Y
Phương viết về sự đổi thay của dân tộc mình bằng ngòi bút chân thực và sự trải
nghiệm, ông không ngần ngại viết về những thứ độc hại đang dần dần gặm nhấm
vào tâm hồn con người:
Trước sự mai một của bản sắc văn hóa dân tộc, các nhà văn như Nông
Quốc Chấn, Cao Duy Sơn, Bế Thành Long… luôn ý thức cao về việc giữ gìn bản
sắc văn hóa trong các sáng tác của mình.
Với tầm nhìn văn hóa vượt thời đại, bằng cảm quan nghệ thuật tinh tế,
Y Phương qua những trang viết đã hướng độc giả đến những giá trị văn hóa độc
đáo của dân tộc mình. Trước thềm hội nhập, anh không khỏi giật mình xót xa
trước những giá trị văn hóa, những phong tục tập quán, nếp sống, lối sinh hoạt
của dân tộc được cha ông gìn giữ lưu truyền đang dần mai một. Những suy nghĩ,

18


trăn trở của nhà văn dưới góc nhìn văn hóa trong thời đại ngày nay còn nguyên
giá trị.


Chương III
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
3.1 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ
Văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong tác phẩm văn học, sự sáng tạo
về ngôn từ của nhà văn đóng vai trò quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo và tài
năng của nhà văn, vừa phản ánh được bản sắc văn hóa dân tộc. Y Phương là nhà
văn dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Cao Bằng, anh có sự thuộc hiểu
về đời sống và con người nơi đây nên nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong tản văn
mang đậm dấu ấn miền núi và tràn ngập chất thơ.
19


3.1.1 Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi
Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở, là hình thức biểu hiện và thể hiện độc
đáo của từng dân tộc. Nó là một “kênh” quan trọng để truyền tải giá trị văn hóa
qua các thế hệ. Trong dòng chảy của văn học thiểu số, cùng với các cây bút như
Nông Viết Toại, Triều Ân, Vi Hồng, Cao Duy Sơn… ngôn ngữ trong tản văn Y
Phương mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đọc tản văn Y Phương, ta thấy xuất
hiện hệ thống từ ngữ chỉ địa danh với những tên núi, tên làng, xã, huyện, chợ.
Những địa danh không chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa miền núi mà đã tạo nên
một không gian nghệ thuật rộng lớn; đồng thời thể hiện tính chân thực cho nội
dung được phản ánh trong những trang viết. Y Phương là người thông thạo cả hai
thứ tiếng Tày và Việt, ông đã chọn lọc những tinh chất cần có để tạo nên ngôn
ngữ riêng. Y Phương không chỉ sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu mà
ông còn sử dụng tiếng Tày nhiều và nhuần nhụy nhất trong các trang viết. Bản
sắc dân tộc trong tản văn Y Phương còn được tạo bởi việc sử dụng từ ngữ sóng
đôi nửa Tày, nửa Kinh, không những làm cho ý nghĩa của tiếng việt được mở
rộng hơn, khái quát hơn. Tản văn Y Phương không chỉ mang theo những con
người, những sự kiện, những hiện tượng thân quen gần gũi mà còn mang cả hình

dạng, âm thanh màu sắc của sự vật, hiện tượng. Nhà văn đã vận dụng thành công
tục ngữ, thành ngữ vào trong tác phẩm của mình - đó là một cách tìm về với
truyền thống dân tộc.
Việc vận dụng đúng lúc, đúng chỗ ngôn ngữ dân tộc đã đem lại giá trị thẩm
mĩ cho câu văn nghệ thuật, đồng thời phù hợp với cách cảm, cách nghĩ và cách
nói giàu hình tượng của người miền núi. Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn miền núi
được Y Phương dụng trong tản văn đều mang những hàm ý, ẩn ý riêng của dân
tộc, nó làm sống dạy cả một lối sống, một thái độ, một cách ứng xử, một tầng sâu
văn hóa của dân tộc Tày.
3.1.2 Ngôn ngữ mang đậm chất thơ
20


Trong sáng tạo nghệ thuật, chất thơ được xem là một đặc tính quan trọng đem
lại sự cuốn hút kỳ diệu cho hình tượng nghệ thuật và tác phẩm. Chất thơ được tạo
nên từ vẻ đẹp của cảm xúc, ý tưởng, từ những hình ảnh đẹp, những ngôn từ giàu
nhạc điệu, bay bổng, thanh thoát, từ chiều sâu kết đọng ý thơ chưa nói hết trên bề
mặt câu chữ.
Trong tản văn của Y Phương, người đọc bất ngờ trước những câu văn được
điệp đi điệp lại kết hợp với tài quan sát tinh tế, cách sử dụng từ ngữ và lối miêu tả
tài tình như là “dấu tích” của thơ thâm nhập vào văn xuôi. Có rất nhiều chân
dung con người miền núi trong tản văn của Y Phương được miêu tả bằng nguyên
tắc lãng mạn hoá, lí tưởng hoá của chất thơ. Đọc tản văn Y Phương ta bắt gặp
nhiều những liên tưởng, so sánh, từ láy… độc đáo giàu mĩ cảm giống hệt thơ.
Những “phép thơ” mà nhà văn sử dụng đã vẽ lên bức tranh văn hóa dân tộc đậm
màu sắc. Nhiều câu văn ngắn xuất hiện trong tản văn, nhưng nó không gợi cảm
giác cộc lốc, cụt ngủn. Những câu văn có cấu trúc trùng điệp qua sự mở rộng tối
đa nghĩa ngoài việc tạo nên tính nhịp nhàng còn nhấn mạnh một đặc điểm, một
trạng thái cảm xúc được nói đến. Mỗi tản văn của Y Phương như một ẩn dụ có
tính thơ gắn liền với những nghiệm sinh sâu sắc. Những giá trị văn hóa được nhà

văn gửi gắm vào những trang viết khiến nhiều khi ta phải lắng lòng ngẫm ngợi.
Bằng khả năng quan sát tinh tế cùng tình yêu quê hương, Y Phương đã nắm
bắt được chất thơ của cuộc sống và con người từ những chi tiết rất đỗi bình dị và
quen thuộc. Có thể nói sự đan xen, kết hợp hài hoà giữa ngôn ngữ đậm màu sắc
dân tộc với ngôn ngữ đậm chất thơ đã tạo nên phong cách nghệ thuật riêng, làm
sống dạy bản sắc văn hóa dân tộc và hấp dẫn người đọc.
3.1.3 Ngôn từ độc đáo, mới mẻ đầy sáng tạo trong tản văn Y Phương
Nét đặc sắc nhất trong ngôn từ nghệ thuật tản văn của Y Phương là cách sử
dụng từ ngữ rất độc đáo. Những từ ngữ, đặc biệt là những từ láy chưa từng xuất

21


hiện trong Từ điển Tiếng Việt, vừa biểu cảm vừa tạo hình, vừa có khả năng gợi
liên tưởng mạnh mẽ cho người đọc. Sau đây là một vài dẫn chứng tiêu biểu:
Tên tản văn
Tết anh cả

Từ ngữ độc đáo
“Thóc lúa kìn kịt vào cửa trước. Trâu, bò, ngựa, dê nung núc

Ăn cái tình

vào cửa sau”; “Những chum rượu phình phành ngất ngưởng”.
“Tiếng bột gạo kêu thóp thép”, “Bánh hổn hển run rẩy”, “Cả

lũ bánh bì bõm sướng”
Về Trùng Khánh “Cả một cánh rừng dẻ râm ran đang vào vụ. Ban ngày thì dẻ
mà nghe hạt dẻ
lao xao, rì rào, tí tách rơi. Rơi như mưa màu nâu”

Ăn bánh áp chao “Họ líu tíu khăn trùm đầu, áo quàng cổ”; “Bánh cứ giãy đành
mà nhìn thấu ruột

đạch”; “Người ta không chỉ ăn cái nhúng nhính vui, mà còn
ăn cái rùm rìm trong các câu chuyện kể của những người cùng

phố”
Ngồi ghế rơm, “Tiếng củi lép bép”, “lửa lung leng”; “Lửa cứ líu nhíu”;
uống

trà

“khỉ “Rượu mời khách pón pén”

nổc”
Tết cốm

“Tiếng mõ trâu loóc toóc trong chuồng”; “Niềm vui lênh láng
ướt trên lá cỏ”; “Tiếng tuốt lúa nghe long roong râm ran từ

Dân tộc: Người

đầu làng đến cuối làng”; “rổn rảng cười…”
“Cỏ cây đất đá vẫn còn đang hí hóp thở”; “Giật mình nhon

nhót”;“Tiếng ho khẹc khẹc”.
Ông Dzang tâng “Vài đám lúa nho nhe”; “Lúa gặt xong, tòng teng gánh cả hạt
hương đèn
lép mang về nhà”.
Núi non chất ngất “Mây bồ kết bay ra trắng đục, lởn vởn, lờn vờn cong queo,

bay bay”; “Những chuột cụ, chuột ông, chuột cha, chuột con
béo núc nịch núc ních”; “Lưng đặt lên tiếng nhệu nhạo kít
Dọa ma

két”; “rơm càng dẻo dai nhanh nhách”.
“Mọi người đang lim nhim vào giấc”; “Ma quỷ nghe tiếng dao
kêu lắc cắc leng keng là lập tức ba chân bốn cẳng chuồn
ngay”; “Tuy là vua con nhưng oai oách ngang bằng một ông
22


vua lớn”; “Im lin lít”.
Áo tân thời bước “Lúa má từ ngoài đồng xồ xồ nhảy vào bồ bịch. Bồ bịch và
vào cửa vóng

thạp đựng thóc cứ ngồng ngàng nằm ngồi chật nhà”; “Áo tân
thời ôm khít khịt vào dáng người. Nên nó càng làm nổi cái
túng tính tùng tình cả đôi quả vả”; “đôi chân pằm pặp”; “ti hí

lờn lợt như mắt quan tham”.
Chắp hai tay con “Tiếng chóp chép nhoong nheeng râm ran trong lòng mẹ”;
gọi mẹ
Cây gạo làng tôi

“Mẹ mỉm cười và quẩy đôi thùng thung thăng ra suối …”.
“Đánh rồ roạt một cái là được một lượt”; “lốc nhốc đi qua

Tiếng ve cay

làng”; “ai ai cũng sướng ròa ròa trong bụng”.

“Nước đái ve bốc lên mùi khai cay cay, nồng nồng, đăng

đắng

đắng”; “cô bé tóc loe hoe vàng”; “đồng tiền lỏng lẻo”; “nhẹ

Nhào nhào con

nhàng trống trếnh”.
“Bóng nhọp nhẹp lởn vởn in hình người lên vách nhà”; “Bà

ma xay thóc
Tết về làng người

tôi lấy làm sung sướng rơn rơn trong bụng”.
“Vắng inh inh”; “gà rừng lục tục té te re re e e dậy sớm nhất”;

trời

“phi pho phì phò thở”; “ròa ròa tỉnh giấc”; “rợp rờn nhảy
múa”; “người giao giò rọọc rẹẹc mở cửa”; “tùm tum như bật

bông”; “mỏng mềm mướt mát như lụa”.
3.2 Cái nhìn của người miền núi viết về miền núi
Văn học là bức tranh phản sánh chân thực đời sống văn hóa, xã hội, con
người, bởi vậy mỗi nhà văn đều có một cái nhìn nghệ thuật riêng. Từ nhỏ Y
Phương được sống trong bầu khí quyển đậm chất văn hóa Tày, nên anh có cái
nhìn chân thực về cuộc sống con người gắn liền với những phong tục tập quán…
Anh yêu “cái làng Tày như da bọc lấy người tôi” (Hồn làng Khuổi Ky), do vậy
khi anh rời Cao Bằng về sống giữa thủ đô Hà Nội là một dịp để nhà văn tự nhận

thức về mình và dân tộc mình. Trong những trang viết của mình, nhân vật trữ
tình luôn trở về sống với những kỷ niệm sinh hoạt thường ngày ở ngôi làng người

23


Tày của mình với những phong tục tập quán từ đời này truyền sang đời khác.
Nhà văn đắm chìm trong văn hóa lễ tết, văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh…
Nhà văn có cái nhìn từ chiều sâu văn hóa dân tộc nên anh luôn có khát
vọng bảo tồn những giá trị tốt đẹp của văn hóa Tày trong thời kỳ hội nhập và
giao lưu quốc tế. Trong sâu thẳm tâm hồn nhân vật trữ tình luôn tiếc nuối những
ngày đã xa, sắp rời xa, hoặc sẽ vĩnh viễn mất trong xã hội người Tày. Từ lời ăn
tiếng nói đến trang phục, kiến trúc… đã có xu hướng “Kinh hóa”. Ta bắt gặp
trong tản văn là bức chân dung tự họa, là chân dung tâm hồn người trai Tày và
những con người xung quanh.
Qua cái nhìn của nhà văn, bạn đọc được trải nghiệm một góc nhìn mới về
văn hóa Tày rực rỡ, độc đáo. Ẩn giấu trong tầng sâu tản văn là cái tình chân chất,
hồn nhiên, kín đáo, qua đó người đọc càng càng trân trọng và yêu quý hơn tình
người, tình yêu quê hương, dân tộc nồng đượm, da diết của kẻ tha hương tự nhận
mình là một “que thử”, dù “bứng ra khỏi đất Tày, nhúng xuống thành phố vẫn cứ
xanh một màu rừng”.
Bằng cái nhìn của người miền núi viết về miền núi, những trang tản văn
của Y Phương không "đóng đinh" bó hẹp trong cuộc sống sinh hoạt của người
Tày mà vượt lên, vươn xa như một dấu nối với văn học các dân tộc khác trong
thời kỳ hội nhập. Tác phẩm vì thế mà mở rộng biên độ, phong phú đề tài về cuộc
sống, con người miền núi – thành thị, tình yêu đất nước – quê hương, tình cảm
gia đình – bạn bè - tình yêu lứa đôi…và điều quan trọng là thẫm đẫm bản sắc văn
hóa “người đồng mình”.

24



KẾT LUẬN
1. Bản sắc văn học như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hình thành và phát
triển của dân tộc. Tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong tản văn Y Phương là
một hướng xem xét mối quan hệ giữa văn hóa và văn học. Trên cơ sở nghiên cứu,
chúng tôi rút ra những kết luận sau:
2. Y Phương sinh ra và lớn lên trên quê hương Cao Bằng, tâm hồn anh
được dung dưỡng trong bầu khí quyển văn hóa giàu truyền thống dân tộc Tày.
Tản văn của Y Phương mang đậm nét văn hóa, dấu ấn, bản sắc của người Tày.
Mỗi trang viết của Y Phương đều “bắt rễ” từ chính sự am hiểu, gần gũi, gắn bó
với thiên nhiên, con người, phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc. Thiên
nhiên, cuộc sống của người miền núi giờ trở nên gần gũi, chân thực qua những
nét sinh hoạt, những phong tục tập quán đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như: tập
quán sinh nở và lễ đầy tháng tuổi, tục chơi chữ thưởng thơ… Người đọc đắm
chìm trong không khí văn hóa ẩm thực, văn hóa tín ngưỡng, cùng dấu ấn văn hóa
trong ngày tết, lễ hội từ mùa xuân tới mùa thu, vắt qua mùa đông và kéo sang
mùa hạ. Hình thức sinh hoạt của người dân gắn liền với trang phục, nghề thủ
25


×