Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đáp án đề thi học sinh giỏi Địa lí 12 cực hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.86 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 3 BẢO THẮNG

KỲ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÍ

(Đáp án – thang điểm gồm có 05 trang)
A. Hướng dẫn chấm
- Chấm theo biểu điểm
- Nội dung có thang điểm lớn, giám khảo chia nhỏ tiếp tới 0,25 điểm.
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh trả lời đúng, đủ ý và diễn đạt tốt.
B. Biểu điểm chấm
Câu Ý
Nội dung kiến thức
Điểm
Vào ngày 22/12 trong năm, hiện tượng ngày đêm và thời tiết trên Trái
1
a
1,5
Đất có gì đặc biệt. Giải thích?
* Hiện tượng ngày đêm
- BBC có hiện tượng ngày ngắn nhất và đêm dài nhất trong năm.
0,25
- Tại xích đạo ngày bằng đêm và bằng 12h, càng xa xích đạo sự chênh lệch 0,25
độ dài ngày đêm càng lớn. Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có hiện tượng
đêm địa cực, từ vòng cực Nam đến cực Nam có hiện tượng ngày địa cực.
* Thời tiết: NBC là mùa nóng, vùng vĩ độ cao nhiệt độ tuy thấp nhưng vẫn


là thời điểm nóng nhất trong năm. BBC là mùa lạnh và là thời điểm lạnh
0,5
nhất trong năm.
* Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo
một góc 66˚33’ và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời.
0,5
Ngày 22/12 là ngày mà bán cầu Nam ngả tối đa về phía Mặt Trời nên trên
Trái Đất có hiện tượng ngày đêm và thời tiết như trên .
b Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời có tác động như thế
1,5
nào đến hoạt động của các khối khí, frông ở Bán cầu Bắc. Tại sao vùng
cận nhiệt Địa Trung Hải lại có mưa vào thu đông, không có mưa vào
mùa hạ?
* Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời có tác động như thế
nào đến hoạt động của các khối khí, frông ở BBC .
- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gây ra hiện tượng chuyển 0,25
động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, kéo theo sự chuyển động của các
khối khí và frông.
- Mùa hạ bán cầu Bắc: Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Bắc, 0,25
các khối khí, frông dịch chuyển về phía Bắc (về phía cực).
- Mùa đông bán cầu Bắc: Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến 0,25
Nam, các khối khí, frông dịch chuyển về phía Nam (về phía Xích đạo).
* Tại sao vùng c ận nhiệt Địa Trung Hải lại có mưa vào thu đông không
có mưa vào mùa hạ?
- Mùa hạ Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Bắc, áp cao chí 0,25
tuyến thống trị, bầu trời trong xanh, khô ráo, không mưa.
- Mùa đông Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam, áp thấp ôn 0,25
đới dịch chuyển về thống trị, gây mưa.
- Ngoài ra, khu vực Địa Trung Hải mưa vào thu đông do còn chịu ảnh 0,25
hưởng của gió Tây ôn đới, các khí xoáy thuận đem theo gió và hơi nước

khi đi qua biển gây mưa.


2

a

b

3

a

b

Quá trình đô thị hóa có mối liên hệ như thế nào với quá trình công
nghiệp hóa?
- Sự phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất để hình
thành và phát triển đô thị.
- Khi đô thị đã hình thành, đã có cơ sở hạ tầng và cơ sở v ật chất kỹ thuật
phát triển sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.
Trình bày tác động của cơ sở thức ăn đến các hình thức chăn nuôi.
- Thức ăn từ sản phẩm trồng trọt, thức ăn chế biến công nghiệp => chăn
nuôi chuồng trại.
- Thức ăn chế biến công nghiệp => chăn nuôi công nghiệp.
- Thức ăn tự nhiên => hình thức chăn thả.
- Thức ăn tự nhiên và sản phẩm trồng trọt => chăn nuôi nửa chuồng trại.
Phân tích ảnh hưởng của các giai đoạn địa chất đến địa hình nước ta.
* Lịch sử lãnh thổ nước ta đã trải qua 3 giai đoạn địa chất lớn (dẫn chứng),
các vận động địa chất trong các giai đoạn này đã ảnh hưởng sâu sắc đến

đặc điểm địa hình nước ta.
* Giai đoạn tiền Cambri: hình thành nền móng ban đầu cho lãnh thổ Việt
Nam (hình thành ở nước ta 4 khối cổ kết tinh có hình dạng, kích thước và
vị trí khác nhau, chúng là hạt nhân định hướng cho sự hình thành các dãy
núi và các đứt gãy địa chất ở các giai đoạn sau.
Cụ thể: Khối vòm sông Chảy có hình dạng khá tròn tạo hư ớng vòng cung
cho các dãy núi ở vùng Đông Bắc. Khối Hoàng Liên Sơn và khối thượng
nguồn sông Mã định hướng cho các hãy núi TB - ĐN ở vùng Tây Bắc và
Trường Sơn Bắc….
* Giai đoạn Cổ kiến tạo: xảy ra 4 vận động tạo núi lớn làm cho bề mặt địa
hình nước ta bị biến đổi nhiều, kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo lãnh thổ
nước ta đã kết thúc chế độ địa máng và chuyển sang chế độ nền như ngày
nay.
* Giai đoạn Tân kiến tạo: diễn ra vận động tạo núi Anpơ - Himalaya với
cường độ nâng lên và sụt võng ở các khu vực khác nhau làm cho địa hình
nước ta trẻ lại, có tính phân bậc và tạo hướng nghiêng của địa hình là TB ĐN như ngày nay.
Vận động Tân kiến tạo làm cho địa hình trẻ lại, trong điều kiện nhiên nhiên
nhiệt đới ẩm đã thúc đẩy các quá trình ngoại lực và kết quả là tạo ra nhiều
dạng địa hình bóc mòn và bồi tụ độc đáo, quá trình này vẫn đang tiếp tục
làm thay đổi diện mạo địa hình.
Giải thích tại sao Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ lại có hiện
tượng fơn nhưng cường độ fơn của Bắc Trung Bộ mạnh hơn?
Bắc Trung Bộ và DHNTB lại có hiện tượng fơn vì:
- Hoàn lưu khí quyển + địa hình: Đầu hạ áp thấp Bắc bộ phát triển, hút gió
từ áp cao bắc Ấn Độ Dương, gió này có tầng ẩm không dày do quãng
đường đi qua biển ngắn, khi vượt qua dãy Trường Sơn bị biến tính, trở nên
khô nóng (hiện tượng fơn).
- Bề mặt đệm: Vùng duyên hải có thảm thực vật kém phát triển, diện tích
đất cát nhiều làm tăng cường hiệu ứng fơn.
* Cường độ fơn của Bắc Trung Bộ mạnh hơn là vì:

- Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le vuông góc với
hướng thổi của khối khí TBg từ Ấn Độ Dương tới buộc gió này phải vượt
qua để sang sườn bên kia -> tính chất bị thay đổi trở nên khô nóng.
- NTB cũng xảy ra hiện tượng fơn nhưng cường độ và tần suất nhỏ hơn vì
điểm khác biệt cơ bản là Trường Sơn Nam được cấu tạo bởi các khối núi,

1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
1,5
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

1,5
0,25

0,25
0,5
0,5



4

5

a

giữa chúng có các vùng địa hình thấp hơn tạo cơ hội để TBg dễ dàng vượt
qua mà ít bị biến đổi về tính chất hơn so với Trường Sơn Bắc.
Trình bày và giải thích sự phân hóa về thủy chế sông ngòi ở miền Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ
Thủy chế sông ngòi của miền có sự phân mùa lũ - cạn song vẫn có sự phân
hóa rõ rệt:
* Mùa lũ:
- Sông ngòi Tây Bắc: lũ vào mùa hạ (T5 – T10). Sông ở BTB: lũ vào thu –
đông (T9 – T12)
- Do nguồn cung cấp nước cho các con sông ở đây đều là nước mưa. Tây
Bắc: mưa vào mùa hạ, Bắc Trung Bộ mưa vào thu – đông.
* Đỉnh lũ:
- Sông ở Tây Bắc có một đỉnh lũ vào tháng 8 do ở Tây Bắc có lượng mưa
lớn nhất vào tháng 8.
- Sông ở BTB có một đỉnh lũ chính vào tháng 10 do BTB có lượng mưa
lớn nhất vào tháng 10 //và một đỉnh lũ phụ - lũ tiểu mãn (tháng 4) do mưa
dông vào đầu mùa hạ.
* Tính chất lũ: lũ trên các sông ở Bắc Trung Bộ lên nhanh rút nhanh, lũ
cực đoan hơn các sông ở Tây Bắc. //Do các sông ở BTB ngắn, dốc.
* Mùa cạn:
- Sông ở Tây Bắc: cạn vào thu đông (T11-T4). Sông ở BTB: mùa cạn từ T1
– T8.// Do mùa cạn của các sông trùng với mùa khô của khí hậu

* Chênh lệch lũ – cạn: Các sông ở BTB có sự chênh lệch lũ – cạn lớn hơn
các sông ở Tây Bắc.// Do có các sông ở BTB có sự chênh lệch lớn giữa
tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất.
Nhận xét và giải thích về dân số nước ta
- Quy mô dân số đông, tốc độ tăng nhanh (dẫn chứng)
Do quy mô dân số đông + cơ cấu dân số trẻ nên mặc dù tỉ suất gia tăng tự
nhiên giảm nhưng tốc độ tăng vẫn nhanh.
- Dân số phân theo giới tính: Nữ > Nam, xu hướng: giảm dần sự chênh lệch
giới tính giữa giới nam và giới nữ (dẫn chứng)
Do các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính của dân số (chiến tranh,
phong tục tập quán, chính sách … (phân tích)
- Dân số phân theo thành thị - nông thôn: dân nông thôn > thành thị,// xu
hướng tăng tỉ lệ dân thành thị (dẫn chứng)
Do: Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu –> dân nông thôn nhiều.
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa -> tỉ lệ thị dân tăng…

3,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
0,25
0,25
0,5
0,25

0,5
0,25

(Nếu học sinh chỉ trả lời:
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa chỉ được 0,25
điểm.
+ Nếu học sinh không có dẫn chứng chỉ cho ½ số điểm.
+ Thưởng 0,25 điểm nếu học sinh có bảng xử lý số liệu mà chưa được tối đa
điểm câu này).

b

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về tỉ số giới tính khi
sinh ở nước ta hiện nay.
- Về tâm lí xã hội: tâm lí thích con trai, trọng nam khinh nữ…
- Về kỹ thuật: sự phát triển của y tế cho phép biết giới tính trước khi sinh,
lựa chọn giới tính…
- Về kinh tế: nông nghiệp là ngành kinh tế cần nhiều lao động thể lực
- Các nhân tố khác: ảnh hưởng của thực hiện chính sách dân số, yếu tố tự
nhiên- sinh học…

1,0
0,25
0,25
0,25
0,25


6


Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, so sánh 2 ngành công nghiệp trọng
điểm của nước ta hiện nay là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm .
a. Giống nhau:
Vai trò trong nền KT cả nước:
- Là 2 ngành công nghiệp trọng điểm, đều thuộc nhóm ngành công nghiệp
chế biến (hoặc công nghiệp nhẹ).
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (dẫn chứng)
- Điều kiện phát triển: có nhiều thế mạnh phát triển (nguồn lao động dồi
dào, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn nguyên liệu phong phú, chủ trương
chính sách của nhà nước,...).
- Tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Cơ cấu ngành: đa dạng
- Phân bố chủ yếu ở vùng nguyên liệu hoặc thị trường tiêu thụ.
b. Khác nhau
- Vai trò: công nghiệp CBLTTP có vai trò quan trọng hơn, chiếm tỉ trọng
cao hơn công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong cơ cấu giá trị sản xuất
công nghiệp (dẫn chứng).
- Điều kiện phát triển: công nghiệp CBLTTP có nguồn nguyên liệu dồi
dào hơn công nghiệp SXHTD. Công nghiệp SXHTD (quan trọng là công
nghiệp dệt-may) nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được nhu
cầu, phải nhập nguyên liệu với khối lượng lớn.
- Tình hình phát triển:
+ Quy mô: giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp CBLTTP lớn hơn
giá trị sản xuất của công nghiệp SXHTD (dẫn chứng).
+ Tốc độ phát triển: Công nghiệp SXHTD có tốc độ tăng nhanh hơn
CNCB LTTP (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp CBLTTP giảm nhẹ còn tỉ trọng
giá trị sản xuất của công nghiệp SXHTD tăng chậm nhưng tăng liên tục
(dẫn chứng)
- Cơ cấu ngành: Công nghiệp CBLTTP có cơ cấu ngành đa dạng hơn

công nghiệp SXHTD (kể tên các ngành cụ thể của từng ngành công nghiệp
CBLTTP và công nghiệp SXHTD)
- Phân bố: CNCB LTTP phân bố ở cả vùng nguyên liệu và nơi tiêu thụ,
còn công nghiệp SXHTD chủ yếu phân bố ở thị trường tiêu thụ.

3,0

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

(Nếu học sinh không nêu dẫn chứng chỉ cho ½ số điểm)

7

a

b

“Sống chung với lũ" là cách ứng xử tốt nhất đối với tự nhiên ở đồng

bằng sông Cửu Long:
- Sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, lưới sông
có dạng lông chim cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, có sự điều tiết
nước của Biển Hồ nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài.
- Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trong
mùa lũ và tác động của thủy triều nên ở ĐB sông Cửu Long không thể đắp
đê để ngăn lũ (sống chung với lũ) .
- Từ lâu đời, người dân vùng sông nước đã thích ứng với mùa lũ với các
tập quán sản xuất, ngành nghề, giống cây trồng và nếp sống đã được định
hình trong quá trình sống chung với lũ .Mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như:
tôm, cá, phù sa ngọt, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất. ..
Việc tăng cường hợp tác giữa nước ta với các nước láng giềng trong giải
quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa có ý nghĩa rất quan trọng, vì:
- Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam với nhiều nước láng giềng (Thái
Lan, Campuchia, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc, Brunây,

1,0
0,25
0,25
0,5

2,0
0,25


Singapore).
- Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan
trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc
biệt là các tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch…
- Biển Đông nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng từ Thái

Bình Dương tới Ấn Độ Dương. (Đây là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp
thứ hai thế giới nếu tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại chuyển qua
hàng năm).
- Thế kỉ XXI được thế giới xem là thế kỉ của đại dương. Các nước, trong
đó có Việt Nam đang hướng mạnh ra biển để tăng cường tiềm lực kinh tế
của mình.
- Biển Đông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Hiện
nay vấn đề Biển Đông đang mang tính thời sự hết sức nhạy cảm và đã từng
xảy ra các tranh chấp về chủ quyền vùng biển, hải đảo giữa các nước liên
quan.
-> Vì vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam với các nước
liên quan, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn
trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển 1982
có ý nghĩa rất quan trọng, tạo sự ổn định trong khu vực, bảo vệ lợi ích
chính đáng của nước ta. Đồng thời, việc tăng cường hợp tác giữa các quốc
gia có chung biển Đông còn nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả các tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển.
------------HẾT-----------

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25




×