Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non thủy phù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.26 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHỔ
CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ 5
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI
XÃ THỦY PHÙ

Giáo viên: Phan Ngọc Bình


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Cơ sở lí luận
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi
giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước.
Trong quá trình hội nhập cùng với sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay, giáo dục chiếm
một vị trí hết sức quan trọng.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định: “GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu. Giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là động lực
thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”.
Quan điểm chỉ đạo của Đảng: Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp
phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tếxã hội giai đoạn 2011- 2020. Chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội học tập là
nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của mọi gia đình và toàn xã hội. Tiếp tục
đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho giáo dục, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ
đạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành mục
tiêu cho trẻ 5 tuổi, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực cho đất nước.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
có nhiệm vụ quan trọng, nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức,
thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và
chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. Bác Hồ kính


yêu đã nói: "Giáo dục mầm non tốt là mở đầu cho một nền giáo dục tốt". Trường mầm
non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở
thành người công dân có ích.


Trẻ 5 tuổi là giai đoạn phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, thể chất… Chăm lo cho các cháu 5
tuổi bây giờ chính là chăm lo cho tương lai đất nước, chuẩn bị tốt cho các cháu ở giai
đoạn này sẽ giúp các cháu chuẩn bị mọi phương diện, nhất là phát triển ngôn ngữ trước
khi vào lớp 1.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong quá trình giáo dục, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi không chỉ chịu sự tác
động của nhà trường và gia đình mà còn chịu sự tác động của các lực lượng xã hội. Vì
vậy việc phối kết hợp với các lực lượng ở địa phương tham gia vào công tác xây dựng cơ
sở vật chất, trang thiết bị là việc làm cần thiết, đúng với yêu cầu của công tác giáo dục
nói chung và cấp học mầm non nói riêng.
Thực tiễn cũng đã chứng minh rằng: Nơi nào quan tâm đến sự nghiệp phát triển mầm
non, nhất là 5 tuổi thì nơi đó các cháu được quan tâm đầy đủ, đảm bảo về thể chất, trí tuệ,
có tiền đề tốt, tâm sinh lí tốt cho những năm tiếp theo và đặc biệt là trẻ có đủ điều kiện để
vào lớp 1.
Trong năm học vừa qua, việc triển khai công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi của Trường
Mầm non Họa Mi đã đạt được một số kết quả nhất định. Quá trình thực hiện kế hoạch
gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường và
nhiệm vụ năm học đề ra.
Tuy nhiên, PCGDMN cho trẻ 5 tuổi là nhiệm vụ rất khó khăn. Một mặt, do nhận thức cha
mẹ HS chưa đầy đủ. Mặt khác, lâu nay trường là loại hình ngoài công lập, thiếu phòng
học, phòng chức năng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa đủ…
Ngân sách dành cho giáo dục mầm non còn ít, đội ngũ GV thiếu và chủ yếu hợp đồng,
chế độ đối với GV còn thấp, một số lớp chưa thực hiện chương trình mầm non mới vì còn
ghép 2 độ tuổi.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành GD&ĐT, Kế hoạch PCGDMN

của tỉnh và thị xã, theo đó thị xã Hương Thuỷ phải hoàn thành phổ cập trước năm 2014.
Đây là một chủ trương đúng đắn, nhưng muốn thực hiện thành công đòi hỏi phải có sự nỗ
lực rất cao của các cấp, các ngành, cộng đồng xã hội, đặc biệt từ phía trường Mầm non.


Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, bản thân tôi là Hiệu trưởng nhận thức rằng cần làm tốt
công tác quản lí chỉ đạo, công tác tham mưu, tác động có hiệu quả đến lãnh đạo ngành,
cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, tham gia để xây dựng và
thực hiện tốt PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà
trường đạt kết quả cao, đáp ứng với nhu cầu của ngành và xã hội. Do đó, tôi đã chọn đề
tài này để nghiên cứu đồng thời tập trung chỉ đạo để thực hiện tốt một số giải pháp và
kinh nghiệm sau.
2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON TRẺ 5
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI XÃ THỦY PHÙ
2.1. Thuận lợi
Trường Mầm non Họa Mi trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo ngành,
chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, hội cha mẹ HS đã tạo điều kiện về
kinh phí để nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ
dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời, bàn, ghế HS vv…Do đó, trường đã có nhiều chuyển
biến tích cực trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi
cho nhà trường thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
2.2. Khó khăn
Phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh chưa đủ và đạt yêu cầu theo Điều lệ
trường mầm non. Máy vi tính thiếu nên việc ứng dụng công nghệ thông tin của GV còn
hạn chế. 4/6 lớp chưa có gạch ốp tường, do đó việc trang hoàng lớp các chủ đề theo
Chương trình mầm non mới chưa được phong phú. Một số lớp sạp ngủ của các cháu còn
thiếu… Trong thực tế tiêu chuẩn và điều kiện về yêu cầu PCGDMN cho trẻ 5 tuổi cao,
trong lúc tình hình cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường còn thiếu. Đội ngũ GV
chưa đủ về số lượng, trường chỉ 08 GV/06 lớp bán trú, trong đó 02/06 lớp thực hiện
chương trình mầm non mới; hầu hết GV ngoài biên chế, mức thu nhập thấp, do đó ảnh

hưởng một phần không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Công tác điều tra hộ gia đình còn nhiều bất cập, sổ hộ khẩu ở xã này nhưng sinh sống ở
xã khác, một số hộ gia đình sinh con thứ 3 trở lên, sau khi sinh không làm giấy khai sinh
ngay hoặc thay đổi giấy khai sinh.


Sự nhận thức và quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non của nhiều bậc cha
mẹ trẻ còn hạn chế, phần lớn các cháu con nhà nông dân nên không có điều kiện cho con
đi học. Một số cháu đến 5 tuổi phụ huynh mới cho đi học để lấy giấy chứng nhận vào lớp
1, không được đến trường trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM
NON TRẺ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI XÃ THỦY PHÙ
Để đạt được mục tiêu PCGDMN cho trẻ 5 tuổi phải đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi được
đến lớp để thực hiện chăm sóc giáo dục 2 buổi/ ngày, học đủ 9 tháng/năm học. Nhằm
chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lí sẵn sàng đi học,
đảm bảo chất lượng để trẻ vào lớp 1.
Cũng cố mở rộng mạng lưới trường lớp, huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100%, trẻ mẫu giáo
80-85%, trẻ nhà trẻ 25-30%.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với các lớp mầm non 5 tuổi,
100% HS được học Chương trình mầm non mới, chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp
1. Giảm Tỉ lệ suy dinh dưỡng dưới 8%.
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, đảm bảo 100% GV dạy lớp 5 tuổi đạt
chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, 80% GV đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở
lên. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mẫu giáo
5 tuổi.
Do đó công tác huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị, nâng cao chất lượng giáo dục, huy động tối đa trẻ 5 tuổi ra lớp là rất cần thiết,
trước mắt là tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện tốt PCGDMN cho trẻ 5
tuổi, đồng thời từng bước hoàn thành các tiêu chí để xây dựng trường mầm non đạt chuẩn
quốc gia trong những năm tới.

Từ những yêu cầu thực tế như trên, nên tôi chọn một số giải pháp đẩy mạnh công tác phổ
cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi ở Trường Mầm non Hoạ Mi như sau:
3.1. Triển khai các văn bản về công tác phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuồi
Để nhận thức đầy đủ cũng như giúp đội ngũ cán bộ, GV của trường, hội cha mẹ HS, các
tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội nắm vững quan điểm, mục tiêu về giáo dục mầm


non và PCGDMN 5 tuổi, nhà trường đã tham mưu, triển khai các văn bản liên quan đó là:
Quyết định 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về
một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; Quyết định 149/2006/QĐ-TTg ngày 23
tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục
mầm non giai đoạn 2006-2015”; Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010
của Thủ trướng Chính phủ về phê duyệt Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 20102015; Công văn số 6154/BGD&ĐT-GDMN ngày 27 tháng 9 năm 2010 của Bộ Giáo dục
& Đào tạo hướng dẫn xây dựng Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn
2010-2015; Thông tư số 32/2010/TT-BGD&ĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ
GD&ĐT quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận PCGDMN cho trẻ 5 tuổi;
Thông tư 23/2010/TT-BGD&ĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
& Đào tạo Ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển cho trẻ em 5 tuổi; Kế hoạch số
82/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Kế hoạch
số 34/KH-UBND của UBND thị xã Hương Thủy ngày 30 tháng 6 năm 2011 về Kế hoạch
PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; v.v…
3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội để
thực tốt PCGDMN cho trẻ 5 tuổi
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, gia đình và cộng đồng
về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của PCGDMN cho trẻ 5 tuổi là việc làm cần thiết. Quá
trình nhận thức của cộng đồng không phải một sớm, một chiều nên nghệ thuật của người
Hiệu trưởng phải thật sự khéo léo để từng bước tác động một cách có hiệu quả.
Tích cực tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội đồng giáo dục của xã, phối hợp
các đoàn thể về công tác phát triển giáo dục nói chung, công tác PCGDMN 5 tuổi nói
riêng để không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Phối hợp với Trường Mầm non Hoa Hướng Dương (Trường Mầm non trên địa bàn xã
Thủy Phù) tham mưu UBND xã ban hành Kế hoạch PCGDMN 5 tuổi của địa phương
giai đoạn 2011-2015. Chỉ tiêu PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi đưa vào chương trình; kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để chỉ đạo thực hiện; Kế hoạch đó đã được


triển khai rộng rãi nhằm tăng cường sự nhận thức một cách đúng đắn và tạo sự đồng
thuận cao trong xã hội.
Phối hợp với Ban văn hoá thông tin, phát thanh các loại văn bản có liên quan đến công
tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, để toàn thể nhân dân được nghe và thực hiện.
Hằng năm, Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên truyền tại các cuộc họp của Uỷ ban
Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đoàn thể xã. Đây là đầu mối nhằm tuyên truyền cổ động các
tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng vận động vào công tác phổ cập trẻ 5 tuổi.
Làm các bản tin về PCGDMN 5 tuổi ở trường để tuyên truyền, giúp cha mẹ HS và cộng
đồng xã hội hiểu biết thêm.
Tổ chức hội nghị xây dựng kế hoạch đầu năm, đây là hội nghị quan trọng nhằm đề ra
phương hướng và nhiệm vụ của năm học, đưa ra các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể cho từng
nhiệm vụ, đồng thời qua hội nghị này để chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể,
tham gia xây dựng kế hoạch và cộng đồng có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch
phổ cập cho trẻ 5 tuổi, có sự tham gia bàn bạc cùng xây dựng để kết quả giảng dạy, chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường được phát triển phù hợp kế hoạch phổ cập.
3.3. Tăng cường huy động trẻ 5 tuổi ra lớp
Lên kế hoạch cụ thể, thành lập các tổ, nhóm điều tra số liệu trẻ từ 0-5 tuổi, mỗi nhóm phụ
trách một địa bàn dân cư cụ thể. Các cháu sinh năm: 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
Phiếu điều tra phải điền đầy đủ các thông tin theo quy định, nắm chắc số cháu bị khuyết
tật trong các độ tuổi. GV rà soát thật chính xác số lượng trẻ từ 0-5 tuổi trên địa bàn, đặc
biệt là trẻ trong độ tuổi 5 tuổi, đến từng hộ gia đình để điều tra theo phiếu điều tra phổ
cập, kết hợp với tư pháp xã, thôn trưởng, phụ nữ thôn, ban dân số kế hoạch hoá gia đình,
để nắm số lượng trẻ chính xác, nắm số cháu trên địa bàn đi học nơi khác, số cháu nơi
khác đến học trường mình.

Phối hợp với Ban Tư pháp xã, các đoàn thể trên địa bàn để vận động các gia đình sau khi
sinh con làm giấy khai sinh ngay để thuận tiện cho việc điều tra.
Tham mưu với địa phương có một số cơ chế chính sách, yêu cầu trách nhiệm của gia đình
phải cho con trong độ tuổi đến trường.


Nâng cao công tác tuyên truyền đến cha mẹ HS và cộng đồng về công tác phổ cập như:
Qua các buổi họp và đại hội cha mẹ HS, họp thôn… để tuyên truyền tầm quan trọng, lợi
ích, mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, tạo sự đồng thuận hưởng ứng
tham gia tích cực của các bậc cha mẹ và toàn xã hội nhằm nâng cao Tỉ lệ huy động trẻ ra
lớp, đạt chỉ tiêu đề ra.
3.4. Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, để nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ
Tích cực triển khai thực hiện chương trình mầm non mới, tổ chức tập huấn cho đội ngũ
GV nắm vững nội dung, chương trình giáo dục mầm non mới.
Cung cấp học liệu, tài liệu cho GV lớp mẫu giáo 5 tuổi, nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, các lớp thực hiện Chương trình mầm non mới.
Tham mưu và đầu tư máy vi tính, chỉ đạo GV ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết
kế bài giảng và tổ chức hoạt động giáo dục, thực hiện các phần mềm Kidsmart,
Happykid, Nutrikids,... góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
Triển khai thực hiện Thông tư 23/2010/TT-BDG&ĐT ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành quy định về Bộ chuẩn phát triển cho trẻ em 5 tuổi.
Phân công bố trí GV có kinh nghiệm, đạt trình độ chẩn đào tạo và đạt loại khá chuẩn
nghề nghiệp trở lên để tham gia giảng dạy lớp 5 tuổi.
3.5. Xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
Đội ngũ GV là nhân tố quyết định ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm thực hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo
dục cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Tăng cường dự giờ, thăm lớp, tổ chức dạy theo chuyên đề, dạy một số tiết, góp ý bổ sung
kịp thời để học tập rút kinh nghiệm. Hằng tháng, kiểm tra hồ sơ sổ sách của GV và vở

của trẻ thực hiện trên lớp.
Tham mưu xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đáp ứng điều
kiện phổ cập và Điều lệ trường mầm non.
Nghiêm túc thực hiện việc đánh giá chất lượng đội ngũ Chuẩn về nghề nghiệp theo quy
định tại Quyết định số 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2001 của Bộ giáo


dục & Đào tạo. Đánh giá xếp loại GV mầm non theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV
ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ Nội vụ. Khuyến khích và tạo điều kiện GV tự học, tự
bồi dưỡng, học các lớp cao đẳng, đại học mầm non để nâng cao trình độ trên chuẩn; xây
dựng ý thức tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo của GV.
Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV để nâng cao nghiệp vụ như: Tổ
chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/1 tháng, tổ chức cho GV học tập Điều lệ trường mầm
non, các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào các buổi họp hội đồng. Tổ
chức thi GV dạy giỏi, thao giảng, dự giờ để GV học tập lẫn nhau, nhằm nâng cao năng
lực giảng dạy. Mỗi GV đều phải có một giải pháp đổi mới.
3.6. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi
Hiệu trưởng thường xuyên tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương về các chủ
trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước, của ngành về phát triển giáo dục nói
chung và giáo dục mầm non nói riêng. Trên cơ sở đối chiếu các tiêu chuẩn của trường
học đạt chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn PCGDMN 5 tuổi, đặc biệt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
để tham mưu, đề nghị xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Ưu tiên dành kinh phí của nhà trường, ngân sách hỗ trợ của địa phương, của ngành, phục
vụ cho chương trình PCGDMN để mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học...
Lập kế hoạch cụ thể, những việc cần làm trong năm học theo từng quý, nội dung rõ ràng,
thiết thực với hoạt động của nhà trường.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Xuất phát từ mục tiêu yêu cầu của các cấp, của ngành về công tác PCGDMN cho trẻ 5
tuổi giai đoạn 2010-2015 và căn cứ vào thực tế của trường và đặc điểm tình hình của địa
phương; với quyết tâm nỗ lực của bản thân trong công tác tham mưu, quản lí, chỉ đạo nhà

trường đã góp phần nhận thức đúng đắn về công tác PCGDMN 5 tuổi của cán bộ, GV và
nhân dân, đã tạo được sự đồng thuận và quyết tâm cao của lãnh đạo địa phương, các đoàn
thể, đội ngũ GV, cộng đồng xã hội.
Với các giải pháp nêu trên, bước đầu đem lại những kết quả khả quan, cơ sở vật chất
trường học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lí và dạy học, thực hiện tốt Chương trình mầm non mới, Bộ


chuẩn phát triển cho trẻ 5 tuổi, giải quyết đầy đủ các chế độ chính sách cho GV và
HS…Đáp ứng với nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và là động lực thúc đẩy
các hoạt động của nhà trường đạt kết quả cao. Cụ thể :
Ốp gạch tường đối với 04 phòng học; đầu tư 04 máy vi tính, 09 giá đồ chơi phục vụ hoạt
động góc, 30 sạp giường ngủ cho các cháu, 06 bảng kế hoạch tháng, 06 bảng dạy học cho
GV sử dụng… Cung cấp đầy đồ dùng dạy học, tài liệu, học liệu để GV tham khảo và thực
hiện tốt chương trình mầm non mới. Làm một số bảng biểu, để tuyên truyền về công tác
PCGDMN trẻ 5 tuổi.
Tổng kinh phí đầu tư cho năm học 2011- 2012: 100.592.000 đồng
Hiện nay có 5/6 lớp thực hiện chương trình mầm non mới, trong đó cháu 5 tuổi đạt 100%.
Tất cả các cháu đều học 2 buổi /ngày, học đủ 9 tháng/1 năm học. Chuẩn bị đủ các điều
kiện về tâm lí, sức khỏe, trí tuệ để trẻ bước vào cấp tiểu học. Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp
đạt 100%, giảm Tỉ lệ suy dinh dưỡng dưới 8%. Đảm bảo các chế độ chính sách cho HS
theo Nghị định 49 và Thông tư 29.
Đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, 100% GV đạt trình độ chuẩn, trong
đó 35% trên chuẩn. 70% GV đã biết sử dụng công nghệ thông tin, khai thác các phần
mềm để thực hiện kế hoạch giáo dục. 100% GV được vào biên chế.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Để thực hiện tốt công tác PCGDMN trẻ 5 tuổi cần có những giải pháp đồng bộ, có hiệu
quả. Qua quá trình thực hiện, bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm đó là: Triển
khai đầy đủ các văn bản có liên quan giúp mọi người nắm và hiểu, trên cơ sở đó thực

hiện đúng chủ trương của Đảng, đồng thời xây dựng kế hoạch phổ cập của nhà trường cụ
thể; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng; với nhiều hình
thức khác nhau huy động tối đa số trẻ 5 tuổi đến trường và đi học chuyên cần; thực hiện
tốt Chương trình giáo dục mầm non mới; nâng cao chất lượng đội ngũ; tập trung đầu tư
có trọng điểm, huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong
nhà trường nhằm thực hiện tốt PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.
5.2. Kiến nghị



×