Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn hóa học trong trường thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.24 KB, 8 trang )

Trường THCS Thị Trấn 2

GV: Huỳnh Cao Trí

SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM MÔN HÓA HỌC
Phần I: LỜI NÓI ĐẦU
A/ CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
-Hóa học là khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về chất, sự biến đổi về chất,
những biến đổi vật chất trong tự nhiên.
-Môn hóa học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để học sinh
không bối rối trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, giải thích được các
hiện tượng tự nhiên, không mê tín dị đoan có niềm tin vào khoa học. Môn hóa học
giáo dục cho các em học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, biết bảo vệ
môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong
thời kỳ công nghiệp hóa.
-Trường THCS Thị Trấn 2 đầu tư trang bị cho môn hóa học các thiết bị dạy
học đầy đủ, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn hóa học. Giáo viên
khai thác phương tiện dạy học để thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn,
thí nghiệm thực hành giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách
chủ động sáng tạo, hứng thú và tích cực học tập.
-Bộ môn hóa học là môn học được coi là môn khó đối với học sinh THCS.
Nếu tạo cho học sinh có được tính tích cực học tập thì việc học tập môn hóa học
sẽ trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng giúp học sinh có thể tiếp tục học tốt ở cấp THPT, vì
vậy việc đổi mới phương pháp đóng vai trò quan trọng trong chất lượng giảng
dạy.
Chính vì những điều đã nêu trên nên năm học 2011-2012 tôi mạnh dạn đăng
ký sáng kiến kinh nghiệm có tên: “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
BỘ MÔN HÓA HỌC NHẰM KÍCH THÍCH TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP BỘ MÔN HÓA
HỌC TRONG TRƯỜNG THCS”.
B/ CỞ SỞ LÝ LUẬN


SKKN:Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm kích thích
tính tích cực học tập nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học

1


Trường THCS Thị Trấn 2

GV: Huỳnh Cao Trí

B.1- KIẾN THỨC:
Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông:
- Lớp 8 hệ thống khái niệm hóa học cơ bản
- Lớp 9 các kiến thức cơ bản về các hợp chất vô cô: oxit, axit, bazơ, muối, hợp
chất hữu cơ
- Các kiến thức cơ bản điều chế, nguyên liệu, sản phẩm, quá trình hóa học, sản
xuất hóa học, bảo vệ môi trường.
B.2- KỸ NĂNG:
- Làm việc khoa học, làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm, biết chiếm
lĩnh khoa học kỹ thuật.
- Giải bài tập định tính, định lượng, thực nghiệm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
B.3- THÁI ĐỘ:
- Yêu thích môn hóa học
- Tin vào khoa học
- Phẩm chất tốt trong cuộc sống
C/ CƠ SỞ THỰC TẾ
- Mục tiêu môn hóa học chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Hướng dẩn thực hiện giảm tải.
- Sách giáo khoa đã cải cách viết mở.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Học sinh địa bàn thị trấn.
- Giáo viên giảng dạy linh hoạt sáng tạo chủ động kết hợp hài hòa giữa các nhóm
phương pháp, mạnh dạn đổi mới phương pháp để hoàn thành các đơn vị kiến thức
một cách hiệu quả.
- Kích thích học sinh học tập.
SKKN:Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm kích thích
tính tích cực học tập nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học

2


Trường THCS Thị Trấn 2

GV: Huỳnh Cao Trí

D/ PHẠM VI ĐỀ TÀI:
Áp dụng cho lớp 8, lớp 9 cấp trung học cơ sở. Đối tượng là giáo viên, học
sinh.

Phần II- THỰC TRẠNG
1/QUAN SÁT THỰC TẾ
- Môn hóa học là môn học thực nghiệm thú vị, hấp dẫn nhưng cũng không phải dễ
học. Không phải học sinh nào cũng học tốt môn này nếu không có một phương
pháp học thích hợp và ở đây cũng đòi hỏi một chút về năng khiếu của người học.
Chính vì thế tỉ lệ học sinh yếu kém ở môn hóa học rất nhiều.
- Tại trườngTHCS Thị Trấn 2 chúng tôi, có học sinh của các địa bàn dân cư khác
về học, đa số người dân sống bằng nghề buôn bán nhỏ một số làm nông nghiệp và
dân nhập cư kinh tế thu nhập không ổn định, mức độ quan tâm đến các em còn
hạn chế ... đó là những nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự yếu, kém của các em.

- Tác động xấu của môi trường xã hội làm ảnh hưởng không tốt đến việc học tập.
- Chúng tôi đã tìm hiểu được một số nguyên nhân dẫn đến việc học yếu: Các học
sinh này đa số là không có động cơ học tập, có thái độ học tập không đúng, nói
chuyện trong giờ học, không ghi bài, không học bài, không làm bài tập , dần dẫn
đến việc chán học và có em còn vô lễ với giáo viên. Cũng có một số em do điểu
kiện kinh tế gia đình khó khăn, ba mẹ làm xa, không quan tâm việc học của các
em, có em còn mồ côi cha mẹ, hoặc bố mẹ ly dị ...
- Hạn chế được tỉ lệ học sinh yếu kém sẽ giúp nhà trường hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ
học.
2/ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU:
- Qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa hóa học lớp 8, lớp 9 của nhà xuất bản
giáo dục, sách giáo viên, “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
THCS chu kì 3” của tác giả VŨ ANH TUẤN và CAO THỊ THẶNG, “Hình
SKKN:Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm kích thích
tính tích cực học tập nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học

3


Trường THCS Thị Trấn 2

GV: Huỳnh Cao Trí

thành kĩ năng Giải bài tập hóa học trường Trung Học Cơ Sở CHU KỲ
1997-2000” cùa tác giả CAO THỊ THẶNG, Báo Giáo dục sáng tạo và một số tài
liệu tham khảo khác. Tôi cảm nhận được đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề
cấp bách mang tính chiến lược quyết định hiệu quả giảng dạy của giáo dục, của
bộ môn hóa học. Giáo dục là một trong những trụ cột quan trọng.
3/ TRÌNH BÀI THỰC TRẠNG
Với những nguyên nhân trên đã dẫn tới một thực trạng là tỉ lệ học sinh dưới

trung bình môn hóa học nhiều, khoảng 30 % học sinh. Nếu tình trạng này cứ diễn
ra thì các em sẽ bị mất căn bản, dần đi tới tình trạng chán học, bỏ học, điều đau
lòng nhất là các em sẽ bỏ học vào đời sớm. Thế hệ trẻ Việt Nam làm sao sánh vai
với các cường quốc, năm châu, làm sao làm chủ công nghệ mới? Trăn trở với điều
này chúng tôi đã suy nghĩ và áp dụng thực tế một số biện pháp, giải pháp nhằm
hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém của môn hóa học và đồng thời nâng cao chất lượng
bộ môn như sau:

PHẦN III - GIẢI PHÁP
1- ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN 2
1.1- ĐỔI MỚI TỪ TRONG SUY NGHĨ
Bản thân tôi đổi mới từ trong suy nghĩ đi đến đổi mới hoạt động giáo viên.
Dạy học theo quan điểm tích cực hóa người học là quá trình giáo viên thiết kế
giáo án, tổ chức điều khiển các hoạt động của học sinh theo mục tiêu cụ thể của
chuẩn kiến thức kỹ năng. Khi thiết kế các đơn vị kiến thức thường là từng bài học
tôi thiết kế bài dạy có mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, trọng tâm, hướng
nghiệp lồng ghép. Soạn các hoạt động 1, 2, 3…của thầy, của trò, nội dung bài
học, có hướng dẫn hoạt động nối tiếp ở nhà cho học sinh tự hoc bài tập về nhà,
soạn bài kế tiếp học sinh phải tự đặt ra câu hỏi và tìm cách trả lời
Trước một đơn vị kiến thức mới tôi sử dụng biểu đồ K,W, L,H để đánh giá
nhu cầu học tập của học sinh, từ đó có cách tác động tạo ra tình huống có vấn đề,
SKKN:Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm kích thích
tính tích cực học tập nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học

4


Trường THCS Thị Trấn 2


GV: Huỳnh Cao Trí

kích thích tính tò mò ham khám phá chinh phục của học sinh, làm cho các em tích
cực học tập. Thí dụ: Bài 4: “Một số axit quan trọng”
Câu hỏi đánh giá nhu cầu của học sinh ở mục B Axit Sunfuric (sách giáo
khoa):
- Những điều em đã biết về axit sufuric?
- Những điều em sẽ muốn biết về axit sufuric?
- Những điều em đã học về axit sufuric?
- Cách em đã học về axit sufuric?
Có học sinh trả lời được, có học sinh không trả lời được 4 câu hỏi này,
Học sinh không trả lời được 4 câu hỏi này sẽ có suy nghĩ mình chưa có kiến
thức về axit sunfuric, học sinh được kích thích để khám phá bài học
Kế tiếp tôi xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng:
- Câu hỏi khái quát
- Câu hỏi bài học
- Câu hỏi nội dung
Hệ thống câu hỏi định hướng ,giúp học sinh học tập tự định hướng. Học tập
tự định hướng là cách tiếp cận học tập mà trong đó học sinh thu thập thông tin và
dữ liệu để giải quyết các câu hỏi được đặt ra.
CÂU HỎI NỘI DUNG:
Các câu hỏi cụ thể, dựa trên dữ liệu, có sẵn câu trả lời rõ ràng.Những câu
hỏi này thường liên quan đến định nghĩa và yêu cầu nhớ lại thông tin hỗ trợ trực
tiếp cho các chuẩn mục tiêu của bài học. Việc nắm vững các Câu hỏi Nội dung là
điều cần thiết để giải quyết được những câu hỏi quan trọng hơn của bài học thí dụ:
Axit sufuric có những tính chất hóa học nào? Sản xuất Axit sunfuric qua mấy giai
đoạn?.
CÂU HỎI BÀI HỌC:

SKKN:Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm kích thích

tính tích cực học tập nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học

5


Trường THCS Thị Trấn 2

GV: Huỳnh Cao Trí

Câu hỏi được sử dụng để giới thiệu và định hướng một bài học cụ thể. Đây
là các câu hỏi mở nhằm giúp học sinh thể hiện mức độ tiếp thu của các em đối với
các khái niệm quan trọng, xây dựng nền tảng để hiểu Câu hỏi khái quát. So với
câu hỏi khái quát thì câu hỏi bài học liên quan trực tiếp đến bài học nhiều hơn, và
vì vậy thích hợp hơn để định hướng các yêu cầu về kiến thức, chuẩn bị cho học
sinh tiếp thu câu hỏi khái quát, vốn trừu tượng hơn. Thí dụ: Một trong những axit
có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất là axit sunfuric, tại sao axit sunfuric
có nhiều ứng dụng như thế?
CÂU HỎI KHÁI QUÁT:
Là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng, nhắm đến những khái niệm lớn và
lâu dài, liên quan đến nhiều bài học hoặc nhiều lĩnh vực môn học.Các câu hỏi
khái quát thường có tính chất liên môn và giúp học sinh nhìn thấy mối liên quan
giữa các môn học với nhau.
Thí dụ: Thử tưởng tượng cuộc sống và sản xuất công nghiệp nếu không có
axit sunfuric?
Hệ thống câu hỏi định hướng giúp học sinh tích cực khám phá kiến thức.
1.2

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG HỌC TÂP CỦA HỌC SINH

Dạy học theo hướng tích cực ( quan điểm lấy học sinh làm trung tâm )là quá

trình học sinh tự nhận thức ,tự khám phá ,tìm tòi các tri thức hóa học một cách
chủ động ,tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các
hoạt động của học sinh.
1.3

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

Hoạt động nhóm 4 đến 6 học sinh cử thư ký của nhóm
- Đề tài thảo luận
- Thời gian thảo luận
- Các nhóm trình bài kết quả thảo luận của nhóm
- Các nhóm nhận xét cho nhau
SKKN:Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm kích thích
tính tích cực học tập nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học

6


Trường THCS Thị Trấn 2

GV: Huỳnh Cao Trí

- Giáo viên nhận xét
- Học sinh lĩnh hội kiến thức
1.4 ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
- Mục tiêu cần đánh giá
- Nội dung đánh giá: Kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy, kỹ
năng viết công thức hóa học, kỹ năng giải bài tập …
- Đa dạng phương pháp đánh giá: Học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẩn
nhau, giáo viên đánh giá, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì. Học sinh tự

đánh giá: yêu cầu học sinh tự giác trung thực, bài tập nào tự giải ghi giải, bài tập
nào tự giải đúng ghi đúng bài tập nào tự giải mà sai phải ghi sai và ghi sửa.
1.4.a/ Phiếu giao việc giải bài tập hóa học trong từng bài học
(Trích một phần trong Phiếu giao việc giải bài tập hóa học)
Lớp

Bài học số và trang

9/…

1P6

1

2

3

4

5,6

2P9
.11

3p1
4

4+6


1..
4

4P19

1

5P21

2

3

4

5

6

1

2

3

4

5

Giải thích

1P6 nghĩa là bài 1 trang 6 sách giáo khoa
Có các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 học sinh cần phải giải
TH: thực hành
1.4.b/ Hướng dẫn cho học sinh các bước giải một bài tập hóa học:
Thí dụ câu 5 trang 6 sách giáo khoa: Có hỗn hợp khí CO2 và O2 làm thế nào
để thu khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bài cách làm và viết phương trình hóa học
Hướng dẩn: CO2 thuộc loại oxit gì? Có tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
không ? KhíO2 có tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 không?

SKKN:Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm kích thích
tính tích cực học tập nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học

7


Trường THCS Thị Trấn 2

GV: Huỳnh Cao Trí

Nếu cho hỗn hợp khí CO2 và O2 lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư thì khí nào
bị giữ lại? Khí nào thoát ra? ta thu lại được khí nào?
Viết phương trình hóa học của phản ứng xy ra:
Ca(OH)2 + CO2  H2O + ?
1.4.c/ hướng dẫn học sinh tự kiểm mục bài
Bài học

Số bài tập

Trang


1

6

6

2

4

9

2

6

11

3

4

14

4

6

19


5

5

21

6

TH

7

5

25

8

4

27

8

4

30

9


5

33

Cộng 49 bài
Kiểm mục bài tập từ bài học 1đến bài học 9 có 49 bài tập
Các em thống kê các bài tập tự giải đúng và tính a%, b%
Tổng số bài tập (Z) Số bài tập học sinh đã tự giải (X) Số bài tập học sinh tự
giải đúng (Y).
Học sinh đáp ứng yêu cầu của giáo viên:
Thí dụ: Một học lớp 94 sinh giải 45 bài tập,học sinh đó chỉ giải đúng 42 bài tập
(X:Z) 1oo% = a%
SKKN:Đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học nhằm kích thích
tính tích cực học tập nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học

8



×