Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 10 trang )

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

1.Tên đề tài: “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC
ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT”.
( Cụ thể áp dụng : Bài 3; Bài 8; Bài 9; Bài 10 địa lý 11
và Bài 6; Bài 12 địa lý 10)
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
a/ Lý do chọn đề tài:
Từ thực tiễn của việc đổi mới chương trình- sách giáo khoa Địa lí 10,
11 và thực tiễn của việc giảng dạy môn địa lí 10,11 ở trường THPT trong
các năm vừa qua, nhằm góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng
sơ đồ cho giáo viên, giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự
hoàn thiện kiến thức.Tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu phương pháp xây
dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí nói chung và địa lí 10, 11 nói
riêng và đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ
là rất cần thiết.
b/ Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và nắm vững kiến
thức trong và sau bài học.
- Góp phần thực hiện chủ nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
bộ môn.
c/Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Giới hạn nghiên cứu: đề tài này tôi nghiên cứu ở một số bài học
địa lí 10, 11 chương trình- sách giáo khoa ban cơ bản và giới hạn trong
việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 10, 11 Trường THPT Lê Qúy
Đôn
d/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp quan sát: qua các tiết dự giờ thao giảng
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.


- Phương pháp khảo sát, thống kê.
e/ Thời gian nghiên cứu:
Dự kiến sẽ nghiên cứu đề tài này trong thời gian 3 năm từ 20102011 ( cho khối 10 và 11) đến năm học 2012-2013 ( cho khối 12).
Nguyễn Thị Hồng Long

1

Trường THPT Lê Quý Đôn


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

3. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong giảng dạy địa lí PTTH có 4 loại sơ đồ được dùng:
+ Sơ đồ cấu trúc.
+ Sơ đồ quá trình.
+ Sơ đồ địa đồ học.
+ Sơ đồ logic.
Tuy nhiên giáo viên thường rất ít khi sử dụng chính vì vậy mà khả
năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy là rất thấp.
Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo
viên địa lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn.
Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực
hiện phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí và có thể dùng cho học
sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông
qua sơ đồ.
4. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Do cấu trúc chương trình và sách giáo khoa địa lí 10, 11 có sử dụng
sơ đồ ( còn ít ) nên trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên rất ngại sử
dụng sơ đồ ( có thể do nhận thức về phương pháp này, do sợ thiếu thời

gian lên lớp , tốn kém…)
Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THPT trong nhiều
năm và kinh nghiệm qua 3 năm thực hiện đổi mới chương trình sách giáo
khoa lớp 10, 11 vừa qua tôi đã nhiều lần thực hiện có hiệu quả.Đặt biệt
vận dụng vào các tiết dạy thao giảng , các sơ đồ minh họa bằng máy chiếu
được các thầy cô giáo trong tổ đánh giá cao.
Khi bắt đầu nghiên cứu đề tài giảng dạy các khối lớp 10, 11(Sử
dụng phấn, bảng viết ) thì việc sử dụng sơ đồ có hạn chế. Học sinh nắm và
hiểu nội dung của phần học, bài học chỉ đạt kết quả rất thấp, tôi đã thống
kê với số liệu cụ thể như sau:
Số liệu thống kê đầu năm học 2010-2011
Lớp

Giỏi

Nguyễn Thị Hồng Long

Khá

Trung bình

2

Yếu

Trường THPT Lê Quý Đôn


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ


Lớp
10A1
49hs
Lớp
10C9
46hs
Lớp
11C1
53 hs

Số
%
lượng

Số
%
lượng

Số
%
lượng

Số
%
lượng

7

14,3


12

24,5

18

36,7

12

24,5

2

4,3

6

13,0

28

61

10

21,7

10


18,9

12

22,6

20

37,7

11

20,8

Xuất phát từ cơ sở lí luận và yêu cầu thực tiễn trên, để bổ sung kiến
thức cho chính bản thân mình và để giúp các em học sinh học tập môn Địa
lý đạt kếtt quả cao đồng thời tạo hứng thú học tập của học sinh với bộ môn
Địa lý được tốt hơn, tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
a/ Các loại sơ đồ:
*Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một
chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng.

( SƠ ĐỒ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM )
Nguyễn Thị Hồng Long

3

Trường THPT Lê Quý Đôn



XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

*Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố

và mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động.
( SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ
CÁC MÙA Ở BẮC BÁN CẦU )
*Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian
của các sự vật-hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ.

( SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC KHỐI KHÍ Ở BẮC MỸ )

Nguyễn Thị Hồng Long

4

Trường THPT Lê Quý Đôn


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong

của các sự vật-hiện tượng địa lí.
( SƠ ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ )
b/ Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ:
*Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các
mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây
dựng sắp đặt.

*Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ
đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện
chứng.
*Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm
và các nhóm kiến thức.
c/ Các bước xây dựng:
*Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí 10, 11 nhưng chủ
yếu-phần lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với
ý tưởng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau.
*Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là
1 khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các
đường, đoạn thẳng ( có hướng hoặc vô hướng )nối các đỉnh hoặc biểu hiện
tượng trưng hình dáng của sự vật-hiện tượng địa lí.
*CÁC BƯỚC XÂY DỰNG 1 SƠ ĐỒ
Nguyễn Thị Hồng Long

5

Trường THPT Lê Quý Đôn


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

-BƯỚC 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ,
mã hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt
phẳng ).
-BƯỚC 2: Thiết lập các cạnh ( các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có
liên quan )
-BƯỚC 3: Hoàn thiện ( kiểm tra lại tấc cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp
với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dể hiểu

hơn).
d/ Cách xây dựng một sơ đồ:
-Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra
những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu
quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những
khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành.
-Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau:
+Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội
dung bài giảng một cách trực quan, dể khái quát, dể tiếp thu.
+Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1
phần kiến thức.
+Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học
sinh đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.
e/ Cách sử dụng sơ đồ:
-Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng
như các thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đíchphương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
-Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh
của sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết
các đơn vị kiến thức trên sơ đồ.
* CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
VÍ DỤ 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra kiến thức cũ của
học sinh vào đầu giờ học

Nguyễn Thị Hồng Long

6

Trường THPT Lê Quý Đôn



XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

* Để kiểm tra kiến thức “Bài 9-Nhật Bản-Tiết 2-Kinh tế”(Địa lý 11) của
học sinh, giáo viên sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Hãy điền vào sơ đồ
sau, sản phẩm của các ngành công nghiệp Nhật Bản
-Sơ đồ:

*Để kiểm tra kiến thức “Bài 6-Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời
của Trái Đất” của học sinh lớp 10, giáo viên sử dụng sơ đồ và kèm theo
câu hỏi: Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau
trên Trái đất ?
- Sơ đồ:

Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất

Nguyễn Thị Hồng Long

7

Trường THPT Lê Quý Đôn


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

VÍ DỤ 2: Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học
sinh, dùng vào lúc mở đầu bài học:
-Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của các ngành
kinh tế Trung Quốc “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 2-Kinh tế” (Địa lý 11)
-Sơ đồ:


VÍ DỤ 3: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới
-Trên cơ sở sơ đồ: Phân bố dân cư Trung Quốc, giáo viên yêu cầu học sinh
phân tích, kết hợp với hình 10.4-Phân bố dân cư Trung Quốc --> Trình
bày sự phân bố dân cư chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông
thôn ở Trung Quốc?
-Sơ đồ:

Nguyễn Thị Hồng Long

8

Trường THPT Lê Quý Đôn


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

-Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh khám phá các mối quan hệ song song
với việc hoàn thành sơ đồ ( vừa dạy vừa vẽ ) -> đây là cách dạy học có sự
tham gia tích cực của học sinh.
* Bài 12:Sự phân bố khí áp. Các loại gió chính (Địa lý 10) .Giáo viên
dùng sơ đồ các đai khí áp và các đới gió đặt câu hỏi : Trình bày sự phân
bố khí áp và các đới gió trên Trái Đất ?

=> Ví dụ tương tự cho bài 2: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hóa.
VÍ DỤ 4: Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh
đã lĩnh hội
-Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các kiến thức cần nắm
trong mục II: Điều kiện tự nhiên “Bài 10-Trung Quốc-Tiết 1-Tự nhiên và
dân cư”; giáo viên thể hiện các kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau:


Nguyễn Thị Hồng Long

9

Trường THPT Lê Quý Đôn


XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

-Sơ đồ:
VÍ DỤ 5: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
-Giáo viên để một số ô trống, để trống một số cạnh, yếu cầu học sinh tìm
các kiến thức điền vào ô trống hoặc vẽ và điền tiếp các cạnh.
-Sau khi học xong “Bài 8-Liên bang Nga-Tiết 1-Tự nhiên, dân cư và xã
hội”, giáo viên sử dụng sơ đồ sau:
-Sơ đồ:

Nguyễn Thị Hồng Long

10

Trường THPT Lê Quý Đôn



×