Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.07 KB, 5 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

GIÁO ÁN SINH HỌC 10
Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Học sinh phải nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ.
- Giải thích lợi thế của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ.
- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn.
b. Trọng tâm
- Nắm được đặc điểm và cấu tạo của tế bào nhân sơ.
2. Kỹ năng
- Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích – tổng hợp, hoạt động độc lập của học sinh.
3. Thái độ
- Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
II. Chuẩn bị dạy và học
1. Giáo viên
- Phiếu học tập để thảo luận nhóm.
- Tranh vẽ phóng hình 7.1 và 7.2 SGK. Tế bào động vật, thực vật.
2. Học sinh
- Phiếu học tập của nhóm.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về cấu tạo của tế bào nhân thực.
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra – mới ôn tập và kiểm tra 15 phút.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Hoạt động dạy và học
a. Mở bài
GV: Có bao giờ các em thấy tế bào thật chưa? Trông chúng như thế nào? Để quan sát được tế
bào thì người ta sử dụng dụng cụ gì?
b. Bài mới
Hoạt động của Thầy & Trò

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
tế bào nhân sơ
GV: Cho HS quan sát tranh tế bào vi khuẩn,
động vật, thực vật.
GV: Em có nhận xét gì về cấu tạo tế bào
1) Cấu tạo
nhân sơ so với tế bào nhân thực?
HS: Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản, - Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân chưa có
nhân chưa có màng bao bọc so với tế bào màng nhân bao bọc)  Nhân sơ.
nhân thực.
- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và
GV: Em có nhận xét gì về kích thước giữa không có các bào quan có màng bao bọc.
các tế bào?
HS: Kích thước rất nhỏ, chỉ bằng khoảng
1/10 kích thước tế bào nhân thực.
GV: Kích thước nhỏ có vai trò gì với các tế
2) Kích thước
bào nhân sơ?
HS: Giúp cho tế bào trao đổi chất được - Khoảng 1- 5m, bằng khoảng 1/10 tế bào
nhân thực.
nhanh hơn, nhiều hơn.

GV: Nhận xét và giải thích thêm:
- (diện tích bề mặt) S = 4r2
- (Thể tích) V = 4r3/3
- S/V = 4r2/4r3/3  3/r
- Nếu r càng lớn thì tỷ lệ S/V càng nhỏ và


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ngược lại.
→ Nhờ vậy nên tế bào nhân sơ trao đổi chất - Lợi thế: Kích thước nhỏ giúp trao đổi chất
nhanh hơn, sinh trưởng và sinh sản cũng với môi trường sống nhanh  sinh trưởng,
nhanh hơn so với tế bào nhân thực.
sinh sản nhanh (thời gian sinh sản ngắn).
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân

GV: Cho HS quan sát tranh hình 7.2 SGK.
GV: Em hãy nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ.
HS: Tế bào nhân sơ có 3 thành phần chính:
màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ

GV: Ngoài 3 thành phần chính đó thì tế bào
nhân sơ còn có các thành khác như thành tế
bào, lông, roi hay chất nhày.
1) Thành tế bào, màng sinh chất, lông và
roi
GV: Thành tế bào có cấu tạo như thế nào?
HS: Được cấu tạo chủ yếu bằng cacbohydrat a. Thành tế bào

và protein, gọi là peptydoglican.
GV: Khi nhuộm bằng phương pháp Gram vi - (Peptydoglican = cacbohydrat và protein)
khuẩn Gram dương bắt màu tím còn vi khuẩn quy định hình dạng tế bào.
Gram âm bắt màu đỏ.
GV: Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải sử
- Dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học
dụng những loại thuốc kháng sinh khác
của thành tế bào vi khuẩn chia làm 2 loại là
nhau?
vi khuẩn Gram dương (G+) và Gram âm (G).
HS: Do thành tế bào có cấu trúc khác nhau,
do tốc độ sinh sản nhanh nên chúng nhanh
- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ
chóng bị lờn thuốc.
nhày (vi khuẩn gây bệnh ở người).
GV: Trả lời câu lệnh trong SGK trang 33.
HS: Tư duy và trao đổi với nhau để trả lời.
GV: Màng sinh chất có cấu trúc như thế nào?
Màng sinh chất ở tế bào nhân thực và nhân
sơ có điểm nào khác nhau?


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.
GV: Lông và roi có tác dụng gì đối với tế b. Màng sinh chất
bào nhân sơ?
- Màng sinh chất gồm 2 lớp phospholipid và
HS: Giúp tế bào bám vào vật chủ và di protein.
chuyển được trong môi trường.

GV: Tế bào chất có đặc điểm gì?

- Vận chuyển, trao đổi các chất qua màng.

HS: Gồm có 2 thành phần chủ yếu là bào
tương, ribosome, ở một số khác có thêm hạt
dự trữ.
GV: Tại sao gọi là vùng nhân ở tế bào nhân c. Lông và roi
sơ ?
- Lông (nhung mao): giúp bám lên vật chủ.
HS: Vì nhân không có màng bao bọc mà nằm
lẫn trong tế bào chất.
- Roi (tiêm mao): chỉ có ở một số loài vi
GV: Vai trò của vùng nhân đối với vi khuẩn? khuẩn, giúp tế bào di chuyển.
HS: Chứa vật chất di truyền là DNA dạng
vòng, ở một số loài vi khuẩn còn có thêm
plasmid.

2) Tế bào chất
- Nằm giữa màng sinh chất và nhân hoặc
vùng nhân.
- Thành phần: Gồm bào tương, ribosome và
hạt dự trữ (chỉ có ở một số loài vi khuẩn).
- Tế bào chất của vi khuẩn không có:
+ Hệ thống nội màng
+ Các bào quan có màng bao bọc
+ Khung tế bào


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3) Vùng nhân
- Chưa có màng bao bọc.
- Chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng.
- Một số vi khuẩn có thêm phân tử DNA nhỏ
dạng vòng là plasmid.

4. Củng cố
- Cho HS đọc phần kết luận ở cuối bài và sử dụng các câu hỏi 1, 5 trang 34 SGK.
- Tỷ lệ S/V ở các động vật vùng nóng và vùng lạnh như thế nào? Tác dụng đối với sinh vật? (tỷ
lệ S/V ở động vật vùng lạnh nhỏ - cơ thể thường tròn để giảm diện tích bề mặt - giảm mất nhiệt
của cơ thể).
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và xem trước bài mới.
- Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân thực có gì khác biệt so với tế bào nhân sơ.



×