Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự sinh sản của thực vật bậc cao (hạt trần)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.81 KB, 7 trang )

Sự sinh sản của
thực vật bậc cao
(Hạt trần)
3. Sự sinh sản và chu trình phát triển
cá thể của ngành Hạt trần
3.1. Thể bào tử của Hạt trần
Ngày nay căn cứ vào hình thái giải phẫu
của các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản
đặc biệt là sự phát triển phôi, nhiều nhà
phân loại đã phân chia ngành Thực vật có
hạt thành hai ngành: ngành thực vật Tiền
hạt gồm lớp Tuế và lớp Bạch quả và


ngành Thực vật có hạt, ngành này chia
thành 3 phân ngành: phân ngành Hạt
trần, phân ngành thực vật bao noãn
(Chlamydospermae) (Ma Hoàng, Hai lá,
Dây gắm) và phân ngành Hạt kín. Thể
bào tử của chúng hoàn toàn chiếm ưu
thế, là cây sinh dưỡng gồm có thân, lá, rễ
trụ hoặc rễ chùm (Một lá mầm) và mang
noãn [gồm túi bào tử lớn (phôi tâm) được
bảo vệ bởi võ noãn bao xung quanh], do
đặc trưng này mà gọi là thực vật có noãn.
Do hạn chế khung chương trình, nên
chúng tôi chỉ trình bày sự sinh sản và chu
trình phát triển cá thể theo sự phân loại
truyền thống của ngành Hạt trần và
ngành Hạt kín là chính. Chu trình phát
triển cá thể của chúng lưỡng di truyền Lưỡng Đơn bội (diplohaplophase)


3.1.1. Túi bào tử bé của Hạt trần
Các loài trong bộ Thông sản sinh ra các


nón đực được cấu tạo bởi nhiều vảy (lá
bào tử bé), ở mặt dưới của mỗi vảy mang
từ 2 đến 20 túi bào tử bé mà các bào tử
bé của chúng chỉ phát tán (bao phấn mở
bởi vách nứt ngoà..i) sau khi sự phát triển
của các bào tử bé được bắt đầu. Mỗi vảy
có giá trị như một nhị của thực vật Hạt
kín, nón đực tương đồng với hoa đực xếp
xoắn.
+ Bào tử bé của thực vật Hạt trần
Sự hình thành và cấu tạo dị bào tử của
thực vật Hạt trần cũng có cùng quy luật
với sự hình thành dị bào tử của Quyết
thực vật.
- Sự hình thành bào tử bé của Hạt trần
Trong bao phấn còn non, khi phân bào
giảm nhiễm, các tế bào mẹ phân cắt theo
hai cách như ở Quyết để hình thành các
bào tử bé là tế bào sinh sản vô tính đực.
Nhưng cách sắp xếp bốn bào tử bé và


hình dạng của chúng có sự khác nhau.
• Sự phân cắt liên tiếp và sự sắp xếp chéo
chữ thập của bộ bốn bào tử. Mỗi bộ bốn
có hai mặt bên và một mặt bụng: bộ Tuế,

một số Hạt trần (bộ Thông đỏ và họ
Thông), cũng có ở đa số lớp Một lá mầm,
các thực vật lớp Hai lá mầm nguyên thuỷ
(Chi Ngọc lan, Chi Rong đuôi chó, chi
Hoa không lá, chi Nam mộc hương, họ
Bông trai, họ Trúc đào.
• Sự phân cắt đồng thời và sự sắp xếp bộ
bốn của các bào tử bé. Mỗi bộ bốn có ba
mặt bên và một mặt bụng: bộ Bạch quả,
đa số Hạt trần và cũng có ở lớp thực vật
Hai lá mầm, một số loài của lớp Một lá
mầm (họ Hành, họ Củ nâu, họ Lan, họ
Đuôi diều).
3.1.2. Noãn và phôi tâm của Hạt trần
Các nón cái của Thông (trừ vài loài
Juniperus communis, Taxus) được cấu


tạo các lá bắc ở nách của mỗi vảy, mang
hai noãn ở bề mặt trên lá noãn trần. Vì
vậy, mỗi vảy này có lá bắc ở nách giống
với một hoa cái và nón là một cụm hoa
(hình 11).
Nếu các vảy của nón đực và nón cái của
thông luôn luôn đối xứng hai bên, sự đối
xứng này là ngược (xylem xa trục) với
nón cái. Hiện tượng này giải thích các
vảy của nón thông cái hình thành từ sự
phát sinh cá thể của chúng (hình 11).
"Vảy cái của thông thể hiện như một cơ

quan mới, gồm một phần thân và một
phần lá và vì vậy các vảy của chúng là sự
hợp nhất bẩm sinh" (Lemoine), vảy này
được cấu tạo bởi sự chập lại hài hoà của
trục A2 và của lá f (hình 11). Noãn một
vỏ, bao bọc phôi tâm (n) thẳng hay đảo,
có lỗ noãn ít nhiều kéo dài ra và có dạng
nuốm nhụy. Tế bào nguyên bào tử, nằm


sâu trong phôi tâm, dễ dàng nhận biết nó,
do có kích thước lớn. Mặt khác, nó
không phân bào nguyên nhiễm (không có
mũ) và trực tiếp có vai trò của tế bào mẹ
bào tử bởi vì nó trải qua sự phân bào
giảm nhiễm. Vì vậy, phôi tâm còn có giá
trị của túi bào tử lớn tương ứng với túi
bào tử lớn của Quyết.

3.2. Thể giao tử của Hạt trần
Thể giao tử Hạt trần có cùng nguồn gốc
với các nguyên tản của Quyết dị bào tử,


các sản phẩm nảy mầm của các bào tử bé
là thể giao tử đực và các sản phẩm nẩy
mầm bào tử lớn là thể giao tử cái cùng
nguồn với Quyết dị bào tử.
3.2.1. Hạt phấn- thể giao tử đực
Sự phát triển của các bào tử bé, tế bào

sinh sản vô tính đực, thường bắt đầu
trong các túi bào tử bé dẫn đến hình
thành các hạt phấn ngay trong chúng và
sẽ phát tán ra khỏi túi bào tử bé hay túi
phấn.
3.2.2. Nội nhũ - Thể giao tử cái của Hạt
trần
Chỉ một bào tử lớn duy nhất mà nó còn
lại sau khi đã tiêu biến ba bào tử lớn
khác, nó khởi đầu cho sự hình thành nội
nhũ trong túi bào tử lớn (phôi tâm). Bào
tử lớn phát triển thành nội nhũ không bao
giờ phát tán ra khỏi túi bào tử lớn.
+ Sự hình thành nội nhũ của Thông



×