Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.65 KB, 3 trang )

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
1. Khái quát
Diện tích: 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn quốc)
Dân số: 18,2 triệu người (chiếm 21,6% số dân cả nước, năm 2006)
Gồm có 10 tỉnh, thành phố: Tp. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương,
Hưng Yên, Tp. Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình

2. Các thế mạnh chủ yếu của vùng
a. Vị trí địa lí
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Giáp các vùng và vịnh Bắc Bộ, thuận lợi giao lưu và phát triển kinh tế
b. Tự nhiên
Đất: Đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng. Trong đó 70% là đất phù sa
màu mỡ.
Nước: Phong phú; Nước dưới đất; Nước nóng, nước khoáng
Biển: Làm muối, nuôi trồng thuỷ sản, giàu hải sản; Du lịch; Cảng
Khoáng sản: Đá vôi, sét cao lanh; Than nâu; Khí tự nhiên
c. Kinh tế - xã hội
Dân cư - lao động: Lao động dồi dào; Có kinh nghiệm và trình độ
Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh; Điện, nước được
đảm bảo
Cơ sở vật chất - kĩ thuật: Tương đối tốt; Phục vụ sản xuất đời sống
Thế mạnh khác:
Thị trường tiêu thụ rộng; Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
Là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống
Mạng lưới đô thị tương đối phát triển và dày đặc
Là trung tâm kinh tế của vùng, với quy mô khác nhau. Hai trung tâm kinh tế
- xã hội lớn nhất nước: Hà Nội, Hải Phòng

3. Các hạn chế chủ yếu của vùng


a. Tự nhiên
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt;
hạn hán,…


Tài nguyên thiên nhiên ít, sử dụng chưa hợp lý, do khai thác quá mức 
tài nguyên bị xuống cấp (đất, nước)
Là vùng thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu
phải đưa từ vùng khác đến
b. Kinh tế - xã hội
Dân số đông nhất, mật độ dân số 1225 người/km2, gấp 4,8 lần mật độ
trung bình cả nước (2006)
Dân số đông, kết cấu dân số trẻ trong điều kiện nền kinh tế còn chậm
phát triển  khó khăn giải quyết việc làm
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh
của vùng
Vấn đề cần giải quyết: Quỹ đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, sức ép về
việc làm

II. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Khái quát
Diện tích: 40 nghìn km2 , chiếm 12% diện tích toàn quốc
Số dân: 17,4 triệu người, chiếm 20,7% số dân cả nước (2006)
Gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,
Trà Vinh, An Giang, Tp. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang,
Cà Mau

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu về tự nhiên
a. Thế mạnh
Đất phù sa có 3 nhóm chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn:

Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha, màu mỡ nhất. Phân bố thành dải dọc
sông Tiền, sông Hậu
Đất phèn: 1,6 triệu ha. Phân bố: Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau
Đất mặn: 75 vạn ha. Phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh
Thái Lan
Đất khác: 40 vạn ha. Phân bố rải rác
Khí hậu: cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khô.
Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 − 270 C
Lượng mưa lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa
Sông ngòi, kênh rạch: chằng chịt tạo thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, sản
xuất và sinh hoạt
Sinh vật:
Thực vật: chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...), rừng tràm
(Kiên Giang, Đồng Tháp,...)
Động vật: có giá trị là cá và chim


Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Khoáng sản: chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương), than bùn (U Minh,
Tứ giác Long Xuyên,...), dầu khí ở thềm lục địa
b. Hạn chế
Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Phần lớn là đất phèn, đất mặn, thiếu nước vào mùa khô
Đôi khi xảy ra các tai biến thiên nhiên khác
Đất thiếu dinh dưỡng, thiếu nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước
Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
Việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là cấp bách nhằm biến đồng bằng thành

khu vực kinh tế quan trọng của đất nước trên cơ sở phát triển bền vững.
Khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường
Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô. Đất bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn  cần phải có nước để thau chua, rửa mặn trong mùa khô
Kết hợp với việc tạo ra giống lúa chịu phèn, chịu mặn
Phải duy trì và bảo vệ rừng để đảm bảo sự cân bằng sinh thái
Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có
giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến
Đối với vùng biển, kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo một thế
kinh tế liên hoàn
Đối với đời sống, cần chú trọng sống chung với lũ, đồng thời khai thác các
nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại



×