Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.64 KB, 4 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
I. GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Đƣờng bộ (đƣờng ô tô)
Mạng lưới đường bộ được mở rộng và hiện đại hóa, phủ kín các vùng
Các tuyến đường chính:
Quốc lộ 1 dài 2.300 km, là tuyến đường xương sống của cả tuyến đường bộ,
nối các vùng kinh tế và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước
Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải
đất phía tây đất nước
Một số tuyến đường bộ quan trọng theo hướng Đông - Tây (6, 7, 8, 9, 19, 24,
25, 26)
Đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến thuộc mạng
đường bộ xuyên Á

2. Đƣờng sắt
Tổng chiều dài: 3.143 km.
Tuyến đường chính: Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh) dài
1.726 km
Các tuyến đường khác: Hà Nội – Hải Phòng; Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội –
Thái Nguyên; Hà Nội – Đồng Đăng; Lưu Xá – Kép – Uông Bí – Bãi Cháy
Các tuyến đường sắt xuyên Á đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn
đường sắt ASEAN

3. Đƣờng sông
Dài 11.000 km
Các tuyến đường sông chủ yếu tập trung trong một số hệ thống sông chính:
Hệ thống sông Hồng – Thái Bình
Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai
Một số sông lớn ở miền Trung

4. Đƣờng biển


Có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển: đường bờ biển dài 3.260 km, có
nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường
hàng hải quốc tế
Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng bắc – nam. Quan trọng nhất
là tuyến Hải Phòng – Tp. Hồ Chí Minh dài 1.500 km


Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng –
Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn – Vũng Tàu – Thị Vải

5. Đƣờng hàng không
Là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh
Có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,
Tp. Hồ Chí Minh)
Các tuyến bay trong nước khai thác chủ yếu ở: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và
Đà Nẵng
Đã mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới

6. Đƣờng ống
Ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí
Tuyến vận chuyển xăng dầu B12 (Bãi Cháy – Hạ Long) đến các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng
Đường ống dẫn khí từ các mỏ dầu khí ngoài thềm lục địa phía Nam vào đất liền đã
được xây dựng và đi vào hoạt động

II. NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Bƣu chính
Đặc điểm:
Có tính phục vụ cao
Mạng lưới rộng khắp

Hạn chế:
Mạng lưới phân bố chưa hợp lý
Công nghệ lạc hậu, quy trình nghiệp vụ còn thủ công, chưa tương xứng với
chuẩn quốc tế
Thiếu lao động có trình độ cao
Hướng phát triển:
Sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa,tin học hóa nhằm đạt
trình độ hiện đại
Sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để trở thành ngành kinh doanh hiệu quả

2. Viễn thông
Có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật
hiện đại:
Trước thời kì đổi mới, mạng lưới và thiết bị cũ kĩ, lạc hậu; dịch vụ viễn thông
nghèo nàn
Gần đây, tăng trưởng với tốc độ cao (30%/năm)
Chú trọng đầu tư khoa học - kĩ thuật, công nghệ hiện đại, mạng kĩ thuật số,
tự động hóa cao và đa dịch vụ


Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:
Mạng điện thoại: gồm nội hạt và đường dài, cố định và di động
Mạng phi thoại: gồm mạng Fax, truyền trang báo trên kênh thông tin
Mạng truyền dẫn: sử dung nhiều phương thức: mạng dây trần, truyền dẫn Viba,
truyền dẫn cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế,...

III. THƢƠNG MẠI
1. Nội thƣơng
Sau đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất, hàng hóa phong phú,
đa dạng

Nội thương đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế (khu vực
Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầ tư nước ngoài)

2. Ngoại thƣơng
Sau đổi mới, thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hóa,
đa phương hóa
Nước ta đã chính thức gia nhập WTO (1/2007) và có quan hệ buôn bán với nhiều
nước trên thế giới
Nhờ việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng
Hàng xuất khẩu:
Công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ
công nghiệp, hàng nông, lâm, thuỷ sản
Tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế thấp và tăng chậm
Thị trường xuất khẩu lớn nhất: Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhanh phản ánh sự phục hồi và phát triển của
sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
Hàng nhập khẩu:
Nguyên liệu, tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng
Thị trường nhập khẩu chủ yếu: khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu

IV. DU LỊCH
1. Tài nguyên du lịch
a. Khái niệm:
Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
b. Phân loại
Tài nguyên du lịch gồm 2 nhóm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn



2. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
Du lịch phát triển nhanh từ sau những năm 1990 đến nay (nhờ chính sách đổi mới
của nhà nước, thu hút nhiều khách quốc tế,...)
Số lượng khách nội địa, khách quốc tế tăng, doanh thu cũng tăng nhanh
Ba vùng du lịch: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Trung tâm du lịch lớn nhất: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng



×