Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số vấn đề về địa lý, dân cư việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.98 KB, 3 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
I. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

a. Đông dân
Dân số nước ta: trên 84 triệu người (năm 2006), đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ
13 thế giới
Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn
Khó khăn: sức ép đối với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, chất lượng
cuộc sống,…
b. Nhiều thành phần dân tộc
Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người
Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc
Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
Tăng nhanh, bùng nổ nửa cuối thế kỉ XX
Mức tăng giảm nhưng chậm, tăng 1 triệu người mỗi năm
Khó khăn: sức ép rất lớn đến kinh tế, tài nguyên, môi trường, chất lượng
cuộc sống
Biện pháp: chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
Dân số thuộc loại trẻ: đang có sự biến đổi về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
Mật độ dân số trung bình 254 người/km2
Phân bố chưa hợp lí giữa các vùng
Giữa đồng bằng và miền núi: đồng bằng 75% dân số, miền núi có nhiều tài
nguyên nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động.
Giữa thành thị và nông thôn: cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng dân
thành thị, giảm tỉ trọng dân nông thôn.
Khó khăn: sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.


Biện pháp: phân bố lại dân cư và lao động
Nguyên nhân:
Điều kiện tự nhiên
Lịch sử khai thác lãnh thổ
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách,…


4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động
nước ta

II. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1. Nguồn lao động

a. Mặt mạnh
Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số
(năm 2005)
Mỗi năm tăng thêm trên 1 triệu lao động
Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú
Chất lượng lao động ngày càng nâng lên
b. Hạn chế
Nhiều lao động chưa qua đào tạo
Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít

2. Cơ cấu lao động

a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất
Xu hướng: giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước
Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động,
lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn
Phần lớn lao động ở nông thôn
Tỉ trọng lao đọng nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm
Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn
Nhà nước đang có các biện pháp tập trung giải quyết các vấn đề việc làm
Phân bố lại dân cư và nguồn lao động
Thực hiện tốt chính sách dân số
Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất địa phương, chú ý ngành dịch vụ
Tăng cường hợp tác nhằm thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động


III. ĐÔ THỊ HOÁ VIỆT NAM
1. Đặc điểm
Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
Tỉ lệ dân thành thị tăng
Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

2. Mạng lưới đô thị
Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại
Có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt

3. Ảnh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội


a. Tích cực
Tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Là thị trường tiêu thụ, nơi sử dụng lao động có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật
hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước  động lực cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
b. Tiêu cực
Ô nhiễm môi trường (môi trường nước, không khí, đất,…)
An ninh trật tự xã hội, vấn đề việc làm,…



×