Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

3 chương oxi lưu huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.68 KB, 3 trang )

OXI-LƯU HUỲNH
A. Oxi O2
1. Tính chất vật lý
- Trạng thái: Chất khí, không màu, không mùi, không vị, duy trì sự sống, sự cháy.
- Thù hình: O2, O3
2. Tính chất hóa học.
- Tác dụng với H2:
- Tác dụng với kim loại → oxit :
Đặc biêt: Khi đốt Fe trong không khí thì thu được oxit sắt từ:
- Sục O2 vào dụng dịch axit → có tính oxi hóa mạnh:
3. Nhận biết: - Sử dụng tàn đóm đỏ
4. Điều chế
- Trong PTN: Nhiệt phân các muối giàu O2: KMnO4, KClO3, KNO3,…

Hoặc phân hủy H2O2 với xúc tác MnO2: 2H2O2 → 2H2O+O2
- Trong công nghiệp: Chưng cất phân đoạn không khí ở -183oC
5. Ứng dụng
- Oxi có ứng dụng vô cùng to lớn, duy trì sự sống…Làm bình khí O 2 cho thợ lặn hay trong y tế…
* Đôi nét về Ozon O3
Ozon là một dạng thù hình của oxi nên có đầy đủ tính chất của O 2 kể trên.
Ngoài ra: ta quan tâm đặc biệt khi phân biệt O 2 và O3. Các phản ứng dùng để phân biệt chúng:
+ Ozon tác dụng với Ag ở nhiệt độ thường, còn O 2 không tác dụng với Ag ở bất cứ nhiệt độ
nào.
+ Dùng dung dịch KI để nhận biết
Phản ứng sinh ra chất rắn màu đen tím, nếu nhỏ một chút hồ tinh bột thì sẽ thu được dung
dịch màu xanh.
- Điều chế Ozon: Phóng điện vào bình đựng khí Oxi ta sẽ thu được một lượng ozon
Phản ứng trên cho thấy, sau những trân mưa không khí thường trong lành hơn, nguyên nhân
do sinh ra một lượng nhỏ ozon do sấm sét có tác dụng làm không khí trong lành hơn. Nước
ozon có tác dụng diệt khuẩn.
Cần phân biệt rằng Ozon là một khí độc vì tính oxi hóa cực mạnh của nó. Hủy hoại da và màng


tế bào và nhiều tác dụng khác.
B. Một số hợp chất đặc biệt của oxi
- Oxit của Flo: trong hợp chất này oxi có số oxi hóa là +2
- H2O2:
+ Tính khử:

+ Tính oxi hóa:

Trần Đình Thiêm. KSTN-ĐKTĐ-K55. ĐHBKHN. Tổng hợp và biên soạn

Trang 1


+ Tự oxi hóa khử: (xúc tác MnO2)
- Hợp chất peoxit và supeoxit: KO2, Na2O2
Được điều chế bằng cách sục O2 vào kim loại nóng chảy.
Na2O2 có ứng dụng trong tàu vũ trụ (loại bỏ khí CO 2 và tạo ra khí O2)…
C. LƯU HUỲNH
1. Tính chất vật lí
- Trạng thái: Chất rắn màu vàng tươi, không tan trong nước.
- Thù hình: Lưu huỳnh tà phương , lưu huỳnh đơn tà .
2. Tính chất hóa học.
- Tác dụng với H2: H2+ S→H2S
- Tác dụng với kim loại: Tạo sunfua kim loại (Cu không tác dụng với S ở bất cứ nhiệt độ
nào)
- Lưu huỳnh tác dụng với Hg ở nhiệt độ thường:
3. Nhận biết:
Đốt cháy S thu được khí mùi sốc:
4. Điều chế:
- Trong PTN: Lấy từ các lọ S có sẵn hoặc, đun nóng hỗn hợp khí

- Trong Công nghiệp: Khai thác từ các mỏ Lưu Huỳnh có sẵn trong tự nhiên
5. Ứng dụng.
- Để điều chế axit sunfuric theo sơ đồ:
Thực tế người ta không cho SO3 tác dụng trực tiếp với nước để tạo axit sunfuric vì sẽ sinh ra
“sương axit” mà người ta bảo quản dưới dạng oleum. Ở dạng này thì khi cần axit ta chỉ cần
pha loãng oleum với lượng nước cần thiết. Oleum tan vô hạn trong nước.
- Để lưu hóa cao su trong hóa hữu cơ: Cao su thiên nhiên trước đây để ngoài không khí một
thời gian thường mục rữa ra không bền với môi trường, khi lưu hóa sẽ tạo ra các cầu S nối liền
các mạch cao su làm cho cấu trúc không gian bền vững hơn → cao su từ đó được bảo quản tốt
hơn.
D. Một số hợp chất chưa Lưu Huỳnh.
1. Hidro sunfua: H2S
- Tính khử đặc trưng của ion :

- Tính oxi hóa: Khi tác dụng với các kim loại tan trong nước:
- Để đồ bằng bạc trong không khí lâu ngày bị đen do:
2. SO2
- Tính khử và tính oxi hóa
+ Tính khử:
+ Tính oxi hóa:
Trần Đình Thiêm. KSTN-ĐKTĐ-K55. ĐHBKHN. Tổng hợp và biên soạn

Trang 2


- Ngoài ra, SO2 còn có tính tẩy màu: làm mất màu cánh hoa hồng…tẩy màu trong công nghiệp
mía đường.
3. SO3
- Tính oxi hóa đặc trưng: Nhưng ít xét tới chất này. Cái mà ta quan tâm ở đây là phân biệt SO 2
và SO3 bằng phương pháp hóa học

+ Bằng phản ứng oxi hóa khử: vì SO 3 chỉ có tính oxi hóa nên dễ dàng phân biệt được nhờ phản
ứng với nước Brom
+ Không bằng phản ứng oxi hóa khử:
SO2 không tác dụng được với dung dịch muối Ba (II) trong khi đó SO 3 tác dụng tạo kết tủa
BaSO4 không tan trong axit
4. H2SO4
- H2SO4 loãng: có đầy đủ tính chất của 1 axit mạnh: 5 tính chất
- H2SO4 đặc:
+ Nguội: Al, Fe, Cr,… thụ động với axit đặc nguội
+ Nóng: có tính oxi hóa mạnh, tác dụng được hầu hết với các kim loại tạo ra muối có số oxi
hóa cao sản phẩm khử khác H2
- Axit H2SO4 đặc có tính háo nước nên được dùng là chất làm khô. Xúc tác cho các phản ứng
este hóa….
Sau đó:
Do vậy, nếu bị tạt axit do bị đánh ghen thì da phần đố rất khó hồi phục, nhan sắc hoang
tan. :D

Trần Đình Thiêm. KSTN-ĐKTĐ-K55. ĐHBKHN. Tổng hợp và biên soạn

Trang 3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×