Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chiều tối hồ chí minh(hướng dẫn ôn tập)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.15 KB, 5 trang )

"Chi ều t ối" H ồChí Minh(H ướn g d ẫn ôn
t ập)
Posted by Thu Trang On Tháng Tư 28, 2015 2 Comments
Hướng dẫn ôn tập bài thơ ” Chiều tối ” của Hồ Chí Minh. Các câu
hỏi về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh
Câu hỏi về bài chiều tối:
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời bài thơ
Câu 2: Phân tích bài thơ ” chiều tối” Hồ Chí Minh”
Câu 3: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ ” chiều tối” Hồ Chí
Minh”
Câu 4: Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của tác giả trong bài thơ Chiều
tối, qua đó bàn về ý chí và nghị lực của con người trong cuộc
sống
Đáp án:
Câu 1:“Nhật ký trong tù ” của Hồ Chí Minh được viết từ 2/8/1942
đến 10/9/1943 khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt
giam một cách vô cớ, đầy đoạ khắp các nhà lao tỉnh Quảng Tây,
Trung Quốc.
Bài thơ được sáng tác khi Bác bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà
lao Thiên Bảo.
Câu 2:
Bài viết tham khảo:
Nhật kí trong tù (1942 – 1943) tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của
người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Tâm hồn tha thiết yêu
con người, đất nước bao nhiêu thì cũng thiết tha yêu thiên nhiên


cuộc sống bấy nhiêu. Tâm hồn ấy trong những tháng ngày tù đày
tăm tối luôn hướng về tự do, ánh sáng, sự sống và tương lai. Trên
đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc
lòng nhà thơ – người tù bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước


thiên nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng. Cảm xúc
nhà thơ viết bài thơ Mộ. Bài thơ được sáng tác cuối thu 1942.

Bức tranh chiều tối được nhìn qua cặp mắt của người tù tay đeo
gông chân vướng xiềng :
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không.”
Dịch thơ:
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”
Buổi chiều thường là lúc đoàn tụ, nhưng cũng là khi con người ta
thấy vô cùng cô đơn nếu không có một chốn để về. Cánh chim
mỏi sau một ngày kiếm ăn cũng đã bay về tổ của mình. Trên
không trung chỉ còn lững lờ một chòm mây. Giữa thiên nhiên bao
la hùng vĩ, con người và cảnh vật đều như dừng lại, chỉ có chòm
mây ấy vẫn nhẹ nhàng trôi, càng làm nổi bật lên sự yên ắng, êm ả
của buổi chiều tối nơi rừng núi. Chòm mây ấy cũng giống như Bác,
đang trong tình cảnh tù tội, vẫn phải cô độc bước đi. Chòm mây
cô đơn, lặng lẽ, Bác cũng lặng lẽ, cô đơn. Tuy thế, phải là một
người có lòng yêu thiên nhiên, phải có một tâm thái ung dung,
bình tĩnh, lạc quan, vượt lên mọi gông cùm về thể xác để ngắm
thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên như thế. Thân xác mỏi rã rời
vì phải đi cả ngày đường vất vả, nhưng Bác vẫn dõi mắt theo cánh
chim về tổ, tầng mây lững lờ trôi lúc chiều về.
Tuy chỉ hai câu thơ bảy chữ, nhưng cũng đã khiến cho người đọc
tưởng tượng ra được cảnh chiều muộn nơi rùng núi thật mênh
mông, âm u, vắng vẻ, quạnh quẽ. Đồng thời, cũng nói lên niềm


mong ước quay trở về với quê hương, ước mong được tự do như

đám mây kia.
Tóm lại, hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn, vì
‘‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Buồn vì xa Tổ quốc, buồn vì bị bắt tù oan, buồn vì mất tự do
không biết đến bao giờ. Nhưng trước vẻ đẹp của cảnh ấy lòng
người ít nhiều cũng tìm được niềm vui thư thái.
Điểm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là chỉ miêu tả không gian với
hai hình ảnh đang vận động: cánh chim bay và chòm mây trôi
nhưng diễn tả được sự luân chuyển của thời gian: chiều đang trôi
chầm chậm về đêm.
Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc
chiều muộn nơi rừng núi, bỗng xuất hiện con người:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
Dịch thơ:
“Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.”
Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện
lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động,
vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ
Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn
của con người trong đó. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của
người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực
hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo
được nghệ thuật của bản chữ Hán. Bác đã lặp lại hai chữ “bao
túc” ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xay nối
tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối,
tối dần. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn
của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Đó



chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết
những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.
Hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển, nhưng
hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại được ghi bởi bút pháp hiện
thực. Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực
hồng gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui.
Riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do thì cảnh ấy trở nên vô
cùng hấp dẫn, quý giá, thiêng liêng, vì nó lệ thuộc về thế giới tự
do. Chỉ có ai đã từng trải qua những cánh đời đau khổ đầy giông
bão mới thấy hết giá trị của từng phút giây cảnh đời bình yên. Do
đó bức tranh đời sống trở thành nguồn thơ dạt dào, thể hiện niềm
xao xuyến, sự rung động mãnh liệt hồn thơ.
Lò lửa hồng là hình ảnh nổi bật trung tâm của bức tranh thơ, làm
nổi rõ hình ảnh của cô gái. Nó sưởi ấm bức tranh thiên nhiên hiu
hắt. lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Vậy là, hình ảnh cuộc
sống con người là điểm hội tụ vẻ đẹp bài thơ, tỏa sáng ánh và hơi
ấm xung quanh. Hình ảnh lò lửa hừng hực đặt bên cạnh cô gái tạo
ra vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cảnh thơ. Hoàng Trung
Thông cho rằng chữ hồng là nhãn tự của bài thơ là vì vậy. Ý thơ
cuối khỏe, đẹp bộc lộ niềm vui, lòng yêu đời, yêu cuộc sống. tinh
thần lạc quan của Bác.
Nguyên tác chữ Hán không có từ tối, bản dịch thơ thừa từ. Không
miêu tả đêm tối mà vẫn cảm nhận được là nhờ ánh lửa lò than.
Lấy ánh sáng để làm nổi bóng tối, nghệ thuật là ở đó.
Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ
lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn
sang vui… đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể
hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau
khổ nhất.

Nhà văn Nam Cao đã viết: “Khi người ta đau chân, người ta không
còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác được.”, để nói rằng, con
người ta thường có xu hướng lo cho những đau khổ của bản thân.
Thế nhưng, ở Bác Hồ – một người lúc nào cũng lo nỗi lo của dân
tộc, của đất nước – vậy mà cũng vẫn luôn quan tâm đến những


thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp
của vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta.
Bài thơ “Chiều tối” là một bài thơ tiêu biểu cho nét đẹp cổ điển và
hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ chỉ đơn giản là tả về phong
cảnh thiên nhiên và con người nơi xóm núi khi chiều muộn, đồng
thời, cũng ẩn chứa trong đó nỗi niềm ước mong được tự do, được
sum họp của Người. Đồng thời, ở Bác, chúng ta vẫn luôn thấy ánh
lên một vẻ đẹp của tinh thần quên mình, của một trái tim giàu
lòng yêu thương luôn biết quan tâm đến những điều bình dị nhất.
( Có tham khảo bài viết từ Internet )



×