Bài viết số 5 lớp 10 đề 3. Thuyết minh về di tích lịch sử
Bài văn mẫu 1
Trong số hàng nghìn di tích lịch sử của Hà Nội, hơn 500 di tích đã được xếp hạng, thì
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích gắn liền với sự thành lập của kinh đô Thăng
Long dưới triều Lý, đã có lịch sử gần nghìn năm, với quy mô khang trang bề thế nhất, tiêu
biểu nhất cho Hà Nội và cũng là nơi được coi là biểu tượng cho văn hóa, lịch sử Việt
Nam.
Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tông đã cho
khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia có
công với nước, trong đó có thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông
và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của
nền giáo dục Việt Nam. Sáu năm sau - năm 1076, Vua Lý Nhân Tông quyết định khởi xây
Quốc Tử Giám - một trường Nho học cao cấp nhất hồi bấy giờ nhằm đào tạo nhân tài cho
đất nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu sự chọn lựa đầu tiên của
triều đình phong kiến Việt Nam về vấn đề giáo dục, đào tạo con người Việt Nam theo mô
hình Nho học châu Á.
Hiện trong di tích còn có 82 tấm bia đá, trên đó được khắc tên của 1306 vị đã từng đỗ
tiến sĩ trong 82 kỳ thi từ giữa năm 1484 và 1780. Cũng trên các tấm bia này đã ghi lại
người đỗ tiến sĩ cao tuổi nhất trong lịch sử là ông Bàn Tử Quang. Ông đỗ tiến sĩ khi 82
tuổi. Người trẻ nhất là Nguyễn Hiền, quê Nam Trực (Nam Định), đậu trạng nguyên năm
Đinh Mùi niên hiệu Thiên ứng Chính bình thứ 16 (tức năm 1247) dưới triều Trần Thái
Tông khi đó mới 13 tuổi. Từ đó Văn Miếu cùng Quốc Tử Giám - được coi là trường đại
học đầu tiên của Việt Nam đã tồn tại đến thế kỷ 19.
Tọa lạc trên khuôn viên hơn 54.000m2, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm
giữa bốn dãy phố, cổng chính ở đường Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc giáp đường
Nguyễn Thái Học, phía Đông giáp phố Tôn Đức Thắng, phía Tây là phố Văn Miếu. Bên
ngoài có tường vây bốn phía, bên trong chia làm 5 khu vực. Khu vực 1 gồm có Văn hồ
(hồ văn); Văn Miếu môn, tức cổng tam quan ngoài cùng, cổng có ba cửa, cửa giữa to cao
và xây hai tầng, tầng trên có ba chữ Văn Miếu môn. Khu vực thứ hai, từ cổng chính đi
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
thẳng vào cổng thứ hai là Đại Trung môn, bên trái là Thánh Dực môn, bên phải có Đạt Tài
môn. Tiếp trong là Khuê Văn Các (được xây dựng vào nǎm 1805). Khu vực 3 là giếng
Thiên Quang (Thiên Quang Tỉnh có nghĩa là giếng trời trong sáng). Tại khu vực này có 82
bia Tiến sĩ dựng thành hai hàng, mặt bia quay về giếng, là một di tích thật sự có giá trị.
Qua cửa Đại Thành là vào khu vực thứ 4, cửa Đại Thành cũng mở đầu cho những kiến
trúc chính như hai dãy Tả Vu và Hữu Vu, chính giữa là Toà Đại Bái đường, tạo thành một
cụm kiến trúc hình chữ U cổ kính và truyền thống. Xưa, đây là nơi thờ những vị Tổ đạo
Nho. Khu trong cùng là nơi giảng dạy của trường Quốc Tử Giám thời Lê, nhiều thế hệ
nhân tài "nguyên khí của nước nhà" đã được rèn giũa tại đây. Khi nhà Nguyễn dời trường
Quốc học vào Huế, nơi đây dùng làm đền thờ Khi Thánh (cha mẹ Khổng Tử), nhưng ngôi
đền này đã bị hư hỏng hoàn toàn trong chiến tranh...
Điều đáng mừng là trong nǎm 2000, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khởi công
xây dựng Thái học đường với giá trị 22 tỷ đồng. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2003
nhằm làm cho khu di tích Vǎn Miếu - Quốc Tử Giám ngày càng hoàn chỉnh hơn, đúng với
tầm cỡ và vị trí của di tích. Công trình này mang tính yêu cầu của thời đại, đó là công
trình mới nhằm tôn vinh nền văn hoá của dân tộc. Những người đời sau đến đây có được
những giây phút tưởng niệm những người đã có công sáng lập và xây dựng nền giáo dục
Việt Nam.
Trải qua bao thăng trầm và những biến cố của lịch sử, Văn Miếu - Quốc Tử Giám
không còn nguyên vẹn như xưa. Những công trình thời Lý, thời Lê hầu như không còn
nữa. Song Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên được những nét tôn nghiêm cổ kính
của một trường đại học có từ gần 1000 năm trước của Hà Nội, xứng đáng là khu di tích
vǎn hoá hàng đầu và mãi là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống
ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Bài văn mẫu 2
Hải Phòng là quê hương của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và
là nơi có khu di tích Ðền Trạng nổi tiếng tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo.
Ðây hiện là một trong những điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông du khách
trong chương trình du khảo đồng quê của ngành du lịch thành phố.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Chương trình du lịch đồng quê Hải Phòng đang trở thành một sản phẩm du lịch đặc
thù với điểm nhấn hấp dẫn là khu di tích Ðền Trạng, thờ Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh
Khiêm (1491- 1585), vị Trạng nguyên lỗi lạc, mt danh nhân văn hóa lớn của đất nước.
Không chỉ được biết đến là một nhà thơ, nhà triết học, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
còn là ông Trạng của dân gian qua 300 câu sấm Trạng lưu truyền đời này sang đời khác.
Không sa vào mê tín, thần bí, nhưng việc khôi phục sự hấp dẫn về văn hóa tâm linh, cắt
nghĩa một cách có cơ sở triết học, suy tôn một danh nhân văn hóa dân tộc là cần thiết để
hướng dẫn du khách khi đến nơi đây thành kính thắp nén hương tưởng nhớ, tìm hiểu và
nghe bình sấm Trạng, lôi cuốn du khách với mục đích hướng thiện. Ðã nghe và từng đọc
về Trạng Trình, chắc chắn nhiều du khách mong muốn hơn một lần được đến tận nơi để
mắt thấy, tai nghe và có những giây phút thư thái: cày mây, cuốc nguyệt, gánh yên hà để
đắm mình vào không gian lịch sử mà sinh thời Trạng từng trải.
Ðền Trạng được xây dựng từ khoảng năm 1586, sau đó đã được trùng tu qua các đời
và đã được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1991. Cuối năm 2000, kỷ
niệm 415 năm Ngày mất của Trạng Trình, UBND Thành Ph Hải Phòng đã phê duyệt kế
hoạch nâng cấp quần thể di tích danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm với các hạng
mục công trình: Quán Trung Tân, mộ phần cụ Nguyễn Văn Ðịnh (thân phụ Nguyễn Bỉnh
Khiêm), khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm, chùa Song Mai, nơi phu nhân Nguyễn
Bỉnh Khiêm đã tu hành. Ðường đi được làm lại, khuôn viên, vườn cây lưu niệm được quy
hoạch với cảnh quan đẹp và khang trang. Việc quy hoạch, trùng tu, xây dựng khu di tích
Ðền Trạng thể hiện cao nhất tính lịch sử, giá trị văn hóa, đồng thời nắm bắt được những
nhu cầu hàng đầu của du khách khi về thăm Ðền Trạng. Tham quan các di tích, du khách
có thể hiểu phần nào về một nhà nho ưu thời, mẫn thế, lấy chí trung là chí thiện Chí thiện
tư vi cực, để cắt nghĩa về một đời tài hoa, xuất xử linh hoạt đến kỳ lạ, ở ẩn trước khi làm
quan: Thánh 40 tuổi chẳng còn ngờ/ Ta tuổi 40 vẫn líu lô/ Ðảo lý nẻo xa đen như mực/
Văn chương nghề cũ xác như vờ. Và "hưu tại chức, quan tại nhà", 45 tuổi mới đi thi, làm
quan vào hàng đầu triều tám năm lại rũ áo ra về ở ẩn, về mà: "Xa vua đâu phải đã nguôi
lòng", vẫn "Phù trì xã tắc ngửa nghiêng, Ruổi rong há chịu ngồi yên phận già", đến "Quá
bảy mươi tư mới Mừng được về nhà, thăm chốn xưa". Ðây còn là nơi đã tạo nguồn cảm
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
hứng của 1.000 bài thơ Hán, Nôm, nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi
đã từng đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước. Dân làng Trung Am đã khéo chọn hoành
phi "An nam Lý Học", và đôi câu thơ treo dọc chính giữa Ðền như hai câu đối: Cổ lai
quốc dĩ dân vi bản/ Ðắc Quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay nước lấy dân làm gốc, được
nước nên biết bởi được dân)... Thăm khu di tích, nghe về thơ văn, thân thế sự nghiệp của
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách còn được thưởng thức cả hương vị ẩm thực
của quê hương Trạng. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ
uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách.
Phác họa đôi nét như vậy để thấy được sức hấp dẫn của chương trình du lịch thăm
khu Ðền Trạng. Chương trình được nghiên cứu với một hàm lượng văn hóa cao, trên cơ
sở tôn trọng lịch sử, lôi cuốn du khách qua những di tích, di sản còn lại, đặc biệt là qua
thơ văn, bia, sấm Trạng và nội dung hướng dẫn, thuyết minh về thân thế, sự nghiệp, tài
thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của
danh nhân văn hóa Trạng Trình, đúng với "tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như
cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế" của Trạng
Nguyên Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Ðền Trạng được giữ gìn,
trùng tu, xây dựng và khai thác trong phát triển du lịch, đã và đang là trọng tâm của tuyến
du lịch du khảo đồng quê Hải Phòng với các điểm du lịch phụ cận phong phú như xem rối
cạn Bảo Hà, rối nước Nhân Hòa, thăm Ðình Nhân Mục, làng nghề tạc tượng Ðồng Minh
ở Vĩnh Bảo và kéo dài tuyến ra Núi voi Kiến An, Ðồ Sơn, Cát Bà, làm nên nét đặc sắc
không đâu có ngoài Hải Phòng.
Sau khi dự án đường 10 hoàn chỉnh, tuyến du lịch từ quốc lộ 1 nối sang quốc lộ 10,
liên kết những điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, sang Cát Bà,
Ðồ Sơn (Hải Phòng), Hạ Long, Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc qua Ninh Giang (Hải
Dương) về Hà Nội. Ðiều này góp phần đưa di tích Ðền Trạng trở thành tâm điểm của
tuyến du lịch quốc gia và đang được nhiều hãng lữ hành quốc tế quan tâm đưa vào
chương trình du lịch. Rượu Trạng Trình, cơm niêu, mái rạ, đàn bầu quê Trạng cùng những
lời thơ, bia ký, Sấm truyền của Trạng và mở rộng hơn là những giá trị văn hóa tốt đẹp của
vùng nông thôn duyên hải đang theo chân du khách đi khắp mọi miền đất nước, đến với
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
bầu bạn năm châu, làm rạng danh quê hương, con người đất Trạng, góp phần phát triển du
lịch Hải Phòng.
Bài văn mẫu 3
"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở
Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ
quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng,
những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện
Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc
bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt
của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần
đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du
khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra
trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi.
Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi
các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền
Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi
xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương
truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười
tám, thường tới gội đầu tại đó.
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi
thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa
mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là
hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới
chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một
đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt
ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn
lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những
hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một
hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở
ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không
khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành
hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những
điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây
nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm
đỏ những chân hương.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều
những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh
thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng,
hiển hách của cha ông.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí