Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SINH 10CB. T5-6.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.12 KB, 4 trang )

S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 5
AXIT NUCLÊIC
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức:
- Nắm được cấu trúc của ADN và chức năng của nó.
- Nắm được cấu trúc và chức năng của ARN từ đó thấy rỏ được vai rò của chúng trong quá trình di
truyền.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ.
Kĩ năng khái quát hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng so sánh tổng hợp phân tích,
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: mô hình ADN, tranh vẽ AND, tranh phóng to H.6.1 và H.6.2.
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi do giáo viên giao.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Prôtêin là những đơn phân hay đa phân tử? đơn phân của prôtêin là gì?
Prôtêin có cấu trúc như thế nào? Prôtêin có vai trò như thế nào? Phân biệt các cấu trúc của prôtêin.
2/ Trọng tâm:
Cấu trúc không gian của AND, ARN và chức nămg của chúng. Qua đó so sánh được ADN và ARN.
3/ Bài mới:
a. Mở bài: Axít nuclêic là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống, vậy Axít nuclêic là gì, gồm
những loại nào, có cấu tạo như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này hôm nay chúng ta nghiên cứu
bài”AXIT NUCLÊIC”
b. Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
- Axít nuclêic bao gồm những loại
nào?
- HS: quan sát hình 6.1và 6.2 hãy
cho biết:”


- Mỗi nuclêôtit gồm bao nhiêu
thành phần?
- Có mấy loại bazơnitric? Đó là
những loại nào? các nuclêôtit khac
nhau chủ yếu ở chổ nào? vậy có
mấy loại nuclêôtit?
- ADN tồn tại chủ yếu ở đâu?
- Thành phần chủ yếu cấu tạo nên
ADN là gì?
- HS:quan sát 6.1, và mô hình ADN
hãy mô tả cấu trúc không gian của
ADN
- Cấu trúc không gian của - - - ADN
có thể được mô tả như thế nào?
- Liên kết hoá trị đựoc hình thành
như thế nào?
- Nguyên tắc bổ sung theo cặp được
thể hiện như thế nào?
- Như vậy theo nguyên tắc bổ sung
thì ta có hệ quả như thế nào?
I/ Axit đêôxyribônuclêic:
1. Cấu trúc của ADN.
ADN có cấu trúc đa phân mỗi đơn phân là một nuclêôtit, mỗi
nuclêôtit gồm ba thành phần:
Một phân tử H
3
PO
4
, một phân tử đường 5 các bon C
5

H
10
O
4
, và
một trong bốn loại bazơnitơ: A, T, G, X.
Có 4 loại nuclêôtit:
Trên ADN:
Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G), Xitozin (X).
Trên ARN: có Uraxin (U) thay cho T(Timin).
Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định tạo
nên chuỗi pôlinuclêôtit. Mỗi ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit
liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô giữa các bazơnitơ
của các nuclêôtit. Sự liên kết này là rất đặc thù, A liên kết với
T bằng 2 liên kết Hyđrô và G đi với X bằng 3 liên kết Hyđrô.
(NGBS).
Mặc dù liên kết Hyđrô là những liên kết yếu, tuy nhiên phân
tử ADN chứa rất nhiều liên kết Hyđrô nên cũng khá bền
vững, nhưng cũng rất linh hoạt.
Hai chuỗi pôlinuclêôtit của phân tử ADN không chỉ liên kết
với nhau bằng các liên kết Hyđrô mà còn xoắn quanh một
trục tưởng tượng đều đặng như một cầu thang xoắn. Trong đó
các bậc thang là các cặp bazơnitơ đứng đối diện theo nguyên
tắc bổ sung và tay thang là các phân tử đường xen kẽ với các
nhóm phốt phát. Ơ trình tế bào nhân sơ ADN có dạng vòng, ở
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
- ADN có đặc tính gì? Giữa các loài
khác nhau thì cấu trúc của ADN có
giống nhau không?

- ADN của mỗi loài được đăc trưng
bởi những thành phần nào?
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN
có ý nghĩa như thế nà?
ADN có vai trò gì?

- Thế nào là sự mã hoá bộ ba?
- Bộ ba mã hoá là gì?
- Thông tin di truyền được truyền
từ tế bào này sang tế bào khác, từ
thế hệ này sang thế hệ khác nhờ
quá trình nào?
- Hãy cho biết mối quan hệ giữa
ADN, ARNvà prôtêin?
- ARN có cấu trúc như thế nào?
- Bốn loại nuclêôtit trong ARN là
những loại nào? có tên gọi như thế
nào?
- ARN thông tin có cấu trúc và
chức năng như thế nào?
- ARN vận chuyển có cấu trúc và
chức năng như thế nào?
- ARN ribôxôm giống và khác
nhau như thế nào so với hai loại
trên?
các tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng.
2. Chức năng của ADN:
ADN có cấu trúc đa phân, có tính đặc thù. Mỗi loài sinh vật
có một cấu trúc ADN đăc trưng về số lượng thành phần trật tự
sắp xếp của các nuclêôtit, tạo nên tính đa dạng và đặc thù của

AND. Tính đa dạng của ADN là cơ sở cho sự hình thành tính
đa dạng đặc thù của các loài sinh vật.
ADN đảm nhận chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt
thông tin di truyền. Trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định
trình tự sắp xếp của các ri bô nu clêôtit trên ARN, từ đó quy
định trật tự sắp xếp của các a
2
trong phân tử prôtêin. Thông
tin di truyền được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ
sự tự nhân đôi của ADN trong quá trình phân bào. Thông tin
di truyền được truyền từ ADN  ARN  Prôtêin thông qua
quá trình phiên mã và dịch mã.
II/ Axit Ribônuclêic:
1/ Cấu trúc của ARN:
ARN củng được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn
phân của chúng là những ribô nuclêôtit, cí 4 loại: A, U, G, X.
Đa số các phân tử ARN có một mạch pôlinuclêôtit, đôi khi có
đoạn bắt đôi bổ sung tạo nên xoắn kép cục bộ.
+ ARN thông tin (mARN):
Được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit dạng mạch thẳng, có
trình tự các ribô nuclêôtit đặc trưng để các ribôxôm nhận biết
và dịch mã.
+ ARN vận chuyển (tARN):
có cấu trúc 3 thuỳ chứa bộ ba đối mã giúp liên kết với ARN
vận chuyển.
+ ARN ribôxôm (rARN):
Chỉ có một mạch nhưng một số đoạn các nuclêôtit liên kết bổ
sung tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.
2/ Chức năng của ARN:
- Mỗi loại ARN có một chức năng khác nhau:

- mARN: truyền thông tin từ ADN đến các ribôxôm được
xem như là khuông để tổng hợp prôtêin.
- rARN: cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp
nên prôtêin.
- tARN: Vận chuyển các Axitamin đến ribôxôm làm nhiệm
vụ phiên dịch từ tạo trình tự các ribô nuclêôtit thành trình tự
các Axitamin trong phân tử prôtêin.
- Sau khi thực hiện xong chức năng của mình các ARN
thường bị các enzim phân huỷ thành các nuclêôtit:
c. Củng cố: Đơn phân của ADN là gì? Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm mấy thành phần? ADN có cấu
trúc không gian như thế nào? nguyên tắc bổ sung là gì? ADN có vai trò gì? Vì sao ADN có tính đặc
trưng và ổnn định? Tính ổn định và đặc thù của ADN có ý nghĩa gì? ARN có cấu trúc và chức năng
như thế nào? So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “Tế bào nhân sơ ”

Soạn Dạy
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 6
TẾ BÀO NHÂN SƠ
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm, cấu tạo của tế bào nhân sơ
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát hình vẽ tìm ra kiến thức.Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp để nắm
vững cấu trúc của tế bào nhân sơ .
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: Tranh phóng to hình: 7.1 và 7.2
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi do giáo viên giao.

III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Đơn phân của AND,ARN là gì? Nguyên tắc bổ sung là gì? Vì sao ADN có
tính đặc trưng và ổnn định? Tính ổn định và đặc thù của ADN có ý nghĩa gì? So sánh cấu trúc và
chức năng của ADN và ARN.
2/ Trọng tâm:
Nắm vững cấu trúc của tế bào nhân sơ.
3/ Bài mới:
a. Mở bài: Mọi cơ thể thể sống từ đơn giản đến phức tạp đều có cấu trúc từ tế bào, vậy
những sinh vật chưa có nhân chính thức, chúng được cấu trúc từ những tế bào nhân sơ . Vậy tế bào
nhân sơ có cấu trúc như thế nào? để tìm hiểu vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài “TẾ BÀO NHÂN
SƠ”.
b. Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
- HS quan sát hình 7.2 hãy cho biết:
- Đặc điểm nỗi bật của tế bào nhân sơ là
gì?
- Các bào quan trong tế bào nhân sơ có
đặc điểm gì đặc biệt?
- Kích thước tế bào nhân sơ khác gì với
tế bào nhân thực?
- Vì sao tế bào nhân sơ có khả năng trao
đổi chất, sinh trưởng, phát triển nhanh
hơn tế bào sinh vật nhân thực?
- Tế bào nhân sơ có cấu trúc như thế
nào?
- Tế bào nhân sơ có cấu trúc gồm những
thành phần nào?
- HS đọc sgk trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
- Thành tế bào vi khuẩn được cấu trúc từ

những thành phần chính nào?
- Thành tế bào có chức năng như thế
nào?
- Người ta có thể chia vi khuẩn thành hai
loại là dựa vào đâu?
I/ Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:
Đặc điểm nỗi bật là chưa có nhân hoàn chỉnh, tế bào
chất không có hệ thống nội màng và không có các bào
quan có mang bao bọc. Kích thước bé, trung bình chỉ
bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực.
Do kích thước nhỏ nên tỷ lệ diện tích bề mặt tế bào trên
thể tích tế bào sẽ lớn (S/V rất lớn) tế bào trao đổi chất
với môi trường nhanh chóng  tế bào sinh trưởng nhan
chóng hơn so với tế bào có cùng hình dạng nhưng có
kích thước lớn hơn.
II/ Cấu tạo tế bào nhân sơ:
Cấu tạo khá đơn giản gồm 3 thành phần chính: Màng
sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Một số tế bào nhân
sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy và lông roi.
1/ Thành tế bào, màng sinh chất, lông roi:
+ Thành tế bào: Phần lớn tế bào nhân sơ đều có thành tế
bào. thành phần hoá học quan trọng cấu tạo nên thành tế
bào của vi khuẩn là peptiđôglican( Cấu tạo từ các chuỗi
cacbonhyđrat liên kết lại với nhau bằng các đoạn
pôlipepti ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế
bào.
Dựa vào thành phần hoá học của thành tế bào, vi khuẩn
được chia thành 2 loại: Gram âm và Gram dương.
- Vi khuẩn Gram âm: có màu đỏ khi nhuộm Gram.
- Vi khuẩn Gram dương: có màu tím khi nhuộm Gram.

Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
- Khi tiến hành nhuộm gram đói với vi
khuẩn grram âm có biểu hiện khác gì so
với vi khuẩn gram dương.
- Việc phân biệt vi khuẩn gram dương và
vi khuẩn gram âm được ứng dụng như
thế nào?
- Vỏ nhầy có vai trò gì đối với vi khuẩn?
- Lông roi là gì? Lông roi có vai trò gì
đối với vi khuẩn?
- Tế bào chất trong tế bào sinh vật nhân
sơ được giới hạn như thế nào?
- Tế bào chất trong tế bào sinh vật nhân
sơ bao gồm những thành phần nào?
- Ngoài ra trong tế bào chất của tế bào vi
khuẩn còn có những thành phần nào?
- Vai trò của các thành phần đó là gì?
- Vì sao ở tế bào nhân sơ người ta không
gọi là nhân mà gọi là vùng nhân?
- Vì sao sinh vật này được gọi là sinh vật
nhân sơ?
- Ngoài ADN vòng trong vùng nhân,
trong tế bào vi khuẩn còn có thành phần
nào? nều tách plasmit ra khỏi tế bào vi
khuẩn thì tế bào vi khuẩn còn có khả
năng sinh trưởng bình thường được
không?
- Điều này có thể được ứng dụng như thế
nào?

 Ứng dụng để sử dụng kháng sinh đặc hiệu để tiêu
diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
+ Vỏ nhầy: một số loại vi khuẩn bên ngoài thành tế bào
còn có một lớp vỏ nhầy. Vi khuẩn gây bệnh ở người có
lớp vỏ nhầy ít bị bạch cầu tiêu diệt.
+ Lông roi: một số loại vi khuẩn còn có cấu trúc được
gọi là lông roi (tiên mao) giúp vi khuẩn di chuyển. Ơ
một số vi khuẩn gây bệnh ở người lông roi giúp chúng
bám được lên bề mặt của tế bào người.
2/ Tế bào chất:
Là phần nằm giữa vùng nhân hoặc nhân với màng sinh
chất. Tế bào chất ở tế bào nhân sơ gồm 2 thành phần
chính:
+ Bào tương: dạng chất keo lỏng chứa nhiều chất vô cơ
và hữu cơ khác nhau.
+ Ribôxôm và một số cấu trúc khác.
* Tế bào chất của vi khuẩn không có nội màng, các bào
quan có màng bao bọc và khung tế bào. trong tế bào
chất của tế bào vi khuẩn có các hạt ribôxôm là bào quan
được cấu trúc từ prôtêin và rARN (là nơi tổng hợp
prôtêin của tế bào). Chúng không có màng bao bọc. Ở
vi khuẩn trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.
3/ Vùng nhân:
Vùng nhân của các tế bào nhân sơ không được bao bọc
bởi lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
Vì thế tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ. Ngoài
phân tử ADN dạng vòng ở vùng nhân, một số tế bào vi
khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ
gọi là Plasmit. tuy nhiên, plasmit không phải là vật chất
di truyền tối cần vì không có chúng tế bào vẫn sinh

trưởng bình thường.
c. Củng cố: Trình bày đặc điểm cấu trúc của tế bào nhân sơ, vì sao tế bào nhân sơ có khả năng sinh
trưởng, phát triển, trao đổi chất nhanh hơn tế bào nhân thực?
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “TẾ BÀO NHÂN THỰC ”

Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×