Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SINH 10CB. T7 - 8.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.84 KB, 4 trang )

S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 7
TẾ BÀO NHÂN THỰC
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức:
- Học sinh trình bày được đặc điển chung của tế bào nhân thực, mô tả được chức năng của nhân tế
bào, mô tả cấu trúc, chức năng của lưới nội chất, ri bô xôm và bộ máy gôn gi.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng Phân tích hình ảnh và thông tin nhận biết kiến thức. Rèn luyện kĩ năng khái quát
hoá kiến thức
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: Chuẩn bị hình phóng to các hình trong sách giáo khoa, tranh tế bào nhân sơ, nhân tế bào,
lưới nội chất.
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi do giáo viên giao.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Trình bày cấu trúc của tế bào nhân sơ. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và đơn giản đã đem lại cho
chúng những ưu thế gì?
2/ Trọng tâm:
Cấu trúc chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân thực.
3/ Bài mới:
a. Mở bài: Quan sát tranh vã tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực em có nhận xét gì? Chúng
khác nhau ở điểm nào? Vậy tế bào nhân thực có cấu tạo như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này,
hôm nay chúng ta nghiên cứu bài”TẾ BÀO NHÂN THỰC”
b. Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
- Tế bào nhân thực có đặc điểm chung khác
với tế bào nhân sơ ở điểm nào?
- Tế bào nhân thực có ở những loài sinh vật


nào?
- Cấu trúc các bào quan trong tế bào nhân
thực phù hợp với chức năng như thế nào?
- So sánh nhân tế bào nhân sơ và tế bào
nhân thực?
- Trong nhân tế bào có những thành phần
nào?
- Trong cơ thể động vật, loại tế bào nào
không có nhân?
- HS thảo luận nhóm cho kết quả đại diện
nhóm báo cáo
- Vì sao trong tế bào nhân thực không gọi là
vùng nhân mà gọi là nhân?
- HS: thảo luậnnhóm cho câu trả lời.
- Trong nhân chứa thành phần gì đảm bảo
* Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế
bào nhân thực.
Khác với tế bào nhân sơ là tế bào nhân thực có
kích thước lớn hơn và phức tạp hơn nhiều, vật chất
di truyền được bao bọc bởi một lớp màng tạo nên
cấu trúc gọi là nhân, bên trong tế bào chất còn có hệ
thống màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt,
ngoài ra trong tế bào chất của tế bào nhân thực còn
có các bào quan có mang boa bọc.
A/ Cấu trúc tế bào nhân thực:
I/ Nhân tế bào:
Nhân tế bào lớn có hình cầu với đường kính khoảng
5
µ
m, được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong dịch

nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với
prôtêin) và nhân con.
II/ Lưới nội chất :
Là hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống
các ống và xoan dẹp thông với nhau. Gồm 2 loại:
+ Lưới nội chất trơn: là lưới nội chất không có đính
các hạt ribôxôm. Lưới nội chất trơn đính các loại
enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
chứa thông tin di truyền?
- Lưới nội chất có mấy loại đó là những loại
nào?
- Lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt
khác nhau ở điển nào?
- Chức năng của lưới nội chất trơn và lưới
nội chất hạt là gì?
- Giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt
có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Ri bôxôm có cấu tạo như thế nào? Thành
phần chủ yếu cấu tạo nên Rbôxôm là gì?
- Số lượng ribôxôm trong tế bào như thế
nào?
- Ribôxôm có vai trò gì?
- Bộ máy gôn gi có cấu trúc và chức năng
như thế nào?
- Prôtêin tổng hợp trên lưới nội chất được
chuyển đến ribôxôm như thế nào?
- Vì sao ribôxôm được xem như là một nhà
đóng gói và phân phối?

- HS: đọc sách và trả lời
- GV:Ty thể có hình dạng như thế nào?
- Trong những tế bào khác nhau, số lượng,
hình dạng của ty thể có giống nhau không?
- Trong ty thể có chứa những thành phần
nào?
- Vậy ty thể có khả năng tự tổng hợp prôtêin
cho mình không?
- Màng ty thể có cấu tạo như thế nào? cấu
tạo của ty thể phù hợp với chức năng như
thế nào?
- Vì sao ty thể lại có vai trò đảm bảo sự hô
hấp nội bào?
- HS: quan sát hình 9.1, đọc sách trả lời câu
hởi do giáo viên đặt ra.
- Vậy ty thể có vai trò (chức năng)gì?
hoá đường và phân giải chất độc hại đối với ơc thể
thể.
+ Lưới nội chất hạt: là lưới nội chất có đính các hạt
ribôxôm. Lưới nội chất hạt có một đầu gắn với màng
nhân và đầu kia gắn với lưới nội chất trơn. Lưới nội
chất hạt làm nhiệm vụ tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài,
cũng như prôtêin cấu trúc nên màng tế bào.
III/ Ribôxôm:
Ribôxôm là 1 bào quan không có màng bao bọc. Cấu
trúc gồm một số loại rARN và prôtêin khác nhau,
xuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào. Số lượng có thể
lên đến vài triệu.
IV/ Bộ máy gôn gi:
Gồm những túi dẹt hình đĩa xếp chồng lên nhau,

đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
Prôtêin được tổng hợp từ ribôxôm trên lưới nội chất
được gữi tới bộ máy gôn gi bằng các túi tiết.tại đây
chúng được gắn thêm các chất khác tạo nên các sản
phẩm hoàn chỉnh rồi bao gói vào trong các túi tiết để
thải ra ngoài hoặc chuyển đến các nơi khác trong tế
bào.
V/ Ty thể:
1. Cấu trúc:
Ti thể có cấu trúc màng kép, ngoài nhẵn, màng trong
ăn sâu vào trong khoang ti thể và gấp khúc tạo nên
các mào, trên mào có nhiều enzim hô hấp.
Số lượng, hình dạng,kích thước của ti thể trong
những loại tế bào khác nhau là không giống nhau
2. Chức năng:
Là nơi ô xy hoá các hợp chất hữu cơ giải phóng năng
lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào
dưới dạng ATP, trong ti thể còn chứa một số sản
phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình
chuyển hoá các chất.
c. Củng cố: Nhân tế bào có cấu tạo và chức năng như thế nào? Trình bày cấu trúc và chức năng của
ribôxôm, lưới nội chất, gôn gi?
Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa.
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài ôn tập để kiểm tra giữa học kì I.

Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 8

TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức:
- Học sinh trình bày được đặc điển chung của tế bào nhân thực, mô tả được chức năng của nhân tế
bào, mô tả cấu trúc, chức năng của ty thể lục lạp.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng Phân tích hình ảnh và thông tin nhận biết kiến thức. Rèn luyện kĩ năng khái quát
hoá kiến thức
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: Chuẩn bị hình phóng to các hình trong sách giáo khoa, tranh tế bào nhân sơ, ty thể, lục
lạp.
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi do giáo viên giao.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Nhân tế bào có cấu trúc như thế nào? đặc điểm đó khác với cấu trúc của vùng nhân như thế nào?
2/ Trọng tâm:
Cấu trúc chức năng củaty thể và lục lạp.
3/ Bài mới:
a. Mở bài:Ty thể, lục lạp có cấu trúc và chức năng gì? Để hiểu hơn về vấn đề này, hôm nay
chúng ta nghiên cứu bài”TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)”
b. Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
- Thực chất hô hấp nội bào là
gì? Vậy thực chất vai trò của ty
thể là gì?
- Vì sao người ta gọi ATP là
đồng tiền năng lượng?
- Lục lạp là cấu trúc nằm ở đâu?
- HS: quan sát hình 9.2 hãy cho
biết:

- Màng lục lạp có cấu tạo như
thế nào?
- Strôma khác gì so với grana?
- Số lượng lục lạp trong mỗi
loại tế bào khác nhau có giống
nhau không?
- Không bào có ở loại tế bào
nào?
- Không bào có chức năng gì?
- Không bào trong tế bào lông
hút của rễ ở thức vật có vai trò
gì?
- Vì sao nói không bào trong tế
bào cánh hoa là túi đựng mỹ
phẩm?
- Những trình bày gì, bào quan
già, tế bào bị tổn thươngkhông
VI/ Lục lạp:
1. Cấu trúc .
La bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp có 2 lớp màng bao
bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống những túi dẹt
xếp chồng lên nhau (tilacôit) tạo thành grana. Các grana trong lục
lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trên màng của
tilacôic chứa nhiều chất diệp lục và các enzim quang hợp. trong
chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm nên nó có khả
năng tự tổng hợp prôtêin riêng cho mình.
2. Chức năng :
Lục lạp là nơi thực hiện chức năng quang hợp.
VII/ Một số bào quan khác:
1/ Không bào: Là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chức năng

của không bào khác nhau tuỳ từng loại tế bào và tuỳ từng loại sinh
vật. tế bào thực vật thường có một không bào lớn hoặc nhiều
không bào với nhiều chức năng khác nhau. Một số không bào
chứa chất độc hại. Không bào của tế bào lông hút ở rể chứa muối
khoáng và nhiều chất khác nhau đồng thời hoạt động như một
chiếc máy bơm chuyên hút nước và các chất vào rễ. Không bào
của tế bào cánh hoa được xem như túi đựng mỹ phẩm của tế bào
vì chứa nhiều sắc tố.
Một số tế bào động vật cũng có thể có một số không bào nhỏ. Tế
bào động vật có thể có không bào co bóp và không bào tiêu hoá
2/ Lizôxôm: Cũng là bào quan với một lớp màng bao bọc chức
năng phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương không còn
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
có khả năng phục hồi sẽ được
phân huỷ nhờ vào bào quan
nào?
- Ơ tế bào động vật có không
bào không?
- Lizôxôm có cấu trúc và chức
năng gì?
- Vì sao người ta nói lizôxôm
như là một nhà máy tái chế?
- Khung xương của tế bào là gì?
- Ở tế bào nhân sơ khác gì với tế
bào nhân thực?
- Khung xương có vai trò gì đối
với tế bào?
- Các bào quan của tế bào được
cố định trong cấu trúc tế bào

nhờ vào hệ thống nào?
- Màng sinh chất có cấu tạo từ
những thành phần chính nào?
- Colesteron có ở tế bào nào?
colesteron có chức năng gì?
- Các chất có thể trao đổi qua
màng tế bào nhờ vào đâu?
- Vì sao các tế bào có thể thu
nhận các chất một cách có chọn
loc?
- Màng sinh chất có chức năng
gì?
khả năng phục hồi cũng như các bào quan đã già. Vì vậy , người
ta còn ví lizôxôm như một nhà máy tái chế “rác thải” của tế bào.
VIII/ Khung xương tế bào:
Tế bào chất của tế bào nhân thực gồm bào tương và các bào quan.
Tuy nhiên, khác với tế bào nhân sơ là bào tương ở tế bào nhân
thực được gia cố bởi các vi ống, vi sợi, sợi trung gian. Hệ thống
này được gọi là khung xương tế bào. khung xương tế bào có chức
năng là một giá đỡ cơ học cho tế bào và tạo cho tế bào động vật
có hình dạng nhất định. Ngoài ra khung xương còn là nơi neo đậu
của các bào quan và ở một số loại tế bào khung xương còn giúp tế
bào di chuyển.
IX/ Màng sinh chất: (màng tế bào.)
a/ Cấu trúc:
Cấu trúc gồm 2 thành phần chính là phôtpholipit và prôtêin. ngoài
ra, ở tế bào động vật và người màng sinh chất còn có côlesteron
làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin xuyên màng
có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào
cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bân ngoài. Có thể

nói màng sinh chất như là một bộ mặt của tế bào. và các thành
phần của màng sinh chất làm nhiệm vụ như các giác quan, cửa
ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
b/ Chức năng:
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
- Thu nhận thông tin cho tế bào. tế bào là một hệ mở thu nhận
thông tin lí hoá từ bên ngoài và đưa ra những đáp ứng thích hợp
trước những sự thay đổi của môi trường.
- Có khả năng nhận biết nhau và nhận biết các loại tế bào lạ nhờ
vào glicôprotêin đặc trưng cho từng loại tế bào.
X/ Cấu trúc bên ngoài của màng sinh chất:
a/ Thành tế bào: bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và
nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật thành tế bào
cấu tạo chủ yếu bằng xellulôzơ, còn ở nấm là kitin. Thành tế bào
quy định hình dạng của tế bào và bảo vệ tế bào.
b/ Chất nền ngoại bào: bên ngoài tế bào người và động vật còn có
một cấu trúc gọi là chất nền ngoại bào. chất nền ngoại bào cấu tạo
chủ yếu bằng các glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohyđrat)
kết hợp với các chất vô cơ và hữu ơc thể khác nhau. Chất nền
ngoại bào giúp các tế bào liên kết lại với nhau tạo thành các mô
nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
c. Củng cố:Ty thể có cấu trúc và chức năng như thế nào? Vì sao nói ty thể là nhà máy năng lượng của
tế bào ? Lục lạp có cấu tạo và chức năng như thế nào? Ở tế bào động vật có lục lạp không? So sánh
cấu trúc và chức năng của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa.
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG
SINH CHẤT”

Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×