Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đảng bộ huyện ứng hòa (hà nội) lãnh đạo phát triển giáo dục từ năm 2008 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.98 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

PHAN THỊ HUYỀN TRANG

ĐẢNG B ộ HUYỆN ỨNG HÒA (HÀ NỘI)
LÃNH ĐAO PHÁT TRIỂN GIÁO DUC




TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015

KHÓA LUÂN
TỐT NGHIẼP
ĐAI
HOC




Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngưòi hướng dẫn khoa học

Th.s. TRẦN THỊ CHIÊN

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành khóa luận, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các thầy, cô giáo khoa
Giáo dục Chính trị đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác
giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn chân thành, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô
giáo Th.s Trần Thị Chiên đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Do điều kiện thòi gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế nên đề
tài của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để đề tài khóa luận được hoàn
thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả

PHAN THỊ HUYỀN TRANG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Đảng bộ Huyện ứng Hòa (Hà Nội) lãnh đạo
phát triển giáo dục từ năm 2008 đến năm 2015” là một công trình nghiên
cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.s Tràn Thị Chiên.
Những số liệu và kết quả trong đề tài là hoàn toàn ưung thực, chính xác,
đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng. Đe
tài chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả


Phan Thị Huyền Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

GD

Giáo dục

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên


HĐND, ƯBND

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

THCS

Trưng học cơ sở


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN VỀ GIÁO
DỤC Ở ÚNG HÒA TRƯỚC NĂM 2008........................................................7
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC.......................................................7
1.2. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở HUYỆN ÚNG HÒA........ 15
Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG B ộ HUYỆN ÚNG HÒA LÃNH ĐẠO....22
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015..................... 22
2.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ ĐẢNG B ộ THÀNH PHỐ HÀ NỘI 22
2.2. ĐẢNG B ộ HUYỆN ÚNG HÒA TRIỂN KHAI IH ự C HIỆN CHỦ
TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ ĐẢNG B ộ THÀNH PHỐ HÀ NỘI................ 31
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM.............................. 52
3.1. MỘT SỐ NHẬN X É T ..............................................................................52
3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM........................................................................63
KẾT LUẬN......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................71


MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra mạnh
mẽ.Khoa học - công nghệ đã đổi mới hết sức nhanh chóng, trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp.Trình độ dân trí cùng vói khoa học công nghệ trở
thành nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mọi quốc gia. Thực tiễn thế
kỷ XX chứng minh rằng, không có một quốc gia nào muốn phát ữiển mạnh và
vươn lên hàng ngũ những nước tiên tiến mà lại ít đầu tư phát triển sự nghiệp
giáo dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Xây dựng chiến lược
giáo dục là mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, trong thời kỳ đổi
mới toàn diện đất nước vì mục tiêu“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”; giáo dục được xác định là khâu đột phá, là chìa khóa để mở
cửa tiến vào tương lai. Với vai trò ấy, giáo dục là yếu tố hàng đầu, quan trọng
nhất, là hạt nhân, động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ địa giới Hà Tây ừong đó có cả huyện ứng
Hòa sáp nhập vào thành phố Hà Nội, chính từ thời gian đó thì giáo dục huyện
ứng Hòa đã thuộc quyền quản lý của Thành phố Hà Nội. Với tinh thần đổi
mới toàn diện trong giáo dục thì Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều
chủ trương, giải pháp nhằm phát triển giáo dục toàn thành phố nói chung và
huyện ứng Hòa nói riêng.
Đổi mới toàn diện là một tất yếu của cách mạng Việt Nam. Cũng như
các nơi khác trên cả nước, huyện ứng Hòa đã giành nhiều thắng lợi to lớn
trong đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, trong đó có sự đóng

1


góp của lĩnh vực giáo dục. Sớm nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục, sự
lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự nghiệp giáo dục đã có những bước phát triển
vững chắc vì mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân

tài”.
Cùng với sự phát triển về quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp,
phương thức đào tạo, cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng giáo dục của
huyện từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, đời sống của nhân dân còn thấp,
đăc biệt quan điểm giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu chưa được ở một
số cấp, ngành, địa phương chưa nhận thức sâu sắc nên sự nghiệp giáo dục của
huyện ứng Hòa không ữánh khỏi những mặt hạn chế, bất cập cần phải khẩn
trương, tích cực tháo gỡ, khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời
kỳ CNH, HĐH đất nước.
Việc nhận thức đúng và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương giáo dục
của Đảng phù họp với điều kiện cụ thể của địa phương đã và đang là vấn đề
đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân huyện ứng Hòa vấn đề phát triển giáo dục
càng được chú trọng hơn nữa. Đe góp phàn vào nghiên cứu, làm sáng tỏ
những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ huyện ứng Hòa (Hà
Nội) lãnh đạo phát triển giáo dục từ năm 2008 đến năm 2015” để làm khóa
luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Bàn về vấn đề giáo dục nói chung và giáo dục ở huyện ứ ng Hòa nói
riêngđã có nhiều tác giả lãnh đạo Đảng, Nhà nước, giới nghiên cứu các
chuyên gia về giáo dục - đào tạo với nhiều công trình, bài viết đi sâu phân
tích cở sở lý luận và thực tiễngiáo dục Việt Nam, đúc rút những bài học
kinh nghiệm để tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế trong giáo dục ở
Việt Nam nói chung và phát huy những thành tựu đã đạt được và vận dụng
vào từng địa phương cụ thể trong đó có ứ ng Hòa nói riêng.

2


+ Tác phẩm của Hồ Chỉ Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà


nước
- Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
- Phạm Văn Đồng (1999), về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Khả Phiêu (1998), Chuẩn bị nguồn lực con người, Bài phát biểu
với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Các chương trình khoa học —công nghệ cấp Nhà nước:
- Tổ chức Văn hóa - Khoa học - Giáo dục của Liên hợp quốc
UNESCO với dự án: “Nghiên cứu tổng thể về giáo dục - đào tạo, phân
tích nguồn nhân lực vie 89/022”. Dự án báo cáo đánh giá tình hình giáo
dục và đào tạo của Việt Nam.
- Ngân hàng Thế giới (WB) cùng với Bộ giáo dục và Đào tạo nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tổ chức hội thảo chủ đề “Lựa chọn
chỉnh sách cải cách giáo dục đại học” tại Hà Nội tháng 8/1993.
- Đề tài KX.04.06, Tri thức và thời đại do Giáo sư Phạm Tất Dong Phó trưởng Ban Khoa giáo Trung ương - chủ nhiệm.
- Chương trình KX.07, Con người Việt Nam —mục tiêu và động lực
của sự phát triển kinh tể - xã hội, do GS. TS Phạm Minh Hạc làm chủ
nhiệm.
- Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời
kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Bộ giáo dục và Đào tạo có các công trình định hướng, “Phẩn đẩu
tạo bước chuyển biển cơ bản về giáo dục và đào tạo ”, “Một số định hướng
chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam từ nay đến thể kỷ XXL”,
Hội nghị chuyên đề, “Giảo dục đại học Việt Nam trước thử thách thế kỷ
x x r tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh (1/1994).
3


+ Một số luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Nam đề cập đến vẩn đề giáo dục:
- Đoàn Thị Lịch, “Chỉnh sách của Đảng Cộng sản đổi với tri thức
trong công cuộc đổi mới đẩt nước từ 1986 đến nay”.
- Bùi Minh Hằng, “Một số quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục
trong công cuộc đổi mới 1986 —1996 (qua thực tiễn ở Tỉnh Đắc Lắc).
- Hà Văn Định, “Đảng bộ thị xã Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo
sự nghiệp giáo dục —đào tạo từ 1986 —2000”.
Ngoài ra còn có các Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng bộ huyện
ứ ng Hòa lần thứ XIV, XV, XVI của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
huyện có phần tóm tắt đánh giá và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ
yếu của công tác giáo dục; các báo cáo của Ban Tuyên giáo huyện ứ ng
Hòa về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa VII), Nghị quyết Trung
ương 2 (Khóa VIII) và các báo cáo tổng kết trong các năm học.
Các công trình nghiên cứu kể trên đã trở thành tài liệu tham khảo
quan trọng của tác giả trong quá trình nghiên cứu về quá trình Đảng bộ
huyện ứ ng Hòa lãnh đạo phát triển giáo dục từ năm 2008 đến năm
2015.Tuy nhiên, các công trình kể trên chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện và hệ thống về giáo dục của huyện ứ ng Hòa trong
giai đoạn này dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện. Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài Đảng bộ huyện ửng Hòa (Hà Nội) lãnh đạo phát triển giáo dục từ
năm 2008 đến năm 2015có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Muc
đích và nhiêm
vu



3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu quá trình Đảng bộ huyện ứ ng Hòa lãnh đạo
phát triển giáo dục từ năm 2008 đến năm 2015khóa luận bước đầu rút ra


4


một số nhận xét và kinh nghiệm nhằm góp phàn xây dựng và phát triển sự
nghiệp “trồng người” của địa phương trong những năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khóa luận nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển giáo dục
của huyện ứ ng Hòa.
- Qúa trình Đảng bộ huyện ứ ng Hòa lãnh đạo phát triển giáo dục từ
năm 2008 đến năm 2015.
- Nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện ứ n g Hòa đối với sự nghiệp giáo dục từ năm 2008 đến năm 2015.
4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận đi sâu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện ứ ng
Hòa đối với công tác giáo dục của huyện từ năm 2008 đến năm 2015.
4.2. Phạm vỉ nghiên cứu
-

v ề nội dung: Khóa luận tập trung nghiên cứu về quá trinh lãnh đạo

phát triển giáo dục của Đảng bộ huyện ứng Hòa .
- v ề thời gian: Khóa luận tập trung đi sâu nghiên cứu ừong giai đoạn
từ năm 2008 đến năm 2015.
- v ề không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong phạm vi huyện
ứng Hòa.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khóa luận nghiên cứudựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng về vấn đề

giáo dục và nâng cao dân trí.

5


5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:
phương pháp lịch sử - lô gíc, đồng thời có kết họp các phương pháp so
sánh, đối chiếu, thống kê, tổng họp...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Với việc hệ thống được chủ trương cũng như quá trình triển khai
thực hiện chủ trương phát ừiển giáo dục của huyện ứ ng Hòa từ năm 2008
đến năm 2015 và đúc rút một số nhận xét, kinh nghiệm chủ yếu, khóa luận
có thể là cơ sở để Đảng bộ huyện cũng như ngành giáo dục huyện hoạch
định chủ trương cũng như đề ra giải pháp phát triển giáo dục trong những
năm tiếp theo.
- Những kết quả của khóa luận có thể là tài liệu tham khảo cho những
công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
7. Kết cấu của khóa luân
Ngoài phần mở đàu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo khóa luận
bao gồm 3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục ở ứ n g Hòa
trước năm 2008.
Chương 2: Qúa trình Đảng bộ huyện ứ n g Hòa lãnh đạo phát triển
giáo dục từ năm 2008 đến năm 2015.
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm.

6



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ TH ựC TIỄN VÈ GIÁO
DỤC Ở ỨNG HÒA TRƯỚC NĂM 2008
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁO DỤC

1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục
Trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, tàng lớp trí thức có vai trò
rất quan trọng. Những đóng góp trong lĩnh vực sáng tạo ra những giá ttị vật
chất và tinh thần, người trí thức của mọi thời đại đã góp phần làm biến đổi thế
giới và xây dựng, phát triển nền văn minh nhân loại. Trí thức có vị trí như vậy
cho nên ở mọi thời đại, mọi quốc gia, mọi thể chế chính trị, nhà nước và giai
cấp thống trị nào cũng đều rất quan tâm đến công tác giáo dục để từ đó có
được đội ngũ trí thức.
Do xuất phát từ mục đích khác nhau, mỗi giai cấp thống trị lại có những
quan điểm khác nhau về nội dung và phương thức GD phù hợp, nhằm phát
huy vai trò ấy một cách có hiệu quả nhất.
Từ khi xã hội có giai cấp đối kháng, giai cấp bóc lột thường tập trung
đào tạo những tầng lớp trên nhằm bổ sung và không ngừng củng cố bộ máy
thống trị của mình. Trong xã hội do giai cấp công nhân lãnh đạo, vì lợi ích cơ
bản của giai cấp công nhân thống nhất vói lọi ích của các tầng lớp nhân dân
lao động, nền dân chủ xã hội thực sự mở rộng. Do vậy, sự nghiệp giáo dục trở
thành công việc của quảng đại quần chúng nhân dân, mọi ngươi đều có quyền
được học tập để không ngừng nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt, để làm chủ
bản thân, làm chủ đất nước. Và chính từ trong cái nôi của quần chúng, một
đội ngũ tri thức mới được hình thành cả về số lượng và chất lượng.
Ngay từ khi CNXH mới còn là học thuyết, C.Mác và Ăngghen đã đánh
giá cao vai trò của sự nghiệp GD và coi đó như là một nhiệm vụ bắt buộc đối

7



với hết thảy mọi người. Học thuyết giáo dục của Mác và Ăng ghen là một bộ
phận của Chủ nghĩa Cộng sản khoa học và nó được hoàn thiện dàn bằng tư
tưởng giáo dục vĩ đại của V.I.Lênin và sự cống hiến xuất sắc của các nhà giáo
dục Xô viết.
Học thuyết giáo dục Mác xít có liên quan đến tất cả các vấn đề: chính trị,
xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với quan điểm của Mác, giáo dục
là một hình thái ý thức xã hội đặc trưng của xã hội loài người, nó có những
quy luật phát triển riêng nhưng nó bị chế ước bởi những quy luật xã hội và cả
những quy luật tự nhiên.
Theo Mác, giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của
thượng tầng kiến trúc. Cũng như tôn giáo, đạo đức, pháp quyền, trong xã hội
giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp, giáo dục luôn luôn là công
cụ của giai cấp thống trị , xã hội “giai cấp nào thống trị tư liệu sản xuất vật
chất thì cũng chiếm đoạt phương tiện sản xuất tinh thần” [22, tr.125], chỉ có
thể xây dựng một nền giáo dục của giai cấp vô sản khi giai cấp đó nắm được
quyền thống trị xã hội. v ề mặt giáo dục, Mác đã phát hiện ra bản chất xã hội
của con người: đó chính là quy luật của sự phát triển và giáo dục nhân cách
con người trong xã hội loài người, đó là sự khác biệt giữa con ngưòi và con
vật. C.Mac tiếp thu tất cả những quan điểm duy vật của nhân loại về con
người và bản chất con người. Mác cũng thừa nhận rằng con người là một thực
thể tự nhiên, là một thực thể sinh vật do quá trình biến đổi của tự nhiên của
hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Song, Ông lại khẳng định hoàn cảnh
tạo ra con ngưòi trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh, nghĩa là cái
hoàn cảnh tạo ra con người ấy cũng chính là do con người đã tạo ra.
Đối vói giáo dục, giai cấp vô sản ý thức sâu sắc rằng muốn đào tạo con
người phát triển toàn diện, muốn xây dựng một nền giáo dục mới thì phải tiến
hành cuộc cách mạng chính trị thiết lập xã hội mới, xã hội đó mới xây dựng

8



nhân cách của con người xã hội tưcmg lai được. Luận đề của Mác về bản chất
xã hội con người là cơ sở lý luận để các nhà giáo dục hiểu rõ bản chất, động
lực, các quy luật của quá trình giáo dục, dạy học xã hội chủ nghĩa. Mác đã
vạch ra những nguyên tắc cơ bản để giáo dục những con ngưòi phát triển toàn
diện trong xã hội tương lai, đó là: sự kết họp một cách hợp lý giữa giáo dục
đạo đức, thể dục và trí dục, lao động sản xuất và thực hiện giáo dục bách khoa
(giáo dục kỹ thuật tổng họp) trong việc tổ chức cho trẻ em tham gia vào các
hoạt động thực tiễn, các hoạt động xã hội.
Vận dụng và phát triển những quan điểm của C.Mác và Ăngghen về GD
ừong điều kiện nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười phải xây dựng một nhà
nước Xô - viết từ tình trạng nghèo nàn về kinh tế, lạc hậu về văn hóa, giai cấp
công nhân Nga chưa chuẩn bị những chuyên gia có tài năng về mọi mặt để
xây dựng CNXH, V.I.Lênin và Đảng Bôn - sê - vích Nga càng thấy rõ cái
thiếu lớn nhất của nước Nga lúc này là thiếu trình độ văn hóa, thiếu nhân tài.
Người nói: phải chỉ cho ngưòi nông dân, cho quần chúng lạc hậu thấy rằng
việc nâng cao trình độ văn hóa và giáo dục kỹ thuật là hoàn toàn càn thiết cho
toàn bộ kiến thiết Xô - Viết thành công. Phải coi nhiệm vụ nâng cao văn hóa
giáo dục là trung tâm của toàn bộ công tác tuyên truyền, công tác giảng dạy
và huấn luyện của Đảng. Nhận thức sâu sắc về tính cấp bách của việc học tập,
V.I.Lênin chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm nâng cao
hiểu biết, tri thức và tính chủ động sáng tạo của quần chúng. Đồng thời,
Người cũng đặc biệt nhấn mạnh đến bồi dưỡng kiến thức văn hóa, khoa học,
kỹ thuật và những kiến thức về quản lý cho công nhân, nông dân, tạo điều
kiện để đào tạo một đội ngũ trí thức công - nông, lấy thế hệ trẻ, con em của
công - nông là đối tượng của giáo dục. Lênin là người quan tâm thường
xuyên tới nhà trường Xô viết vì đó là một bộ phận chủ yếu góp phần giáo dục
con người xã hội chủ nghĩa. Lênin đã viết hàng loạt bài nhằm xác định mục
đích, nhiệm vụ của nhà trường Xô viết tại đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ I

9


vào tháng 8 năm 1918, Lênin đã nêu lên những vấn đề có tính nguyên tắc.
Nguời nói: “chúng ta nói rằng sự nghiệp của chúng ta trong lĩnh vực giáo dục
quốc dân chính là cuộc đấu ữanh để lật đổ giai cấp tư sản. Chúng ta tuyên bố
công khai rằng nhà trường đứng ngoài cuộc sống, đứng ngoài chính trị là giả
dối” [20, tr.183]. Lê nin đã phân tích sâu sắc chức năng xã hội của nhà trường
Xô viết và nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo những người lao động phát triển
toàn diện. Quan điểm của Lênin và sự phát triển tư tưởng của Mác về con
người phát triển toàn diện, nếu như Mác đã đề cập sâu sắc tới tính tất yếu của
con người ừong tương lai thì Lênin đã chỉ rõ quá trình đào tạo con ngưòi lý
tưởng chúng ta sẽ đào tạo, nhà trường Xô viết cần giáo dục đào tạo những thế
hệ trẻ có bản lĩnh chính trị, có tình cảm đồng chí, có lòng yêu nước, có tri
thức cần thiết. Theo quan điểm của Người, con ngưòi toàn diện ấy không phải
từ trên trời rơi xuống mà đó là sản phẩm của một quá trình tác động xã hội,
giáo dục của nhà trường, gia đình và tự rèn luyện của thế hệ trẻ.“Học, học
nữa, học mãi” đó là lời huấn thị mà Lênin dành cho chúng ta.
Thấm nhuần những quan điểm của V.I.Lênin và vận dụng những thành
tựu, kinh nghiệm đã đạt được trên đất nước Xô viết về giáo dục, nhiều Đảng
Cộng sản, nhiều nước XHCN anh em trong đó có Việt Nam luôn quan tâm và
hết sức chú trọng đến việc phổ cập kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa của
nhân dân, đưa sự nghiệp giáo dục phát triển lên một bước mói về chất, đáp
ứng yêu cầu trong quá trình xây dựng CNXH.
Những thành tựu mà mỗi nước đạt được trong sự nghiệp GD, chẳng
những minh chứng cho sự đúng đắn của Chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn thực
sự là những kinh nghiệm quý báu cho Đảng ta lãnh đạo phát triển giáo dục
trong những thòi kỳ cách mạng trước đây, cũng như trong sự nghiệp đổi mới
toàn diện đất nước hiện nay.


10


1.1.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham
muốn, một ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có com ăn áo mặc, ai cũng
được học hành” [16, tr.43]. Ham muốn đó, ước mong đó thể hiện bằng việc
Hồ Chí Minh luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển GD của con
ngưòi.
Trên cơ sở những tiền đề tư tưởng quan trọng của Chủ nghĩa Mác-Lênin
cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong phú, Hồ
Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc về vai trò mục đích, nội dung
và phương pháp của GD. Theo Ngưòi, GD có vai trò hết sức to lớn trong việc
cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người cho rằng, mỗi con
người đều có cái thiện và cái ác trong lòng, ta phải làm thế nào cho cái tốt
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân. Thông qua giáo dục thì cái
thiện trong mỗi con ngưòi sẽ ngày càng nhiều thêm và cái ác sẽ mất dần đi.
Tuy vậy, Hồ Chí Minh không coi giáo dục là yếu tố vạn năng, là tất cả mà chỉ
coi giáo dục là phần chủ đạo, phần nhiều, Người viết:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”. [15, tr.46]
Trong lòi kêu gọi chống nạn thất học chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã
viết:
Quốc dân Việt Nam!
Muốn giữ vững nền độc lập
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu
11



Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lọi của mình, bổn
phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây
dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ [15, tr.36].
Suốt cuộc đòi hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn
xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ - đó là xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa và muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết
cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, phải xây dựng được nền
giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa “chuyên”; vừa
có phẩm chất vừa có năng lực trong thời đại mói.
Theo Hồ Chí Minh, dốt nát là nguyên nhân cơ bản của yếu hèn và sai
lầm. Dốt thì dại, dại thì hèn.Hồ Chí Minh coi dốt nát là một trong ba loại giặc
cần phải tiêu diệt (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm). Chính vì vậy, sau khi
đất nước vừa giành được độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính
phủ lâm thời (3/9/1945), Hồ Chí Minh đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của
chính quyền mới trong đó có 2 nhiệm vụ liên quan đến giáo dục, đó là “cần
mở ngay một chiến dịch chống nạn mù chữ” và “CẦN, KIỆM, LIÊM,
CHÍNH”. Người chỉ rõ: một trong những công việc càn thực hiện cấp tốc lúc
này là nâng cao dân trí, bỏi không một quốc gia nào có thể tiến hành xây
dựng một chế độ xã hội mới và bảo vệ Tổ Quốc thành công trong điều kiện
dân trí, đạo đức, văn hóa tinh thần xã hội thấp kém.
Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở toàn Đảng,
toàn dân: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng
và cần thiết” [15, tr.510]. Người chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục
với cách mạng; giữa giáo dục vói sự nghiệp giải phóng dân tộc và kiến thiết
đất nước, Bác khẳng định:
Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân giàu, nước mạnh, mọi người
Việt Nam phải hiểu biết quyền lọi, bổn phận của mình, phải có kiến thức mói
12



để có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết
đọc, biết viết chữ Quốc ngữ [16,tr.36].
Như vậy, muốn biết chữ thì phải học. Muốn cho dân mạnh, nước giàu thì
dân trí phải cao, muốn vậy, phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở trường
vừa học vừa làm, để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ được
đi học. Khi trình độ dân trí cao thì sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây
dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường thoát khỏi cảnh yếu hèn,
đó là con đường phát triển giáo dục. Bác nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu” Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để dân tộc ta trở thành một dân
tộc “thông thái”. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giáo dục lại
càng có vị trí quan trọng vì nó vừa là nền tảng, vừa là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội.Người đã khẳng định giáo dục làm một mặt trận đặc biệt
quan trọng trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta mà mỗi cô
giáo, thầy giáo là một chiến sĩ trên mặt trận đó. Người chỉ rõ: Học để làm
việc, làm người, làm cán bộ, ừong đó học để làm người là khó nhất, phải kết
họp chặt chẽ “học đi đôi với hành”.
Bác luôn đánh giá rất cao vai trò của các thầy giáo, cô giáo đối vói xã
hội. Bác nói: “còn gì vẻ vang hơn nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực
góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo
tốt-thầy giáo xứng đáng là thầy giáo,là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi
không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người
thầy giáo tốt là những ngưòi anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang.
Nếu không có thày giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng
chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy, nghề giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang, ai
có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sửa chữa” [17,tr.329331].Người phân biệt rõ vị trí khác nhau của ngưòi thầy trong xã hội cũ và xã
hội mới. Xưa nghề thày giáo là nghề gõ đầu trẻ kiếm bát cơm ăn, thì nay là sự
nghiệp quan trọng “trăm năm trồng người”. Muốn được như vậy, các cô giáo,
13



thầy giáo trước hết phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện
chuyên môn, phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ
lời nói đến việc làm, phải thương yêu, chăm sóc học sinh như con em ruột thịt
của mình, phải yêu nghề, yêu trường, không ngừng học hỏi để tiến bộ mãi. Tư
tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh thể hiện qua câu nói bất hủ của người: “vì
lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
[18,tr.222]. Người căn dặn: “giáo dục là sự nghiệp của quàn chúng” [18,
tr.403], trong đó các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các giới, các đoàn
thể quàn chúng và toàn xã hội phải thực sự quan tâm đến công tác giáo dục,
giúp đỡ nhà trường về mọi mặt, cần phát huy cao độ dân chủ trong nhà trường
để tạo nên sự đoàn kết, nhất trí giữa thầy với thầy, thầy vói trò, trò với trò, tạo
ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường-gia đình-xã hội, cùng cộng đồng
trách nhiệm để phát triển giáo dục. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh đã
đặt nền móng xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.
Tư tưởng xuyên suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục
luôn tỏa sáng tính cánh mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Giáo dục
phải theo hướng cân đối giữa “dạy người”, dạy chữ, dạy nghề, trong đó “dạy
người” là mục tiêu cao nhất. Những lòi Bác dậy năm xưa về công tác giáo dục
đến nay vẫn còn nguyên giá trị.Và hôm nay, những ngưòi làm công tác giáo
dục vẫn luôn thấy Bác bên cạnh chỉ lối, dẫn đường, động viên để làm tốt hơn
nữa sự nghiệp “trồng người”.

14


1.2.THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở HUYỆN ỨNG HÒA

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kỉnh tế, xã hội

*

Đăc
điểm tư

• nhiên

ứng Hòa thuộc tỉnh Hà Tây cũ Việt Nam, thuộc vùng văn minh lúa
nước sông Hồng, tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam) sông Hồng và bờ trái (bờ
Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông nằm
cách thủ đô Hà Nội cũ 10km về phía Tây Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài
35km. Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phía đông giáp thủ đô Hà
Nội cũ, phía Đông - Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam,
phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ địa giới tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội,
như vậy tỉnh này không còn tồn tại nữa.
ứng Hòa có diện tích tự nhiên là 183,72km2.
Phía Đông giáp huyện Phú Xuyên
Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức
Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam
Phía Bắc giáp huyện Thanh Oai.
Địa giới hành chính huyện ứng Hòa gồm 29 đơn vị hành chính: 1 thị
trấn (thị trấn Vân Đình) và 28 xã.
ứng Hòa là một huyện đồng bằng có điều kiện đất đai đa dạng, phù
họp với khả năng phát triển một nền nông nghiệp sinh thái toàn diện, mang
đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Nhân dân có truyền
thống lao động cần cù, sáng tạo, đoàn kết, yêu quê hương xóm làng.
*Đãc điểmkinh tế
Huyện ứng Hòa có đường quốc lộ 21B đi qua và con đường 75 xuyên
dọc qua các xã phía đông. Người dân của huyện ứng Hòa chủ yếu là làm

nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, ngoài ra còn có một số người dân làm nghề

15


kinh doanh và dệt may. Do điều kiện tự nhiên ở các vùng khác nhau nên mức
thu nhập kinh tế cũng khác nhau đã phần nào ảnh hưởng đến công tác quàn
chúng ở vùng đó.
Thời gian qua, kinh tế của ứng Hoà mặc dù đã có sự chuyển biến
song mức tăng trưởng kinh tế còn ở mức thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
chậm. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện liên tục qua các năm, từ
6.417.179 triệu đồng năm 2010 lên 7.433.141 triệu đồng năm 2013 (tính theo
giá cố định năm 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2013
là 5,2%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 6,14%/năm, công nghiệp- xây
dựng tăng 2,61 %/năm và dịch vụ tăng 6,8 %/năm, qua đó ta có thể thấy nhìn
chung kinh tế của huyện ứng Hòa vẫn là kinh tế nông nghiệp. Do vậy, muốn
phát triển phù họp vói xu thế phát triển của Thành phố Hà Nội trong thời gian
tới ứng Hoà cần phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn huyện và muốn thực hiện thành công thì không thể bỏ qua việc
phát triển giáo dục.
*Đặc điểm văn h ó a -x ã hội, giáo dục
Vốn là huyện gần trung tâm văn hóa lớn Hà Nội nên đời sống văn hóa,
tinh thần của nhân dân vô cùng phong phú, đa dạng nhiều truyền thống văn
hóa tốt đẹp còn được lưu truyền và bảo tồn đến ngày nay như nhiều nghề thủ
công truyền thống nổi tiếng. Hiện nay có 9 làng nghề trong huyện đã được
công nhận.
Sự gắn kết giữa nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã làm cho làng
nghề ứng Hoà luôn nhộn nhịp, sôi động. Người dân nơi đây vốn cần cù, sáng
tạo ừong lao động sản xuất, luôn anh dũng kiên cường ừong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, vươn lên xây dựng quê hương giàu đẹp.


16


ứng hòa còn là miền đất của các di tích lịch sử - văn hóa. Với mật độ 1
di tích/ lkm2, đến nay, toàn huyện có 115 di tích đình, chùa, quán, nhà thờ,
văn chỉ.
Theo số liệu thống kê, năm 2013 dân số của ứng Hoà là 190.679
người, chiếm khoảng 3,0% tổng dân số của Thủ đô Hà Nội điều này cũng góp
phần vào phát triển văn hóa, xã hội
ứng Hòa là mảnh đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng từ lâu
đòi.Nhiều người trí lớn, tài cao, giữ trọng trách quan trọng trong triều
đình.Trải suốt chiều dài lịch sử, vùng quê thuần nông có biết bao nhiêu ngưòi
thảnh tài và đỗ đạt cao làm rạng danh quê hương, đất nước như: TS Mai Danh
Tông xã Cao Thành (Khoa Tân Hợi 1731 mói 26 tuổi), TS Mai Nghĩa Chính
xã Cao Thành (Khoa Bính Thìn 1736), TS Đặng Duy Dung xã Phương Tú
(Khoa Bính Tuất 1766), TS Bùi Bằng Thuận xã Liên Bạt (Khoa Bính Thìn
năm 1916-34 tuổi), TS Nguyễn Thượng Hiền xã Liên Bạt (Khoa Nhâm Thìn
năm 1892-27 tuổi)
Từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa - lịch sử
nêu trên có thể thấy: sự phát triển kinh tế ngày càng cao cộng với thế mạnh
truyền thống hiếu học là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi trong
việc phát triển giáo dục của huyện. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn
thấp, chưa phát triển hết tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương; kinh tế
nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm; đòi sống 1 bộ phận nhân dân còn
khó khăn... đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp “trồng người”. Hiện nay,
nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp
ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện là rất cao.
Vì vậy, đây cũng là một khó khăn không nhỏ đòi hỏi Đảng bộ huyện
ứng Hòa phải có chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự nghiệp

giáo dục và đào tạo của huyện phát triển.

17


1.2.2. Giáo dục ở huyện ứng Hòa trước năm 2008
Sau khi đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ
XVIII, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm yụ 5 năm (1991-1995), trong
đó giáo dục được Đảng bộ huyện ứng Hòa chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 4 khóa VII: phấn đấu đạt các trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh,
v ề số lượng phấn đấu số lượng bằng chỉ tiêu của huyện đề ra có số học sinh
giỏi các bộ môn cấp huyện, cấp tỉnh. Phấn đấu có số hồ sơ phổ cập khá và đạt
loại giỏi về chuyên môn. Nếp dạy, nếp học khá trở lên. Đi sâu vào cải thiện
phương pháp dạy và học. v ề quản lý, nâng cao cải tiến một bước công tác
quản lý, thực sự chú ý công tác thanh, kiểm tra để phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của mỗi học sinh, mỗi trường. Kiên trì và tăng cường làm công
tác xã hội hóa giáo dục trên cơ sở hoạt động của giáo dục đã có ở địa phương.
Cải tiến, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường, cải thiện đời sống giáo
viên về tinh thần, vật chất, v ề đoàn thể, chú ý học sinh bỏ học và rèn luyện
học sinh có ý chí vươn lên. Đổi mới hình thức hoạt động tập thể để thu hút
học sinh tới trường.
Cùng vói ngành giáo dục phổ thông, trường bổ túc của huyện cũng được
đổi thành Trung tâm giáo dục thường xuyên. Bên cạnh chương trình bổ túc
cấp II, cấp III, hàng năm Trung tâm còn liên kết với các trường Trung học sư
phạm mẫu giáo, cao đẳng sư phạm Hà Tây đào tạo nhiều khóa GV cho huyện,
từng bước chuẩn hóa đội ngũ GV giảng dạy.
Trong giai đoạn 2005 - 2006, đội ngũ giáo viên cũng từng bước được
chuẩn hóa. Đối với cấp I, những năm 2002- 2003, do trình độ dân trí thấp đa
số giáo viên chỉ có trình độ lớp 5, lớp 6, được đào tạo qua lóp sư phạm cấp
tốc 3 tháng. Sau đó, yêu càu tuyển dụng cao hơn: từ trình độ cấp


n, cấp in

phải qua trung học sư phạm, cao đẳng trung học. Ban đầu, giáo viên cấp 2 có
trình độ 7+2, nâng lên 7+3, 10+1, 10+3 đến tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.
Tính đến năm 2003, huyện đã có nhiều giáo viên tốt nghiệp Đại học. Tuy
18


nhiên, sau 5 năm tiến hành đổi mới nhìn chung giáo dục ở ứng Hòa còn phát
triển chậm, do đòi sống khó khăn, tỷ lệ học sinh bỏ học tăng.
v ề cơ sở vật chất, tính đến năm 2007, 50% xã, thị ttấn xây dựng được
trường học hai tàng kiên cố, đủ phòng học cho học sinh học 2 ca, vì vậy, tình
hạng học ca 3 không còn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, Đảng bộ đã chỉ đạo
các xã hết sức cố gắng, đàu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm hang thiết bị
giảng dạy và bàn ghế cho học sinh.
Hệ thống giáo dục được duy trì và phát triển ở cả 3 ngành học: mầm
non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Chuyên đề khoa học kỹ thuật cho
nhân dân lao động. Năm 2007, huyện còn mở 2 trường bổ túc văn hóa cấp III.
Mỗi năm, các trường bổ túc cấp II, cấp III thu hút trên 10.000 học viên theo
học, qua đó góp phàn bồi dưỡng nâng cao trình độ cho hầu hết cán bộ chủ
chốt của huyện, xã và thanh niên nông thôn.
v ề chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục ở ứng Hòađã được nâng
lên. Tỷ lệ học sinh cấp I thi đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt 98%, cấp II đạt 94,5%
trở lên.
Cùng cả nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, giáo dục luôn
được Đảng bộ huyện ứng Hòa quan tâm lãnh đạo, ngày càng phát triển cả về
số lượng và chất lượng, ở tất cả các ngành học.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tích đạt được, vào thời điểm trước năm
2008, giáo dục của huyện ứng Hòa vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập

cần tập trung khắc phục: sự phát triển chưa đồng đều giữa các trường, do đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều học sinh bỏ học, đội ngũ
GV còn thiếu, một số GV phải dạy 3 lớp; đội ngũ cán bộ quản lý được tăng
cường song chưa phát huy hết khả năng; cơ sở vật chất còn hạn chế, hệ thống
nhà cấp 4 xuống cấp trầm trọng; công tác xã hội hóa giáo dục chưa đồng đều
giữa các xã; chất lượng giáo dục toàn diện đã có những chuyển biến so với
giai đoạn trước nhưng so vói yêu cầu xã hội đặt ra còn thấp. Việc đổi mới
19


phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học ở các trường vẫn còn diễn ra
chậm. Các điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục còn nhiều bất cập. Trình độ
chuyên môn của một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, gây ttở
ngại cho việc thực hiện đổi mới giáo dục. Nhiều trường học có khuôn viên
hẹp, không đủ diện tích đất theo quy định của chuẩn quốc gia. Việc xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia còn chậm. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều
yếu kém. Một số bệnh thành tích trong giáo dục như việc báo cáo kết quả
chưa phản ánh đứng thực chất, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra thi
cử... chưa được giải quyết triệt để.
Như vậy, trước năm 2008, thực hiện chủ trương phát triển giáo dục của
Đảng, vượt qua khó khăn thử thách, nhân dân huyện ứng Hòa đã cố gắng, nỗ
lực, thu được kết quả đáng trân trọng. Có được thành tích trên phải kể đến sự
lãnh đạo, chỉ đạo kịp thòi của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhận thức đúng
đắn về vai trò, vị trí của giáo dục trong thời kỳ đổi mới, tạo nên sự thống nhất
trong toàn huyện. Tuy nhiên, những hạn chế, bất cập về giáo dục huyện ứng
Hòa trong thời gian này chính là những vấn đề đặt ra đòi hỏi Đảng bộ huyện
ứng Hòa cũng như các cấp, các ngành của huyện phải giải quyết trong thời
gian tới.

20



×