Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông từ 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ LÊ PHƯƠNG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 2001 DẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ LÊ PHƯƠNG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Hoàng Hồng

Hà Nội - 2012


2


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BC

: Bán công

CBQLGD

:Cán bộ quản lý giáo dục

CCGD

Cải cách giáo dục

CNTT

: Công nghệ thông tin

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DL

: Dân lập

GD&ĐT


: Giáo dục và đào tạo

HS

: Học sinh

HĐND

: Hội đồng nhân dân

NQTW

: Nghị quyết Trung ương

PTTH

: Phổ thông trung học

TH

: Tiểu học

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


UBND

: Ủy ban nhân dân

XHH

: Xã hội hóa

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội
Bảng 1.2: Kết quả một số hoạt động giáo dục (tỷ lệ %)
Bảng 1.3: Kết quả phát triển quy mô giáo dục trong các năm.
Bảng 2.1: Chi ngân sách nhà nước cho phát triển GD&ĐT Hà Nội giai đoạn 2008 –
2010.
Bảng 2.2: So sánh một số chỉ tiêu cơ bản của giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội
với toàn quốc năm học 2010 – 2011.
Bảng 2.3: So sánh một số chỉ tiêu cơ bản của GD THCS thành phố Hà Nội với toàn
quốc năm học 2010 – 2011.
Bảng 2.4: So sánh một số chỉ tiêu cơ bản của GD THPT thành phố Hà Nội với toàn
quốc năm học 2010 – 2011.
Bảng 2.5: Chất lượng giáo dục THCS và THPT Hà Nội năm học 2010 – 2011.
Bảng 2.6: Đánh giá trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và giáo viên các cấp
học.
Bảng 2.7: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học.
Bảng 2.8: Đánh giá trình độ ngoại ngữ và tin học của giáo viên phổ thông Hà Nội
năm học 2010 – 2011.

Bảng 2.9: Tình hình lớp, phòng học năm học 2010 – 2011.
Bảng 2.10: Tình hình cơ sở vật chất trường học các cấp MN, phổ thông năm học
2010 – 2011.

5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. ............................................................................................................... 3
Chương 1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005. ...................................... 10
1.1. Cơ sở hình thành chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ
thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005 ............................................................ 10
1.1.1. Tình hình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội qua 15 năm thực hiện sự
nghiệp Đổi mới (1986 - 2001) ............................................................................... 10
1.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2001 – 2005.... 22
1.2. Đảng bộ thành phố Hà Nội vận dụng đường lối phát triển giáo dục phổ
thông của Đảng vào thực tiễn địa phương giai đoạn 2001 – 2005 ..................... 27
1.2.1. Phương hướng và kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ thành
phố Hà Nội................................................................................................................27
1.2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ thành
phố Hà Nội ............................................................................................................ 33
Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 ....................................... 59
2.1. Tình hình nhiệm vụ mới của thành phố Hà Nội và chủ trương của Đảng về
giáo dục phổ thông giai đoạn 2006 – 2010 .......................................................... 59
2.1.1. Tình hình nhiệm vụ mới của thành phố Hà Nội ........................................... 59
2.1.2. Chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục phổ thông ................................ 64
2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo phát triển giáo dục phổ thông của Đảng
bộ thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 ....................................................... 68

2.2.1. Chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ thành phố Hà Nội ... 68
2.2.2. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ Hà
Nội ........................................................................................................................ 74
Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................. 108

6


3.1. Một số nhận xét. .......................................................................................... 108
3.1.1. Ưu điểm..................................................................................................... 108
3.1.2. Hạn chế...................................................................................................... 113
3.2. Một số kinh nghiệm. ................................................................................... 116
KẾT LUẬN. ....................................................................................................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ................................................................................ 129

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây 526 năm (1484-2010), trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442 có khắc ghi những dòng chữ
:"...Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà
hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương
thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun
trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết...".Người soạn ra những câu nổi
tiếng đó là vị Tiến sĩ triều Lê: Thân Nhân Trung (1419-1499). Qua đó, có thể thấy
trong thời phong kiến các vị vua, quan đương thời cũng đã nhận thức rất rõ vai trò
của giáo dục đối với việc đào tạo người tài nhằm xây dựng và phát triển đất nước, vì
vậy, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài luôn là truyền thống tốt

đẹp của dân tộc ta.
Trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng luôn đề cao vị trí, vai trò quan trọng của Giáo dục và Đào tạo. Chủ tịch
Hồ Chí Minh thường nói muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con
người xã hội chủ nghĩa, muốn vậy trước hết phải làm tốt công tác giáo dục. Bác chỉ
rõ: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của
Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương
phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi
mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới” [50 - tr.322].
Nghị quyết Đại hội VII (6-1991) đã khẳng định: “Phát triển sự nghiệp khoa
học, giáo dục, văn hóa nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt
trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động
lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của
thế giới” [27 - tr.285]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 7-1996) đã
khẳng định: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài". Đại hội đại biểu

8


toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 - 2001) tiếp tục khẳng định: "Phát triển giáo dục và
đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để
phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. [27 – tr. 654]
Trong chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc
gia, giáo dục phổ thông luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu, vì giáo dục phổ
thông là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân và chính nó sẽ là cơ sở
đem đến chất lượng cho cả hệ thống giáo dục. Giáo dục phổ thông giành cho lứa
tuổi từ 6 đến 18 tuổi, cấp học này cung cấp những kiến thức phổ thông, cơ bản ban

đầu giúp tuổi trẻ có thể tiếp tục học nghề hoặc học lên và cũng có thể đi vào cuộc
sống tự nuôi sống mình và cống hiến cho xã hội. Giáo dục phổ thông có một vị trí
hết sức quan trọng, nó là chiếc cầu nối cơ bản, nó là cấp học mang tính nền tảng của
cả hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Chất lượng của giáo dục phổ thông do vậy
trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa
hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất
lượng của nguồn lực lao động từng nước.
Nhận thức rõ vị trí quan trọng này của giáo dục phổ thông, Nghị quyết của Bộ
Chính trị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục lần thứ 3 (năm 1979) đã chỉ rõ:
“Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của
một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa”. [53 – tr.22]
Vì vây, giáo dục phổ thông quy mô không ngừng được mở rộng; chất lượng
ngày càng được nâng cao và từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn
nhân lực cho sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Nhìn lại nền giáo dục trong những năm qua, đặc biệt, nền giáo dục phổ thông
của ta đã trở thành nền giáo dục của toàn dân, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những
yếu kém và bất cập cần được giải quyết. Việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục theo hướng hiệu quả, hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển

9


của thế giới trên cơ sở phát huy truyền thống dân tộc và giữ vững định hướng xã hội
chủ nghĩa đã và đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho giáo dục Việt Nam hiện nay.
Hà Nội là thủ đô, đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích và
thứ hai về dân số. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở
thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch
sử Việt Nam. Hiện nay, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai
trung tâm kinh tế của cả quốc gia.

Từ nhiều thế kỷ, vị thế kinh đô đã giúp Thăng Long – Hà Nội trở thành trung
tâm giáo dục của Việt Nam. Từ giữa thế kỷ 15 cho tới cuối thế kỷ 19, Hà Nội luôn
là một trong những địa điểm chính để tổ chức các cuộc thi thuộc hệ thống khoa
bảng, nhằm chọn những nhân vật tài năng bổ sung vào bộ máy quan lại phong kiến.
Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Là giáo viên dạy
lịch sử trong trường phổ thông tại Hà Nội, tôi muốn nghiên cứu thực trạng phát
triển giáo dục Hà Nội và những chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ thành phố trong
công tác giáo dục nhằm hiểu rõ hơn về vai trò nhiệm vụ của ngành, sự quan tâm chỉ
đạo của Đảng, vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát
triển giáo dục phổ thông từ năm 2001 đến 2010” làm đề tài luận văn thạc sỹ,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Giáo dục và đào tạo là đề tài được các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
nhiều nhà khoa học, quản lý giáo dục… quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu ở nhiều
góc độ khác nhau.
Thứ nhất: Các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: “Về vấn đề giáo dục” NXB Giáo dục, 1977.
“Mấy vấn đề về văn hóa giáo dục” của Phạm văn Đồng, NXB Sự thật, H. 1986;
“Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” của Tổng Bí thư Đỗ Mười, NXB Giáo dục, 1996.
“Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, vững bước tiến vào thế kỷ
XXI” của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, NXB Chính trị Quốc gia, 1998. Phạm Văn

10


Đồng “Về vấn đề giáo dục – đào tạo” NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.
“Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo: Hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của các tác giả Trường Chinh, Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp… Biên soạn: Lê Văn Tích, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần

Thị Nhuần, NXB Lao động Xã hội, 2007, gồm những bài nói, bài viết của Bác về
công tác giáo dục – đào tạo; giới thiệu những bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và một số nhà khoa học nước ta trong nghiên cứu, học tập và vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo...Những tác phẩm này có thể coi
là cơ sở tư tưởng và lí luận cho chủ trương, đường lối, chính sách giáo dục đã và
đang tiến hành ở nước ta.
Thứ hai: Các công trình nghiên cứu chuyên khảo như: Trần Hồng Quân
“Giáo dục 10 năm đổi mới và chặng đường trước mắt” NXB Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1996; Phạm Minh Hạc “Tổng kết 10 năm (1999 - 2000), xóa mù chữ và phổ
cập Tiểu học” NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; “Giáo dục Việt Nam những
thập niên đầu thế kỉ XXI: Chiến lược phát triển” của tác giả Đặng Bá Lãm, NXB
Chính trị quốc gia, H.2005; “Quản lý giáo dục” của Bùi Quang Tứ, NXB ĐH Sư
phạm Hà Nội, 2006;…
Thứ ba: Góc độ khoa học lịch sử, nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ
địa phương đâí với giáo dục phổ thông có một số khóa luận Đại học và luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam viết về lĩnh vực này như:
“Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ năm 1997 đến
năm 2006” của tác giả Phạm Thị Hồng Thiết, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2009; “Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào
tạo (1991 - 2000)” của tác giả Lương Thị Hòe, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1998; “Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo sự nghiệp giáo
dục phổ thông (1986 - 2003)” của tác giả Vũ Thị Kim Yến luận văn thạc sĩ Lịch sử,
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; “ Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển
giáo dục phổ thông trong những năm 1996 - 2006”, tác giả Ngô Thị Thu Hà, luận
văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009; “Đảng bộ Tỉnh Vĩnh Phúc lãnh

11


đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông (1997 - 2010)” của tác giả Trương Thị Nguyệt,

luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011…
Ngoài ra có một số bài viết, nghiên cứu đề cập đến giáo dục và đào tạo ở
Hà Nội như: “Giáo dục THPT ở Hà Nội trong thời kì đổi mới 1986 – 2000” của
tác giả Ngô Thị Thanh Phương luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Sư Phạm Hà Nội,
2002 có đề cập đến một cách khái quát nền giáo dục PTTH Hà Nội trong thời kì
đổi mới từ 1986 – 2000; “ Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển sự
nghiệp giáo dục phổ thông thời kì 1975 - 1985”, Khóa luận tốt nghiệp năm 2006
của Nguyễn Ngọc Diệp, Khoa Lịch sử, ĐH KHXH & NV; “Đảng bộ thành phố Hà
Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông (1996 - 2006)” của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Hạnh luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. Những vấn đề
về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì CNH – HĐH – Giáo dục THPT – Bộ
GD & ĐT, Vụ phát triển Giáo dục – Vụ THPT. Nhà xuất bản Giáo dục - 1998...
Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để tác giả kế thừa, tiếp cận
các sự kiện lịch sử và cũng cung cấp những gợi ý cần thiết để phân tích và so sánh
trong quá trình thực hiện luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích:
- Làm rõ chủ trương và các biện pháp trong quá trình chỉ đạo thực hiện phát
triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong những năm 2001 2010.
- Chỉ ra thành tựu và hạn chế, đúc rút một số bài học kinh nghiệm về lãnh đạo
giáo dục phổ thông của Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ Hà Nội về giáo dục phổ
thông và thực tiễn giáo dục phổ thông Hà Nội những năm 2001 – 2010.
- Lựa chọn sự kiện và trình bày theo diễn trình lịch sử quá trình lãnh đạo giáo
dục phổ thông của Đảng bộ Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2010.

12



- Phân tích đánh giá thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục phổ
thông của Đảng bộ thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các chủ trương, biện pháp của Đảng bộ thành phố Hà
Nội nhằm phát triển giáo dục phổ thông và các hoạt động giáo dục phổ thông của
Hà Nội trong những năm 2001 – 2010
- Phạm vi nghiên cứu:
Đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục đào tạo nói
chung và giáo dục phổ thông nói riêng.
Các vấn đề liên quan tới giáo dục phổ thông của Hà Nội trong những năm
2001 – 2010 trong đó chú trọng tới các chủ trương, biện pháp chỉ đạo phát triển
giáo dục phổ thông của Đảng bộ Hà Nội.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
Nguồn tư liệu.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ lịch sử, tác giả sử dụng nguồn tư liệu chủ
yếu sau:
- Các Văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quan đến giáo dục phổ thông.
- Các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của Đảng bộ Hà Nội liên quan đến giáo
dục phổ thông. Các báo cáo tổng kết, thống kê của các sở, ban, ngành ở Hà Nội đề
cập đến vấn đề giáo dục phổ thông.
- Các công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn về giáo dục phổ thông.
Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để
trình bày và đánh giá, nhận định, khái quát quá trình lãnh đạo giáo dục phổ thông
của Đảng bộ Hà Nội. Ngoài ra sử dụng một số phương pháp khác như: phương
pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp thống kê định
lượng...
6. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:


13


Chương 1. Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai
đoạn 2001 – 2005.
Chương 2. Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông
những năm 2006 – 2010.
Chương 3. Một số nhận xét và kinh nghiệm.

14


Chương 1
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
1.1. Cơ sở hình thành chủ trương phát triển giáo dục phổ thông của Đảng bộ
thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 – 2005.
1.1.1. Tình hình giáo dục phổ thông của thành phố Hà Nội qua 15 năm thực
hiện sự nghiệp Đổi mới (1986 - 2001).
* Vài nét về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa Hà Nội
Thăng Long - Hà Nội là mảnh đất lý tưởng cho phát triển đô thành vững
mạnh, giàu có. Trong “Chiếu dời đô” năm 1010, Lý Công Uẩn viết “Thành Đại La
ở giữa bờ cõi đất nước, có thế rồng cuộn, hổ ngồi, bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc
tiện hình thế núi, sông, sau, trước, đất rộng, bằng phẳng, cao ráo, sáng sủa, dân cư
không phải khổ vì ngập lụt, muôn vật phồn thịnh. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này
là thắng địa. Thật là nơi then chốt của 4 phương họp lại, cũng là nơi đô thành bậc
nhất của đế vương muôn đời…”. Thực tế là trải qua hơn một nghìn năm Thăng
Long – Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,
khoa học, đầu mối giao thông quan trọng của nước ta.
Vị trí: Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau đợt điều chỉnh

mở rộng địa giới từ 1/8/2008 có diện tích tự nhiên 3.344 km². Hà Nội giáp với các
tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình ở phía Nam; Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ở phía Tây.
Địa hình: Thủ đô Hà Nội có 3 dạng địa hình cơ bản là: vùng đồng bằng,
vùng trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Ba phần tư diện tích tự nhiện là đồng
bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu những con sông khác.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với
độ cao trung bình từ 5 đến 20m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi phần lớn
thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức.
Khí hậu: Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa hè nóng, mưa
nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sự

15


luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có
những nét riêng.
• Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa Hè: nắng nóng kéo dài và thi thoảng có mưa
rào, mưa bão, nhiệt độ trung bình từ 27°C - 39°C.
• Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa Thu. Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt,
gió mát, nắng vàng, nhiệt độ trung bình từ 21°C - 29°C
• Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa Đông: Thời tiết lạnh, khô ráo, nhiệt
độ trung bình từ 16°C - 20°C.
• Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa Xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa
khoe sắc, nhiệt độ trung bình từ 16°C - 23°C, thời tiết ấm dần nhưng vẫn chịu ảnh
hưởng của gió mùa đông bắc kèm theo mưa phùn, Đây là mùa của những lễ hội
truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán, lễ hội lớn và quan trọng nhất của
người Việt Nam.
Dân cư: Tính tới ngày 30.10.2010 dân số toàn thành phố là 6,913 triệu người
(tổng kiểm tra hộ khẩu trên địa bàn)[74 – tr.1]. Dân cư Hà Nội phân bố không đều

giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái. Mật độ dân số trung bình
của Hà Nội là 2881 người/km2 (mật độ trung bình ở nội thành 19163 người/km2,
riêng quận Hoàn Kiếm là 37265 người/km2, ở ngoại thành 1721 người/km2). Mật độ
này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi mật độ dân
số của vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nước.
Các đơn vị hành chính Hà Nội:
Tính đến trước ngày 31 tháng 7 năm 2008, Hà Nội có diện tích 921 km2, dân
số hơn 3.145.300 người, gồm 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa,
Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai và Long Biên) có 125
phường, diện tích 84,3 km2, chiếm 9% diện tích toàn thành phố và 5 huyện ngoại
thành (Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Thanh Trì và Sóc Sơn) có 99 xã và 5 thị trấn
với diện tích là 836,67 km², chiếm 91% diện tích toàn thành phố. Địa giới Hà Nội:
phía đông giáp Bắc Ninh và Hưng Yên, phía tây giáp Hà Tây và Vĩnh Phúc, phía
nam giáp Hà Tây, phía bắc giáp Thái Nguyên [76 - tr. 2, 40].

16


Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt
Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các
tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây,
huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người,
Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, nằm
trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. [47 – tr.1]. Ngày 11 tháng 12 năm 2008, quận Hà
Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố Sơn Tây cũng
được chuyển thành thị xã Sơn Tây.
Bảng 1.1: Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội [93]

hành

chính

Dân số (Điều
Tên Thị
xã/Quận/Huyện

Đơn vị trực thuộc

Diện tích

tra dân số

(km²)

ngày
1/4/2009)

10 Quận
1

Quận Ba Đình

14 phường

9,22

225.910

2


Quận Hoàn Kiếm

18 phường

5,29

147.334

3

Quận Tây Hồ

8 phường

24

130.639

4

Quận Long Biên

14 phường

60,38

226.913

5


Quận Cầu Giấy

8 phường

12,04

225.643

6

Quận Đống Đa

21 phường

9,96

370.117

7

Quận Hai Bà Trưng

20 phường

9,6

295.726

8


Quận Hoàng Mai

14 phường

41,04

335.509

9

Quận Thanh Xuân

11 phường

9,11

223.694

268

Quận Hà Đông

17 phường

47,91

233.136

17



Cộng các Quận

145 phường

233,55

2.414.721

113,47

125.749

1 Thị xã
269

Thị xã Sơn Tây

9 phường và 6 xã
18 Huyện

271

Huyện Ba Vì

30 xã và 1 thị trấn

428

246.120


277

Huyện Chương Mỹ

30 xã và 2 thị trấn

232,9

286.359

273

Huyện Đan Phượng

15 xã và 1 thị trấn

76,8

142.480

17

Huyện Đông Anh

23 xã và 1 thị trấn

182,3

333.337


18

Huyện Gia Lâm

20 xã và 2 thị trấn

114

229.735

274

Huyện Hoài Đức

19 xã và 1 thị trấn

95.3

191.106

250

Huyện Mê Linh

16 xã và 2 thị trấn

141.26

191.490


282

Huyện Mỹ Đức

21 xã và 1 thị trấn

230

169.999

280

Huyện Phú Xuyên

26 xã và 2 thị trấn

171.1

181.388

272

Huyện Phúc Thọ

25 xã và 1 thị trấn

113,2

159.484


275

Huyện Quốc Oai

20 xã và 1 thị trấn

147

160.190

16

Huyện Sóc Sơn

25 xã và 1 thị trấn

306,74

282.536

276

Huyện Thạch Thất

22 xã và 1 thị trấn

202,5

177.545


278

Huyện Thanh Oai

20 xã và 1 thị trấn

129,6

167.250

50

Huyện Thanh Trì

15 xã và 1 thị trấn

68.22

198.706

279

Huyện Thường Tín

28 xã và 1 thị trấn

127.7

219.248


19

Huyện Từ Liêm

15 xã và 1 thị trấn

75,32

392.558

281

Huyện Ứng Hòa

28 xã và 1 thị trấn

183,72

182.008

18


Cộng các Huyện
Toàn thành phố

398 xã và 22 thị trấn
154 phường, 404 xã và
22 thị trấn


2.997,68

3.911.439

3.344,7

6.451.909

Chính trị: Hà Nội - mảnh đất có truyền thống nghìn năm văn hiến và lừng
lẫy chiến công đánh giặc, nơi định đô của các vương triều phong kiến tự chủ Việt
Nam, tự hào là trung tâm đầu não chính trị của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu
tiên ở Đông Nam Á với bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9-1945, nay là
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội còn là nơi tập trung các cơ quan
lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội, nơi diễn
ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đã đưa
ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây
dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đại sứ quán của nhiều quốc gia trên thế giới đều
đặt ở Hà Nội. Mọi hoạt động ngoại giao, thăm viếng, trình quốc thư, hội đàm, ký
hiệp ước hữu nghị và hợp tác được tiến hành tại đây. Uy tín và vị thế của Thủ đô
cũng ngày càng nâng cao khi Hà Nội là thành phố duy nhất ở Châu Á - Thái Bình
Dương được UNESCO trao tặng danh hiệu "Thành phố Vì hòa bình" và vào dịp kỷ
niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2000), được Đảng và Nhà nước tặng
thưởng danh hiệu cao quý "Thủ đô Anh hùng".
Kinh tế: Mặc dù chỉ chiếm 7,4% về dân số và 1% diện tích so với cả nước
nhưng thủ đô Hà Nội đóng góp khoảng 12,5% GDP cả nước; 9,8% giá trị sản xuất
công nghiệp; 11,2% kim ngạch xuất khẩu; 19,3% thu ngân sách quốc gia; thu hút
20,9% vốn đầu tư xã hội so với cả nước (năm 2010). Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân của Hà Nội từ 2001 – 2010 là 10,9% (Thời kì 2001 – 2005 là 11%) cao
gấp 1,5 lần cả nước. GDP của Hà Nội năm 2010 đạt 246.723 tỷ đồng (giá thực tế

khoảng 12,2 tỷ USD). Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 37,3 triệu
đồng/người. Mặc dù có tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn cả nước nhưng quy
mô GDP của Hà Nội chỉ bằng 59,6% thành phố Hồ Chí Minh [83 - tr.16,17]. Năm
2010, Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. [75]. Thành phố cũng là địa

19


điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ
sở sản xuất công nghiệp. [1- tr.1].
Văn hoá: Tất cả các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều
đóng tại Hà Nội. Tin tức của mọi vùng lãnh thổ trên đất nước cũng được phát ra từ
đây trên sóng phát thanh và truyền hình. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng chục đầu
sách mới của gần 40 nhà xuất bản trung ương phát hành khắp nơi, ra cả nước ngoài,
làm phong phú đời sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với
bạn bè thế giới. Hà Nội có riêng một Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, một tờ
báo hàng ngày là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô: tờ "Hà
Nội mới", một tờ báo của Ủy ban nhân dân thành phố: tờ “Kinh tế đô thị Hà Nội”,
bảy tờ tuần báo hoặc ra tuần nhiều kỳ của các ngành, các đoàn thể, một tạp chí,
hàng chục bản tin chuyên đề. Nhà xuất bản Hà Nội mỗi năm ra hàng trăm đầu sách,
mà sách về đề tài Hà Nội chiếm tỷ trọng hàng đầu. Trụ sở trung ương các hội văn
học - nghệ thuật, các hội khoa học - kỹ thuật, các xưởng phim, nhà hát quốc gia của
các bộ môn nghệ thuật đều đóng ở thủ đô…
Khoa học: Hà Nội có Văn Miếu – Quốc Tử Giám với 82 văn bia Tiến sĩ tôn
vinh đạo học. “Hiện nay Hà Nội có hơn 2500 trường học từ bậc mầm non đến Đại
học, trong đó có 50 trường Đại học và Học viện, 29 trường Cao đẳng, 45 trường
Trung cấp chuyên nghiệp, 113 cơ quan nghiên cứu khoa học (chiếm khoảng 85%
tổng số các viện nghiên cứu trong cả nước). Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường
trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là Trường trung học phổ thông

Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường trung học phổ thông
Chuyên thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các trường trung học chuyên này
là nơi tập trung nhiều học sinh phổ thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của
toàn Việt Nam. Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nhiều cán bộ khoa
học và quản lý có bằng cấp cao, tiềm lực khoa học kĩ thuật lớn mạnh nhất trong cả
nước. Số Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học đang sinh sống và làm việc tại Hà

20


Nội chiếm 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước. Tỷ lệ người lao động đã
qua đào tạo tại Hà Nội đạt 35% (2010)” [84 - tr.16]. Hằng năm, Hà Nội tổ chức một
số lượng lớn hội thảo, hội nghị với các tổ chức quốc tế song phương và đa phương.
Đã có biết bao nhiêu cử nhân, tiến sĩ, giáo sư... trưởng thành từ Hà Nội, đang có
mặt ở khắp mọi miền của Tổ quốc, phấn đấu cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước, góp sức làm cho nước mạnh dân giàu, nâng cao dân trí cho xã hội.
Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung
tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, sinh thời Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của Thủ đô.
Người mong muốn: "Thành phố Hà Nội phải làm thế nào để trở thành một Thủ đô
XHCN. Muốn như thế thì mỗi một xí nghiệp, mỗi một đơn vị bộ đội, mỗi một
trường học, mỗi một đường phố và mỗi một nông thôn ở ngoại thành phải thành
một pháo đài của chủ nghĩa xã hội" [51 – tr. 3]. Với sự quan tâm đặc biệt của Trung
ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, sự giúp đỡ hiệu quả của các bộ, ban, ngành, đoàn
thể; sự ủng hộ tích cực của các địa phương; cả hệ thống chính trị của Thủ đô đã vào
cuộc để phát huy trí tuệ và sức mạnh tổng hợp, chủ động, sáng tạo xây dựng và phát
triển thủ đô xứng đáng với niềm mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời
cũng như sự tin yêu, kỳ vọng của đồng bào cả nước

* Tình hình giáo dục phổ thông Hà Nội qua 15 năm thực hiện sự nghiệp Đổi
mới (1986 - 2001).
Từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta đã thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã
hội. Bên cạnh những thành tựu to lớn, trong 10 năm đó ta mắc phải một số sai lầm
khuyết điểm… nên đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Trong
bối cảnh đó giáo dục phổ thông gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn về tài chính và cơ
sở vật chất. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện,
trong đó có đổi mới về vấn đề giáo dục: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và
phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao
động có kĩ thuật, đồng bộ về ngành nghề phù hợp với yêu cầu phân công lao động
của xã hội ” [27 – tr.94], đối với giáo dục phổ thông Đại hội cũng nhấn mạnh: “Các

21


trường phổ thông phải dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động kĩ thuật tổng hợp,
hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông” [10 – tr.16]. Từ sau Đại hội Đảng VI, Hà Nội
cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới. Thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của
Đảng, giáo dục - đào tạo của Hà Nội đã có những bước chuyển đáng kể. Quy mô
giáo dục được phát triển ở các cấp học. Mạng lưới trường học được bố trí hợp lý.
Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư tu sửa, xây dựng khang trang hơn. Trong các
năm 1987 – 1990, ngành giáo dục tập trung vào nhiệm vụ củng cố và từng bước
phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông. Sở Giáo dục và Đào tạo từng bước tiến
hành đổi mới công tác giáo dục, quy hoạch mạng lưới trường lớp, mở rộng giáo dục
phổ thông, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hình thức học tập ở các cấp học,
ngành học đã đáp ứng một phần nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục
có những chuyển biến. Giai đoạn từ năm 1986 đến 1990 chất lượng giáo dục đại trà
giảm sút và có sự phân hóa rõ rệt tỷ lệ khá giỏi – yếu kém ở nội thành và ngoại
thành. Nhưng từ những năm 1990 trở đi chất lượng đại trà đã ổn định, tỷ lệ học sinh
khá giỏi tăng lên. Tính đến cuối năm học 1995 – 1996 hầu hết các phường, xã đều

có trường Tiểu học, THCS; quận huyện nào cũng có từ 3 đến 6 trường THPT và
trung tâm GDTX. Tỷ lệ trẻ bỏ học giai đoạn 1990 – 1995 giảm rõ rệt so với những
năm 1986 – 1990 do ngành giáo dục có biện pháp quản lý, động viên khuyến khích
học sinh và tạo ra những quy chế thuận lợi nhằm hạn chế học sinh bỏ học. Cũng
trong giai đoạn này mạng lưới giáo dục được sắp xếp lại: bậc tiểu học được cơ cấu
hợp lý, một số trường Bổ túc văn hóa được chuyển thành Trung tâm giáo dục
thường xuyên đa chức năng. Hệ thống trường Bán công, dân lập được mở ngày
càng nhiều bên cạnh hệ thống trường quốc lập “Từ 3 trường Dân lập được thí điểm,
đến năm 1996 đã có 25 trường Bán Công, dân lập” [7 – tr.2]. Hệ thống trường cho
trẻ khuyết tật cũng được củng cố và xây mới.
Công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục đạt nhiều thành tích “Năm 1990
Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về công tác xóa mù chữ
và phổ cập giáo dục cấp 1. Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố,

22


công tác phổ cập giáo dục cấp 2 được tập trung chỉ đạo tích cực. Đến cuối năm
1996 đã có 100% số phường và trên 60% số xã hoàn thành PCC2” [7 – tr.2].
Từ năm 1985 Hà Nội xây dựng trường chuyên – trường trọng điểm chất
lượng cao nhằm đào tạo nhân tài cho thủ đô và đất nước. Học sinh Hà Nội luôn
giành giải cao trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Công tác giáo dục chính trị, đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục hướng
nghiệp được tăng cường. Việc giảng dạy ngoại ngữ, tin học, âm nhạc, hội họa…
được mở rộng.
Phong trào nhà nước và nhân dân cùng chăm lo xây dựng trường học được
phát động từ năm 1983 tiếp tục được duy trì, phát huy hiệu quả; ngân sách nhà nước
đầu tư cho giáo dục ổn định và tăng dần nên bộ mặt trường lớp, khung cảnh sư
phạm đổi mới, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, phòng thí nghiệm, phòng
chuyên môn, đồ dùng dạy học được tăng cường.

Ngày 12-1-1991, Quốc hội thông qua “Luật phổ cập giáo dục tiểu học”. Luật
phổ cập giáo dục đã quy định rõ trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, các đoàn thể,
các tổ chức xã hội trong việc thực hiện phổ cập giáo dục. Vì vây, trong Đại hội Đảng
bộ thành phố Hà Nội lần thứ XII vấn đề xã hội hóa giáo dục đã được nhận thức rõ
nhằm huy động nguồn lực và trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng xã hội và
mỗi người dân phối hợp nòng cốt là nhà nước để phát triển giáo dục đào tạo. Đại
hội đề ra mục tiêu đến năm 2000, phổ cập 100% THCS ở ngoại thành; phổ cập 60%
Phổ thông trung học ở nội thành và 30% phổ thông trung học ở ngoại thành. Phổ
cập nghề, ngoại ngữ, tin học cho 80% thanh niên, học sinh, đưa dần ngoại ngữ vào
các lớp cuối tiểu học, thí điểm dạy song ngữ. Phấn đấu đến năm 2000 các trường
tiểu học có cơ sở vật chất riêng. Phát huy vai trò của Nhà nước và toàn xã hội trong
việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em: thực hiện chương trình phòng chống suy dinh
dưỡng, chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt… Tập trung nâng cao chất lượng toàn
diện. Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, giáo dục của thế giới và trong
nước để đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phù hợp với xu thế
hiện đại, bên cạnh đó vẫn phải coi trọng giáo dục pháp luật, đạo đức, lòng yêu nước,

23


hoài bão, lý tưởng cho học sinh. Xây dựng chính sách khuyến khích ưu tiên học
sinh giỏi, học sinh tài năng, chăm lo giúp đỡ trẻ em nghèo, tàn tật, con thương binh,
liệt sĩ… Coi trọng hơn nữa việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo
dục. Huy động mọi lực lượng tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục, kết
hợp giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội. [55 – tr.4]
Sau 15 năm đổi mới, giáo dục phổ thông Hà Nội đã có những thay đổi cơ
bản về hệ thống trường lớp và chất lượng giáo dục, cụ thể:
- Giáo dục tiểu học. “ Số học sinh tăng dần trong giai đoạn 1981 – 1990; giảm dần
và ổn định trong giai đoạn 1991 – 1996 (do tỷ lệ tăng dân số ổn định). Trẻ ra lớp
đúng độ tuổi đạt tỷ lệ 98 – 99%. Hoàn thành việc tách cấp tiểu học ra khỏi trường

cấp 1 – 2 vào năm 1995 ” [6 – tr.3]. Tuy nhiên mới tách về quản lý hành chính,
nhiều trường còn chung địa điểm. Quy mô phát triển trường lớp chuyển dần theo
hướng 2 buổi một ngày (từ 1990). Nội dung chương trình học do Bộ quy định, bên
cạnh đó các trường tiểu học tổ chức cho học sinh học thêm các môn tự chọn: làm
quen với tiếng Anh, tin học từ lớp 3,4,5 – thực nghiệm ở 15 trường; nâng cao toán,
tiếng việt, các môn năng khiếu như họa, nhạc, thể dục…Việc đổi mới phương pháp
giáo dục được triển khai sớm, chất lương giáo dục tốt, đáp ứng được nhu cầu học
tập của con em nhân dân thủ đô. Hà Nội trở thành một trong những địa phương dẫn
đầu về giáo dục tiểu học.
- Giáo dục THCS: Những năm 1986 – 1990 số học sinh tăng do đà tăng tự nhiên
của dân số, trường học được xây dựng ở những khu dân cư mới và ở những xã có
tác động tích cực làm cho số học sinh tăng lên “Tỷ lệ bỏ học giảm từ 10% những
năm trước xuống còn 0,7%. Bình quân 45 hs/ lớp; khu vực nội thành đông dân và
khu vực trung tâm nhiều lớp trên 55 hs/lớp. Chương trình mới được biên soạn hợp
lý. Giáo dục Hà Nội đã có những chủ trương biện pháp giữ vững, đảm bảo chất
lượng, xác định chuẩn kiến thức cho các môn học. Do đó, giáo dục Hà Nội không
hoang mang về tình trạng giảm sút chất lượng như một số địa phương khác. Kết quả
học tập, thi cử đều đạt thực chất trên 70% (ở cả bậc phổ thông) ” [6 – tr. 4]

24


- Giáo dục THPT: Số học sinh tăng nhanh, số học sinh bỏ học giảm dần: “Năm học
1985 – 1986 có 38.000 học sinh; trong những năm 1986 – 1991 trung bình có
43.000 học sinh; đến năm 1995 – 1996 có 67.000 học sinh (thời kì này có hệ thống
trường dân lập và hệ B: có 15.800 học sinh hệ B, 6.600 học sinh dân lập). 70% số
học sinh tốt nghiệp THCS đỗ vào lớp 10” [6 – tr. 4]. Sách giáo khoa, chương trình
dạy học được biên soạn theo nội dung phù hợp, hình thức đẹp, thiết bị dạy học được
đầu tư, nâng cấp. Quy mô giáo dục THPT luôn được củng cố và phát triển. Quy mô
giáo dục THPT tăng từ 43.000 học sinh năm học 1990 – 1991 lên xấp xỉ 85.000 học

sinh năm 1997 – 1998 và gần 100.000 học sinh năm 2000 – 2001, trong đó có
khoảng 70.000 em ở hệ B và các trường quốc lập. Đã thu hút 91% học sinh tốt
nghiệp THCS vào lớp 10, tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước đây (khoảng 50%).
Tỷ lệ bỏ học ở các trường công lập là 0,24%, dân lập là 1,5%. Ở bậc học này, quy
mô giáo dục tăng mạnh ở các hệ dân lập, hệ B. Có trên 60 trường dân lập với gần
25.000 học sinh (năm 2000 - 2001). Tỷ lệ học sinh hệ B và ngoài công lập là gần
50%, tổng số học sinh ở bậc THPT.
Bảng 1.2: Kết quả một số hoạt động giáo dục (tỷ lệ %)[82 – tr.52]
Năm

Văn hóa

Đạo đức

Học sinh đạt giải

học
1996 -

Tỷ lệ đỗ
tốt nghiệp

Khá

Giỏi

Khá

Tốt


Q. gia

Q. tế

31,9

4,5

36

40

135/178

5

91,2

38

2,3

42

48

148/189

7


88,1

37,9

8,8

34,3

58,4

71/110

40,1

9,6

32,4

62,1

1997
1997 1998
1998 -

96,2

1999
1999 -

91,26


2000

25


Chất lượng văn hóa đại trà của học sinh, giai đoạn 1996 – 2000 được giữ
vũng và phát triển, số học sinh yếu kém giảm rõ rệt, tỷ lệ lên lớp trên 95%. Các
trường có nhiều chuyển biển trong việc thực hiện chương trình toàn diện các môn
học. Chất lượng mũi nhọn được chú trọng. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được
các trường quan tâm, các lớp chuyên, lớp chọn tiếp tục thực hiện điều chỉnh về thời
gian đối với một số môn để tăng cường chất lượng môn chuyên. Hầu hết các trường
đều lựa chọn học sinh giỏi để đi thi cấp thành phố. Ngành giáo dục Hà Nội đã và
đang hình thành mạng lưới trường THPT chất lượng cao, có uy tín trong cả nước
như: trường Chu Văn An, Hà Nội Amstecđam, Kim Liên… Chất lượng giáo dục
đạo đức học sinh trong các trường cũng được coi trọng. Ngành giáo dục chỉ đạo
“Tăng cường giáo dục đạo đức trong các trường học, tập trung giáo dục truyền
thống” thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các hoạt động kỉ niệm ngày lễ lớn, giáo dục
ý thức tổ chức kỷ luật nếp sống văn minh, giáo dục phát luật, an toàn giao thông.
“Giáo dục THPT ở Hà Nội thời kỳ 1996 – 2000 – CNH – HĐH, được xem là yếu tố
quan trọng hàng đầu trong nền giáo dục phổ thông để tạo ra nguồn nhân lực phục vụ
cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1999 có 86% lực lượng lao động ở
Hà Nội tốt nghiệp THCS trở lên, riêng tốt nghiệp THPT chiếm trên 50%. Hà Nội đã
hoàn thành phổ cập THCS và đang tiếp tục phổ cập THPT (Phấn đấu đến năm 2010
sẽ hoàn thành)” [48 – tr.103].
Có được những kết quả trên là do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành
phố thực hiện đúng đường lối, chính sách về giáo dục của Đảng, đồng thời do thành
quả phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhờ truyền thống hiếu học của thủ
đô đã góp phần tác động tích cực đến sự phát triển của giáo dục.
Tuy nhiên trong ngành giáo dục phổ thông cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém

như: chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức, các môn khoa học xã hội và nhân văn
còn thấp; giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề còn hạn chế; đội ngũ giáo viên nhất là
giáo viên THPT còn thiếu, một số giáo viên chưa chuyên tâm với nghề, yêu nghề;
trang thiết bị trường học không đồng bộ; trong trường học còn có những biểu hiện

26


×