Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đảng bộ huyện đồng hỷ ( thái nguyên) lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NÔNG THỊ THƢ

ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG HỶ (THÁI NGUYÊN)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NÔNG THỊ THƢ

ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG HỶ (THÁI NGUYÊN)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Thị Tiến

Hà Nội - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi chưa được
bảo vệ bất cứ một học vị nào, các số liệu và tài liệu trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Tác giả

Nông Thị Thƣ


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo đáng
kính PGS.TS. Trương Thị Tiến – người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi tiến
hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn từ những ngày đầu tiên.
Tôi xin cảm ơn tới ban giám hiệu phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo,
đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam –
Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình
giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và
người thân đã động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khóa học.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Tác giả

Nông Thị Thƣ


MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG HỶ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 .................................... 15
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất của Huyện
Đồng Hỷ trƣớc năm 2000. ......................................................................... 15
1.1.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội ................................................ 15
1.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ trước năm 2000...... 21
1.2 Quán triệt chủ trƣơng chung, Đảng bộ huyện Đồng Hỷ xác định
phƣơng hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp. ...................................... 25
1.2.1 Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. ....... 25
1.2.2. Đảng bộ Huyện Đồng Hỷ xác định phương hướng phát triển kinh
tế nồng nghiệp ................................................................................................. 29
1.3 Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt đƣợc. ............................ 33
1.3.1 Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ......................... 33
1.3.2 Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ....................................... 36
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 42
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG HỶ ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013 .... 44
2.1 Yêu cầu mới và chủ trƣơng tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp
của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ..................................................................... 44
2.1.1 Chủ trương chung của Đảng và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn
của Đồng Hỷ. ........................................................................................... 44

1


2.1.2 Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện

Đồng Hỷ .................................................................................................. 48
2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt đƣợc ............................. 56
2.2.1 Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ....................... 56
2.2.2 Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ................................... 59
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 68
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ... 70
3.1 Nhận xét ................................................................................................ 70
3.1.1 Ưu điểm .......................................................................................... 70
3.1.2 Hạn chế ........................................................................................... 83
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu ............................................................... 87
Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 91
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
CNH-HĐH

Nguyên văn
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND


Ủy ban nhân dân

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

HTX
KHKT

Hợp tác xã
Khoa học kỹ thuật

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng chè và một số cây lương thực của huyện
(1995 - 2000) ................................................................................................... 22
Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của huyện giai đoạn (1995 - 2000) ...... 23
Bảng 1.4 Diện tích và sản lượng một số cây trồng chủ yếu của huyện .......... 37
giai đoạn 2001 - 2005 ...................................................................................... 37
Bảng 1.5 Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm của huyện ......................... 40
giai đoạn 2001 - 2005 ...................................................................................... 40
Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện giai đoạn 2006 - 2013 .............. 57
Bảng 2.2 Diện tích và sản lượng một số cây trồng chủ yếu của huyện .......... 60
giai đoạn 2006 - 2010 ...................................................................................... 60
Bảng 2.3 Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm của huyện ......................... 64
giai đoạn 2006 – 2010 - 2013.......................................................................... 64

4



5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp theo hướng CNH- HĐH là bước đi thích hợp của
nhiều quốc gia trên thế giới. Nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời
sống kinh tế - xã hội của con người. Sản phẩm của ngành nông nghiệp không chỉ
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội mà còn còn cung cấp nguồn
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, gia tăng giá trị xuất khẩu, thúc
đẩy kinh tế xã hội phát triển... Hiện tại cũng như trong tương lai nông nghiệp vẫn
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành
kinh tế nào có thể thay thế được.
Việt Nam, là nước có khoảng 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp nên vấn đề phát triển nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, sự phát triển của sản xuất nông
nghiệp không chỉ tăng thêm nguồn lương thực, thực phẩm nuôi sống xã hội
mà còn tác động đến phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, bảo đảm ổn
định các lĩnh vực chính trị xã hội, củng cố an ninh quốc phòng của đất nước.
Nước ta không thể trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại khi
chưa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành sản
xuất nông nghiệp.
Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã khẳng định việc đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên bên

cạnh đó vẫn còn những hạn chế khó khăn cần được khắc phục. Vì vậy nghiên
cứu, tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện
6


phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ làm rõ
hơn tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng, qua đó rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu góp phần hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng về lĩnh
vực phát triển nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Đồng Hỷ là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có
nhiều tiềm năng về nguồn lao động và đất đai, thuận lợi cho việc phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đặc biệt là trồng trọt và chăn
nuôi. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua Đảng bộ
huyện Đồng Hỷ đã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất phát triển nông
nghiệp và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những
kết quả đã đạt được, nông nghiệp Đồng Hỷ còn nhiều hạn chế như quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn
chậm, chưa đồng bộ, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của huyện.
Trước những tác động mạnh mẽ của tình hình thế giới và trong nước,
việc tổng kết đánh giá khách quan sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ
đối với nông nghiệp, đúc kết kinh nghiệm, cung cấp cơ sở khoa học cho việc
hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là việc làm
cần thiết vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Đồng Hỷ (Thái
Nguyên) lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2013” làm đề
tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong tiến trình cách mạng xã hội chủ
nghĩa cũng như sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Vì vậy, vấn đề nông nghiệp luôn
được nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp ở nhiều góc độ
khác nhau như:
7


Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta ( 1990) của
PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống Kê, Hà Nội. Đây là công trình nghiên
cứu đã nêu bật được những thành công và những hạn chế của nông nghiệp
nước ta sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ chính trị và những tác động
to lớn của nó đối với đời sống của xã hội nông thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, một số vấn đề
lý luận và thực tiễn của Hồng Vinh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1998; Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, của tác giả Vũ Oánh, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998…Những công trình khoa học trên đã
đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam trước
năm 1990, qua đó xác định phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn trong những 1991-1995, đồng thời khẳng định sự cấp bách và cần thiết đưa
nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển theo con đường CNH, HĐH.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt NamCon đường và bước đi,( 2006) GS.TS Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên), NXB
chính trị quốc gia, Hà Nội. Công trình đã đề cập quá trình phát triển kinh tế
nông nghiệp và những chủ trương, giải pháp nhằm đưa kinh tế nông nghiệp
ngày càng phát triển theo hướng CNH- HĐH.
PGS.TS Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam
sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận một cách khá toàn
diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta trong thế
kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới.
TS. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt
Nam - Hôm nay và mai sau, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã nêu

bật thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay,
8


những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát
từ thực tiễn, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách
nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển.
Một số công trình nghiên cứu trực tiếp về chủ trương chính sách của
Đảng đối với sự phát triển của KTNN như:
Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của
Bộ chính trị ( 2000) do PGS.TS Lê Đình Thắng (chủ biên), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.Trong cuốn sách này, tác giả phân tích và xác định vị trí,
tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở
nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sau Nghị quyết 10,
từ đó có những kiến nghị phương hướng, giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát
triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian tới.
Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2011) của TS Nguyễn Ngọc Hà, NXB Chính trị
- Hành chính, Hà Nội, 2011. đã khái quát nhưng chủ trương của Đảng về phát triển
kinh tế nông nghiệp, cũng như thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Một số luận văn, luận án nghiên cứu trực tiếp về vai trò của Đảng trong
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp:
Nguyễn Đình Bảng (2010), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ lịch sử,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Ngô Thị Toàn (2011) Đảng bộ tỉnh
Bắc Giang lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm
2010, luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
Trịnh Thị Tươi (2012), Đảng bộ tỉnh Long An lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ lịch sử, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Xuân Ớt, Đảng lãnh đạo thực hiện

cơ chế đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp 1981 – 1988, luận văn thạc
9


sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội, 1998.
Đặc biệt, luận văn tham khảo, tiếp thu, kế thừa kết quả nghiên cứu của
các công trình khoa học về kinh tế nông nghiệp của Thái Nguyên, vai trò lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên cũng như Đảng bộ các địa phương trong
tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp. Đáng chú ý là các công trình:
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1965 - 2000) của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005). Nội dung cuốn sách đề cập nhiều vấn đề
trong đó đã nêu khái quát những chủ trương của Đảng bộ tỉnh và những thành
tựu cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm
đầu mới tái lập tỉnh.
Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ (1930 – 1995) của Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện Đồng Hỷ (1997) đã trình bày khái quát về tình hình kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của huyện và những chủ trương, quan điểm của Đảng
bộ huyện Đồng Hỷ về phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Vũ Thái Dũng (2009), Quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo
đẩy mạnh phát triển kinh tế (1997 - 2005), luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã trình bày khái quát
những quan điểm chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát
triển kinh tế; những thành tựu đạt được về phát triển kinh tế từ khi tái lập tỉnh
đến năm 2005, nêu lên một số hạn chế và những kinh nghiệm chủ yếu trong
quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ tỉnh.
Lê Văn Tám (2010), Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế tư nhân
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện hội
nhập nền kinh tế quốc tế, luận văn thạc sĩ, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại
học Kinh tế và quản trị kinh doanh .


10


Hoàng Thị Mỹ Hạnh (2013), Quá trình chuyển biến kinh tế- xã hội tỉnh
Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010, luận án Tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam. Tác giả đã đề cấp đến những chủ trương của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên về phát triển kinh tế- xã hội; trình bày rõ nét quá trình
chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội của tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010.
Những công trình trên chủ yếu nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp của
tỉnh Thái Nguyên; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong phát triển kinh
tế nông nghiệp. Vai trò của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ trong phát triển kinh tế
nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng chỉ được đề cập ở mức độ rất hạn
hẹp. Có thể nhận định rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học
nào đề cập một cách toàn diện, hệ thống về quá trình Đảng bộ huyện Đồng
Hỷ lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm
2013, dưới góc độ của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ những quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện
Đồng Hỷ nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2013.
Trên cơ sở đó, rút ra những nhận xét về quá trình Đảng bộ huyện Đồng
Hỷ lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2013.
Đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ
lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2013.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng bộ huyện Đồng Hỷ
về phát triển nông nghiệp qua hai giai đoạn: từ năm 2000 đến năm 2005 và từ
năm 2006 đến năm 2013.


11


- Trình bày có hệ thống các chủ trương, biện pháp và quá trình chỉ đạo
thực hiện của Đảng bộ Huyện Đồng Hỷ và những kết quả đạt được qua hai
giai đoạn 2000-2005 và 2006-2013.
- Đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình
lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ Huyện Đồng Hỷ từ năm
2000 đến năm 2013.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là
Quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lãnh đạo phát triển kinh tế Nông
nghiệp từ năm 2000 đến năm 2013.
Chủ thể lãnh đạo: Đảng bộ huyện Đồng Hỷ
Đối tượng lãnh đạo:Kinh tế nông nghiệp
Phương thức lãnh đạo: Đảng bộ huyện Đồng Hỷ đề ra những chủ
trương, giải pháp thể hiện trong các (Nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành
động,...và chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm
2000 đến năm 2013.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến năm
2013. Năm 2000 là năm diễn ra Đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ huyện
Đồng Hỷ. Năm 2013 là năm kết thúc hơn nửa nhiệm kỳ đại hội lần thứ XXIII
của Đảng bộ huyện, cũng là năm học viên nhận đề tài nghiên cứu.
Địa bàn nghiên cứu của luận văn là huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
Về nội dung nghiên cứu kinh tế nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao
gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản...hiểu theo nghĩa hẹp, kinh tế nông
nghiệp có 2 ngành chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Chuyển sang sản xuất
hàng hóa kinh tế nông nghiệp bao gồm cả các hoạt động dịch vụ phục vụ sản
xuất nông nghiệp.


12


Tuy nhiên trong khuôn khổ một bản luận văn thạc sĩ và căn cứ vào thực
tế của Đồng Hỷ, luận văn nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
Huyện Đồng Hỷ đối với hai ngành chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Phần chỉ
đạo của Đảng bộ, luân văn tập trung trình bày hai nội dung chính: Chỉ đạo
chuyển dich cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất nông nghiệp.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng
về cách mạng xã hội chủ nghĩa, trực tiếp là đường lối, chủ trương về phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn trong những năm đổi mới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgíc, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như
thống kê, đối chiếu, so sánh, đồng đại, lịch đại, phân tích, tổng hợp và khảo
sát thực tế.
5.3. Nguồn tài liệu
Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, các
nghị quyết của Trung ương và chỉ thị của Ban bí thư liên quan tới kinh tế
nông nghiệp.
Các nghị quyết chỉ thị của Đảng bộ và Tỉnh ủy Thái Nguyên về phát
triển kinh tế nông nghiệp.
Các văn kiện đại hội Đảng bộ Huyện Đồng hỷ, các nghị quyết chỉ thị,
báo cáo tình hình kinh tế nông nghiệp của Huyện ủy, UBND và một số ban
ngành của Huyện Đồng Hỷ.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn

Góp phần tổng kết quá trình Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lãnh đạo phát
triển nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2013.

13


Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng bộ huyện Đồng
Hỷ lãnh đạo phát triển nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2013.
Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc tiếp tục hoạch định những chủ
trương phù hợp nhằm phát triển KTNN ở huyện Đồng Hỷ.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, những
người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp ở nước ta
nói chung và Thái Nguyên cũng như Đồng Hỷ nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục
luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ huyện Đồng Hỷ lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005
Chương 2: Đảng bộ huyện Đồng Hỷ đẩy mạnh phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2006 đến năm 2013
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm chủ yếu

14


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỒNG HỶ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất của Huyện
Đồng Hỷ trƣớc năm 2000.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội
Vị trí địa lý
- Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái
Nguyên, có diện tích đất tự nhiên là 455,24 km², huyện có 18 xã và 3 thị trấn;
dân số 110,170 người, trong đó ở độ tuổi lao động chiếm khoảng 55%. Phía
Bắc của huyện Đồng Hỷ tiếp giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn. Phía
Nam Giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, Phía Đông: Giáp tỉnh
Bắc Giang, Phía Tây: Giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên.
Đồng Hỷ có vị trí địa lí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên,
là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa, đồng thời gần với các khu công nghiệp
lớn của tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh với
quốc lộ 1B dài 13,5 km nối liền với quốc lộ 3 tại vị trí cầu Cao Ngạn và có
tỉnh lộ 269 dài 27,3 km nối từ trung tâm huyện tới giáp tỉnh Bắc Giang,
đường thủy dọc theo sông Cầu từ Huống Thượng đến xã Văn Lăng, dài
khoảng 40 km, đường huyện có 12 tuyến với tổng chiều dài 108 km, trong đó
có 74 km là đường nhựa, còn lại là đường cấp phối, đường xã có tổng chiều
dài trên 390 km, trong đó đã bê tông hóa 180 km được phân bố tương đối
đồng đều trên 18 xã, thị trấn.. rất thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, buôn bán
trao đổi hàng hóa với các địa phương trong vùng. Từ vị trí địa lý đó đã giúp
cho Đồng Hỷ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa.

15


Địa hình
Địa hình huyện Đồng Hỷ có độ dốc thoai thoải từ Đông Bắc xuống Tây
Nam. Phía Bắc và Đông Bắc huyện thuộc dãy núi đá vôi Bắc Sơn hùng vĩ. Các
xã Văn Lăng, Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn và kéo dài xuống phía Nam
huyện có những khối núi đá vôi đồ sộ, có đỉnh cao tới 600 mét. Các xã phía Bắc

và Đông Bắc của huyện thuộc vùng núi cao, độ cao trung bình là 120 mét so
với mặt nước biển. Tiếp dãy núi đá lớn là vùng đồi núi thấp nhiều đồi hình bát
úp, độ cao từ 50 đến 60 mét, có khả năng phát triển cây công nghiệp (mía,
lạc, chè…). Các xã nằm phía hạ lưu sông Cầu có độ cao trung bình 20 mét so
với mặt nước biển với những cánh đồng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát
triển lúa nước và cây thực phẩm ( rau xanh, đậu…).
Khí hậu
Khí hậu Đồng Hỷ nằm ở vùng Bắc chí tuyến, trong vành đai nhiệt đới
Bắc bán cầu, nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa.
Mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình là 22 độ C. Số giờ nắng trong năm là 1.628 giờ. Mỗi năm ở
Đồng Hỷ trung bình có khoảng 21 - 22 đợt gió mùa Đông Bắc tràn qua.
Đất đai
Đất Đồng Hỷ có nhiều loại khác nhau, trong đó núi chiếm 49% hình
thành do sự phong phú trên đá mác ma, đá biến chất, đá trầm tích. Đất đồi
chiếm 36%, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét và một phần
phù xa cổ kiến tạo. Ruộng đất bãi chiếm hơn 10% được phân phối dọc theo
sông, suối chịu tác động của chế độ thủy văn. Loại đất có giá trị sử dụng trong
sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất feralit mầu nâu vàng phát triển trên đá
phù sa cổ, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Long, Hóa Trung… tạo điều kiện
cho phát triển cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây công nghiệp hàng ngày
(mía, lạc), cây ăn quả (vải, nhãn, táo); đồng thời có khả năng cải tạo làm đồng cỏ
phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó đất phù sa được bồi đắp bởi các sông như:
16


Sông Cầu, Sông Công... phân bố trên một dải đất rộng tập trung nhiều ở một số
xã: Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Cam Giá … rất thích hợp trong việc trồng các
loại cây rau mầu, cây lương thực.
Sông ngòi

Mật độ sông, suối của Đồng Hỷ bình quân là 0,2 km/km2, tất cả đều bắt
nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc, Đông Bắc và đều chảy vào sông Cầu. Sông
Cầu chảy theo hướng Bắc - Nam là biên giới phía Tây của huyện với độ dài
47 km, là nguồn cung cấp nước chính, có tiềm năng khai thác vận tải thuỷ.
Theo đánh giá của các nhà địa chất, mạch nước ngầm của Đồng Hỷ có trữ
lượng lớn, đủ cung cấp nước sinh hoạt cho năm, bảy trăm ngàn dân. Ngoài ra,
huyện còn có nhiều sông suối như suối Thác Rạc, Khe Mo, Ngàn Mo…và
nhiều hồ nước nhỏ để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Giao thông
Về giao thông, tổng chiều dài đường bộ của huyện Đồng Hỷ là
729,8 km, trong đó có quốc lộ 1B qua địa bàn huyện dài 15,5 km, đường liên
tỉnh dài 27 km, đường liên huyện dài 57,5 km, đường liên xã 171 km, đường
liên xóm 404 km. Mật độ giao thông toàn huyện bình quân đạt 13,4 km/km2,
ô tô vận tải cỡ lớn có thể đến được trung tâm tất cả các xã trong huyện, đây là
điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hoá kinh tế trong huyện ngày càng phát triển.
Khoáng sản
Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành
đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên tài nguyên khoáng sản rất phong phú
như: vàng, sắt phục vụ cho các ngành công nghiệp khai khoáng và luyện kim.
Ngoài ra Đồng Hỷ có lợi thế lớn về nguồn tài nguyên rừng với các loại cây
như: cỏ tranh, lá cọ, tre, nứa, mây, sa nhân; các loại gỗ như: gỗ lim, gỗ sến, gỗ
đinh, gỗ tấu, gỗ xoan… Tài nguyên rừng hiện nay của huyện chủ yếu là rừng
tái sinh. Do chịu tác động của điều kiện khí hậu có mùa khô lạnh, đất đai bị xói
mòn, địa hình lại dễ khai thác nên nguồn thổ sản đã trở nên nghèo kiệt. Trong
rừng còn rất ít gỗ quý chủ yếu là các cây mọc nhanh như: dẻ, thông, thành
17


ngạnh v v… Về động vật, chủng loại cũng chỉ tập trung ở một số loài: chim,
chồn, sóc v.v…

Nhìn chung, với vị trí và điều kiện tự nhiên trên, Đồng Hỷ có những
điều kiện cơ bản để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đẩy mạnh kinh tế hàng
hoá giữa các vùng. Từ đó, tạo điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo đời sống
cho nhân dân.
Điều kiện kinh tế- xã hội
Dân cư và nguồn lao động
Tính đến tháng 12-2006, dân số Đồng Hỷ là 124.722 người, gồm
28.741 hộ, trong đó dân tộc Kinh chiếm 63,3%, Nùng 13,2%, Dao 4,4%, Tày
2,5%, Mông khoảng 1,6%, còn lại là các dân tộc khác. Dân số nông thôn
56,29%, đô thị là 13,71%, trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là
73,5% còn lại là lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng dân số Đồng Hỷ ở thập kỷ cuối của thế kỷ XX có
xu hướng giảm dần từ 2,09% năm 1991 xuống 2% năm 1995; 1,86% năm
1998. Những năm đầu thập niên thế kỷ XXI tốc độ tăng dân số của huyện ngày
càng giảm, năm 2010 tốc độ tăng dân số là 1,1%. Mật độ dân cư của huyện là
215 người/km2 (toàn tỉnh là 303 người/km2), sự phân bố dân cư của huyện là
không đồng đều có sự chênh lệch tương đối lớn, cao nhất là thị trấn Chùa Hang
2.996 người/km2 và thấp nhất là xã Hợp Tiến 53 người/km2[ 1, tr 3].
Đồng Hỷ có kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm
trên 50% dân số của huyện. Đây là nguồn lao động dồi dào phục vụ quá trình
sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong đó có hoạt động sản xuất kinh tế nông nghiệp.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Hệ thống giao thông của huyện tương đối hoàn chỉnh với quốc lộ 1B dài
13,5 Km² nối liền với quốc lộ 3 tại vị trí cầu Cao Ngạn và có tỉnh lộ 269 dài 27,3
Km² nối từ trung tâm huyện tới giáp tỉnh Bắc Giang, đường thủy dọc theo sông
Cầu từ Huống Thượng đến xã Văn Lăng, dài khoảng 40 Km, đường huyện có 12
18



tuyến với tổng chiều dài 108 km, trong đó có 74 km là đường nhựa, còn lại là
đường cấp phối, đường xã có tổng chiều dài trên 390 km, trong đó đã bê tông hóa
180 km được phân bố tương đối đồng đều trên 18 xã, thị trấn.. rất thuận tiện cho
việc đi lại, giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa với các địa phương trong vùng.
Lưới điện
Đến năm 2005 toàn bộ huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia.
Việc được sử dụng điện đã tác động to lớn đến đời sống của nhân dân, lưới
điện được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và tham gia vào quá trình sản
xuất của người dân cũng như của các doanh nghiệp trong đó có các doanh
nghiệp kinh doanh sản xuất chế biến những sản phẩm nông nghiệp
Hệ thống thủy lợi
Trên địa bàn của huyện có nhiều các hồ chứa nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp. Đặc biệt trên địa bàn huyện có dòng sông Cầu chảy qua đây là
nguồn nước quan trọng phục vụ sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
của người dân.
Hệ thống máy móc phục vụ nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp của huyện với lao động thủ công là chính. Trong
những năm gần đây, tốc độ cơ giới hóa nông nghiệp ngày càng tăng nên việc
sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay cũng khá phổ biến như: máy làm
đất nhỏ, máy vận chuyển, máy xay xát, máy bơm điện, máy sao chè cải tiến,
máy tẽ ngô... Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật của những cơ sở và những dịch
vụ phục vụ nông nghiệp (cung ứng giống, vật tư, chế biến nông sản) còn ít và
nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nông nghiệp
Giáo dục đào tạo
Thái Nguyên nói chung và Đồng Hỷ nói riêng là trung tâm văn hóa - xã
hội của khu vực Việt Bắc và là một trong những trung tâm đào tạo của cả
nước, có hệ thống giáo dục và đào tạo khá phát triển, mặt bằng dân trí của
tỉnh thì tương đối cao. Tỉnh Thái Nguyên có 7 trường thuộc Đại học Thái
Nguyên, 20 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với lực lượng trí
19



thức và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo. Trên địa bàn huyện ngoài
hệ thống các trường phổ thông còn có Đại học Việt Bắc đóng trên địa bàn
huyện. Đây là thuận lợi to lớn của huyện trong việc đáp ứng nhu cầu học tập
của nhân dân trong cũng như ngoài tỉnh và đào tạo nguồn lao động có chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Huyện đã thực hiện tốt hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng nhân
dân trong huyện, làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường,
không có dịch bệnh xảy ra. Huyện đang chỉ đạo tiếp tục đầu tư nâng cấp trang
thiết bị cho Bệnh viện đa khoa huyện. Huyện chú trọng trong việc đào tạo nâng
cao tay nghề cho đội ngũ y bác sĩ trong huyện. Hiện nay toàn huyện có 39 bác sĩ,
220 y tá, 15 y sĩ. Tổng số giường bệnh lên tới 140 giường bệnh. Huyện có 2
phòng khám khu vực và 01 trung tâm y tế huyện cùng các trang thiết bị phục vụ
cho khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được cao hơn.
Như vậy, với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội như trên, huyện
Đồng Hỷ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế theo hướng khai thác các
tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đây cũng là những yếu tố quan trọng
thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa gắn với lợi thế của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, việc
phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện cũng còn gặp không ít những khó
khăn như: tích lũy vốn còn thấp; cơ cấ u kinh tế nông nghiệp chuyể n dich
̣ châ ̣m,
kế t cấ u ha ̣ tầ ng kinh tế phục vụ sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; hoạt động
sản xuất kinh doanh chế biến các sản phẩm nông nghiệp còn chưa phát triển; tỷ
lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, phong tục tập quán còn nặng nề, trình độ dân
trí ở một vài nơi còn thấp. Đó là những khó khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng.

20



1.1.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ trước năm 2000
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ V và Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ của huyện lần thứ XVII, tiếp thu những quan điểm đổi mới toàn
diện của Đảng, vượt qua mọi khó khăn Đảng bộ huyện Đồng Hỷ đã tập trung
lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, từng bước tạo ra những chuyển biến
đáng kể trong đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn của huyện.
Về nông nghiệp: Sau khi triển khai nghị quyết 10 của Bộ chính trị; Nghị
quyết 05 của Tỉnh Uỷ Bắc Thái và Nghị quyết 02 của Huyện ủy về việc đổi mới
công tác quản lý kinh tế trong nông nghiệp, Đảng bộ Huyện Đồng Hỷ đã tích cực
động viên, khuyến khích nhân dân tận dụng đất đai để sản xuất, thâm canh tăng vụ
lúa, màu, cây công nghiệp, nâng cao hiệu suất lao động, khắc phục những khó
khăn do thiên tai gây ra, đặc biệt là thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đầu thập niên
90 của thế kỷ XX. Cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp dần dần được hình thành
theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước.
Vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, do hạn chế trong công tác quy
hoạch, việc tổ chức thực hiện khoán mới chưa thống nhất và đồng bộ trong xã
viên và nông dân, đã nảy sinh tranh chấp ruộng đất ở nhiều địa phương, nhất
là ở những vùng miền núi: Quang Sơn, Tân Long, Minh Lập,Văn Hán, Hóa
Trung, Linh Sơn, Tân Lợi.. điều này khiến cho sản xuất bất ổn định, diện tích
bị bỏ hoang, đời sống xã viên thêm khó khăn.
Khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm(1986 – 1990), huyện Đồng Hỷ
đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phân vùng kinh tế.
Bên cạnh đó từ việc xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, Đảng
bộ huyện Đồng Hỷ đã chú trọng tạo mọi điều kiện về vật tư, vốn, đổi mới
giống để phát triển.
Tình hình sử dụng đất tính cho đến năm 2000, Đồng Hỷ có tổng diện
tích là 45.524,44 ha, trong đó đất nông nghiệp là 11.854,65 ha, đất có mặt


21


×