Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.97 KB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ LÚA

KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA CHA MẸ VỚI CON LỨA
TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số

: 60.31.04.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HOÀNG THỊ DIỄM NGỌC

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Lúa



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA CHA MẸ VỚI
CON LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.............................................. 14
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp giữa cha mẹ với con lứa tuổi
học sinh trung học cơ sở............................................................................................ 14
1.2. Một số kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở19
1.3. Một số đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở............................... 27
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở .......................................................................................................... 30
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 34
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu....................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA CHA MẸ VỚI CON LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ............... 40
3.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh trung học cơ
sở ............................................................................................................................... 40
3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng giao tiếp giữa cha mẹ với con lứa tuổi
HSTHCS.................................................................................................................... 56
3.3. Kết quả thực nghiệm tác động bồi dưỡng và nâng cao một số kỹ năng giao tiếp cho
cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS tại trường THCS Trực Phương ................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 73


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HSTHCS


Học sinh trung học cơ sở

KN

Kỹ năng

KNGT

Kỹ năng giao tiếp

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC

Độ lệch chuẩn


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1a: Đặc điểm khách thể nghiên cứu là cha mẹ ............................................. 34
Bảng 2.2b: Đặc điểm khách thể nghiên cứu là học sinh ........................................... 35
Bảng 3.1: Đánh giá của cha mẹ về mục đích trong giao tiếp với con............................... 40
Bảng 3.2: Đánh giá của cha mẹ về mối quan hệ hiện tại với con ................................. 41
Bảng 3.3: Biểu hiện kỹ năng thiết lập mối quan hệ của cha mẹ với con .................. 42
Bảng 3.4: Biểu hiện kỹ năng thu thập thông tin của cha mẹ về con ......................... 49
Bảng 3.5: Biểu hiện kỹ năng thuyết phục con của cha mẹ .......................................... 53
Bảng 3.6: Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con ........... 57

Bảng 3.7: Đánh giá của học sinh trường THCS Trực Phương về sự thay đổi các kỹ năng
giao tiếp của cha mẹ với con sau khi thực nghiệm tác động............................................ 67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi nói đến vai trò của thanh thiếu niên trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở
lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học
tập của các cháu”. Nói một cách khác, tuổi trẻ và tương lai của đất nước là hai yếu
tố không thể tách rời, tương lai của một dân tộc tốt đẹp hay suy vong là phụ thuộc
vào thế hệ trẻ - những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời, họ có khát
vọng, hoài bão, lí tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó, không ngại khổ, luôn
sẵn sàng cống hiến cho xã hội.
Một đứa trẻ được sinh ra và được phát triển toàn diện về nhân cách thì không
thể không kể đến vai trò quan trọng của những người làm cha mẹ, nó vừa là bổn
phận của các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, vừa là
trách nhiệm của một người thầy trong công cuộc uốn nắn, dạy dỗ trẻ. Một vấn đề
được đa số các bậc phụ huynh quan tâm đó là làm thế nào để dạy dỗ và giáo dục
con nên người? Nhất là khi con cái bước vào bậc trung học cơ sở, cái tuổi “nửa
người lớn, nửa trẻ con”, các em chưa thật sự thấu hiểu cái đúng, chưa hiểu rõ cái
sai nhưng bắt đầu có những suy nghĩ và lí luận riêng. Khi tiếp nhận sự giáo dục từ
cha mẹ, sự phản kháng của các em thường là lí sự hay cãi lại hơn là biết nghe theo
những lời khuyên, răn dạy của các bậc phụ huynh.
Về mặt thực tiễn, hiện nay phần lớn cha mẹ chỉ làm thỏa mãn cho trẻ đầy đủ
các nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến suy nghĩ của con, không biết được con
muốn gì đã dẫn đến việc rất nhiều trẻ có hành vi lệch chuẩn. Theo số liệu thống kê
của đề án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa
tuổi chưa thành niên”, có 80% số trẻ vị thành niên phạm tội rơi vào hoàn cảnh khó

khăn; bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc, gia đình thường xảy ra áp lực,
thiếu sự quan tâm đến con cái, sự giáo dục chưa phù hợp, để các em lang thang
kiếm sống hoặc nuông chiều quá mức để trẻ muốn làm gì thì làm… Theo đó, sự
1


phát triển của các thiết bị kỹ thuật hiện đại như: máy tính, mạng xã hội, trò chơi
điện tử đã có những tác động tiêu cực đến việc nhận thức và hành động của trẻ.
Trong những năm gần đây, số trẻ nghiện các trò chơi điện tử ngày càng nhiều dẫn
đến các hành vi phạm tội do chơi các trò chơi điện tử ngày càng nghiêm trọng,
nhiều trẻ sẵn sàng giết người thậm chí cả người thân, trộm cắp để có tiền chơi các
trò chơi điện tử. Hay do ảnh hưởng của những trang mạng đen, nhiều trẻ thiếu hiểu
biết, tò mò, mong muốn được khám phá bản thân dẫn đến tỷ lệ nạo, phá thai hoặc
làm cha mẹ ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng. Thực tế trên như một hồi
chuông cảnh báo các bậc phụ huynh về sự cần thiết phải có những kỹ năng phù hợp
trong việc giáo dục và quản lí con nhất là khi trẻ ở lứa tuổi thiếu niên.
Về mặt lý luận, đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khoa học
khác nhau, xuất hiện trên những trang mạng ngày càng nhiều bài viết về những kỹ
năng giáo dục và quản lý con ở lứa tuổi mới lớn này. Tuy nhiên, các nghiên cứu
chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con cái nói chung và đối với con ở
lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nói riêng từ góc độ tâm lý thì còn khiêm tốn.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Kỹ năng giao tiếp
của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở” làm đề tài nghiên cứu của
mình. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp cho hệ thống lý luận về việc giáo dục kỹ năng
giao tiếp của cha mẹ đối với con cái, là cơ sở đề xuất các biện pháp giúp con phát triển
toàn diện về trí tuệ và nhân cách cũng như cách nhìn nhận, suy nghĩ và phương pháp,
hành động cụ thể của cha mẹ trong việc giáo dục con ở lứa tuổi dậy thì.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
2.1.1. Hướng nghiên cứu về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp

Từ thuở sơ khai mông muội đến xã hội văn minh ngày nay, cùng với hoạt
động, giao tiếp là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của loài người. Giao
tiếp là điều kiện tồn tại và nhờ tham gia vào hoạt động giao tiếp mà các đặc trưng
xã hội của con người được hình thành. Từ lâu, con người đã nhận thấy tầm quan trọng
và đúc kết kinh nghiệm giao tiếp trong đời sống hàng ngày để đời sau có thể vận dụng
2


giúp tăng hiệu quả của giao tiếp. Chẳng hạn, người châu Âu có câu ngạn ngữ nổi tiếng
“Ai không có sẵn tiền trong túi thì phải có mật ngọt ở miệng” hoặc “Bộ áo không làm
nên thầy tu, nhưng không có bộ áo, thầy tu không phải là thầy tu”. Ở châu Á, người
Trung Quốc luôn đề cao tầm quan trọng của thái độ vui vẻ, thân thiện của thương nhân
trong kinh doanh: “Ai không biết mỉm cười thì đừng nên mở tiệm”... tầng lớp quý tộc, vua
chúa, quan lại đã biết sử dụng tác động của tư thế đi, đứng và ngồi, của hành vi, cử chỉ,
của khoảng cách… để làm tăng ảnh hưởng lên đối tượng giao tiếp và họ còn mời thầy
huấn luyện cho con cháu của mình. Tuy nhiên, vấn đề giao tiếp và kỹ năng giao tiếp chỉ
được bắt đầu nghiên cứu một cách khoa học từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt từ những năm
30 - 40 của thế kỷ XX, khi vấn đề thiết lập và phát triển các mối quan hệ, vấn đề truyền
thông trở nên đặc biệt quan trọng trong xã hội. Theo đó, cùng với sự phát triển của tâm
lý học và giáo dục học, nghiên cứu tâm lý học nói chung và tâm lý học giao tiếp nói
riêng đã phát triển mạnh mẽ và chia thành nhiều khuynh hướng khác nhau trên cả bình
diện lý luận và thực tiễn, cả ở cấp độ nhóm và cá nhân thu hút rất nhiều nhà khoa học
trong, ngoài nước nghiên cứu thuộc rất nhiều lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học, sư
phạm học hay giáo dục học.
Ngay từ thời xa xưa, các nhà triết học như, Socrate (470 - 399 TCN) và
Platon (428 - 374 TCN) đã manh nha tiếp cận lí luận về giao tiếp, các tác giả đã coi
đối thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với
con người. Tiếp nối quan điểm trên, nhà triết học Đức Phơ-Bách (1804 -1872) đã
khẳng định, bản chất con người chỉ biểu hiện trong giao tiếp, trong sự thống nhất
của con người với con người, trong sự thống nhất dựa trên tính hiện thực của sự

khác biệt giữa tôi và bạn.
Năm 1884, trong tác phẩm “Bản thảo Kinh tế - Triết học năm 1884”, C.Mác
(1818 - 1883) đã nhấn mạnh, qua giao tiếp với người khác mà con người có thái độ
đối với bản thân mình, với người khác và giao tiếp với người khác là chiếc gương
để mỗi người tự soi mình. Thật vậy, qua giao tiếp con người tích lũy được kinh
nghiệm sống và có thể xem xét lại bản thân mình thông qua ý kiến, nhận định của
người khác. Ở một cấp độ cao hơn, kết hợp với nền hệ tư tưởng của C.Mác,
3


V.I.Lênin đã cho rằng, giao tiếp trước hết ở dạng điều kiện, là tiền đề của sự hình
thành và phát triển những mối quan hệ xã hội. Sau đó chính nó lại là quá trình thực
hiện các mối quan hệ xã hội đã hình thành [34, tr 6]. Theo đó, có sự phân hóa rõ rệt
theo các khuynh hướng coi:
Giao tiếp như là một quá trình trao đổi thông tin: Đại diện là K.K. Platonop,
J.P.Gruere, J.Lishman, Laswell, Gode, Lewis... Miler( 1951): Giao tiếp là nghĩa là
thông tin được truyền từ người này sang người khác; Gode(1959) đưa ra định
nghĩa: Giao tiếp là một quá trình làm phổ biến những cái thuộc về một hoặc vài cá
nhân đến người khác; Lewis(1963) đưa ra quan niệm: Giao tiếp là một quá trình mà
người ta làm tăng sự hiểu biết về một vấn đề bằng cách phán đoán các tín hiệu
được người khác phát ra có liên quan đến vấn đề nào đó.Tác giả Đinh Văn Đáng:
Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể thông qua ngôn ngữ
nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ biểu cảm. Qua đó, các chủ thể tham gia giao tiếp
luôn hướng tới sự đồng thuận mà mình mong muốn [7]. Tuy nhiên, xu hướng này
cũng tồn tại điểm hạn chế khi các tác giả mới chỉ chú ý đến sự trao đổi thông tin
trong giao tiếp mà chưa quantâm đến người nhận thông tin và thái độ cảm xúc của
họ khi nhận được những thông tin đó - trong khi trao đổi thông tin là một trong
những chức năng tạo nên và duy trì quá trình giao tiếp. Vì vậy, đòi hỏi cần nghiên
cứu giao tiếp trong mối quan hệ mang tính chỉnh thể của nó bởi lẽ ngoài việc tiếp
nhận và trao đổi thông tin thì giao tiếp còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức, xúc

cảm, tình cảm của con người.
Giao tiếp là hoạt động thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách: Tiêu biểu
là tác giả Cooley, A.A.Leonchiev, B.Ph.Lômôv... Mở đầu khuynh hướng này là nhà
tâm lý học Mỹ Cooley (1962) định nghĩa: “Giao tiếp như là một cơ chế cho các mối
liên hệ của con người tồn tại và phát triển”. Từ đó, ông đã nêu lên tầm quan trọng
của giao tiếp trong đời sống con người và coi nó như cơ chế để ràng buộc các liên
hệ, quan hệ giữa con người với nhau. Trong khi đó, giới tâm lý học nước Nga lại
chứng kiến cuộc tranh luận về phạm trù giao tiếp và phạm trù hoạt động của
A.A.Leonchiev và B.Ph.Lômôv. Nếu như A.A.Leonchiev (1978) coi “giao tiếp là
4


một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa
người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và
nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng những phương tiện đặc thù mà trước hết
là ngôn ngữ” thì B.Ph.Lômôv (1981)lại cho rằng “giao tiếp là mối quan hệ tác
động qua lại giữa con người với tư cách là chủ thể” . Theo B.Ph.Lômôv trong giao
tiếp các cá nhân vừa là chủ thể vừa là đối tượng giao tiếp trong mối quan hệ tác
động qua lại đó.
Về kỹ năng giao tiếp, trong cuốn"Bàn về tâm hồn" của Arixton (384 - 322
TCN), cuốn sách đầu tiên của loài người bàn về tâm lí học đã quan tâm đến kĩ năng
hoạt động nói chung. Theo ông, nội dung của phẩm hạnh là: biết định hướng, biết
làm việc, biết tìm tòi; điều đó có nghĩa là: con người có phẩm hạnh là con người có
kĩ năng làm việc.
Đến những năm đầu thế kỉ XX, tâm lí học hành vi ra đời với các đại diện như
J. Watson, B.F Skinner, E.L Thordai cũng đã bàn tới vấn đề rèn luyện kỹ năng trong
việc hình thành hành vi. Nhìn chung, các nhà tâm lí học phương Tây khi nghiên cứu
về kĩ năng của con người thường chú trọng vào mục đích làm sao để có thể tăng
được năng xuất lao động một cách tối đa nhất. Có lẽ vì vậy nên họ đã giành nhiều
tâm huyết của mình để tìm hiểu kỹ năng lao động của người công nhân trong quá

trình vận hành máy móc.
Cùng trong thời gian này, các nhà nghiên cứu Xô Viết cũng dành nhiều thời
gian cho việc nghiên cứu về kỹ năng trong đó có kỹ năng giao tiếp như Xacopnhin
(1973) “Về bản chất giao tiếp người”,A.A.Leonchiev (1974) "Tâm lý học giao
tiếp", I.L. Kolominxki (1976) "Tâm lý học về các mối quan hệ qua lại trong nhóm
nhỏ", K.K. Platonov (1981) "Giao tiếp trong tâm lý học", B.Ph.Lômôv(1981)
“Những vấn đề giao tiếp trong tâm lý học”, E.V.Sucanova (1985) “Những khó
khăn tâm lý của giao tiếp liên nhân cách”, Kagan (1988) “Thế giới giao tiếp,
N.D.Lêvitov (1972), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm”... Nhờ những
nghiên cứu này mà giao tiếp trở thành ngành khoa học độc lập ở Liên Xô thu hút
được nhiêu nhà khoa học nghiên cứu tầm vi mô và vĩ mô của các tác giả
5


Đặc biệt, trong năm 1960, nhà nghiên cứu người Pháp Bavelas khi nghiên
cứu thực nghiệm về cấu trúc giao tiếp đã đưa ra khái niệm “khoảng cách” được lý
giải như những mắt xích giao tiếp cần thiết để thông điệp được gửi tới đối tượng
giao tiếp bằng con đường ngắn nhất [53].
Tiếp theo, năm 1981, Allan Pease trong cuốn “Ngôn ngữ của cử chỉ - ý
nghĩa của cử chỉ trong giao tiếp” lại nhắc đến một khía cạnh khác của giao tiếp là
giao tiếp phi ngôn ngữ. Ông cho rằng, giao tiếp phi ngôn ngữ là một quá trình tác
động phức tạp của con người, những động tác, cử chỉ, nét mặt ... có một ý nghĩa
nhất định, khi hạnh phúc con người mỉm cười, khi buồn thì chau mày, khi giận dữ
thì có cái nhìn bực tức; gật đầu là đúng, lắc đầu là sai [1, 2].
Năm 1974, trong cuốn: “Tâm lí người người giảng viên”, A.A.Leoncheiv đã
liệt kê các kỹ năng giao tiếp sư phạm như: Kỹ năng điều chỉnh hành vi bản thân, kỹ
năng quan sát, kỹ năng nhạy cảm xã hội, biết phán đoán nét mặt người khác, kỹ
năng đọc, hiểu, biết mô hình hóa cho học sinh, làm gương cho học sinh, kỹ năng
giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng kiến tạo, sự tiếp xúc, kỹ năng nhận thức [3].
Nhà tâm lí học V.P. Dakharov đã giành nhiều công sức để phân loại các

nhóm kỹ năng giao tiếp: kỹ năng tiếp xúc, thiết lập quan hệ, kỹ năng biết cân bằng
nhu cầu bản thân và đối tượng trong quá trình giao tiếp, kỹ năng nghe đối tượng, kỹ
năng tự kiềm chế, kiểm tra người khác, kỹ năng tự làm chủ cảm xúc hành vi, kỹ
năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng
thuyết phục, kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng nhạy cảm
trong giao tiếp. Ông đã xây dựng các bài trắc nghiệm về kỹ năng giao tiếp qua đó
phát hiện các yếu tố chi phối cũng như khả năng tiềm tàng về giao tiếp của mỗi
người. Các công trình đã nghiên cứu, làm rõ về bản chất xã hội của giao tiếp người,
quá trình hình thành, những khó khăn tâm lí của cá nhân khi giao tiếp với cá nhân
khác và với cộng đồng xã hội… các lí luận là cơ sở nền tảng vững chắc cho các
công trình nghiên cứu về giao tiếp sau này [7].
2.1.2. Hướng nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vai trò của cha mẹ và nền giáo dục gia
6


đình luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách,
năng lực cho trẻ, góp phần cùng nhà trường và xã hội đào tạo nên những công dân
tương lai cho đất nước. Chính vì vậy, các vấn đề về trẻ em, sự giáo dục gia đình đã
và đang được rất nhiều các nhà Tâm lí học, Xã hội học... quan tâm nghiên cứu.
Năm 1927, tác giả Diana Baumrind, giáo sư tâm lí lâm sàng và tâm lí học
phát triển của Viện phát triển con người trường Đại học California đã đưa ra ba mô
hình giáo dục của cha mẹ: nghiêm minh, độc đoán và dễ dãi. Cha mẹ độc đoán sử
dụng rất nhiều mệnh lệnh và đe dọa nhưng ít lí luận. Cha mẹ nuông chiều dễ dãi rất
yêu thương con nhưng lại rất ít dạy bảo chúng. Ngược lại, các bậc cha mẹ nghiêm
minh kết hợp uy quyền với lí luận, công bằng, yêu thương và khuyến khích phù hợp
lứa tuổi tự lực. Ở tất cả các cấp độ phát triển, các nghiên cứu của Baumrind và các
nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, những cha mẹ nghiêm minh biết cách nuôi dạy con
giúp trẻ trở thành những người tự tin, có năng lực và trách nhiệm.
Đến năm 1965, cả thế giới bị khuấy động với phương pháp giáo dục tích cực

được đề cập trong cuốn sách Between Parent anh Child (Làm bạn cùng con) của
Haim Ginott, nhà Tâm lí học trẻ em, bác sỹ tâm lí, bậc thầy giảng dạy cho các bậc
cha mẹ. Theo đó, thay vì nói với con điều chúng không nên làm "đừng có chạy" thì
cha mẹ có thể hướng chúng tới suy nghĩ tích cực bằng việc nói với trẻ điều chúng sẽ
làm " Đi thôi" [15].
Năm 1970, nhà Tâm lí học lâm sàng người Mỹ Thomas Gordon cho ra mắt
cuốn sách Parent Effectiveeness Training (Giáo dục hiệu quả từ cha mẹ), cuốn sách
đã mở ra cánh cửa dẫn tới ý tưởng về việc lắng nghe một cách tích cực và sử dụng
thông điệp "Bố/mẹ", Bố/mẹ thấy bực khi phòng của con bẩn thế này thay vì thông
điệp "Con", con ở bẩn quá đấy. Những nghiên cứu này đã mở ra một ngưỡng của
mới cho sự nghiệp nuôi dưỡng con cái trong thời kì hiện đại [47].
Tóm lại, từ những công trình nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề giao tiếp và kỹ
năng giao tiếp nói chung cùng với giao tiếp giữa cha mẹ với con cái đã được các nhà
khoa học trên toàn thế giới quan tâm nghiên cứu và có những đóng to lớn cho ngành
tâm lý học nói chung và tâm lý học giao tiếp nói riêng, tạo nền móng cho việc xây
7


dựng cơ sở lý luận cho những nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, đa số những nghiên
cứu này mới được các tác giả hình thành trên nền móng của những cơ sở lý luận mà
thiếu những công trình nghiên cứu thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ năng giao
tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh THCS là hết sức cần thiết.
2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Hướng nghiên cứu về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
Con người sáng tạo ra ngôn ngữ và nó trở thành phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất của xã hội loài người. Trong quá trình vận dụng, người ta luôn có ý thức
chú ý đến việc tổ chức lời nói sao cho đạt hiệu quả cao trong quá trình ngôn giao.
Ngay từ thuở xa xưa, khi chưa có các ngành khoa học về ngôn ngữ, ông cha ta đã
đúc kết những kinh nghiệm vận dụng lời ăn tiếng nói của mình trong tục ngữ và ca
dao "lời nói, gói vàng", "nói ngọt, lọt đến xương", "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa

lời mà nói cho vừa lòng nhau". Cho dù chỉ mới là kinh nghiệm, nhưng tính triết lí
ngôn giao dân gian đó vẫn giàu sức thuyết phục và sống mãi với thời gian. Nó thể
hiện cái logic của mình một cách hình tượng, hàm súc, đậm hơi thở của cuộc sống
cùng sự trải nghiệm từ chính thực tế nói năng. Đằng sau những kinh nghiệm khái
quát từ chính cuộc sống ấy là bản sắc văn hoá, là phong cách sống, là lối nói, giọng
nói, cách nghĩ của người Việt. Tuy nhiên, vấn đề giao tiếp và kỹ năng giao tiếp mới
bắt đầu được nghiên cứu bài bản từ thập niên 70 của thế kỷ XX, đặc biệt là trong vài
chục năm trở lại đây.
Năm 1983, tác giả Đỗ Long với bài luận "Các Mác và phạm trù giao tiếp"
được coi là tác phẩm đầu tiên đề cập về cơ sở lí luận của vấn đề giao tiếp. Sau đó,
nhiều công trình nghiên cứu về giao tiếp được công bố, chẳng hạn như:
-

Đặc điểm giao tiếp của sinh viên Sư phạm (1985) - Trần Trọng Thủy;

-

Giao tiếp Sư phạm (1987) - Ngô Công Hoàn;

-

Phạm Minh Hạc với Giao lưu là điều kiện tất yếu của sự hình thành và
phát triển tâm lí (1988);

-

Nguyễn Thạc, Hoàng Anh với Luyện giao tiếp sư phạm (1991);

-


Nguyễn Văn Lê với Vấn đề giao tiếp (1992), Vai trò của giao tiếp trong
8


quan hệ xã hội và nhân cách (1995) - Nguyễn Ngọc Bích;
-

Trần Tuấn Lộ - Tâm lí học giao tiếp (1995); Nhập môn tâm lí học giao
tiếp - Trần Trọng thủy, Nguyễn Sinh Huy (1996)...

Qua sự đóng góp vào nghiên cứu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp của các tác
giả nói trên có thể nhận thấy rằng, các nghiên cứu về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
ở nước ta mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của nền tâm lí học Liên Xô cũ nhưng đã có
công lớn trong việc xây dựng hệ thống cơ sở lí luận về giao tiếp phục vụ cho các
lĩnh vực khác nhau của đời sống.
2.2.2. Hướng nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con cái
Làm cha mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng, tình yêu thương của cha mẹ dành
cho con dù ở đâu, khi nào, sắc tộc nào và trong hoàn cảnh nào cũng là vô bờ bến và
không thể đong đếm. Cố nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân đã chỉ ra rằng: "Không
nên đánh con, vì đánh hay mạt sát bọn trẻ đều thể hiện sự bất lực của mình. Phải
khuyên giải cho chúng thấy được điều hay lẽ phải". Sống trong xã hội ngày càng
phát triển như ngày nay, ông Nguyễn Lân Dũng chia sẻ: “Truyền thống gia đình
trong giáo dục thế hệ sau là vô cùng quan trọng, việc làm bạn với con là thật sự cần
thiết, cha mẹ luôn ở bên con khi con cần, lắng nghe ý kiến của con và ủng hộ những
ý kiến của con” [3].
Năm 2010, tác giả Phạm Thành Nghị trong tác phẩm nghiên cứu, “Kỹ năng
lắng nghe tích cực và tác động của nó đối với giao tiếp giữa cha mẹ và con cái” đã
chỉ ra những lỗi do cha mẹ hay mắc phải khi giao tiếp và đưa ra cách khắc phục
bằng cách sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực. Hay trong tác phẩm “thông điệp chủ
thể và ý nghĩa trong giao tiếp cha mẹ - con cái, giáo viên – học sinh”, tác giả đưa ra

luận điểm, cha mẹ thường mắc lỗi trong giao tiếp với con cái khi sử dụng những
thông điệp không hiệu quả, khi trẻ em có nhu cầu mà không được đáp ứng chúng
thường có cảm xúc âm tính như bực bội, chán nản, tức giận. Cha mẹ cũng có nhu
cầu cần được đáp ứng nhưng con cái lại không quan tâm. Vì vậy cha mẹ cần có
những cách thức hiệu quả để đương đầu với trẻ khi chúng cản trở sự đáp ứng nhu
cầu của mình…. [31, 32].
9


Năm 2009, tác giả Cao Thị Thúy cũng đã nghiên cứu về “Khó khăn tâm lí
của cha mẹ trong giao tiếp với con ở tuổi thiếu niên” đã mở đầu cho việc nghiên
cứu kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con cái bằng cách phân tích những khó khăn
tâm lý của cha mẹ trong mối quan hệ này.
Đến năm 2012, tiến một bước cao hơn trong nghiên cứu về “Năng lực cảm
xúc của cha mẹ và số phận của con”, tác giả Nguyễn Thị Châu Giang đã chỉ ra
rằng, cha mẹ cần hiểu được con mình buồn, giận, sợ ra sao để phản hồi cảm xúc trở
lại bằng thái độ và lời nói thể hiện sự đồng cảm với trẻ. Có sự đồng cảm, trẻ sẽ bộc
lộ tâm tình, qua đó cha mẹ sẽ dẫn dắt con làm chủ cảm xúc, biết điều khiển bộc lộ
cảm xúc trong quan hệ người – người. Những biểu hiện cảm xúc của cha mẹ đối với
con cái trong đời sống hằng ngày là cơ sở hình thành và phát triển toàn diện nhân
cách cho trẻ [44].
Cũng trong thời gian này, tác giả Vũ Thị Khánh Linh với nghiên cứu về“Mối
tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ và tính tích cực giao tiếp của cha
mẹ với thiếu niên” đã xới lên vấn đề có liên quan với các yếu tố tác động đến kỹ
năng giao tiếp của cha mẹ với con cái. Tác giả cho rằng, tương quan giữa phong
cách giáo dục và tính tích cực giao tiếp của cha mẹ với thiếu niên có tác động mạnh
nhất đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Nối tiếp, cùng trong năm 2013, tác giả Vũ Bá Thắng với “Một số trở ngại
tâm lí thường gặp trong giao tiếp của thiếu niên với cha mẹ”;“Xung đột tâm lí giữa
thiếu niên với cha mẹ trong giao tiếp” của tác giả Hoàng Trung Học; tác giả Phạm

Thị Thúy với " Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện tốt vai trò làm cha mẹ".
Trong các công trình này, tác giả đã chỉ ra những khó khăn, trở ngại tâm lí và sự
xung đột, mâu thuẫn của cha mẹ trong giao tiếp với con cái lứa tuổi HSTHCS, đồng
thời cũng chỉ ra được mối tương quan giữa phong cách giáo dục của cha mẹ với tính
tích cực giao tiếp của cha mẹ với thiếu niên và đề ra các nguyên tắc cơ bản trong
giáo dục con cái tuy chưa đi sâu vào khai thác, nghiên cứu các kỹ năng cần thiết
trong giáo dục con ở tuổi dậy thì. [26, 43, 20].
Sau đó, năm 2015, tác giả Hoàng Thị Nhung với nghiên cứu “Kỹ năng giao
10


tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi thiếu niên” đã chỉ ra 3 kỹ năng giao tiếp cơ bản
giữa cha mẹ với con lứa tuổi thiếu niên đó là: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết
phục và kỹ năng chia sẻ [33].
Đồng thời trong thời gian này, tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa xuất bản
cuốn sách "Cuộc chiến với tuổi dậy thì" đã khái quát hóa về kỹ năng giao tiếp của
cha mẹ với con cái bằng cách chia sẻ kinh nghiệm, dù con có đang "căng" nhất với
mình vẫn luôn phải hài hước hóa mọi chuyện để "dập tắt" sự nổi loạn của con [18].
Tóm lại, giao tiếp và kĩ năng giao tiếp là những vấn đề đã nhận được nhiều
sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà Tâm lí học, Xã hội học. Về mặt lí luận, các
công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề về giao tiếp trong tâm lí học như
quan niệm về giao tiếp, vai trò, ý nghĩa của giao tiếp đối với sự hình thành và phát
triển con người. Về mặt thực tiễn, các công trình, đề tài nghiên cứu về giao tiếp rất
nhiều, ở đó đã đề cập đến những vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp, những tác động
nhằm nâng cao hiệu quả cho từng đối tượng nghiên cứu. Những đóng góp của các
nghiên cứu trên không chỉ xây dựng lên khung lí luận nghiên cứu cơ bản về giao
tiếp mà nó còn có ứng dụng rất nhiều trong việc xây dựng và thiết lập mối quan hệ
xã hội của con người.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài, để xuất một số kiến
nghị nhằm giúp đỡ các cha có kỹ năng giao tiếp tốt của cha mẹ với con lứa tuổi
HSTHCS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và xác định lí luận về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của cha mẹ
vói con lứa tuổi HSTHCS.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng các kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con ở
tuổi HSTHCS và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.
- Bước đầu tổ chức thực nghiệm, đề xuất một số kiến nghị về biện pháp bồi
dưỡng và nâng cao hiệu quả KNGT của cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS.
11


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ biểu hiện KNGT của cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS.
4.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Có rất nhiều kỹ năng giao tiếp được áp dụng trong các tình huống khác
nhau phù hợp với từng nhóm giao tiếp nhưng trong nghiên cứu này, do đặc thù về
khách thể nghiên cứu, chúng tôi chỉ nghiên cứu các kỹ năng có liên quan đến mối
quan hệ giữa cha mẹ và con cái như kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng thu
thập thông tin và kỹ năng thuyết phục của cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp giữa cha
mẹ với con lứa tuổi HSTHCS nhưng trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu
một số yếu tố như: tính cách, khí chất, phương pháp giáo dục của cha mẹ, tâm lí tự
tin khi trò chuyện với con, sự kiềm chế cảm xúc của cha mẹ, yếu tố phương tiện
truyền thông.
4.3. Giới hạn khách thể nghiên cứu
- Nhóm khách thể chính: 87 cha mẹ có con trong độ tuổi HSTHCS trường
THCS Trực Phương, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; 120 học

sinh khối 8, 9 trường THCS Trực Phương, xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh
Nam Định.
- Nhóm khách thể phụ: Ban giám hiệu, giáo viên, hội phụ nữ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu, sách, báo cáo khoa học, tập chí về Tâm lý giáo dục,
nghiên cứu có liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với
con lứa tuổi HSTHCS, phân tích, khái quát hóa, đánh giá, tổng hợp các thông tin,
tài liệu để xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng
12


vấn sâu, Phương pháp thực nghiệm tác động và phương pháp thống kê toán học và
xử lí số liệu SPSS. Các phương pháp bổ trợ nhau nhằm đưa ra kết quả xác đáng
nhất về kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh trường THCS Trực
Phương, Nam Định.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lí luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần làm rõ thêm những vấn đề lí luận
về kỹ năng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi
HSTHCS.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã chỉ ra rằng, cha mẹ cần có những KNGT phù
hợp với con lứa tuổi HSTHCS để góp phần giáo dục nhân cách cho các em trong độ
tuổi dậy thì. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo để các bậc phụ huynh, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên…
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về kĩ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học
sinh trung học cơ sở
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với
con lứa tuổi HSTHCS

13


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA CHA MẸ VỚI CON LỨA
TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng giao tiếp giữa cha mẹ với con lứa
tuổi học sinh trung học cơ sở
1.1.1. Kỹ năng giao tiếp
1.1.1.1 Kỹ năng
Thuật ngữ “kỹ năng” (skill) dùng để chỉ cá nhân thực hiện có kết quả trong
một hoạt động nhất định gì đó. Nhìn một cách tổng thể về các công trình nghiên cứu
kỹ năng của các tác giả trong và ngoàinước, việc nghiên cứu kỹ năng được tiến
hành theo hai hướng sau:
Khuynh hướng thứ nhất, xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kĩ thuật của thao
tác hay kĩ thuật của hành động
Tác giả P.A Rudich cho rằng, kỹ năng là tác động mà cơ sở của nó là sự vận
động thực tế các kến thức đã tiếp thu được để đạt hệu quả trong một lĩnh vực cụ
thể. Như vậy, tác giả đề cao khía cạnh kĩ thuật của kỹ năng và xem đó như là kết
quả của những kiến thức đã tiếp thu được từ vận động thực tế.
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai coi “Kĩ năng là sự vận dụng đúng đắn những tri
thức, giá trị, thái độ liên quan vào hoạt động hay hành động thực tiễn trong những

điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động có kết quả”. Theo tác giả,
chỉ khi nào cá nhân nắm rõ tri thức hành động và có thái độ vận dụng nó vào hoạt
động thực tiễn thì cá nhân đó mới được coi là có kĩ năng trong hoạt động đó.
Khuynh hướng thứ hai xem xét kĩ năng như một biểu hiện của năng lực cá
nhân. Đại diện cho quan điểm này là các tác giả: N.D Levitov, G.G.Golobev, K.K
Platolov, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thạc, Vũ Dũng, Trần
Quốc Thành, Hoàng Anh... Theo họ, kỹ năng là sự vận dụng tri thức, hiểu biết vào
việc thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao. Nghĩa là kỹ năng
biểu hiện ở ba mặt: a) Tri thức, hiểu biết, tức là sự am hiểu về hành động; b) Hành

14


động, thao tác, tức là sự thành thạo về hành động, thao tác; c) Kết quả hành động
có kỹ năng thì kết quả hành động phải cao.
Những nghiên cứu của tác giả K.K Platolov cho rằng, người có kỹ năng
không chỉ hành động có kết quả trong một hoàn cảnh cụ thể, mà còn phải đạt kết
quả tương tự trong những điều kiện khác nhau. Ở đây, tri thức và sáng tạo của cá
nhân có vai trò quan trọng,việc kết hợp với tri thức giúp sự vận dụng kỹ năng phù
hợp, linh hoạt và sáng tạo với từng điều kiện hoạt động. Từ đó, ông đưa ra cơ sở
tâm lí của kĩ năng là sự thông hiểu mối liên hệ giữa mục đích hành động các điều
kiện và phương thức hành động
Từ việc phân tích các khuynh hướng trên có thể khái quát lại như sau: Kỹ
năng là khả năng vận dụng có hiệu quả những tri thức đã được lĩnh hội để thực
hiện một hoạt động (nhiệm vụ) tương ứng.
Kỹ năng là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Kết quả thực hiện
kỹ năng là sự tổng hòa các kiến thức, kinh nghiệm, thái độ... của cá nhân trong
những tình huống cụ thể. Vì vậy, để hiểu rõ khái niệm kỹ năng cần phân tích thành
mức độ và các tiêu chí, cụ thể như sau:
Mức độ kỹ năng

Kỹ năng được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn với các mức độ từ
thấp đến cao, từ chỗ có nhận thức về kỹ năng đến chỗ vận dụng và luyện tập để thực
hiện thành thạo.
Trong từ điển rút gọn các khái niệm Tâm lí học của Nga và cũng là quan niệm
của K.K.Platonov và G.G.Golobev thì kỹ năng gồm 5 giai đoạn phát triển theo các
mức độ như sau:
-

Mức độ 1: Kỹ năng còn rất sơ đẳng khi chủ thể mới ý thức được mục
đích và tìm kiếm cách thức hành động dưới dạng “thử và sai”

-

Mức độ 2: Kỹ năng đã có nhưng chưa đầy đủ

-

Mức độ 3: Kỹ năng chung còn mang tính riêng lẻ

-

Mức độ 4: Kỹ năng ở trình độ cao, lúc này cá nhân sử dụng thành thạo
các thao tác kỹ thuật, cách thức thực hiện để đạt được mục đích
15


-

Mức độ 5: Kỹ năng tay nghề cao. Giai đoạn này cá nhân vừa thành thạo
vừa sáng tạo trong sử dụng các kỹ năng ở những điều kiện khác nhau [40]


Tiêu chí đánh giá kĩ năng bao gồm:
- Tính đúng đắn: tính đúng đắn của kĩ năng biểu hiện ở việc thực hiện hành
động hoạt động một cách chính xác, đúng đắn, đầy đủ phù hợp với điều kiện thực
tiễn của hoạt động.
- Tính khái quát: Kĩ năng được bộc lộ từ thấp đến cao, từ việc nắm tri thức từ
về kĩ năng đến có kĩ năng chưa đầy đủ và cao nhất là có kĩ năng đầy đủ , thực hiện
thuần thục, thao tác nhanh, chính xác, linh hoạt trong mọi điều kiện của hoạt động.
- Tính thuần thục: đó là sự vận dụng phù hợp các thao tác của kĩ năng với mục
đích và điều kiện của hoạt động.Tính thuần thục thể hiện ở sự kết hợp hợp lí các
thao tác và thành thạo của từng thao tác. Các thao tác được kết hợp nhuần nhuyễn,
thể hiện ở sự nhanh nhạy và chính xác trong kết quả của hoạt động.
- Tính hiệu quả: tính hiệu quả được thể hiện ở việc thực hiện hành động, hoạt
động nhanh nhạy, chính xác và đem lại hiệu quả nhất định cho chủ thể hoạt động,
giúp cá nhân giải quyết được nhiệm vụ thực tiễn [40].
1.1.2. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là vấn đề phức tạp, có nhiều hướng nghiên cứu về giao tiếp. Mỗi
định nghĩa về giao tiếp của các tác giả khác nhau đều được đưa theo một quan điểm
và sự quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của giao tiếp xã hội. Đồng thời, có thể
nhận thấy rằng, giao tiếp là một quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh
hưởng lẫn nhau, nhận biết lẫn nhau giữa hai chủ thể giao tiếp. Giao tiếp thường
tham gia vào hoạt động thực tiễn của con người như: lao động, học tập, vui chơi,
đảm bảo cho sự tác động tham gia vào việc kiểm tra hoạt động của con người. Đó là
một quá trình thiết lập mối quan hệ đa chiều giữa một người với một người hoặc với
nhiều người xung quanh, liên quan đến sự chuyền đạt thông điệp và sự đáp ứng với
sự chuyền đạt ấy là quá trình qua đó chúng phát và nhận thông tin, suy nghĩ và có ý
kiến, thái độ để có được sự thông cảm và hành động để tiến tới sự sẻ chia mà qua đó
thông điệp đáp ứng xuất hiện.
16



Bên cạnh đó, môi trường gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Việc thiết lập mối quan gắn bó mật thiết,
gần gũi giữa các thành viên là việc cần thiết nhất. Vì vậy, trong nghiên cứu này,
chúng tôi lựa chọn hướng nghiên cứu coi “Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con
người với con người mà trong đó diễn ra các quá trình trao đổi thông tin, nhận
thức, cảm xúc và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau”.
Từ nội hàm của các khái niệm về kỹ năng và giao tiếp, chúng tôi vận dụng
để đưa ra khái niệm: “Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng những tri thức, kinh
nghiệm của chủ thể vào trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để thực hiện có
hiệu quả các mục tiêu giao tiếp đã đề ra”.
Do đó, để đánh giá kỹ năng giao tiếp cần dựa vào những khía cạnh, những
biểu hiện cụ thể của kỹ năng giao tiếp: khả năng sử dụng phương tiện giao tiếp, khả
năng hiểu được ngôn ngữ không lời, khả năng linh hoạt trong từng tình huống giao
tiếp, khả năng nhận thức đối tượng giao tiếp, khả năng điều khiển đối tượng giao
tiếp. Sự hiểu biết về hoạt động giao tiếp, cũng như việc sử dụng nhuần nhuyễn các
kỹ năng giao tiếp thông qua luyện tập, rèn luyện sẽ giúp cá nhân đạt được hiệu quả
giao tiếp cao và đạt tới trình độ nghệ thuật trong giao tiếp.
1.1.3. Kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và
cấu trúc tâm lý của nó
a) Kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Từ nội hàm của các khái niệm về kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp đã
trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng:
Kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS là sự vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm của cha mẹ tác động đến con trong độ tuổi từ 11 đến
dưới 16 tuổi trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau nhằm đạt mục tiêu, ý đồ giáo
dục của mình.
b) Cấu trúc tâm lí của kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở
Kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS được biểu hiện qua

17


mức độ của hành vi và thái độ, cảm xúc trong quá trình giao tiếp với con. Trong đó,
kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS được biểu hiện qua mặt thái
độ, cảm xúc bằng các mức độ thể hiện những cảm xúc tích cực (vui vẻ, hài lòng,
thích thú..) và cảm xúc tiêu cực (bực bội, tức giận, không hài lòng..) của cha mẹ
trong các tình huống giao tiếp với con. Về mức độ biểu hiện qua hành vi đều xuất
phát từ những hiểu biết và thái độ thông qua cảm xúc của cha mẹ để có những kỹ
năng giao tiếp cơ bản nhất với con ở lứa tuổi HSTHCS. Để đạt được điều đó, cha
mẹ vạch ra những mục tiêu xác định về những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong
giao tiếp với con, từ đó có những biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó nhằm cải
thiện mối quan hệ giữa cha mẹ với con

1.1.4. Đặc điểm giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi lứa tuổi học sinh trung học
cơ sở
Nét đặc trưng trong giao tiếp giữa cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS là sự cải
tổ lại quan hệ giữa người lớn – trẻ con có ở lứa tuổi trước, hình thành kiểu quan hệ
đặc trưng ở tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn –
người lớn ở giai đoạn tiếp theo. A.X.Makarenco đã khẳng định,con người không thể
sống một mình.Hạnh phúc và niềm vui cao nhất của con người là sự giao tiếp với
những người khác, với cha mẹ đem lại cho thiếu niên một niềm hạnh phúc lớn lao
và sự trưởng thành trong cuộc sống. Tuy nhiên, quan hệ giữa thiếu niên với cha mẹ
ở lứa tuổi này diễn ra rất khó khăn, phức tạp hơn so với các lứa tuổi khác.
Mối quan hệ giữa cha mẹ với con lứa tuổi HSTHCS có các đặc thù sau:
Thứ nhất,tính chủ thể trong quan hệ giữa trẻ với cha mẹ rất cao, điều này
được thể hiện ở chỗ nhu cầu được tôn trọng cao trong quá trình giao tiếp với cha
mẹ. Các em luôn đòi hỏi được bình đẳng, được tôn trọng, được ứng xử như người
lớn, không can thiệp tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng của các em, được
hợp tác, cùng hoạt động với người lớn. Nếu cha mẹ ra lệnh với các em thì bằng cách

này hay khác, sẽ xuất hiện thái độ phản ứng tiêu cực, công khai hoặc ngấm ngầm.
Thứ hai, trong quan hệ với cha mẹ, trẻ lứa tuổi HSTHCS thường xuất hiện
nhiều mâu thuẫn. Trước hết, mâu thuẫn trong nhận thức và nhu cầu của trẻ em. Do
18


sự phát triển mạnh về thể chất và tâm lí, nên trong quan hệ với người lớn, thiếu niên
có nhu cầu và mong muốn thoát ly khỏi sự giám sát của người lớn, muốn độc lập.
Tuy nhiên, do địa vị xã hội còn phụ thuộc và chưa có nhiều kinh nghiệm ứng xử và
giải quyết các vấn đề liên quan trực tiếp tới hoạt động và tương lai cuộc sống nên
các em vẫn có nhu cầu, mong muốn được người lớn gần gũi, chia sẻ và định hướng
cho mình, làm gương để mình noi theo. Mặt khác, do mâu thuẫn giữa sự phát triển
nhanh, bất ổn định về thể chất, tâm lí và vị thế xã hội của trẻ em với nhận thức và
hành xử của người lớn không theo kịp sự thay đổi đó. Vì vậy, người lớn thường có
thái độ và cách cư xử với các em như với trẻ nhỏ.
Thứ ba, trong tương tác với cha mẹ, các em thường có xu hướng cường điệu
hóa, các tác động của người lớn trong ứng xử hàng ngày. Với cùng một tác động,
trẻ em tuổi thiếu niên phản ứng khác so với tuổi nhi đồng và người trưởng thành.
Các em thường suy diễn, thổi phồng, cường điệu hóa quá mức tầm quan trọng của
các tác động đó, đặc biệt là các tác động liên quan đến danh dự và lòng tự trong của
các em. Trong khi đó, hành vi của chính các em có thể gây hậu quả đến tính mạng
mình lại bị các em coi nhẹ. Vì vậy, chỉ cần một sự tác động của người lớn, làm tổn
thương chút ít đến các em thì trẻ thiếu niên coi đó là sự xúc phạm lớn, từ đó dẫn đến
các phản ứng nghiêm trọng và có cường độ mạnh. Ngược lại, các em lại dễ dàng bỏ
qua các hành vi (của mình và của người khác)có thể gây hậu quả tiêu cực lớn đến
tính mạng các em. [20, 33]
1.2. Một số kỹ năng giao tiếp của cha mẹ với con lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

1.2.1. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái
Giao tiếp trước hết là sự liên hệ lẫn nhau giữa các chủ thể của quá trình giao

tiếp, từ đó mọi người có sự trao đổi thông tin, tác động qua lại, đánh giá, để lại ấn
tượng lẫn nhau, phối hợp với nhau trong hành động hình thành nên các quan hệ xã
hội. Vì vậy, việc thiết lập mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái vừa là một nhu cầu,
vừa là một kỹ năng không thể thiếu trong quá trình giao tiếp với con bởi thông qua
các quan hệ này giúp cha mẹ hiểu được các nhu cầu, nguyện vọng và có những định
hướng tốt cho sự phát triển của con [39, 42].

19


Kỹ năng thiết lập mối quan hệ giữa cha mẹ với con là sự vận dụng những tri
thức, kinh nghiệm sống, thái độ của cha mẹ vào việc xây dựng mối liên hệ, quan hệ
với con trong các tình huống giao tiếp.
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong gia đình là một trong những kỹ năng
quan trọng nhằm làm cho tất cả các thành viên trong gia đình luôn vui vẻ, gần gũi,
cởi mở hơn từ đó hiểu nhau hơn như là sợi giây gắn kết gia đình. Kỹ năng thiết lập
mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái bao gồm:
a) Kỹ năng tạo ấn tượng trong giao tiếp của cha mẹ với con cái
Ấn tượng trong giao tiếp của con cái với cha mẹ là trong mắt con cái, cha mẹ
luôn là những hình ảnh mẫu mực - một tấm gương sáng cho con (không gây gổ
đánh nhau, chơi cờ bạc, lô đề và sử dụng các chất gây nghiện...), luôn tôn trọng các
truyền thống, qui định gia phong của gia đình, luôn đối xử công bằng với con, họ
luôn giữ lời hứa và sẵn sàng nhận khuyết điểm khi mình mắc sai lầm. Cha mẹ luôn
chủ động, gần gũi trò chuyện, khuyến khích, động viên trẻ trong học tập, kết bạn,
tham gia hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và dành thời gian bên con
khi con cần.Việc làm gương cho con cái trong gia đình là rất quan trọng bởi sóng
trước đổ đâu, sóng sau đổ đó, trẻ luôn có xu hướng lấy những hành vi, cách ứng xử
của người lớn làm khuôn mẫu, thước đo cho những hành vi và cách ứng xử sau này
[24]. Ấn tượng của cha mẹ trong mắt con cái là khi, cha mẹ luôn coi trọng các vấn
đề của con, chấp nhận những hạn chế của con, không so sánh con với các bạn của

trẻ và so sánh con với chính bản thân mình theo kiểu: ”Bằng tuổi con bây giờ, cha
mẹ phải thế này, thế kia... chứ đâu có được sướng như tụi con”. Ấn tượng tốt đẹp
của cha mẹ trong mắt con cái sẽ là những điều kiện thuận lợi để cha mẹ có thể gần
gũi, là chỗ dựa vững chắc, niềm tin tưởng để con dãi bày những tâm sự của chúng.
b) Kỹ năng tạo bầu không khí tâm lí tích cực
Gia đình chính là tấm gương phản chiếu và hình thành nên nhân cách trẻ.
Một bầu không khí tâm lí gia đình trong sạch, lành mạnh là điều kiện quan trọng
trong việc hình thành những xúc cảm, tình cảm tích cực cho con, trên cơ sở đó hình
thành ở trẻ những hành vi, thói quen đạo đức tốt [19].
20


×