Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SINH 10CB.T25- 26.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.24 KB, 3 trang )

S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 25
THỰC HÀNH LÊN MEN ÊTYLIC
VÀ LÊN MEN LACTIC
I/ Lên men êtylic:
1/ Mục tiêu:
Đặc được thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men.
2/ Chuẩn bị:
Dụng cụ, vật liệu cho một thí nghiệm (một nhóm học sinh).
- 03 ốn nghiệm (đượng kính khoảng 1 – 1,5 cm, dài 15cm).
- Bánh men được giã nhỏ và rây lấy bột mịn hoặc nấm men thuần khiết.
- 20 ml dung dịch đường sacarôzơ 10%, 20 ml nước đun sôi để nguội
3/ Nội dung và cách tiến hành:
- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3: 1g bột bánh men hoặc nấm men thuần khiết.
- Đổ nhẹ 10ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2.
- Đổ nhẹ 10 ml nước đã đun sôi theo thành ống nghiệm 3
- Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30 – 32
o
C, quan sát hiện tượng xảy ra trong ống
nghiệm.
3/ Thu hoạch:
- Hãy điền hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ sau:
Đường
nammen
→
CO
2
+ X + năng lượng (ít).
- Điền các nhận xét vào bảng: có (+), không ().


Nhận xét Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ống nghiệm 3
Có bọt khí CO
2
nổi lên
Có mùi rượu
Có mùi đường
Có mùi bánh men
- Từ bảng trên rút ra kết luận điều kiện lên men êtylic là gì?
II/ Lên men lactic:
1/ Mục tiêu:Biết làm sữa chua, muối chua rau quả.
2/ Chuẩn bị:
Một hộp sữa chua vinamilk, một hộp sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng và ấm đun nước, cải
sen, cải bắp, dao con, dung dịch NaCl, bình hoặc vại dể muối dưa.
3/ Nội dung và cách tiến hành:
a/ Làm sữa chua:
- Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống, để nghuội đến 40
o
C (áp tay vào còn nóng), cho một thìa
sữa chua vinamilk vào, trộn đều rồi đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 40
o
C (có thể để vào các hộp
xốp), đậy kín sau 3 – 5 giờ sẽ thành sữa chua, muốn bảo quản cần để vào tủ lạnh.
- Viết hợp chất được hình thành thya chữ X trong sơ đồ làm sữa chua:
Glucôzơ
vikhuanlactic
→
X + Năng lượng (ít).
- Vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành đặc sệt?
- Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
b/ Muối chua rau quả:

- Rửa sạch rau, quả cần muối, cắt rau thành nhưn đoạn dài khoảng 3 cm. Dưa chuột để cả quả hoặc
cắt dọc (có thể phơi chỗ râm mát cho héo).
- Cho rau quả vào vại, đổ ngập nước muối 5 – 6%, nén chặt, đậy kín rồi để ở nơi có nhiệt độ 28 –
30
o
C.
Lúc đầu vi khuẩn lactic và một số vi khuẩn khác có trên bề mặt rau quả cùng phát triển nhờ chất
dinh duỡng từ rau quả khuếch tán rta môi trường do quá trình co nguyên sinh, sau đó do pH giảm ức
chế sự phát triển của các vi khuẩn khác, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế, rau quả chua ngon.
4/ Thu hoạch:- Kiểm tra kết quả sữa chua và rau quả chua, giải thích kết quả.
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
Soạn Dạy
Ngày …. Tháng ….. năm ........ Ngày ………Tháng……..Năm ........
TIẾT 26
Chương II
SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
Bài 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I/Mục tiêu :
1/Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm sinh trưởng, nắm được 4 pha cơ bản trong nuôi cấy vi khuẩn không liên
tục và ý nghĩa của từng pha.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin, phát hiện kiến thức, phân tích so sánh khái quát. Đặc biệt rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển cho học sinh.
II/ Đồ dùng dạy học:
Giáo Viên: Tranh vẽ đồ thị quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.
Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao
đặt ra:.
III/ Hoạt động dạy học:

1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Trọng tâm: Sự sinh trưởng của vi sinh vật.(nội dung 4 pha sinih trưởng của vi sinh vật)
Ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào.
3/ Bài mới:
Tiến trình bài học:
H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung
* GV Đặt câu hỏi
- Sinh trưởng là gì? Sinh trưởng của vi sinh
vật là gì? Vì sao sự sinh trưởng của vi sinh
vật không phải là sự tăng kích thước và khối
lượng của cơ thể?
- Nếu đem N
o
tế bào vi khuẩn để nuôi cấy
trong cùng một môi trường thì số tế bào con
sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định
là bao nhiêu:?
- Thế nào là thời gian thế hệ? Thời gian thế
hệ của mỗi loài sinh vật khác nhau có giống
nhau không? Vì sao?
- Sự khác nhau về thời gian thế hệ của những
sinh vật cùng loài nói lên điều gì?
- HS đọc sách giáo khoa thảo luận nhóm và
trả lời câu hỏi của giáo viên.
- GV đánh giá và hoàn thiện kiến thức
- GV đặt vấn đề nghiên cứu
- HS Nghiên cứu sách giáo khoa và thảo luận
để trả lời các câu hỏi.
- Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên
tục?

- Vi sinh vật nuôi cấy trong môi trường
không liên tục trải qua những pha nào?
- Pha tiền phát, vi sinh vật diễn ra quá trình gì
là chủ yếu?
- Vì sao trong pha tiền phát, vi khuẩn phải
tổng hợp AND mạnh mẽ?
- Vì sao sau pha tiền phát vi sinh vật lại
chuyển sang pha luỹ thừa? Pha luỹ thừa nghĩa
I/ Khái niệm về sự sinh trưởng:
Là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
+ Thời gian thế hệ (g): là khoảng thời gian tính từ
tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó bắt đầu
phân chi lần đầu tiên, hay số tế bào trong quần thể
tăng lên gấp đôi.
Số lượng tế bào con sinh ra sau n lần phân bào từ
N
o
tế bào được nuôi cấy như nhau là: N = N
o
2
n
II/ sinh trưởng của quần thể vi khuẩn:
1/ Nuôi cấy không liên tục:
Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng
và không lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Sinh trưởng theo 4 pha:
+ Pha tiền phát:
- Vi khuẩn thích ứng với môi trường
- Số lượng tế bào trong quần thể không tăng
- Tổng hợp AND mạnh mẽ và các enzim chẩn bị

cho sự phân bào.
+ Pha luỹ thừa:
- Vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế
bào tăng theo luỹ thừa, thời gian luỹ thừa đạt hằng
số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
+ Pha cân bằng:
- Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật giảm dần, số
lượng tế bào không đổi theo thời gian, do tỷ lệ sinh
và tỷ lệ tử bằng nhau. Do nhiều nguyên nhân khác
nhau: thức ăn cạn kiệt, ô xy thiếu dần…
+ Pha suy vong:
- Số lượng tế bào chất vượt quá số lượng tế bào
hình thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt…
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài
S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng
là gì?
- Pha suy vong có đặc điểm gì?
Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, quá
trình sinh trưởng của vi sinh vật phải chuyển
sang pha suy vong?
- HS Nghiên cứu sách giáo khoa trả lời câu
hỏi.
- GV: Thế nào là môi trường nuôi cấy liên
tục?
- Việc nuôi cấy liên tục khác gì so với nuôi
cấy không liên tục?
- Trong nuôi cấy liên tục có trải qua pha suy
vong không? Vì sao?
- GV Treo tranh về sự phân đôi.
- HS Quan sát và thảo luận, cho biết: sinh sản

phân đôi diễn ra như thế nào?
- Sự phân đôi diễn ra nhờ hiện tượng hình
thàh vách ngăn hay thắt màng lại?
- Sự phân đôi ở vi khuẩn khác với sự nguyên
phân như thế nào?
- Vì sao phân đôi lại là phương thức phân
chia đặc trưng cho các loại tế bào vi khuẩn?
- Ngoài hình thức sinh sản bằng phân đôi vi
sinh vật còn có hình thức sinh sản nào?
- HS nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận
cho câu trả lời.
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức.
- Vi khuẩn quang dưỡng màu tía sinh sản
bằng hình thức nào?
- Các bào tử sinh sản có điểm nào chung?
- Khi gặp điều kiện bất lợi tế bào vi khuẩn
sinh dưỡng hình thành bên trong một nội bào
tử (endospore). Đây có phải là hình thức sinh
sản không?
- Nấm men sinh sản chủ yếu bằng hình thức
nào? hình thức phân đôi ở nấm men diễn ra
như thế nào?
- HS thảo luận và cho biết:
- Nấm mốc có những hình thức sinh sản nào?
- Loại nấm nào có thể sinh sản vô tính lẫn
sinh sản hữu tính?
- Nấm men có thể sinh sản bằng những hình
thức nào?
- Sự sinh sản hữu tính ở nấm men diễn ra như
thế nào?

- So với nấm men thì sự sinh sản ở nấm sợi
có gì giống và khác?
- HS nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận
nhóm để trả lời câu hỏi.
1/ Nuôi cấy liên tục:
Môi trường thường xuyên được bổ sung các chất
dinh dưỡng và đồng thời lấy ra một lượng tương
ứng các dịch nuôi cấy.

Vi sinh vật sinh trưởng trong pha luỹ thừa với
khoảng thời gian dài. Thường được ứng dụng
sản xuất sinh khối vi sinh vật.
III/ Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ:
1/ Sự phân đôi:
Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đôi. Khi
hấp thụ và đồng hoá các chất dinh dưỡng,  tăng
kích thước do sinh khối tăng  phân chia, ở giai
đoạn này, màng sinh chất được gấp nếp (gọi là
mêzôxôm).
ADN của vi khuẩn lấy nếp gấp trên màng sinh chất
làm điểm tựa để nhân đôi, đồng thời thành tế bào
hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn
mới từ một tế bào vi khuẩn.
2/ Nãy chồi và tạo thành bào tử:
- Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào
tử được hình thành bên ngoài tế bào sinh dưỡng),
- Một số sinh sản bằng bào tử đốt (bào tử được
hình thành bởi sự phân đôi của sợi dinh dưỡng).
- Vi khuẩn quang dưỡng màu tía
(Rhodomicrobiumvannielii), sinh sản bằng hình

thức phân nhánh và nảy chồi. Tất cả các bào tử
sinh sản đều chỉ có một lớp màng, không có vỏ và
không tìm thấy hợp chất canxiđipicôlinat.
- Khác với các loại trên, khi gặp điều kiện bất lợi tế
bào vi khuẩn sinh dưỡng hình thành bên trong một
nội bào tử (endospore). Đây không phải là hình
thức sinh sản mà chỉ là một dạng nghĩ của tế bào,
nội bào tử có lớp vỏ dày và có chứa
canxiđipicôlinat.
II/ Sinh sản của vi sinh vật nhân thực:
1/ Sinh sản bằng bào tử:
Niều loại nấm mốc có thể sinh sản bằng bào tử kín
(bào tử được hình thành trong túi) như nấm mucor,
hay bào tử trần như nấm Penicilium, đồng thời có
thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.
2/ Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đôi:
Một số nấm men có thể sinh sản bằng cách nảy
chồi như nấm men rượu (Saccharomyces), phân
đôi như nấm men rượu rum
(Schizosaccharomyces).
Các đơn bào như tảo lục, tảo mắt, trùng giày sinh
sản bằng cách phân đôivà sinh sản hữu tính bằng
hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết
hợp giữa 2 tế bào.
c. Củng cố: HS đọc kết luận SGK
d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT”
Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×