Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo phát triển kinh tế miền núi từ 1996 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------***---------

HOÀNG HẢI YẾN

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ MIỀN NÚI TRONG
NHỮNG NĂM 1996 - 2005

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------***---------

HOÀNG HẢI YẾN

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ MIỀN NÚI TRONG
NHỮNG NĂM 1996 - 2005

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Thịnh

HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC
Nội dung

STT

Số
trang

MỞ ĐẦU

1

Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ

8

LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN
NÚI GIAI ĐOẠN (1996 – 2000)
1.1

Tiềm năng và thực trạng kinh tế miền núi tỉnh

8

Thanh Hóa trước năm 1996

1.1.1

Tiềm năng và những thuận lợi, khó khăn trong phát

8

triển kinh tế miền núi tỉnh Thanh Hóa
1.1.2

Tình hình kinh tế miền núi Thanh Hóa trước năm

15

1996
1.2

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển

19

kinh tế miền núi giai đoạn (1996 – 2000)
1.2.1

Chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về

19

phát triển kinh tế miền núi giai đoạn (1996-2000).
1.2.2


Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế

24

miền núi giai đoạn (1996 – 2000)
1.2.2.1 Chủ trương và các giải pháp cụ thể của Đảng bộ tỉnh

24

Thanh Hóa về phát triển kinh tế miền núi
1.2.2.2 Quá trình tổ chức thực hiện
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN
NÚI GIAI ĐOẠN (2001 – 2005)

27
51


2.1

Chủ trương của Đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa về phát

51

triển kinh tế miền núi giai đoạn (2001 – 2005)
2.1.1

Chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về


51

phát triển kinh tế miền núi giai đoạn (2001 – 2005)
2.1.2

Chủ trương và các giải pháp cụ thể của Đảng bộ tỉnh

56

Thanh Hóa về phát triển kinh tế miền núi
2.2

Quá trình tổ chức thực hiện

59

Chương 3: THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ

83

NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
Một số thành tựu và hạn chế

83

3.1.1

Những thành tựu và nguyên nhân

83


3.1.2

Một số hạn chế và nguyên nhân

88

Những kinh nghiệm chủ yếu và một số vấn đề đặt

92

3.1

3.2

ra
3.2.1

Những kinh nghiệm chủ yếu

92

3.2.2

Một số vấn đề đặt ra

96

KẾT LUẬN


108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

111

PHỤ LỤC

120


BẢNG QUY ƯỚC
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCĐ

: Ban chỉ đạo

BCH

: Ban chấp hành

CN – TCN

: Công nghiệp – thủ công nghiệp

CN – TTCN

: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

CN – XD


: Công nghiệp – xây dựng

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HĐBT

: Hội đồng Bộ trưởng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KTMN

: Kinh tế miền núi

KVMN

: Khu vực miền núi


KT – XH

: Kinh tế - xã hội

UBDTMN

: Ủy ban dân tộc miền núi

UBND

: Ủy ban nhân dân

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với tiến trình phát triển chung của đất
nước, kinh tế miền núi đã có những chuyển biến đáng kể, nhờ chủ trương,
chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của toàn xã hội.
Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc ở miền núi
nước ta đã được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhiều đổi
mới: số hộ đói nghèo ở miền núi giảm xuống còn 26%; 93% số xã miền núi
có trạm y tế, 100% số xã có trường tiểu học, 97% số xã có đường ô tô đến
trung tâm xã, 50,7% hộ dân dùng điện…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, cần phải thừa nhận rằng còn
những việc chưa làm được hoặc làm chưa có hiệu quả. Thế mạnh, tiềm năng

kinh tế ở miền núi chưa được khai thác tốt. Chúng ta chưa tạo ra được những
điều kiện cần thiết cho miền núi phát triển toàn diện và đồng bộ. Tỷ lệ đói
nghèo khu vực miền núi còn cao so với cả nước, cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã
hội …còn nhiều bất cập. Mặt khác, khu vực miền núi đang đứng trước những
thách thức to lớn trong quá trình phát triển, do sức ép về dân số tài nguyên
không được khai thác và sử dụng hợp lý đã tác động xấu đến môi trường, thời
tiết diễn biến không thuận làm cho tài nguyên rừng, đất và nước bị suy kiệt
nhanh. Do điều kiện lịch sử, tình hình kinh tế miền núi phát triển chậm hơn
miền xuôi, chậm thích ứng với các yếu tố thị trường; khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi và miền xuôi cũng như giữa các vùng thuộc miền núi
đang có xu hướng rộng thêm. Trong khi đó các thế lực thù địch không từ bất
kỳ một thủ đoạn nào để khoét sâu mâu thuẫn, gây chia rẽ và kỳ thị giữa các
dân tộc nhằm phục vụ những mục tiêu đen tối của chúng. Bên cạnh việc
khẳng định những thành tự đã đạt được, chúng ta cũng cần nghiêm túc, tỉnh
táo nhìn nhận, đánh giá hết những khó khăn, thiếu sót để từ đó tìm ra các giải
pháp cụ thể đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời có kế hoạch phát triển lâu
dài cho miền núi và đồng bào các dân tộc trong tương lai.
1


Thanh hoá là một tỉnh có địa hình chủ yếu là miền núi, tập trung một số
lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, với hàng loạt cơ
chế, chính sách, chương trình dự án của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thanh
Hoá đã và đang triển khai có tác động tích cực tới đời sống kinh tế-xã hội của
đồng bào các dân tộc miền núi Thanh Hoá. Tình hình kinh tế - xã hội vùng
miền núi phía Tây Thanh Hoá có khởi sắc toàn diện trên tất cả các lĩnh vực;
kết cấu hạ tầng thay đổi rõ nét, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện,
tốc độ tăng trưởng kinh tế miền núi Thanh Hoá đạt 8,7%, thu nhập bình quân
đầu người đạt 272USD… Tuy nhiên, kết quả đạt được trong thời gian qua vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, chưa tương xứng với tiềm năng của
vùng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn

chậm và chưa vững chắc; sản xuất nông, lâm nghiệp chưa tương xứng với
tiềm năng đất đai; công nghiệp nhỏ bé, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề
nông thôn phát triển chậm; kết cấu hạ tầng tuy có được tăng cường nhưng vẫn
còn nhiều yếu kém… Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, miền núi
Thanh Hoá đã và đang tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của
Đảng và Nhà nước, đưa cuộc sống của đồng bào dân tộc miền núi bước vào
giai đoạn mới. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu quá trình tổ chức lãnh đạo
của Đảng bộ Thanh Hoá với chiến lược phát triển kinh tế miền núi trong giai
đoạn hiện nay, nhằm làm sáng tỏ những thành tựu và hạn chế, rút ra được
những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế
miền núi Thanh Hoá trong những năm tiếp theo của thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá là việc làm rất cần thiết và cấp bách.
Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề “Đảng bộ
tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển kinh tế miền núi trong những năm
1996 – 2005” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Miền núi nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an
ninh quốc phòng và môi trường sinh thái, đồng thời miền núi cũng chứa đựng
2


tiềm năng dồi dào, to lớn về đất đai, tài nguyên khoáng sản và khả năng hợp
tác giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Với vị trí chiến
lược quan trọng như trên, phát triển kinh tế miền núi luôn là đề tài được nhiều
học giả quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện với nhiều
góc độ khác nhau.
Trước hết, đó là các công trình nghiên cứu về kinh tế miền núi trên
bình diện chung như: “Kinh tế miền núi và các dân tộc: Thực trạng - vấn đề giải pháp”. Phạm Văn Lang, Nxb. KHXH, 1996. Cuốn sách đã nêu lên vị trí,
đặc điểm tự nhiên miền núi nước ta. Thực trạng và sự biến đổi kinh tế từ sau
Đại hội VI đến nay. Tồn tại, hạn chế và các vấn đề mới nảy sinh. Quan điểm

và giải pháp phát triển kinh tế miền núi. “Về phát triển kinh tế miền núi”. Chu
Văn Tấn - Việt Bắc. NXB Việt Bắc, 1974. Tác giả đã trình bày quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế miền núi; phát triển những thế mạnh trong nông
nghiệp, phát triển những thuận lợi trong công nghiệp, về tăng cường quan hệ
sản xuất, về sự giúp đỡ và chỉ đạo của các ngành Trung ương đối với miền
núi. “Giải pháp cải thiện đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số”. Kỷ yếu
Hội thảo khoa học của Viện Dân tộc – UBDT, Nxb. Văn hoá, Thông tin, HN
.2005. Cuốn sách là bản tổng tập những tham luận có giá trị, phản ánh sự
hưởng ứng xây dựng và triển khai chương trình xoá đói giảm nghèo của các
bộ, ngành, đoàn thể và nhân dân ở những địa phương có các dân tộc thiểu số.
đồng thời kiến nghị những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện đời sống cho
đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước. “Thực hiện chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”
của Hội đồng Khoa học. UBNDT, Nxb. CTQG, HN. 2006. Cuốn sách đã tiếp
cận và trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của chương
trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nội
dung cuốn sách giới hạn trong phạm vi các xã đặc biệt khó khăn và chủ yếu
tập trung giải quyết các vấn đề thuộc chương trình 135. “Các vấn đề càn ưu
tiên nghiên cứu để phát triển sản xuất hàng hoá ở miền núi và vùng đồng bào
3


dân tộc”. Nxb, Nông nghiệp. 1993. Cuốn sách đã nêu lên thực trạng, tiềm
năng phát triển kinh tế miền núi và vùng đồng bào dân tộc. Phương hướng và
một số giải pháp thúc đẩy sản xuất hàng hoá. Những đề xuất xây dựng các
chính sách kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất hàng hoá ở miền núi và vùng
đồng bào dân tộc thiểu số.
Thêm vào đó còn có một số luận văn, luận án viết về vấn đề phát triển
kinh tế khu vực miền núi nói chung, như: “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư để
phát triển kinh tế miền núi phía Bắc nước ta hiện nay”, Luận án TS Triết học

của Đinh Văn Phượng, HN, 2000; “Vai trò nhà nước trong sự nghiệp phát
triển kinh tế miền núi ở nước ta” (Qua thực tế các tỉnh miền núi Bắc Bộ),
Luận án PTS Khoa học Kinh tế của Đinh Văn Thôn, HH, 1994; “Phát triển
các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp ở các tỉnh Trung du,miền
núi phía Bắc Việt Nam”, Luận Án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thế Trường,
Hà Nội 2003; “Những giải pháp về quản lý để phát triển cơ sở hạ tầng miền
núi Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Lê Kim Khôi, Hà nội 1999…
Ngoài ra còn có các báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực kinh tế miền núi
của các Ban, Ngành ở tỉnh Thanh Hoá, như: “Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020” của
Sở Kế hoạch và Đẩu tư tỉnh Thanh Hoá (2006). Đây là kết quả của quá trình
khảo sát và đưa ra những quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền
núi Thanh Hoá đến năm 2020; “Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hoá về Chiến
lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 1991 – 2000; “Báo cáo
của UBND tỉnh Thanh Hoá về Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Thanh
Hoá giai đoạn 2001 - 2010” và báo cáo về “Quy hoạch tổng thể phát triển
nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng 2020”...
Mặc dù có rất nhiều công trình đề cập đến tình hình kinh tế miền núi
như trên, song cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về phát triển kinh tế miền núi Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh. Vì vậy, đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu. Tuy nhiên,
4


ở những mức độ khác nhau, các công trình trên đã giúp cho chúng tôi có cái
nhìn khái quát về tình hình phát triển kinh tế khu vực miền núi nói chung và
gợi ra cho chúng tôi những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu của đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
- Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đối với

sự phát triển kinh tế miền núi Thanh Hoá.
- Tìm hiểu quá trình triển khai thực hiện những chủ trương mà Đảng bộ
đề ra và những kết quả đạt được từ năm 1996 – 2005.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế ở khu vực miền núi tỉnh Thanh
Hoá, qua đó tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế phù hợp với thời kỳ mới
nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế góp phần nâng cao chất lượng
đời sống của đồng bào trong khu vực.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tập hợp những tư liệu lịch sử có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng
và Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá với kinh tế miền núi.
- Hệ thống hoá và trình bày những tư liệu đó qua các giai đoạn phát
triển để làm sáng tỏ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu
vực miền núi Thanh Hoá.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh
Hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá..
- Đề xuất quan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủ trương, biện pháp của Đảng
bộ tỉnh Thanh Hoá đối với kinh tế miền núi và tình hình kinh tế miền núi
5


Thanh Hóa từ năm 1996 đến 2005.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Kinh tế miền núi bao gồm nhiều lĩnh vực và các chủ trương, giải pháp
phát triển kinh tế miền núi của đảng bộ tỉnh Thanh Hoá cũng rất phong phú.

Do vậy trong phạm vi có thể đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những chủ trương
và giải pháp của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về một số lĩnh vực chủ yếu của
kinh tế miền núi, như: Lĩnh vực nông, lâm nghiệp; công nghiệp (bao gồm cả
tiểu thủ công nghiệp);lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của khoa
học lịch sử như phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp thống
kê, tổng hợp, mô tả… nhằm làm sáng tỏ các giai đoạn trong quá trình nghiên
cứu những chủ trương, quá trình triển khai thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hoá nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế miền núi, nâng cao đời sống cho đồng
bào dân tộc miền núi Thanh Hoá.
5.2. nguồn tài liệu
- Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng; các văn bản, chỉ thị của Chính
Phủ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
- Các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá; các Quyết
định của Uỷ Ban nhân dân tỉnh, các báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn và của các phòng ban có liên quan, hiện đang lưu trữ tại Ban tuyên
giáo Tỉnh uỷ, tại kho lưu trữ của UBND tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn Thanh Hoá.
- Một số sách báo, tạp chí, nghiên cứu của các cá nhân, tập thể về kinh
tế miền núi.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương:
6


Chương 1: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển kinh tế
miền núi giai đoạn (1996 – 2000)

Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo phát triển kinh tế
miền giai đoạn (2001- 2005)
Chương 3: Thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm chủ yếu

7


Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN (1996 – 2000)
1.1. Tiềm năng và thực trạng kinh tế miền núi tỉnh Thanh Hóa
trước năm 1996
1.1.1. Tiềm năng và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh
tế miền núi tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, vị trí 19023 - 20030 vĩ độ bắc;
140023 – 106 kinh độ Đông, là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ - Trung Bộ - Nam Bộ.
Thanh Hóa cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ
Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh
Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Với diện tích tự nhiên
là 11.106 km2 (chiếm 3,37% diện tích cả nước), trong đó, khu vực miền núi
có diện tích là 8.508,33 km2 (chiếm 76,61% diện tích toàn tỉnh). Khu vực
miền núi phần lớn nằm ở phía Tây Thanh Hoá, gồm 11 huyện: Thạch Thành,
Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh, Bá Thước, Quan
Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Thường Xuân và 26 xã miền núi của các huyện,
thị: Thị xã Bỉm Sơn, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Yên Định, Triệu Sơn, Tĩnh Gia.
Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của Thanh Hoá, khu vực Tây Bắc và cả nước. Là vùng đầu
nguồn của các hệ thống sông suối của tỉnh, có ý nghĩa rất lớn và quan trọng
về vị trí phòng hộ, dự trữ nguồn nước, giảm tác động thiên tai và bảo vệ môi
trường sinh thái đối với tỉnh. Khu vực miền núi Thanh Hóa có địa hình bị chia

cắt mạnh, hiểm trở gắn với hệ núi cao Tây bắc và hệ núi Trường Sơn phía
Nam. Độ cao trung bình toàn vùng là 600 – 700m (so với mặt nước biển), độ
dốc trên 250. Vùng trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc từ 15 –
200. Với địa hình khó khăn, kinh tế miền núi Thanh Hoá, nhất là vùng cao
trong thời gian qua tuy có phát triển hơn nhiều so với trước đây nhưng vẫn
còn khoảng cách lớn với vùng đồng bằng. Đây là vùng đất có nhiều tiềm năng
8


chưa được khai thác. Khu vực miền núi Thanh Hoá có thể chia được thành 3
vùng địa hình như sau:
Vùng núi cao: gồm các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá
Thước, có diện tích tự nhiên là 3.503,5 km2, chiếm 41,17% diện tích toàn
vùng. Đây là vùng có địa hình hiểm trở, có các dãy núi kéo dài thành dải theo
hướng Tây bắc – Đông nam, có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m so với mặt
nước biển. Sông suối chảy qua vùng này có độ dốc lớn, tạo nên tiềm năng
phát triển thuỷ điện công suất lớn.
Vùng núi thấp: gồm các huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Lang Chánh,
Ngọc Lặc, Thường Xuân và các xã miền núi của các huyện Hà Trung, Vĩnh
Lộc, Triệu Sơn, Thọ Xuân và thị xã Bỉm Sơn, có diện tích tự nhiên là
3.575,53km2, chiếm 42,03% diện tích tự nhiên toàn vùng. Địa hình dốc từ
Tây sang Đông, độ cao trung bình toàn vùng trên 300m, cá biệt có những vị
trí cao trên 1000m; Sông suối có nhiều gềnh thác, có tiềm năng phát triển thuỷ
điện.
Vùng đồi phía Nam gồm các huyện Như Xuân, Như Thanh và các xã
miền núi của huyện Tĩnh Gia, có diện tích tự nhiên 1.429,3 km, chiếm 16,8%
diện tích toàn vùng; là vùng đồi núi thấp, độ cao trung bình dưới 200m, đất
đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả và
trồng rừng sản xuất.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gío mùa ẩm và có tính chất hải dương,

Thanh Hoá đồng thời lại có những ngày khô, nóng do chịu ảnh hưởng của gió
Tây Nam thổi từ Lào sang (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhìn chung, Khí hậu
Thanh Hóa tương đối khắc nghiệt, mùa đông ít lạnh, lượng mưa phùn ít so với
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mùa hè nóng ẩm, nhiệt độ cao, thường có bão vào
tháng 9, gây mưa to, triều cường. Riêng khu vực miền núi có nền nhiệt cao
với 2 mùa rõ rệt: mùa hạ từ thánh 4 đến tháng 10 và mùa đông từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau; chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về mùa đông,
gió Tây khô nóng về mùa hè. Vào mùa hè nhiệt độ thường vào khoảng 250C –
9


280C, những ngày có gió Tây, nhiệt độ thường lên tới 410C – 420C. Mùa đông
nhiệt độ vào khoảng 140C – 200C, những ngày có sương muối, nhiệt độ xuống
dưới 40C, có thời điềm xuống 20C. Lượng mưa trung bình 1600 2000mm/năm, số ngày mưa 130 – 150 ngày và mùa mưa thường kéo dài từ
tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân hàng năm lớn nhưng lại phân bố
không đều. Chảy qua đất Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt,
sông Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu
vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3. Sông
suối Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho
phát triển thủy điện. Nước ngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ
lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủ các loại đất đá trầm tích, biến chất,
mắcma và phun trào.
Về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất, theo số liệu của cục thống
kê năm 2005, tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng là 851,66 ngàn ha. Trong
đó: Đất nông nghiệp: 651,77 ngàn ha, chiếm 76,5% diện tích tự nhiên toàn
vùng (chiếm 80% diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh). Trong đó, bao gồm
531,98 ngàn ha đất lâm nghiệp (chiếm 62,5% diện tích tự nhiên toàn vùng,
chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh). Tài nguyên rừng: Thanh Hoá là
một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất có rừng là
484.246 ha, trữ lượng khoảng 16,64 triệu m3 gỗ, hàng năm có thể khai thác

50.000 - 60.000 m3. Tài nguyên khoáng sản: Thanh Hoá là một trong số ít các
tỉnh ở Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng; có
296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khác nhau, nhiều loại có trữ lượng lớn
so với cả nước như: đá granit và marble (trữ lượng 2 -3 tỉ m3), đá vôi làm xi
măng (trên 370 triệu tấn), sét làm xi măng (85 triệu tấn), crôm (khoảng 21
triệu tấn), quặng sắt (2 triệu tấn), secpentin (15 triệu tấn), đôlômit (4,7 triệu
tấn), ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các loại khoáng sản khác. Thêm vào
đó, Thanh Hóa còn là tỉnh có tiềm năng du lịch lớn với nhiều khu du lịch sinh
thái như: Vườn rừng Quốc gia Bến Én vừa là khu bảo tồn thiên nhiên, vừa là
10


địa điểm cho phát triển kinh tế, du lịch; Khu di tích Lam Kinh, thành Nhà Hồ;
các khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Quan Hoá, Bá Thước), Pù Hu
(huyện Quan Hoá, Mường Lát), các hang động ở Trường Lâm (huyện Tĩnh
Gia), cảnh quan núi Diệu Sơn, núi Cửa Hà (huyện Cẩm Thuỷ)…
Về dân cư và nguồn lao động: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999,
tỉnh Thanh Hoá có 3.467.609 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao
động xã hội trong toàn tỉnh năm 2000 là 1.900.710 người, chiếm 54,8% dân
số. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 2.898.311
người, chiếm 85,6%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Mường có 328.744
người, chiếm 9,4%; dân tộc Thái có 210.908 người, chiếm 6%; dân tộc Mông
có 13.320 người, chiếm 0,38%; dân tộc Thổ có 9.890 người, chiếm 0,25%;
dân tộc Dao có 5.077 người, chiếm, 0,14%; dân tộc Tày có 444 người; Nùng
có 131 người; dân tộc Hoa có 327 người; dân tộc Khmer có 31 người; dân tộc
Eđê có 68 người; dân tộc Ngái 47 người; dân tộc Gia Rai có 27 người; dân tộc
Ba-na có 9 người; dân tộc Sán Chay có 16 người; dân tộc Chăm có 7 người;
dân tộc Sán Dìu có 8 người; dân tộc Mnông có 11 người; dân tộc Raglai có 15
người; dân tộc Mạ có 39 người; dân tộc Cờ Tu có 7 người; dân tộc Giáy có 7
người; dân tộc Khơ Mú có 607 người; dân tộc Co có 10 người; dân tộc Phù

Lá có 9 người; dân tộc Si La có 5 người; dân tộc Bru - Vân kiều có 4 người;
dân tộc Tà Ôi có 2 người. Dân cư thuộc loại trẻ, số dân có độ tuổi từ 1- 14
tuổi chiếm 35,5%. Từ 15 – 19 tuổi chiếm 50,1%; từ 50 – 59 tuổi chiếm
5,15%; từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,1%. Dân số đô thị chiếm 6,8%, nông thôn
chiếm 93,2% (cả tỉnh là 9,2% và 90,8%)[1, tr. 78].Cộng đồng dân cư trên địa
bàn mang đặc điểm đa dạng và phong phú về bản sắc dân tộc của các vùng
miền khác nhau: cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Hầu
hết các dân tộc thiểu số sống thành chòm, bản theo quan hệ huyết thống, dòng
họ; sinh sống chủ yếu bằng nông, lâm nghiệp, sản xuất thường độc canh và
mang nặng tính du canh. Trong nhiều năm qua, đồng bào miền xuôi cũng có
xu hướng lên miền núi tham gia xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá – xã hội,
11


nhiều thanh niên tham gia vào các xí nghiệp, công trường nhà máy, nông
trường đã góp tạo nguồn lao động dồi dào hơn cho khu vực miền núi.
Bảng 1.1: Diện tích, dân số, mật độ dân số theo các huyện
TT

Huyện

1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13

Toàn vùng
Thạch Thành
Cẩm Thuỷ
Ngọc Lặc
Lang chánh
Như Xuân
Như Thanh
Thường Xuân
Bá Thước
Quan Hoá
Quan Sơn
Mường Lát
26 xã miền núi khác

Diện tích
(km2)

Dân số
(nghìn người)

Mật độ dân số
(người/km2)

8.508,33
1.153,3

136
558,11
167,8
300
425,04
123,2
290
405,97
121,3
299
585,46
56,4
96
719,47
71,0
99
587,33
95,8
163
1.105,05
95,9
87
774,01
113,8
147
988,68
43,8
744
928,58
34,5

37
812,23
32,0
39
528,5
171,0
323
Nguồn: Cục Thống kê Thanh Hoá – 2005

Về cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông khu vực miền núi đang được
đầu tư và ngày càng phát triển với các tuyến quốc lộ: đường Hồ Chí Minh,
đường 15 A, đường 45, đường 217 với tổng chiều dài 404 km, chiếm 5,5 %
chiều dài các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh. 11 huyện miền núi với 11 tuyến
tỉnh lộ, với tổng chiều dài 430 km; 12 tuyến đường huyện quản lý, tổng chiều
dài 294 km đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá
giữa địa bàn các huyện miền núi với nhau và với miền xuôi trong và ngoài
tỉnh cũng như thực hiện trao đổi, giao lưu quốc tế. Chất lượng đường chủ yếu
đạt tiêu chuẩn đường cấp III (đường Hồ Chí Minh), đường cấp IV (các tuyến
tỉnh lộ), đường cấp V (các tuyến đường 217, 15A…). Các công trình thuỷ lợi
trên địa bàn hầu hết là các hồ, đập quy mô vừa và nhỏ và trạm bơm lẻ, công
suất nhỏ chủ yếu phục vụ tưới cho cây lúa nước. Các giống cây khác phần lớn
là chờ nước mưa. Toàn vùng có 661 hồ, đập lớn nhỏ, 56 trạm bơm, tổng năng
lực thiết kế các công trình tưới là 56.600 ha.
Về truyền thống văn hoá – lịch sử: Là tỉnh có bề dày lịch sử hào hùng
12


và truyền thống văn hoá độc đáo. Vào sơ kỳ thời đại đá cũ, bằng sự phát hiện
và khai quật khảo cổ các di chỉ Núi Đọ, Núi Quan Yên, Núi Nuông đã khẳng
định Thanh Hóa là nơi sinh sống của người nguyên thuỷ, đặc biệt hang Con

Mong là nơi chứng kiến các giai đoạn phát triển liên tục của con người từ hậu
kỳ đá cũ sang thời đại đá mới. Quá trình chinh phục đồng bằng trên đất Thanh
Hóa của cư dân đồ đá mới đã để lại một nền văn hoá Đa Bút, là một nền văn
hoá khảo cổ tiến bộ cùng thời trong khu vực cách đây 6.000 năm. Sang đầu
thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai
đoạn trước văn hoá Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển
với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối - Quỳ Chữ tương
đương với các văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Dậu - Gò Mun ở lưu vực sông
Hồng. Đó là quá trình chuẩn bị mọi mặt để đến văn minh Sông Hồng cách
đây hơn 2.000 năm lịch sử, với văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã toả sáng
rực rỡ không chỉ trong nước mà còn lan toả ra các vùng phụ cận, các quốc gia
trong khu vực suốt thời các Vua Hùng dựng nước.
Suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, Thanh Hóa đã xuất hiện
nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu như: Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi,
Lê Thánh Tông, Khương Công Phụ, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ, ... Cùng với
những trang lịch sử oai hùng, Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có 134 di
tích được xếp hạng quốc gia, 412 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh với các di tích
nổi tiếng như Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích Bà Triệu, Lê Hoàn, thành Nhà
Hồ, Lam Kinh, Ba Đình, Hàm Rồng ... càng khẳng định xứ Thanh là một
vùng “Địa linh nhân kiệt”.
Đánh giá thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi: Là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ - Trung Bộ - Nam Bộ, là khu
vực có hệ thống giao thông thuận lợi, có các tuyến quốc lộ chạy qua như
đường Hồ Chí Minh, đường sang Trung Lào theo quốc lộ 217, Thượng Lào
theo đường xuyên ASEAN; có các cửa khẩu thông thương với nước bạn Lào
như: Cửa khẩu Na Mèo (huyện Quan Sơn), cửa khẩu Tén Tần (huyện Mường
13


Lát), cửa khẩu Khẹo (huyện Thường Xuân), tạo điều kiện thuận lợi cho phát

triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biển; xây dựng biên giới hoà bình, hợp
tác, hữu nghị…mặt khác, với tiềm năng của 3 vùng kinh tế: miền núi – trung
du – đồng bằng và ven biển. Kết hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích có giá trị lịch sử và văn hóa…Tiềm
năng, thế mạnh đó cho phép Thanh Hoá phát triển một nền kinh tế toàn diện,
bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các
ngành dịch vụ, du lịch. Dân số đông với nguồn lao động tương đối dồi dào,
cần cù, sáng tạo… cũng là những điều kiện khá thuận lợi để phát triển kinh tế,
đặc biệt là kinh tế miền núi. Hơn nữa, Thanh Hóa là quê hương có truyền
thống đấu tranh cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa vừa anh dũng
chống giặc ngoại xâm, vừa cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, phát triển
kinh tế và văn hóa – đây là nhân tố vô cùng to lớn để đưa nền kinh tế xã hội
Thanh Hóa ngày càng phát triển hơn. Những thành tựu về kinh tế - xã hội mà
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đạt được trong những năm đầu khi bước
vào thời kỳ đổi mới tuy mới chỉ là bước khởi đầu nhưng mang một ý nghĩa vô
cùng to lớn, vừa là nền tảng, vừa là động lực để Đảng bộ và nhân dân tỉnh
Thanh Hóa tiếp tục vươn lên, đưa sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh nhà ngày càng
gặt hái được nhiều thành tựu hơn nữa, phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao
hơn nữa đời sống nhân dân…
Khó khăn: Địa hình Thanh Hóa chủ yêu là miền núi, địa hình bị chia
cắt mạnh, hiểm trở gắn với hệ núi cao Tây bắc và hệ núi Trường Sơn phía
Nam. Độ cao trung bình toàn vùng là 600 – 700m (so với mặt nước biển), độ
dốc trên 250. Vùng trung du có độ cao trung bình 150 – 200m, độ dốc từ 15 –
200. Với địa hình khó khăn, kinh tế miền núi Thanh Hoá, nhất là vùng cao
trong thời gian qua tuy có phát triển hơn nhiều so với trước đây nhưng vẫn
còn khoảng cách lớn với vùng đồng bằng. Thêm vào đó là do ảnh hưởng của
gió lào gây khô hạn nghiêm trọng, và ở những vùng núi cao có sương mù,
sương muối dày đặc thường gây nên những tác động rất xấu đến sản xuất và
14



đời sống nhân dân. Tài nguyên rừng nhiều nhưng rừng Thanh Hoá vẫn được
xếp vào loại rừng nghèo. Đại đa số diện tích rừng trên địa bàn là rừng nghèo,
rừng tái sinh và rừng mới trồng. Trữ lượng lâm sản thấp, khả năng cho khai
thác trong những năm tới là rất hạn chế; một số diện tích có trữ lượng lâm sản
lớn lại phân bố trên những vùng núi cao và nằm trong diện tích rừng phòng hộ
và rừng đặc dụng. Áp lực dân số và việc làm ngày càng cao, mật độ phân bố
dân cư không đồng đều, mật độ dân số trung bình toàn vùng là 124 người/
km2, huyện Ngọc Lặc có mật độ đông nhất là 278 người/km2, trong khi mật
độ huyện Quan Sơn là 37 người/ km2, Mường Lát là 39 người/ km2. Thực
trạng phân bố dân cư như trên và vấn đề di cư tự do ở một số bộ phận dân cư
trên địa bàn các huyện vùng cao khá phức tạp. Đồng bào người Mông ở các
tỉnh miền núi phía Bắc chuyển đến khá đông, trong nội bộ các huyện cũng có
di cư tự do, thêm vào đó là hiện tượng vượt biên trái phép, vi phạm hiệp định
biên giới vẫn còn, xảy ra mất ổn định về kinh tế, an ninh, quốc phòng vùng
biên. Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiêm
tổ chức, quản lý… Tất cả những khó khăn trên đã và đang trở thành lực cản
cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói chung và KVMN Thanh Hóa
nói riêng. Điều đó đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa phải có
những chủ trương, chính sách, hành động đúng đắn và thiết thực để thúc đẩy
sự phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH,HĐH, đảm
bảo mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội
1.1.2. Tình hình kinh tế miền núi Thanh Hóa trước năm 1996
Sau 5 năm phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VII (6/1991) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIII
(8/1991), đến năm 1995, kinh tế miền núi Thanh Hóa đã đạt được những
thành tựu quan trọng:
Về nông- lâm nghiệp, miền núi Thanh Hoá đã tập trung phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo
an ninh lương thực, tăng độ che phủ rừng. Giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp

15


tăng bình quân 8,05%/năm. Nhờ chuyển dịch cơ cấu nội ngành đúng hướng
và tạo được bước đột phá về tăng năng suất và mùa vụ cây trồng, nên sản
lượng lương thực có hạt liên tục tăng qua các năm. Đến năm 1995 là 110.200
tấn, bình quân 316 kg/người/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng qua các
năm: năm 1986 là 307,7 tỷ đồng, năm 1991: 327,2 tỷ đồng, năm 1995: 348,5
đồng, (theo giá so sánh năm 1994)[19,tr. 52]
Nông nghiệp không chỉ đạt về năng suất, sản lượng và chất lượng mà
còn có sự chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang nông nghiệp sản xuất hàng
hóa, tiếp cận gần hơn với chế biến và kinh tế thị trường, bước đầu hình thành
một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi
xuất hiện ngày càng nhiều với các hình thức phong phú như kinh tế trang trại,
hợp tác xã nông nghiệp… Trong chăn nuôi, số lượng đàn trâu, bò, lợn... cũng
tăng qua các năm. Năm 1986, số lượng đàn trâu có 70.300 con, năm 1991:
81.600, năm 1995: 90.900, Năm 1986, đàn bò có 8.300 con, năm 1991: 7.500
, năm 1995: 17.600 con. Năm 1986, số lượng đàn lợn đạt 156.100 con, năm
1991: 159.900, năm 1995: 229.100 con. Chỉ tính riêng năm 1995, số lượng
đàn trâu là 106.700 con, bò 19.500 con, lợn 334.400 con, gia cầm 1.981.000
con[19, tr.53]. Lĩnh vực nông nghiệp đang mở ra hướng phát triển mới, toàn
diện và bền vững, nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế cao được đưa vào sản xuất.
Kinh tế lâm nghiệp chuyển hướng từ lâm nghiệp nhà nước sang phát
triển lâm nghiệp có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất
lâm nghiệp năm 1986 đạt 55,9 tỷ đồng, năm 1991 là 124,2 tỷ đồng, năm 1995
đạt 152,9 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994)[19, tr.53]
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: sản xuất công nghiệp ở miền núi
Thanh Hoá duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 13,25%. Nếu
năm 1991, giá trị sản xuất công nghiệp mới đạt 20,6 tỷ đồng, thì năm 1994 là

29,9 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1989), theo giá hiện hành là 37,6 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 của năm 1995 là
16


160,2 tỷ đồng[19, tr. 56]
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được phát triển ổn định. Nhiều
sản phẩm có sự tăng trưởng đáng kể. Chất lượng được nâng cao, hình dáng
mẫu mã được cải tiến, vì thế giá trị sản phẩm được nâng lên rõ rệt. Một số dự
án đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp được thực hiện, đạt hiệu quả cao và
góp phần làm tăng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp địa phương.
Sự tăng trưởng về kinh tế đã tạo điều kiện để từng bước chuyển dịch cơ
cấu KTMN theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (bao gồm cơ
cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế). KTMN bắt đầu có sự
chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực tăng trưởng kinh tế,
vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất quy mô
lớn. Về cơ cấu thành phần kinh tế, ngoài thành phần kinh tế nhà nước còn có
sự tăng lên của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Cơ cấu ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ
trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ
trong nền kinh tế. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP giảm từ
46,7% năm 1990 xuống còn 37,3 năm 1995. Công nghiệp và xây dựng tăng từ
22,1% năm 1990 lên 25,1% năm 1995. Thương mại- dịch vụ tăng từ 31,2 năm
1990 lên 35% năm 1995[19, tr.57]
Tuy nhiên, những tiến bộ đã đạt được còn nhỏ bé so với khả năng cũng
như so với yêu cầu phát triển của bản thân miền núi Thanh Hóa nói riêng và
tỉnh Thanh Hóa nói chung và của cả nước. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
ở miền núi Thanh Hóa còn rất thấp, kinh tế hàng hóa chậm phát triển, kinh tế
tự nhiên và nửa tự nhiên còn chiếm tỉ trọng không nhỏ. Tình trạng du canh du
cư vẫn chưa được khắc phục một cách căn bản. Đời sống của đại bộ phận dân

cư miền núi còn nhiều khó khăn, thậm chí có nơi rất khó khăn. Nghèo đói vẫn
còn trên diện rộng, sinh hoạt văn hóa thiếu thốn, tỷ lệ số người mù chữ và thất
học còn lớn. Một số bệnh dịch chưa bị đẩy lùi một cách căn bản, có nơi, có
lúc còn phát triển, gây tử vong cao. Nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh, nhất là
17


các đơn vị quốc doanh nông nghiệp, lâm nghiệp đã được thành lập ở địa bàn
miền núi, nhưng một số lớn đơn vị quốc doanh năng suất thấp, chất lượng và
hiệu quả kém; bao chiếm nhiều đất đai nhưng sử dụng không hết trong khi
nhân dân địa phương lại thiếu đất để canh tác, gây ra mâu thuẫn và làm cho
đại bộ phận rừng và đất rừng không phát huy được tác dụng. Nạn khai thác
bừa bãi và phá rừng diễn ra nghiêm trọng. Việc giao đất, giao rừng cho dân
chưa có chính sách hợp lý và còn chậm trễ. Bên cạnh một số hợp tác xã đạt
được những thành tựu và tiến bộ, nhìn chung đại bộ phận các hợp tác xã ở
nông thôn miền núi Thanh Hóa là hình thức, nhất là những hợp tác xã nông
nghiệp vùng núi cao. Kinh tế hộ gia đình và các loại hình kinh tế hợp tác ở
trình độ phù hợp chưa được chú ý đúng mức. Thương nghiệp nhỏ tương ứng
với trình độ sản xuất hàng hóa nhỏ và phân tán bị thu hẹp, có nơi bị xóa bỏ.
Việc xây dựng một số vùng kinh tế mới không tính toán đầy đủ hiệu quả kinh
tế - xã hội, lại làm theo cách áp đặt, giản đơn, nóng vội. Kết cấu hạ tầng, đặc
biệt là đường giao thông ở miền núi, nhất là ở các vùng cao, xa xôi, hẻo lánh,
còn kém phát triển và bị chia cắt, chưa thành hệ thống thông suốt giữa các
vùng, đang kìm hãm việc mở mang giao lưu ở miền núi cũng như giữa miền
núi và miền xuôi. Nhiều tiêu cực xã hội phát sinh…
Nguyên nhân của tình trạng này là: Nền kinh tế miền núi Thanh Hóa
có xuất phát điểm thấp, điều kiện khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh
có nhiều khó khăn do cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn thấp kém
trong khi điều kiện địa hình miền núi bị chia cắt. Trình độ dân trí thấp, nhất là
chất lượng nguồn nhân lực đã ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng và

chuyển từ kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Yếu tố vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
sản xuất, đào tạo nguồn lực cần được đầu tư thoả đáng hơn nữa mới có thể
biến các tiềm năng thành hiện thực.
Khu vực miền núi Thanh hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung là
vùng chứa đựng nhiều tiềm năng và có thể khai thác thành nguồn lực phát
18


triển trên cơ sở lợi thế so sánh. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh cần khắc phục những
khó khăn, tồn tại, và cần có những chủ trương, chính sách đúng đắn, những
giải pháp đồng bộ và sự cố gắng tích cực hơn nữa của các cấp chính quyền và
nhân dân nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất
là tài nguyên đất, rừng, thương mại, du lịch.
1.2. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo phát triển kinh tế miền núi
giai đoạn (1996 – 2000).
1.2.1. Chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
kinh tế miền núi giai đoạn (1996-2000).
Với đường lối đổi mới kinh tế của Đại hội VI cùng các Nghị quyết của
BCH Trung ương và Bộ Chính trị, KTMN đã có bước phát triển rõ rệt, tuy
nhiên, so với mặt bằng chung, miền núi nước ta vẫn là vùng kinh tế chậm phát
triển, kết cấu kinh tế hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu, đời sống đồng bào các dân
tộc còn nhiều khó khăn. Sự nghiệp phát triển miền núi gắn liền với các dân
tộc thiểu số đang đứng trước những vấn đề mới, với những thách thức mới
của sự biến đổi và phát triển của quốc gia cũng như khu vực.
Trước thực trạng đó, Báo cáo chính trị của BCH Trung ương (khóa VI)
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đã xác định: “Trong 5 năm
tới, có kế hoạch khai thác các thế mạnh của vùng trung du, miền núi, tạo
chuyển biến rõ nét ở một số vùng. Có những chính sách và biện pháp riêng
đối với miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số”[26, tr.66]; “Phát triển

nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh
tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để
ổn định tình hình kinh tế - xã hội”[26, tr.63]. Đặc biệt trong “Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đã xác định: “Phát
triển nông – lâm –ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông
thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã
hội”[36, tr.133].
Sau 10 năm tiến hành đổi mới, đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh
19


CNH, HĐH. Khi nền kinh tế đất nước bắt đầu có bước phát triển, đồng thời
cũng bắt đầu bộc lộ những mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhất là sự
chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn, đồng
bằng và miền núi ngày càng rõ rệt, thì vấn đề kinh tế miền núi ngày càng
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hơn. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII của Đảng (tháng 6 – 1996), vấn đề KTMN đã được Đảng ta đưa lên
trong 11 chương trình trọng điểm của kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) nhằm:
“Khai thác mọi nguồn lực địa phương và huy động sức của cả nước để tạo
bước tiến nhanh hơn về kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, cải thiện môi
trường, môi sinh. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ bằng hoặc cao hơn
mức bình quân chung cả nước; năm 2000 GDP bình quân đầu người đạt gấp
đôi năm 1994. Các khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc đều phải có
bước phát triển, khu vực có điều kiện thuận lợi phải phát triển với tốc độ cao
hơn để thúc đẩy, hỗ trợ các khu vực khác cùng phát triển.Tăng trưởng kinh tế
phải kết hợp hài hoà với phát triển xã hội - văn hoá, bảo đảm an ninh - quốc
phòng, phấn đấu khoảng cách giữa các vùng về mặt tiến bộ xã hội” [27,
tr.214]
Đại hội cũng vạch ra nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, như:
Với công nghiệp: “Công nghiệp: Phát triển công nghiệp chế biến gắn

với vùng nguyên liệu. Sắp xếp và đầu tư chiều sâu các cơ sở hiện có. Phát
triển công nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp ở những vùng sâu, vùng xa, khuyến
khích các nghề thủ công truyền thống” [27, tr.215].
Với nông, lâm nghiệp: “Phải giải quyết lương thực theo quan điểm kinh
tế hàng hoá. Mở rộng diện tích lương thực ở vùng có điều kiện thuỷ lợi,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý đi đôi với thâm canh tăng năng suất bằng
áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân. Bảo đảm tốc độ lương thực sản xuất
tại chỗ hàng năm 3,4 - 4% và năm 2000 đạt bình quân đầu người 250 - 280
kg. Mở rộng giao lưu với các vùng để bả đảm an toàn lương thực. Gắn phát
triển lâm nghiệp với công tác định canh, định cư. ổn định sản xuất và đời sống
20


×