MỤC LỤC
CHƯƠNG 1..........................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ SỞ NỘI VỤ HÀ GIANG.....................................................1
1.1 Lịch sử hình thành, và phát triển của Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang...............1
1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang ..........................................2
1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ Tỉnh Hà Giang ............3
1.3.1 Chức năng.............................................................................................4
1.3.2 nhiệm vụ, quyền hạn..............................................................................4
1.4 Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn....................................9
1.4.1 Lãnh đạo Sở............................................................................................9
1.4.2 Các phòng ban chuyên môn thuộc Sở..................................................10
1.4.3 Các đơn vị trực thuộc Sở.....................................................................20
1.5 Mỗi quan hệ công tác..............................................................................22
1.5.1 Đơn vi quan lý trực tiếp.......................................................................22
1.5.2 Đơn vị quản lý chuyên môn.................................................................22
1.6 Thực trạng nguồn nhân lực ....................................................................23
1.6.1 Quy mô, cơ cấu các bộ phận của Sở:...................................................23
1.6.2 Nhân sự của Sở.....................................................................................23
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................25
THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ..........25
CÔNG CHỨC TRONG CẢI CÁC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ ...............25
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC....................................................................25
2.1 Tổng quan về cán bộ, công chức và sự cần thiết phải đổi mới nhằm nâng
cao chất lượng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Hà Giang......................25
2.1.1 Tổng quan về cán bộ, công chức..........................................................25
2.1.1.1 Khái niệm về cán bộ, công chức.......................................................25
2.1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của cán bộ, công chức trong việc Quản lý Nhà nước
.......................................................................................................................25
2.1.2 Sự cần thiết phải đổi mới.....................................................................26
2.1.2.1 Cơ sở lý luận.....................................................................................26
2.1.2.2 Cơ sở thực tiến..................................................................................27
2.2.1.1. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính...........................................28
2.2.1.2 Về hiện đại hóa nền hành chính .......................................................29
2.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh Hà giang.......31
2.2.3 Cơ cấu cán bộ, công chức theo cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh.........33
2.3 Thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trên
địa bàn tỉnh....................................................................................................33
2.3.1 Công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức...................................33
2.3.2 Thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức...................34
2.3.3 Công tác luân chuyển, thuyên chuyển đội ngũ cán bộ, công chức......35
2.4 Những kết quả đạt được từ công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
công chức trong cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh hà giang...35
2.4.1 Kết quả đạt được từ công tác tuyển dụng cán bộ, công chức...............35
2.4.2 Kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng..........................36
Chương 3: ..........................................................................................................39
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÀ GIANG.....39
I. MỤC TIÊU................................................................................................39
II. NHIỆM VỤ..............................................................................................39
1. Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính.......................................39
2. Cải cách thể chế.........................................................................................40
3. Cải cách thủ tục hành chính:.....................................................................40
4. Cải cách tổ chức bộ máy...........................................................................41
5. Xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức...............................................................................................................41
6. Cải cách tài chính công.............................................................................42
7. Hiện đại hóa hành chính:...........................................................................43
8 Kinh phí thực hiện......................................................................................43
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.........................................................................43
KẾT LUẬN........................................................................................................44
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SỞ NỘI VỤ HÀ GIANG
1.1 Lịch sử hình thành, và phát triển của Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang
Tên cơ quan: Sở Nội vụ Hà Giang;
Địa chỉ: Số 1 đường đội cấn, Phường Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Giang,
tỉnh Hà Giang;
Điện thoại: 0219.3866474; Fax: 0219.3867833
Email:
Tóm lược sự ra đời và quá trình phát triển:
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (từ ngày 27/712/8/1991), tỉnh Hà Tuyên được chia tách thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên
Quang. Cùng với sự chia tách về địa giới hành chính, các cơ quan, tổ chức tỉnh
Hà Tuyên cũng được chia tách. Do đó, ban Tổ chức chính quyền tỉnh Hà Giang
được tái thành lập từ năm 1991.
Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Hà Giang là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh Hà Giang có trách nhiệm giúp
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy,
công chức và viên chức nhà nước, lập hội quần chúng và các tổ chức nhà nước
khác.
Thực hiện Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh Hà Giang được đổi tên thành
Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang.
1
Sở Nội vụ Tỉnh Hà Giang
Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy, biên chế các cơ quan hành chính, sự
nghiệp; cải cách hành chính; tổ chức chính quyền đia phương, quản lý địa giới
hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn; tổ chức hội và tổ chức phi chính phủ.
Ngày 04 tháng 02 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số
13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp UBND
tỉnh quản lý nhà nước về tổ chức bộ máy; biên chế cơ quan hành chính, sự
nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường,
thị trấn; tổ chức Hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;
thi đua - khen thưởng;
1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang
Gồm : - Lãnh đạo Sở: 1 Giám đốc và 4 phó Giám đốc;
- Các phong chuyên môn, nghiệp vụ: có 5 phòng (Văn phòng Sở; Phòng
Cải 1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ Hà Giang
cách hành chính – Đào tạo bồi dưỡng; Phòng tổ chức công chức; phòng
2
xây dựng chính quyền; phòng thanh tra; phòng công tác thanh niên)
- Đơn vị trực thuộc sở: ( Ban thi đua khen thưởng; Ban tôn giáo; chi cục
văn thư lưu trữ)
Sở Nội vụ tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình chức năng
của các phòng, ban và các đơn vị trực thuộc sở, ban Giám đốc thục hiên quản
lý chung. Mô hình này phù hợp với quy mô chức năng, nhiệm vụ của Sở. Mỗi
quan hệ trực tuyến giữa các cấp và mỗi quan hệ tham mưu giữa các phòng,
ban và các đơn vị trực thuộc Sở với Lãnh đạo sở rất rõ ràng và được cụ thể
hóa theo sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC SỞ
4 PHÓ GIÁM
ĐỐC
CÁC ĐƠN VỊ
TRỰC THUỘC
SỞ
CÁC PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Văn
Phòn
g
Sở
Phòng
Cải
Cách
Hành
Chính
Và
ĐTBD
Thanh
Tra
Sở
Phòng
Xây
Dụng
Chính
Quyền
Phòn
g
Tổ
Chức
Công
Chức
Phòn
g
Công
Tác
Than
h
Niên
Ban
Thi
Đua
Khen
Thưởng
Ban
Tôn
Giáo
Chi
Cục
Văn
Thư,
Lưu
Trữ
Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang
1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ Tỉnh Hà Giang
Được quy định theo Quyết định số: 3091/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 09
năm 2008 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Nôị Vụ Tỉnh Hà Giang, cụ thể;
3
1.3.1 Chức năng
Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực về công tác Nội vụ địa phương bao gồm: tổ
chức bộ máy; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tổ chức hội, tổ chức
phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng và
công tác thanh niên;
Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.
1.3.2 nhiệm vụ, quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các quyết định, chỉ thị; quy hoạch,
kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền,
hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước được giao.
- Về tổ chức bộ máy:
+ Trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý tổ chức bộ
máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật;
+ Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức, các đề án thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các cơ
quan chuyên môn, các chi cục thuộc cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp nhà
nước thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định của pháp luật;
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo
dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại, xếp hạng cơ quan hành chính, đơn vị sự
4
nghiệp và xếp hạng doanh nghiệp nhà nước của tỉnh theo quy định của pháp
luật.
- Về biên chế hành chính, sự nghiệp
+ Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện và các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm;
tổng hợp kế hoạch biên chế hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội
đồng nhân dân tỉnh quyết định;
+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu biên chế
hành chính, sự nghiệp nhà nước theo quy định;
+ Hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế đối với các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị sự
nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Về cán bộ, công chức, viên chức và chế độ, chính sách tiền lương
+ Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản về tuyển dụng, quản
lý, sử dụng, và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn, thẩm định và kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và
thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
thuộc tỉnh. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý ngạch cán bộ, công chức, viên
chức và việc xét cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh dự thi nâng ngạch
theo quy định;
+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc quyết định theo
thẩm quyền việc tuyển dụng, đánh giá, chính sách… đối với cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý theo quy định;
+ Hướng dẫn, thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu
chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; về tuyển
dụng, quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước thuộc tỉnh và việc phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
- Về tổ chức chính quyền địa phương
5
+ Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương
các cấp thuộc tỉnh và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức và hướng dẫn công tác bầu
cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu, giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn các chức danh bầu cử
theo quy định của pháp luật;
+ Tham mưu, giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong
công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; thống kê số
lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, thường trực Hội đồng nhân dân
và thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định;
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với đội
ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã,
cán bộ thôn, tổ dân phố và cán bộ hợp đồng công tác xã theo quy định.
+ Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và
việc thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã;
cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ thôn, tổ dân phố và cán bộ hợp đồng
công tác xã theo quy định;
+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức
danh và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã và việc phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ,
công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Về địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính
+ Theo dõi, quản lý công tác địa giới hành chính trong tỉnh theo quy định
của pháp luật; chuẩn bị các đề án, thủ tục liên quan tới việc thành lập; hướng
dẫn và tổ chức thực hiện sau khi có quyết định của cơ quan.
+ Tổng hợp và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc, địa giới hành chính;
hướng dẫn, khai thác, sử dụng bộ hồ sơ bản đồ địa giới hành chính của tỉnh theo
quy định; tổng hợp, thống kê số lượng các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
- Về cải cách hành chính
+ Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân công các cơ quan
6
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phụ trách các nội dung, công việc
của cải cách hành chính. Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai thực hiện cải cách hành chính
theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh; chủ trì, phối
hợp các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh triển khai cải
cách hành chính;
+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã triển khai công tác cải cách hành chính
theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Về đào tạo, bồi dưỡng
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý lĩnh vực công
tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong tỉnh; theo quy định của
pháp luật;
+ Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh và triển khai thực hiện
sau khi được phê duyệt.
- Về công tác Tôn giáo
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về
lĩnh vực tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác
Tôn giáo và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về lĩnh vực Tôn giáo trên địa
bàn tỉnh.
- Về công tác Văn thư, lưu trữ
+ Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các cơ quan hành chính, tổ chức sự
7
nghiệp… quy định của pháp luật về lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
+ Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt "Danh mục nguồn
và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh".
+ Theo dõi, tổng hợp, thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước làm công tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh; đề xuất
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại; tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ
trên địa bàn tỉnh.
- Về công tác Thanh tra
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra công tác nội vụ thuộc trách nhiệm và thẩm
quyền của Giám đốc Sở. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức
thực hiện sau khi được phê duyệt.
+ Thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trên các lĩnh vực công tác về nội vụ
thuộc thẩm quyền của Giám đốc hoặc tham mưu cho Giám đốc Sở trình Ủy ban
nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định theo quy định.
- Về công tác thi đua, khen thưởng
+ Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo, thống nhất quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng.
+ Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh tổ chức các phong trào thi đua ; tổ chức thực hiện chính sách
khen thưởng của Đảng và Nhà nước, thực hiện việc tổ chức và trao tặng các
hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định
của pháp luật; quản lý, cấp phát, thu hồi, cấp đổi hiện vật khen thưởng theo phân
cấp và theo quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng.
- Về công tác Thanh Niên
+ Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án liên
quan đến thanh niên, công tác Thanh niên.
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan
8
của tỉnh trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác nội vụ và các lĩnh vực
khác được giao đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố, cấp xã. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước theo các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức
của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp, thống kê theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp; và các lĩnh vực khác được giao.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ
được giao.
- Chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động dịch vụ công trong các lĩnh
vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Sở.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội
vụ về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các
chính sách, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp
vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở theo quy định.
- Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Xây dựng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ
máy theo quy định của pháp luật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc
quyết định theo thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
1.4 Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn
1.4.1 Lãnh đạo Sở
* Giám đốc: Ông Hoàng Đức Tiến
- Lĩnh vực phụ trách:
- Chỉ đạo, điều hành chung mọi hoạt động của Sở.
9
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Công tác nhân sự; Công tác Tổ chứcCán bộ, CCVC; Công tác Cải cách hành chính…
* Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Hiến
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Công tác Tổ chức bộ máy, biên chế;
Chế độ chính sách cán bộ, công chức…
* Phó Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Thu Chiên
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Công tác Văn phòng Sở; Công tác Văn
thư, lưu trữ; Xây dựng chính quyền địa phương các cấp, Công tác Bình đẳng
giới…
* Phó Giám đốc: Phó GĐ Sở (kiêm Trưởng Ban Tôn giáo): Ông Vàng
Chẩn Giáo
- Trực tiếp phụ trách lĩnh vực: Công tác quản lý nhà nước về Tôn giáo
trên địa bàn.
* Phó Giám đốc (Chuyên trách Trưởng Ban TĐKT): Ông Nguyễn Thành
Công
1.4.2 Các phòng ban chuyên môn thuộc Sở
* Văn phòng Sở
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Thực hiện nhiệm vụ thư ký, giúp việc lãnh đạo Sở
- Lập chương trình, lịch làm việc của lãnh đạo Sở;
- Chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp, buổi làm việc của lãnh
đạo Sở.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp xây dựng báo cáo, trả lời các ý kiến kiến
nghị của cử tri về những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở theo
quy định;
- Theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai, thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn củaSở để tổng hợp,
thông tin phục vụ sự quản lý, điều hành của lãnh đạo Sở.
+ Về tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức, viên chức và thực
hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở
10
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế; mối quan hệ công tác và trách nhiệm
của người đứng đầu, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Sở trình Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định hoặc trình Giám đốc Sở quyết định theo thẩm quyền;
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, đối với
cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động thuộc Sở theo quy định của
pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Giúp Giám đốc Sở quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; cán bộ, công chức,
viên chức, lao động hợp đồng; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, lao
động hợp đồng theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
+ Về quản lý văn thư, lưu trữ
- Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân loại, phân phối văn bản đi, đến; theo
dõi việc xử lý văn bản đến theo chỉ đạo của lãnh đạo Sở;
- Giúp Giám đốc Sở xây dựng danh mục và lập hồ sơ văn bản đi, đến của
Sở; hướng dẫn nghiệp vụ công tác văn thư, tổng hợp lưu trữ đối với các tổ chức
thuộc Sở và cán bộ, công chức của Sở. Quản lý công tác văn thư, lưu trữ, đánh
máy, thực hiện nhân, sao văn bản của Sở theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Phòng, cán
bộ, công chức của Sở và các đơn vị thuộc Sở thực hiện giao nộp hồ sơ, tài liệu
có giá trị lưu trữ vào lưu trữ hiện hành của Sở theo quy định của pháp luật và
quy chế làm việc của Sở;
- Giúp Giám đốc Sở quản lý tài liệu lưu trữ hiện hành, quản lý kho lưu
trữ, bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ hiện hành;
- Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, thực hiện việc giao, nộp hồ sơ lưu trữ lịch sử
vào Trung tâm lưu trữ thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
- Quản lý các loại con dấu của Sở theo quy định của Pháp luật.
+ Về cơ sở vật chất, tài chính, ngân sách, tài sản
11
- Trình lãnh đạo Sở quyết định chủ trương, biện pháp hiện đại hóa công
sở, áp dụng công nghệ thông tin trọng hoạt động quản lý điều hành của lãnh đạo
Sở và phục vụ hoạt động của Sở theo quy định.
+ Làm thường trực Hội đồng thi đua, khen thưởng của Sở. Giúp Giám đốc
Sở quản lý thống nhất công tác thi đua, khen thưởng của Sở.
+ Tham mưu, giúp Giám đốc Sở chỉ đạo triển khai thực hiện công tác cải
cách hành chính thuộc Sở; quản lý bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính
của Sở, tổ chức cập nhật vào trang tin điện tử của Sở, của Tỉnh, của Bộ Nội vụ;
thông tin về hoạt động của lãnh đạo Sở; các chương trình công tác và các văn
bản quy phạm pháp luật do Sở tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành (trừ
những thông tin mật).
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở đảm bảo công tác phục vụ cho hoạt động
của lãnh đạo Sở và phục vụ hoạt động công tác chuyên môn của các tổ chức
thuộc Sở; đảm bảo cơ sở, vật chất, tài chính, ngân sách, tài sản, phương tiện
trang thiết bị, văn phòng phẩm; đảm bảo vệ sinh an toàn công sở theo quy định.
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội
bộ; bảo đảm trật tự, an ninh; kỷ luật, kỷ cương hành chính theo quy định.
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức
năng quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực công tác được giao đối với các tổ chức
của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh; lĩnh
vực hợp tác quốc tế về nội vụ ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Công tác quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ.
- Giúp Giám đốc Sở thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt điều lệ của hội, tổ chức phi chính
phủ trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Điều
lệ đối với hội, tổ chức phi chính phủ trong tỉnh và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử
lý theo thẩm quyền đối với các hội, tổ chức phi Chính phủ vi phạm các quy định
của pháp luật, Điều lệ hội;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên
12
môn cùng cấp trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ định xuất và các chế
độ, chính sách khác đối với tổ chức hội theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện tổng hợp, thống kê, xây dựng báo cáo, kế hoạch công tác của
Văn phòng theo quy định của Sở và quy định của pháp luật
+ Giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo nhiệm vụ, quyền hạn
của Văn.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ
được giao.
+ Giúp Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị,
khiếu nại liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở giao
* Phòng Tổ chức công chức
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Về tổ chức bộ máy
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc
phân cấp quản lý tổ chức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự
nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện
theo quy định của pháp luật;
- Giúp Giám đốc Sở thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, các đề án thành lập, sáp nhập, giải
thể, đổi tên các cơ quan chuyên môn, các chi cục thuộc cơ quan chuyên môn và
đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo quy
định của pháp luật;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức
năng liên quan của tỉnh hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân loại,
xếp hạng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và xếphạng doanh nghiệp nhà
13
nước của tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Về biên chế hành chính, sự nghiệp
- Tham mưu cho Giám đốc Sở phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh xây dựng kế
hoạch biên chế hàng năm; tổng hợp kế hoạch biên chế hàng năm báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định giao chỉ tiêu biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước theo quy định;
- Tham mưu cho Giám đôc Sở hướng dẫn quản lý, sử dụng biên chế đối
với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân
cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Về cán bộ, công chức, viên chức và chế độ, chính sách tiền lương
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các
văn bản về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, và thực hiện chế độ, chính sách đối với
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, thẩm định và kiểm tra việc
tuyển dụng, quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc tỉnh. Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý
ngạch cán bộ, công chức, viên chức và việc xét cử cán bộ, công chức, viên chức
thuộc tỉnh dự thi nâng ngạch theo quy định;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc tuyển dụng, đánh giá, điều động, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ,
chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quản lý theo quy định;
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, thẩm định và kiểm tra việc
thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước; về tuyển dụng, quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ, chính
sách đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc tỉnh và việc phân cấp
quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
14
+ Giúp Giám đốc Sở tổng hợp, thống kê về tổ chức cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp; số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước thuộc tỉnh.
+ Thực hiện tổng hợp, thống kê, xây dựng báo cáo, kế hoạch công tác
thuộc nhiệm vụ của Phòng theo quy định của Sở và quy định của pháp luật.
+ Giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp
luật theo nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ
được giao.
+ Giúp Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở giao.
* Phòng Cải cách hành chính và ĐT-BD
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
phân công các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phụ trách
các nội dung, công việc của cải cách hành chính, bao gồm: cải cách thể chế, cải
cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành chính.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước
trong tỉnh; chủ trì, phối hợp các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên
địa bàn tỉnh triển khai cải cách hành chính;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã triển khai
công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính
của tỉnh đã được phê duyệt; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
15
tại các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã
theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng báo
cáo về công tác cải cách hành chính hàng tháng, quý, năm, báo cáo đột xuất của
Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;
- Giúp Giám đốc Sở hướng dẫn, theo dõi và triển khai thực hiện Quy chế
dân chủ trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Tham mưu cho Giám đốc
Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp, xây dựng báo cáo đánh giá kết quả triển
khai thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp và
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
+ Về đào tạo, bồi dưỡng
- Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản
lý lĩnh vực công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong tỉnh; việc đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ nguồn cán bộ tại các
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong nước; đào tạo nguồn
cán bộ ở ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước và cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện tổng hợp, thống kê, xây dựng báo cáo, kế hoạch công tác
thuộc nhiệm vụ của Phòng theo quy định của Sở và quy định của pháp luật.
+ Giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp
luật theo nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ
được giao.
+ Giúp Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công.
16
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở giao
* Phòng Xây dựng chính quyền
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Về tổ chức chính quyền địa phương
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở hướng dẫn tổ chức và hoạt động của bộ
máy chính quyền địa phương các cấp thuộc tỉnh và hướng dẫn công tác bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức
và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật;
tổng hợp kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
theo quy định;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn các
chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
thống kê số lượng, chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, thường trực Hội
đồng nhân dân và thành viên Uỷ ban nhân dân các cấp theo quy định;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà
nước đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; cán bộ không
chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố và cán bộ hợp đồng công tác xã
theo quy định;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
các văn bản về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện
chế độ, chính sách đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã; cán bộ không
chuyên trách cấp xã; cán bộ thôn, tổ dân phố và cán bộ hợp đồng công tác xã
theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy
định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã và việc phân
cấp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra về tổ chức
17
và hoạt động của thôn, tổ dân phố và việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã,
phường, thị trấn theo quy định của pháp luật;
- Giúp Giám đốc Sở tổng hợp, thống kê số lượng, chất lượng cán bộ
chuyên trách, công chức cấp xã; cán bộ không chuyên trách cấp xã; cán bộ thôn,
tổ dân phố và cán bộ hợp đồng công tác xã.
+ Về địa giới hành chính và phân loại đơn vị hành chính
- Tham mưu giúp Giám đốc Sở theo dõi, quản lý công tác địa giới hành
chính trong tỉnh theo quy định của pháp luật; chuẩn bị các đề án, thủ tục liên
quan tới việc thành lập, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới, đổi tên đơn vị
hành chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; hướng dẫn và tổ
chức thực hiện sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện,
hướng dẫn và quản lý việc phân loại đơn vị hành chính các cấp theo quy định;
- Giúp Giám đốc Sở tổng hợp và quản lý hồ sơ, bản đồ địa giới, mốc, địa
giới hành chính; hướng dẫn, khai thác, sử dụng bộ hồ sơ bản đồ địa giới hành
chính của tỉnh theo quy định; tổng hợp, thống kê số lượng các đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã.
+Thực hiện tổng hợp, thống kê, xây dựng báo cáo, kế hoạch công tác
thuộc nhiệm vụ của Phòng theo quy định của Sở và quy định của pháp luật.
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo hoặc tham
gia dự thảo các quyết định, chương trình thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng.
+ Giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp
luật theo nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng.
+ Giúp Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở giao.
* Phòng Công tác Thanh niên
- Chức năng, nhiệm vụ
18
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, đề án, dự án liên quan đến thanh niên, công tác Thanh niên.
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan
của tỉnh trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.
+ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh niên đối với các
sở, cơ quan ngang sơ, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã
*Phòng Thanh tra
- Chức năng, nhiệm vụ
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra công tác nội vụ thuộc trách nhiệm và thẩm quyền
của Giám đốc Sở hoặc theo sự ủy quyền, phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Tham mưu trình Giám đốc Sở thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật trên
các lĩnh vực công tác về nội vụ thuộc thẩm quyền của Giám đốc hoặc tham mưu
cho Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét quyết định theo quy định.
+ Thực hiện tổng hợp, thống kê, xây dựng báo cáo công tác Thanh tra
theo quy định; sử dụng con dấu của Thanh tra Sở theo quy định của pháp luật.
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo hoặc
tham gia dự thảo các quyết định, chỉ thị; nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án; chương trình thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Thanh tra.
+ Giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thông tin, tuyên truyền,
hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp luật theo nhiệm vụ, quyền hạn của
Thanh tra.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ, số liệu phục vụ công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ
được giao.
+ Giúp Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công.
19
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở giao
1.4.3 Các đơn vị trực thuộc Sở
* Ban Thi đua khen thưởng
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
chỉ đạo, thống nhất quản lý nhà nước công tác thi đua, khen thưởng; khen
thưởng phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh; làm nhiệm vụ thường trực của
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh;
+ Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh tổ chức các phong trào thi đua; sơ kết, tổng kết thi đua; phối
hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình
tiên tiến; tổ chức thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước; thực
hiện việc tổ chức và trao tặng các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp
luật;
+ Xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định
của pháp luật.
+ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng.
* Ban Tôn giáo
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng
dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước về lĩnh vực tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo
trên địa bàn tỉnh
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên
quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật.
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở trong việc làm đầu mối liên hệ giữa chính
quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật.
+ Giúp Giám đốc Sở tổng hợp, thống kê về số lượng, chất lượng cán bộ,
20
công chức làm công tác Tôn giáo và cán bộ, công chức quản lý nhà nước về lĩnh
vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức làm công tác Tôn giáo và cán bộ, công chức quản lý
nhà nước về lĩnh vực Tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo, các
quyết định, chỉ thị; nghị quyết; chương trình thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Phòng.
+ Giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, phổ biến, giáo dục pháp
luật theo nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng.
+ Giúp Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở giao
* Chi Cục Văn thư lưu trữ
- Chức năng, nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các cơ quan
hành chính, tổ chức sự nghiệp quy định của pháp luật về lĩnh vực văn thư, lưu
trữ.
+ Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra chuyên
môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và Trung tâm Lưu trữ tỉnh.
+ Giúp Giám đốc Sở thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
phê duyệt "Danh mục nguồn và thành phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào
Trung tâm Lưu trữ tỉnh"; thẩm tra "Danh mục tài liệu hết giá trị" của Trung tâm
Lưu trữ tỉnh và của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Danh mục nguồn nộp lưu
vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh và Lưu trữ các huyện, thị.
+ Giúp Giám đốc Sở theo dõi, tổng hợp, thống kê số lượng, chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước làm công tác văn thư, lưu
21
trữ trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện tổng hợp, kế hoạch công tác thuộc nhiệm vụ quy định của
pháp luật.
+ Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo nghị
quyết, quy hoạch, kế hoạch; chương trình thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của
Phòng.
+ Giúp Giám đốc Sở tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thông tin, giáo dục pháp
luật theo nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, nghiệp vụ được
giao.
+ Giúp Giám đốc Sở chủ trì hoặc phối hợp giải quyết các kiến nghị, khiếu
nại liên quan đến lĩnh vực công tác được phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở giao
1.5 Mỗi quan hệ công tác
1.5.1 Đơn vi quan lý trực tiếp
Sở Nội vụ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp oàn diện của Tỉnh uỷ,
HĐND, UBND, tỉnh, Chủ tịch uỷ ban nhan dân tỉnh. Sở Nội vụ chịu trách nhiệm
thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết, và các văn bản liên quan của
HĐND,UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và các quy định pháp luật liên quan
đến cán bộ, công chức, viên chức
Thực hiện chế độ thỉnh thị, báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của
tỉnh;
chủ động tham mưu xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh về một số lĩnh vực
chuyên môn cũng như hoạt động của Sở, ngành.
1.5.2 Đơn vị quản lý chuyên môn
Sở Nội vụ chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của Bộ Nội vụ , thương xuyên quan hệ với các Cục, Vụ , Viện ...Tham mưu cho
tỉnh thực hiện tốt các lĩnh vực công tác Nội vụ của tỉnh.
Sở Nội vụ có trách nhiệm thưc hiện công tác quy hoạch, kế hoạch… Thực
22