Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Báo cáo thực tập thư ký tại HĐND UBND Quận Tây Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.76 KB, 54 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

SV: Hoàng Vân Anh

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, công cuộc Công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thế kỷ 21 đòi hỏi
những xu thế phát triển tất yếu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó chiến lược phát
triển kinh tế giữ vai trò cốt yếu và là nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Song song
với nhiệm vụ đó, công tác Văn phòng cũng giữ một vai trò quan trọng trong sự
nghiệp đổi mới đất nước. Bởi vì đối với bất kỳ hoạt động của tổ chức, doanh
nghiệp, để vận hành bộ máy làm việc đều có sự liên kết với công tác Văn phòng.
Công tác văn phòng giữ một chức năng và vị trí rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức dù lớn hay nhỏ. Hoạt động của Văn phòng đóng
góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của cơ quan, doanh nghiệp. Văn phòng
được coi là bộ máy giúp việc của lãnh đạo cơ quan, đảm bảo các điều kiện cơ sở
vật chất cho cơ quan hoạt động. Một Văn phòng khoa học và hoạt động hiệu quả sẽ
giúp cho đơn vị đó triển khai công việc được thuận lợi, đem lại nhiều lợi ích kinh
tế xã hội cũng như chất lượng công việc và ngược lại. Văn phòng góp phần tạo nên
bộ mặt của cơ quan, là nơi giao tiếp đầu tiên giữa cơ quan này với cơ quan khác,
với tổ chức và khách tới cơ quan. Một bộ phận đóng góp một phần không nhỏ cho
hoạt động của Văn phòng đó là bộ phận Thư ký. Với vai trò tham mưu, giúp việc


cho lãnh đạo, cơ quan thì việc đổi mới và nâng cao chất lượng Thư ký văn phòng
có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện hiệu suất lao động. Như vậy, người Thư ký
càng cơ hội khẳng định mình trong công việc.
Thực tế cho thấy trong bất kỳ một cơ quan hay doanh nghiệp nào thì người
thư ký đóng một vị trí, vai trò quan trọng trong việc tổ chức, tham mưu cho lãnh
đạo. Thư ký là người giúp lãnh đạo giải quyết những công việc sơ bộ, trợ giúp
những việc hằng ngày, là cầu nối giữa các bộ phận với lãnh đạo.
Từ vị trí, tầm quan trọng của văn phòng và thực tế nhu cầu của các cơ quan,
doanh nghiệp. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đào tạo chuyên ngành Thư ký
văn phòng nhằm đào tạo ra những người thư ký có khả năng và trình độ chuyên
môn để đáp ứng nhu cầu xã hội và công việc đặt ra.
Để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã

SV: Hoàng Vân Anh

2

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hội và để lý thuyết không xa rời thực tiễn, Nhà trường đã tổ chức cho sinh viên đi
thực tập nhằm tìm hiểu tổ chức và hoạt động của cơ quan; nắm vững chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan; nhiệm vụ, quyền hạn của các cán bộ, công chức trong các
cơ quan, tổ chức nơi mình thực tập. Trên cơ sở đó hiểu được về công tác văn
phòng nói chung và hoạt động của người thư ký nói riêng. Bên cạnh đó vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tế để rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ của người

thư ký; bổ sung và nâng cao kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học lý
thuyết ở trường.
Theo Kế hoạch của Nhà trường, Trường đã tổ chức cho sinh viên chuyên
ngành Thư ký văn phòng khóa 2013 – 2016 đi thực tập tại các cơ quan, xí nghiệp,
các tổ chức. Được sự đồng ý của nhà trường và cơ quan liên hệ thực tập, em đã tới
thực tập tại Văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ.
Được sự giúp đỡ của UBND quận Tây Hồ, cụ thể là Phòng Văn Thư quận
đã tạo điều kiện tiếp nhận em vào thực tập. Thời gian thực tập là 9 tuần (Từ ngày
29-2 đến 29-4 năm 2016). Trong quá trình thực tập, em đã khảo sát, tìm hiểu,
nghiên cứu và thực hành nghiệp vụ về công tác và một số công việc khác có liên
quan đến chuyên ngành Thư ký văn phòng. Em đã được củng cố kiến thức và các
kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn cũng như có cái nhìn mới mẻ, rộng hơn. Nhận
thức rõ những vấn đề trên trong thời gian thực tập tại Phòng Văn Thư em đã cố
gắng nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành tốt những công việc được giao, chủ động tìm
hiểu, học hỏi những công việc liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ. Từ những cố
gắng và nhận thức cũng như những trải nghiệm có được trong thời gian thực tập,
em làm bài báo cáo này nhằm hệ thống lại những kiến thức đã tìm hiểu và tích lũy
được trong thời gian thực tập gửi tới Nhà trường và khoa Quản trị Văn phòng. Nội
dung báo cáo gồm:
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN
THỰC TẬP
PHẦN II: NGHIỆP VỤ THƯ KÝ TẠI CƠ QUAN
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

SV: Hoàng Vân Anh

3

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Qua đợt thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa
Quản trị văn phòng và các anh, chị trong Văn phòng HĐND&UBND quận Tây Hồ
đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Do thời gian có hạn nên bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót và không tránh
khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, em kính mong sự nhận xét, đánh giá, góp ý
từ thầy, cô trong Khoa và các anh, chị trong cơ quan để em có thể hoàn thành tốt
bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tây Hồ, ngày 29 tháng 4 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Vân Anh
PHẦN I:
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
I, GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ UBND QUẬN TÂY HỒ

SV: Hoàng Vân Anh

4

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ những năm 1990 của thế kỷ XX,
cùng với nhịp độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Hà Nội diễn ra
ngày càng nhanh. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô trong thời kỳ
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương mở rộng địa
giới hành chính khu vực nội thành của Thành phố Hà Nội, ngày 28/10/1995, Chính
phủ ra Nghị định số 69/CP về việc thành lập Quận Tây Hồ. Tổ chức bộ máy của
Quận chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/1996.
Quận Tây Hồ bao gồm 08 phường, có 03 phường được tách ra từ quận Ba
Đình chuyển sang (Yên Phụ, Thụy Khuê, Bưởi) và 05 phường được thành lập trên
cơ sở 5 xã thuộc Huyện Từ Liêm trước đây (Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân
La, Phú Thượng) với trên 110.000 người, 437 tổ dân phố và 96 chi bộ.
Quận Tây Hồ có diện tích tự nhiên là 2.393,7 ha, nằm ở phía Tây Bắc Thành
phố Hà Nội; phía Nam giáp quận Ba Đình; phía Đông Bắc và Đông Nam giáp sông
Hồng, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và
quận Cầu Giấy. Trên địa bàn quận Tây Hồ có 05 phường có địa giới hành chính
liên quan đến tuyến đê Hữu Hồng đi qua: Phú Thượng, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng
An, Yên Phụ với chiều dài khoảng 7,6km, diện tích đất ngoài đê là khoảng 700 ha.
Quận Tây Hồ có Hồ Tây nằm phía Tây Bắc Hà Nội rộng 526ha mặt nước,
với hệ thống đường xung quanh Hồ hơn 18km, là hồ nước lớn nhất khu vực Đồng
Bằng Bắc Bộ. Có thể nói Hồ Tây “là Báu vật của Quốc gia, lá phổi xanh của Thành
phố” mà tạo hóa đã ban tặng cho người dân Thủ đô và nhân dân nước Việt, là nơi
có cảnh đẹp nên thơ đã được ghi vào trong những vần thơ nổi tiếng:
Gói đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”


SV: Hoàng Vân Anh

5

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Với không gian thoáng, rộng, phong cảnh tuyệt đẹp, điều kiện môi trường
thiên nhiên ưu đãi, Hồ Tây thích hợp cho phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch
– văn hóa của Thủ đô.
Là vùng đất cổ địa linh nhân kiệt, ẩn chứa nhiều
trầm tích văn hóa, quận Tây Hồ có nhiều di tích lịch
sử, di tích cách mạng và danh lam thắng cảnh nổi
tiếng. Toàn quận có 64 di tích lịch sử văn hóa và danh
lam thắng cảnh với nhiều loại hình phong phú trong
đó có 23 di tích đã được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc
gia, 14 di tích xếp hạng cấp Thành phố, 14 di tích
kiến trúc nghệ thuật, 06 di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật, 03 di tích lịch sử nghệ
thuật, 04 di tích nghệ thuật. 01 di tích Cách mạng, 01 di tích Lưu niệm, 03 di tích
Lịch sử, 04 di tích Lịch sử văn hóa, 01 di tích Lịch sử doanh nhân. Trên địa bàn
phường Yên Phụ hiện có 06 di tích đó là: Đình Yên Phụ, Chùa Trấn Quốc, Đền
Nghĩa Dũng, Miếu An Thọ (Đền An Thọ), Miếu Hai Cô, Đền Thiên Ân. Phường
Quảng An có 08 di tích đó là: Chùa Kim Liên, Chùa Quảng Bá, Đình Quảng Bá,
Phủ Tây Hồ, Đình Nghi Tàm, Chùa Phổ Linh, Đình Tây Hồ, Nhà thờ họ Vũ.
Phường Tứ Liên có 05 di tích bao gồm: Chùa Vạn Ngọc, Đình Tứ Liên, Đình Nội
Châu, Đình Ngọc Xuyên, Chùa Ba Làng. Phường Nhật Tân có 10 di tích đó là:

Đình Nhật Tân, Chùa Tảo Sách, Miếu Bắc Cầu, Miếu xóm Tràng, Miếu Thôn
Đông, Đền Bảo Linh (Miếu Thôn Nam, Miếu Hoa Đình), nhà thờ họ Đỗ, nhà thờ
họ Chu, nhà thờ họ Nguyễn, Nhà thờ họ Trần. Phường Phú Thường có 09 di tích
văn hóa, di tích cách mạng và danh lam thắng cảnh bao gồm: Di tích Cách mạng
Nhà bà Hai Vẽ, Chùa Bà Già, Đình Phú Gia, mộ bà Đoàn Thị Điểm, Đình Phú Xá,
Đình Thượng Thụy, nhà thờ họ Nguyễn Kiều, Chùa Phú Xá, Di tích Cách Mạng
Nhà cụ An. Phường Xuân La có 05 di tích đó là: Đình Quán La Xã, Chùa Vạn
Niên, Chùa Quán La Sở, Đình Quán La Sở. Phường Bưởi có 17 di tích văn hóa và
danh lam thắng cảnh đó là: Chùa Thiên Niên, Chùa Mật Dụng, ChùaTĩnh Lâu,
Đình Yên Thái, Đền Vệ Quốc, Đền Đồng Cổ, Đình Đông Xã, Đền Dực Thánh,

SV: Hoàng Vân Anh

6

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Chùa Võng Thị, Đình Võng Thị, Chùa Chúc Thánh, Đình Trích Sài, Văn chỉ Trích
Sài, Đình Hồ Khẩu, Miếu Giếng Bưởi, Am Gia Hội. Phường Thụy Khuê có 04 di
tích lịch sử văn hóa: Đền Voi Phục, Miếu Thụy Ứng, Chùa Châu Lâm, Trường Chu
Văn An

( Trường Bưởi).

Là quận nội thành của Thủ đô Hà Nội, Tây Hồ có nhiều tiềm năng và điều

kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống nhân dân trên địa bàn từng
bước được cải thiện, nâng cao. Công tác Giáo dục và Đào tạo được các cấp, các
ngành quan tâm đầu tư, đảm bảo đạt chất
lượng, hiệu quả. Toàn quận hiện có 52
trường với 27863 học sinh. Cụ thể ở các
cấp học như sau:
- Cấp mầm non: Tổng số 25 trường
Mầm non. Trong đó số trường công lập là
8, ngoài công lập có 17 trường (12 trường
Việt Nam, 05 trường có yếu tố nước ngoài).
- Cấp Tiểu học: Tổng số 15 trường trong đó có 08 trường công lập, 07
trường ngoài công lập (05 trường có yếu tố nước ngoài, 02 trường Việt Nam).
Tổng số 265 lớp/10.771 học sinh.
- Cấp THCS: Tổng số 12 trường trong đó có 08 trường công lập, 04 trường
ngoài công lập (02 trường có yếu tố nước ngoài, 02 trường Việt Nam).
Với quy mô trường, lớp đa dạng, quận Tây Hồ đã đáp ứng được nhu cầu học
tập của con em nhân dân trên địa bàn. Từ năm 1999 đến nay quận Tây Hồ được
thành phố công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS.
Bên cạnh các di tích lịch sử và cách mạng, quận Tây Hồ còn có nhiều làng
nghề truyền thống với những sản vật nổi tiếng đã đi vào sử sách như nghề làm giấy
Dó ở các làng Yên Thái, An Thọ, Đông Xã, Hồ khẩu thuộc phường Bưởi và nhiều
sản phẩm làng nghề đã được Cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu như nghề trồng đào ở Nhật Tân, Phú Thượng; nghề trồng quất ở Tứ
Liên; nghề nuôi trồng và ướp chè Sen ở Quảng An. Ngoài ra còn có nghề trồng

SV: Hoàng Vân Anh

7

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hoa, cây cảnh ở Quảng Bá, Nghi Tàm; nghề nuôi cá cảnh ở Yên Phụ…
Tây Hồ cũng đã từng nổi tiếng với những món ăn truyền thống như: Bánh
tôm Hồ Tây, bún ốc Phủ Tây Hồ, chè sen Tây Hồ, xôi chè Phú Thượng… đã được
nhiều du khách biết đến như những giá trị văn hóa của dân tộc.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Thành phố, Tây Hồ đã tập
trung đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý đô thị góp phần thay đổi diện mạo của
quận. Nhiều công trình trọng điểm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Trụ sở
cơ quan Quận ủy – HĐND – UBND quận đã được cải tạo, sửa chữa nâng cấp đảm
bảo tính thẩm mỹ cao, khang trang, bề thế; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung
quanh Hồ Tây; dự án xây dựng trung tâm thể dục thể thao; trung tâm văn hóa quận
và một số các công trình kiến trúc tiêu biểu phải kể đến như: Cầu Nhật Tân, Công
viên nước Hồ Tây, Phủ Tây Hồ, Chùa Trấn Quốc, Chùa Tĩnh Lâu, Chùa Tảo Sách,
khách sạn Intercontinental, khách sạn Sheraton, khách sạn Thắng Lợi và khách sạn
Công đoàn…đã được thể hiện chi tiết trong quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ
Tây và vùng phụ cận A6 (tỷ lệ 1/2000). Trên địa bàn quận có 02 khu đô thị lớn
(khu đô thị Ciputra, khu đô thị Tây Hồ Tây) và 36 đường, phố đã được đặt tên, các
tuyến đường, phố chính như: An Dương Vương, Âu Cơ, Yên Phụ, Nghi Tàm,
Xuân Diệu, Tô Ngọc Vân, Đặng Thai Mai, Thanh Niên, Nghi Tàm, Hoàng Hoa
Thám, Thụy Khuê, Lạc Long Quân, Xuân La, Nguyễn Hoàng Tôn, Võ Chí Công,
Võng Thị, Trích Sài, Nhật Chiêu, Vệ Hồ, Từ Hoa, Quảng Khánh, Phúc Hoa, Yên
Hoa, Hồng Hà, Hùng Vương…
Kể từ khi thành lập quận đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận
Tây Hồ đã đoàn kết, nỗ lực, phát huy truyền thống cách mạng, kế thừa thành tựu
đạt được, khai thác thuận lợi về vị trí địa lý, đất đai, các công trình trọng điểm của

Nhà nước đầu tư trên địa bàn; huy động mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển
quận. Đảng bộ và chính quyền quận Tây Hồ đã có nhiều chủ trương giải pháp phù
hợp để khắc phục khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng về kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh, tạo tiền đề cho sự phát triển. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ
cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương

SV: Hoàng Vân Anh

8

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

mại đạt cao hơn mức phấn đấu và đang có xu hướng phát triển; Các công trình hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã và đang được tăng cường, nhất là các công trình
giao thông, trường học, các cơ sở văn hóa được quan tâm đầu tư đưa vào sử dụng;
đặc biệt là tập trung công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện đúng tiến độ đối với các
dự án, công trình trọng điểm theo chỉ đạo của Thành phố… Các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao, y tế, giáo dục và đào tạo, dạy nghề… có bước phát triển
tích cực; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
1, Chức năng:
UBND quận Tây Hồ với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, UBND quận Tây Hồ hoạt động theo Hiến pháp, Luật, Pháp
lệnh, Nghị quyết của cơ quan Nhà nước cấp trên và của Hội đồng nhân dân quận
trên tất cả các lĩnh vực có chức năng cụ thể như sau:
- Phát triển kinh tế, công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hóa, giáo

dục, y tế, dịch vụ.
- Về thu chi ngân sách của địa phương.
- Về tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật.
- Bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Về phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản Nhà nước của các tổ chức và công
dân bảo vệ các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
- Về công tác thi hành án, giải quyết đơn thư, khiếu nại.
2, Nhiệm vụ, quyền hạn:
UBND quận Tây Hồ có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ
chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm; quản lý, hướng dẫn các phường , các
đơn vị trực thuộc quận trong hoạt động quản lý Nhà nước theo luật tổ chức HĐND
& UBND. UBND quận thảo luận tập thể và quyết định theo đa số vấn đề
- Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng dài hạn và hàng năm của quận.
- Xây dựng chương trình công tác hàng năm của UBND quận.
- Xây dựng quy chế làm việc của UBND quận, công tác tổ chức bộ máy và

SV: Hoàng Vân Anh

9

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

thực hiện chế độ quản lý cán bộ theo phân cấp và quy định của Nhà nước.
- Kết luận những khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ chủ chốt do

UBND quận quản lý hoặc những vụ việc phức tạp theo quy định của Luật khiếu
nại tố cáo
- Kiểm điểm, đánh giá công tác, chỉ đạo điều hành của tập thể và mỗi cá
nhân, thành viên của UBND quận hàng năm.
- Giải quyết những vấn đề khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền
của UBND quận.
3, Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy của UBND quận Tây Hồ hoạt động theo Quyết định số
07/2011/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2011 của UBND quận Tây Hồ về việc
ban hành Quy chế làm việc của UBND quận Tây Hồ nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Cơ cấu tổ chức của UBND quận Tây Hồ: Đứng đầu là Chủ tịch, giúp việc
cho Chủ tịch có 03 Phó Chủ tịch và 12 phòng ban trực thuộc UBND quận:
Phụ lục 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND Quận Tây Hồ
Ngoài ra UBND quận còn có các đơn vị, đoàn thể, các Hội, Đội: Hội Cựu
chiến binh, Hội phụ nữ, Hội người Cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Đội Quản lý Thị
trường, Đội thi hành án, Đội Thanh tra.
II, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN
MÔN
1, Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng HĐND và UBND Quận
a) Công tác Văn phòng:
- Tổng hợp tình hình hoạt động của các ngành, các đơn vị, xã, phường, thị
trấn làm báo cáo của HĐND và UBND Quận, Huyện.
- Xây dựng lịch công tác và chương trình các kỳ họp của HĐND và UBND. Phối
hợp với các đơn vị chuẩn bị nội dung các kỳ họp của HĐND và UBND Quận, Huyện.
- Giúp HĐND, UBND Quận, Huyện đảm bảo quan hệ công tác giữa UBND
với HĐND với Quận, Huyện uỷ và các đoàn thể quần chúng; tổ chức phục vụ các
hoạt động của đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND Thành phố, HĐND Quận, Huyện.
SV: Hoàng Vân Anh

10


Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Theo dõi công tác tuyển quân, thực hiện luật nghĩa vụ quân sự.
- Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, công tác hành chính quản trị
của cơ quan HĐND và UBND. Hướng dẫn các phường, các đơn vị trực thuộc
Quận, Huyện thực hiện công tác văn thư lưu trữ.
- Tiếp dân và giải quyết những yêu cầu của tổ chức, công dân theo nhiệm vụ,
quyền hạn được giao.
- Quản lý các cơ sở vật chất của Văn phòng HĐND và UBND Quận, Huyện đảm
bảo các điều kiện vật chất cho bộ máy của HĐND, UBND Quận, Huyện hoạt động
- Ký các văn bản theo sự uỷ nhiệm của HĐND, UBND Quận, Huyện.
Phụ lục 02: sơ đồ hóa cơ cấu văn phòng của UBND quận Tây Hồ
2, Phòng Tư pháp
2.1 Chức năng:
Tham mưu, giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ
giúp pháp lý, hòa giải cơ sở và các công tác tư pháp khác;

2.2 Nhiệm vụ cụ thể:
a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
- Trình UBND quận, huyện các văn bản để tổ chức thực hiện các chính sách,
chế độ và pháp luật về quản lý công tác tư pháp trên địa bàn quận, huyện;
- Thẩm định và chịu trách nhiệm trước UBND quận, huyện về nội dung

thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do UBND quận, huyện ban
hành kèm theo quy định của pháp luật; thẩm định dự thảo hương ước, quy ước
thôn, làng trước khi trình Chủ tịch UBND quận, huyện phê duyệt;
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp luật theo sự chỉ đạo
của UBND quận, huyện và hướng dẫn của Sở tư pháp;
- Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND

SV: Hoàng Vân Anh

11

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quận, huyện ban hành;
b) Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
- Giúp UBND quận, huyện kiểm tra VB do UBND quận, huyện ban hành;
hướng dẫn UBND xã, phường thị trấn thực hiện tự kiểm tra VB QPPL;
- Thực hiện kiểm tra VB QPPL của HĐND và UBND xã, phường thị trấn
theo quy định của pháp luật; trình chủ tịch UBND quận, huyện quyết định các biện
pháp xử lý văn bản trái pháp luật do xã, phường, thị trấn bàn hành;
c) Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Xây dựng, trình UBND quận, huyện kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật
hàng năm ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật ở xã
phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị của địa phương theo quy định của pháp

luật;
- Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở
quận, huyện;
d) Giúp UBND quận, Sở Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thi hành án
dân sự ở địa phương; thường trực Ban chỉ đạo thi hành án dân sự quận, huyện;
e) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động chứng thực của UBND xã, phường thị
trấn; thực hiện chứng thực một số việc theo sự ủy quyền của Chủ tịch UBND quận,
huyện và theo quy định của pháp luật;
f) Hướng dẫn, kiểm tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch; quản lý các sổ sách,
biểu mẫu về hộ tịch theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách theo
quy định của pháp luật;
h) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về công tác hòa giải trên địa
bàn theo sự chỉ đạo của cơ quan tư pháp cấp trên và UBND quận, huyện; tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp
cấp trên;

SV: Hoàng Vân Anh

12

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

i) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về công tác tư pháp ở
xã, phường, thị trấn;

j) Báo cáo định kỳ đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực
công tác được giao với UBND quận, huyện và Sở tư pháp theo quy định;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do UBND
quận, huyện giao.
3, Phòng Nội vụ
- Giúp HĐND và UBND Quận, Huyện tổ chức thực hiện các cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, UBND các cấp.
- Xây dựng các phương án xây dựng, củng cố Chính quyền cấp xã, phường,
thị trấn; quản lý đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn và thực hiện chế độ chính sách
đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
- Thường trực và giúp UBND Quận, Huyện chỉ đạo, thực hiện, kiểm tra
công tác cải cách hành chính trên địa bàn Quận, Huyện.
- Giúp UBND Quận, Huyện thành lập, giải thể các tổ chức thuộc thẩm
quyền; trình UBND Thành phố thành lập hoặc giải thể các tổ chức thuộc thẩm
quyền quyết định của Thành phố; nắm tình hình hoạt động của các tổ chức hành
chính, sự nghiệp thuộc Quận, Huyện quản lý và kiến nghị cấp trên khi có những
vấn đề vướng mắc.
- Giúp UBND Quận, Huyện lập kế hoạch quản lý biên chế, quỹ lương và cán
bộ, công chức theo phân cấp của Thành phố. Hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện chế
độ chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc UBND Quận, Huyện quản lý.
- Giúp UBND Quận, Huyện xem xét, điều động, thuyên chuyển, tiếp nhận,
bố trí sử dụng cán bộ, công chức thuộc UBND Quận, Huyện quản lý theo quy định
của Nhà nước và Thành phố.
- Thực hiện và quản lý công tác địa giới hành chính của Quận, Huyện.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm.
- Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công

SV: Hoàng Vân Anh

13


Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chức và công dân về lĩnh vực công tác thuộc trách nhiệm của Phòng.
Công tác thi đua khen thưởng:
Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tổ chức, theo dõi phong trào thi
đua, làm báo cáo sơ kết, tổng kế đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và
những điển hình tiên tiến.
Công tác tôn giáo:
Thường trực, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra hoạt động tôn giáo theo đúng
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
4, Thanh tra nhà nước quận
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra đối với UBND
xã, phường, thị trấn.
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện,
UBND xã, phường, thị trấn thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác thanh
tra và việc xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Kiến nghị UBND quận, huyện quyết định đình chỉ việc thi hành, sửa đổi
hoặc bãi bỏ những quyết định không đúng của UBND xã, phường, thị trấn về công
tác thanh tra.
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch Nhà
nước của trưởng phòng, ban, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, việc liên quan
đến trách nhiệm của nhiều phòng, ban, nhiều xã, phường, thị trấn, việc do Chủ tịch
UBND quận, huyện hoặc Chánh thanh tra Thành phố giao:
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, đơn vị, cá

nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp trên hoặc địa phương khác đóng tại địa
phương mình theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của UBND quận, huyện.
+ Yêu cầu trưởng phòng, ban, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thanh tra
hoặc phúc tra vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
- Kiến nghị Chủ tịch UBND quận, huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; trưởng phòng mà Chủ tịch UBND xã,

SV: Hoàng Vân Anh

14

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

phường, thị trấn, trưởng phòng đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc
phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Kiến nghị Chủ tịch UBND quận, huyện giải quyết những vấn đề về công
tác thanh tra, trong trường hợp kiến nghị không được chấp nhận thì có quyền bảo
lưu và báo cáo Chánh Thanh tra Thành phố giải quyết.
5, Phòng Lao động thương binh và xã hội
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về lĩnh vực lao động và chính trị xã
hội trình UBND Quận, Huyện phê duyệt và triển khai kế hoạch được duyệt.
- Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn
thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về lao động tiền lương, tiền công, việc làm,
bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao động công ích, di dân phát triển
vùng kinh tế mới, chương trình xoá đói giảm nghèo…

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ với
thương binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công với cách mạng, quân nhân
phục viên, chuyển ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già không có thân nhân
chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và các đối
tượng xã hội khác cần có sự trợ giúp của Nhà nước. Kiểm tra việc thực hiện chế độ
BHXH.
- Quản lý, chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp lao động TBXH trên địa bàn, nhà bảo
trợ xã hội, đơn vị dạy nghề, dịch vụ việc làm, cơ sở sản xuất của thương binh và
người tàn tật, các cơ sở giáo dục, chữa trị, cai nghiện ma tuý, mại dâm.
- Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực lao động TBXH của Quận, Huyện
theo quy định.
- Quản lý các nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi bia, ghi công ở Quận,
Huyện.
- Phối hợp với các ngành, các đoàn thể trên địa bàn Quận, Huyện, chỉ đạo
xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội
bằng các hình thức: chăm sóc đời sống, vật chất, tinh thần, thăm hỏi động viên
thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng.
SV: Hoàng Vân Anh

15

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Phối hợp chỉ đạo chương trình phòng chống tệ nạn xã hội trước hết là tệ
nạn mại dâm và nghiện ma tuý.

- Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước trên địa bàn Quận, Huyện về việc
chấp hành luật pháp, chính sách thuộc lĩnh vực Lao động TBXH. Xem xét giải
quyết kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực lao động
TBXH.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết các mặt công tác Lao động TBXH hàng năm và
từng thời kỳ, đề nghị khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác lao
động TBXH.
- Thực hiện thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND Quận, Huyện, Sở
Lao động Thương binh và Xã hội về công tác lao động TBXH.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác Lao
động TBXH trên địa bàn Quận, Huyện.
6, Phòng giáo dục và đào tạo
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của địa
phương, sau khi trao đổi thống nhất với Phòng Kế hoạch- Kinh tế trình UBND
Quận, Huyện duyệt; Tổ chức triển khai, kiểm tra đôn đốc các cơ sở giáo dục, các
phường thực hiện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các trung tâm giáo dục trường học,
cơ sở công lập và ngoài công lập thực hiện nhiệm vụ năm học, chương trình, kế
hoạch, nội dung, phương pháp, các quy định của Bộ, Thành phố về dạy và học, các
hoạt động giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường theo yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện phù hợp với đặc điểm từng loại trường học, ngành học và
từng vùng dân cư.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” xây
dựng điển hình và nhân điển hình tiên tiến, đảm bảo chất lượng dạy và học. Kiểm
tra xét chọn, công nhận các danh hiệu thi đua của ngành theo hướng dẫn của Sở
Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện tốt các kỳ khai giảng năm học, sơ
SV: Hoàng Vân Anh

16


Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

kết học kỳ, tổng kết năm học và các kỳ thi khác theo quy chế hiện hành.
- Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề khoa học, giáo dục, hướng dẫn và áp
dụng các sáng kiến cải tiến, những kinh nghiệm về dạy và học, nhằm phục vụ yêu
cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phục vụ chương trình
phát triển kinh tế văn hoá xã hội ở địa phương.
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các trường công lập, ngoài
công lập. Tổ chức thực hiện chế độ tuyển sinh đối với các trường theo phân cấp và
quy chế hiện hành.
- Tổng hợp kế hoạch của các trường, trung tâm; xây dựng kế hoạch hàng
năm về biên chế, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phối hợp với phòng Tổ chức Chính
quyền trình UBND quận, huyện và Thành phố duyệt theo thẩm quyền. Phối hợp
với phòng Tổ chức Chính quyền chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở
theo thành phố và phân cấp và theo chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng đã được
UBND quận, huyện quy định.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch lựa chon bồi dưỡng, đề bạt cán bộ
quản lý các trường, trung tâm theo phân cấp quản lý cán bộ, phối hợp với Phòng
Tổ chức Chính quyền trình UBND quận, huyện duyệt. Phối hợp với các phòng ban
chức năng có liên quan xem xét việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và
trình UBND quận, huyện quyết định theo thẩm quyền.
- Phối hợp Phòng Tài chính hướng dãn các cơ sở giáo thuộc quận, huyện xây
dựng kế hoạch tài chính hàng năm, tổng hợp chung toàn quận, huyện thống nhất
với phòng Tài chính trình UBND quận, huyện duyệt, tổng hợp những khó khăn

vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo UBND quận, huyện xem xét giải
quyết kịp thời.
- Nắm tình hình, tổng hợp toàn diện hoạt động về các lĩnh vực giáo dục ở địa
phương: công lập và ngoài công lập, mầm non, nhà trẻ, phổ thông, bổ túc văn hoá
và các việc được giao; sơ kết, tổng kết giúp UBND quận, huyện chỉ đạo ngày càng
tốt hơn công tác giáo dục ở địa phương.
- Thực hiện đầy đủ báo cáo định kỳ, đột xuất với UBND quận, huyện và Sở
SV: Hoàng Vân Anh

17

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Giáo dục - Đào tạo.
- Xem xét, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công chức và
công dân về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc trách nhiệm của phòng.
7, Phòng Văn Hóa thông tin
- Xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể
dục thể thao trên địa bàn. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch đó.
- Giúp UBND Quận, huyện quản lý, phối hợp, điều hoà hướng dẫn, kiểm tra
nội dung các hoạt động văn hoá thông tin- thể dục thể thao trên địa bàn như quản
lý công tác xuất bản ấn loát, quảng cáo, kinh doanh văn hoá phẩm, dịch vụ văn hoá
chụp ảnh, đánh máy, in ấn, sao chụp, trang trí, vẽ tranh, truyền thần, bán
sách báo văn hoá phẩm, ghi âm, ghi hình, chiếu băng hình, băng nhạc…) Xét và
kiến nghị với UBND quận, huyện cấp hoặc thu hồi giấy phép dạy nghề, kinh doanh

dịch vụ văn hoá phẩm, xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên làm công tác văn hoá, thông
tin, thể dục thể thao cho các ngành, các cơ sở ở địa phương.
- Thường trực Ban nếp sống mới cùng các đoàn thể vận động nhân dân thực
hiện nếp sống văn minh, xây dựng con người mới, chống mê tín dị đoan, chống
chiến tranh tâm lý của địch và tệ nạn xã hội.
8, Phòng Kinh tế Quận
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm
về phát triển tổng thể các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, kế hoạch đầu tư, chương
trình dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước do quận, huyện quản lý. Tổ
chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ỏ các đơn vị.
- Hướng dẫn các tổ chức, các xã, phường, thị trấn thuộc Quận, huyện về
nghiệp vụ làm công tác kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cơ sở
thực hiện các tiêu chuẩn định mức, chất lượng sản phẩm và công tác đo lường theo
quy định của Nhà nước.

SV: Hoàng Vân Anh

18

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ (nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn

đối với huyện) trên địa bàn.
- Là cơ quan thường trực thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả
trúng thầu các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền
quyết định của quận, huyện. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư sau
khi đã phê
duyệt.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các xã, phường, thị trấn, cá nhân thực hiện
quy hoạch, kế hoạch, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật trong
công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, thuỷ lợi.
- Giúp UBND quận, huyện xây dựng các đề án phát triển ngành nghề mới
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống,
tăng thêm nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về công tác kế hoạch- đầu tư theo hướng
dẫn của ngành cấp trên.
- Làm thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nông lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hoá… trên địa bàn quận, huyện theo
thẩm quyền.
- Kiểm tra các hoạt động của các tổ chức, cá nhân sau khi đã được cấp giấy
phép.
- Làm thường trực công tác phòng chống bão lụt và công tác hoàn chỉnh
thuỷ nông.
9, Phòng Tài chính – Kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch tài chính ngân sách trình UBND Quận, Huyện phê
duyệt,
theo dõi, đôn đốc, quyết toán ngân sách và báo cáo UBND, HĐND, Sở Tài
Chính -Vật giá về tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách hàng quý, 6
tháng, 1
SV: Hoàng Vân Anh

19


Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

năm.
- Hướng dẫn và quản lý các đơn vị kinh tế, các phường, HTX thực hiện đúng
chế độ tài chính của Nhà nước, quản lý các nguồn thu, đôn đốc việc thu nộp ngân
sách đủ và kịp thời.
- Cấp phát ngân sách cho các đơn vị theo quyết định của UBND quận, huyện
và hướng dẫn sử dụng có hiệu quả.
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách kế toán tài vụ trong các đơn vị
hành chính, sự nghiệp, phường thuộc UBND quận huyện quản lý.
- Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kế toán tài vụ ở các đơn vị,
hành chính, sự nghiệp, sản xuất- kinh doanh, HTX, xã, phường, thị trấn thuộc
quận, huyện quản lý.
- Làm nhiệm vụ tổng đại lý vé xổ số kiến thiết Thủ đô.
10, Phòng Tài nguyên môi trường
a) Chức năng:

Tham mưu giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, quản lý đất
và nhà ở.
b) Nhiệm vụ:
- Trình UBND quận, huyện ban hành các văn bản hướng dẫn, kiểm tra việc
thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước về quản lý tài nguyên
nước, môi trường và nhà đất trên địa bàn quận, huyện;

- Trình UBND quận, huyện quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về tài
nguyên, môi trường và nhà đất; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Tổ chức thẩm định và trình UBND quận, huyện xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng tài nguyên, môi trường, nhà đất của xã, phường, thị trấn; kiểm tra
việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Trình UBND quận, huyện quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp giấy

SV: Hoàng Vân Anh

20

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, giấy chứng nhận đất ở và vườn
liền kề, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các đối
tượng thuộc thẩm quyền của UBND quân, huyện và tổ chức thực hiện;
- Quản lý và theo dõi sự biến động về đất đai, cập nhật đề xuất chỉnh lý các
tài liệu về đất đai và bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn
của Sở tài nguyên, Môi trường và Nhà đất;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc hoạch định địa giới hành
chính xã, phường, thị trấn, quản lý các dấu mốc đo đạc, mốc giới địa giới và giải
quyết các tranh chấp địa giới hành chính có liên quan tới đất đai;
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thống kê, kiểm kê đất đai và
hiện trạng môi trường theo định kỳ; lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý lưu trữ

tư liệu tài nguyên, môi trường, nhà đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
- Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện bảo vệ tài nguyên khoáng
sản, tài nguyên nước, môi trường tự nhiên; khắc phục các hậu quả gây suy thoái, ô
nhiễm môi trường tự nhiên, hậu quả thiên tai;
+ Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và phối hợp thanh tra việc chấp hành
pháp luật về tài nguyên nước, môi trường, nhà đất;
+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường
và nhà đất đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước;
11, Phòng Quản lý đô thị
a) Chức năng:
Tham mưu giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng nhà ở và công sở, giao thông, bưu chính, viễn
thông.
b) Nhiệm vụ:
1- Quản lý quy hoạch, kiến trúc:
- Trình UBND quận, huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
theo phân cấp của Thành phố; lập kế hoạch và theo dõi việc thực hiện kế hoạch,

SV: Hoàng Vân Anh

21

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

quy hoạch xây dựng, sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật

giao thông đô thị của địa phương;
- Quản lý các mốc giới, chỉ giới, cốt xây dựng theo quy hoạch đã được xác
định trên địa bàn; công bố quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt của địa
phương tại trụ sở UBND quận, huyện và trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng các công trình theo quy hoạch xây
dựng đã được phê duyệt và các quy định về quản lý kiến trúc; phối hợp với các cơ
quan chức năng chuyên môn xác định và xây dựng những quy định cụ thể quản lý
các công trình có giá trị kiến trúc cần được bảo tồn;
2- Quản lý xây dựng, giao thông đô thị:
- Thụ lý hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, hồ sơ xin cấp phép đào đường,
hè ngõ trình UBND quận, huyện quyết định theo phân cấp của UBND thành phố;
- Quản lý về chất lượng các công trình xây dựng, sản phẩm vật liệu xây
dựng thuộc quận, huyện quản lý. Quản lý hồ sơ, tài liệu khảo sát, thiết kế xây
dựng, hồ sơ hoàn công các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND quận,
huyện;
- Hướng dẫn lập dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình
xây dựng cải tạo, sửa chữa; kiểm tra thiết kế kỹ thuật những công trình được
Thành phố phân cấp;
- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc quản lý khai thác sử dụng các công trình
hạ tầng
kỹ thuật giao thông đô thị, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý đối với
những công
trình bị hư hỏng cần sửa chữa với UBND quận, huyện, Sở chuyên ngành;
- Kiểm tra các Chủ đầu tư thực hiện đúng trình tự , thủ tục xây dựng cơ bản;
giúp UBND quận, huyện tổ chức đấu thầu hoặc chọn thầu đối với các công trình
thuộc nguồn vốn phân cấp cho quận, huyện quản lý; tham gia Hội đồng đền bù và
giải phóng mặt bằng xây dựng quận, huyện;
- Phối hợp chặt chẽ với Thanh tra chuyên ngành xây dựng và Công an quận,
SV: Hoàng Vân Anh


22

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

huyện, UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ
và sử dụng các công trình công cộng ở địa phương, giữ gìn trật tự xây dựng đô thị
trên địa bàn;
- Quản lý trật tự vệ sinh môi trường trong xây dựng, sản xuất vật liệu xây
dựng, vận chuyển vật liệu xây dựng, vệ sinh công cộng và giao thông.
3- Quản lý kinh doanh xây dựng:
- Kiểm tra tư cách hành nghề kinh doanh xây dựng, dịch vụ tư vấn xây dựng,
thiết kế và sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của Thành phố và Nhà nước;
- Phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý và
kiểm tra các đối tượng khai thác tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng trên địa
bàn theo đúng quy định của Nhà nước và Thành phố;
4- Hướng dẫn UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn quận, huyện thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản
hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng đô thị, kỹ
thuật xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, các quy định về công tác giữ gìn vệ
sinh công cộng và trật tự giao thông; tổng hợp và kiến nghị với cấp trên bổ sung,
hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa
phương;
5- Báo cáo UBND quận, huyện hoặc cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm
pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, giao thông, đô thị trên địa bàn quận,
huyện;

6- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác chuyên môn theo hướng dẫn của
Sở Bưu chính viễn thông Thành phố;
7- Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất với UBND quận, huyện, Sở xây
dựng, Sở Giao thông – Công chính, Sở quy hoạch - Kiến trúc, Sở Bưu chính, viễn
thông về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao;
12, Phòng Y tế
a) Chức năng:

Tham mưu giúp UBND quận, huyện quản lý nhà nước về y tế ở địa phương
SV: Hoàng Vân Anh

23

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

gồm: chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, y tế dự phòng, khám chữa
bệnh, phục hồi chức năng, y dược học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho
người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm,
trang thiết bị y tế, quản lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tham mưu, giúp UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch, chương trình và
các giải pháp thực hiện các nhiệm vụ công tác y tế ở địa phương, theo dõi, kiểm tra
thực hiện, kịp thời phát hiện những phát sinh mới báo cáo UBND quận, huyện giải
quyết.
- Tham mưu, giúp UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về y tế, hành nghề y dược tư nhân theo phân cấp.
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và đột xuất về lĩnh vực y
tế, hành nghề y dược tư nhân, vệ sinh phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm trên
địa bàn trình UBND quận, huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
+ Xây dựng kế hoạch quản lý dược đối với y tế phường, xã, thị trấn hàng
năm và dài hạn trình UBND quận, huyện phê duyệt. Ban hành danh mục thuốc sử
dụng tại các trạm Y tế xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế và của Sở Y
tế, thực hiện cung ứng thuốc theo quy định. Giám sát, kiểm tra công tác phòng
chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND quận,
huyện và thành phố.
-Phối hợp với các nghành và đoàn thể có liên quan đẩy mạnh công tác xã hội
hoá chăm sóc sức khoẻ, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân
về vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ.
- Chỉ đạo các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện công tác khám chữa
bệnh: khám chữa bệnh thông thường, xử lý cấp cứu ban đầu theo phân tuyến kỹ
thuật do Bộ Y tế ban hành, khám sức khoẻ cho nhân dân và khám chữa bệnh Bảo
hiểm y tế (nếu có), chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ sinh sản tại cộng đồng.
- Quản lý các Trạm y tế xã, phường, thị trấn, chương trình, nhiệm vụ công
tác, chuyên môn nghiệp vụ, tiền lương, tiền công, biên chế, hợp đồng làm việc tại
SV: Hoàng Vân Anh

24

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Trạm Y tế, phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu giúp UBND quận, huyện quản lý
về công tác cán bộ của Tạm Y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành
phố.
-Phối hợp với Phòng Tài chính lập kế hoạch tài chính, ngân sách hàng năm
cho hoạt động y tế trên địa bàn, hoạt động thường xuyên của các Trạm Y tế và thực
hiện các chương trình, dự án y tế theo phân bổ của Sở Y tế sau khi được UBND
Thành phố duyệt.
-Tham dự các buổi giao ban, các hội nghị do Trung tâm Y tế dự phòng quận,
huyện tổ chức, các hội nghị Sở Y tế tổ chức bàn về công tác chăm sóc sức khoẻ
nhân dân trên địa bàn quận, huyện.
-Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND quận, huyện giao.

SV: Hoàng Vân Anh

25

Lớp CĐ Thư ký văn phòng 13A


×