Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Sự chuyển biến kinh tế huyện mộc châu tỉnh sơn la từ năm 2000 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.59 KB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để khóa luận được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự hướng dẫn khoa học, sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình của các cô
chú trong phòng thống kê, huyện ủy, thư viện huyện Mộc Châu đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Sử - Địa, thầy giáo chủ nhiệm, tập thể các bạn sinh viên lớp K52 –
ĐHSP Lịch sử, gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Phí Thị Toan Giảng viên Khoa Sử - Địa đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình trong suốt
quá trình tôi nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Tuyến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND

: Ủy ban nhân dân

VAC

: Vƣờn ao chuồng

CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân
HĐND



: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

NXB

: Nhà xuất bản

PGS.TS

: Phó giáo sƣ Tiến sĩ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. ................... 4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu........................................................... 4
4.1. Nguồn tƣ liệu .................................................................................................. 4
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 5
6. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN MỘC CHÂU TỈNH SƠN

LA ......................................................................................................................... 6
1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 6
1.1.1. Vị trí điạ lý, địa hình ................................................................................... 6
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................................ 7
1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội ............................................................... 9
1.2.1 Kinh tế .......................................................................................................... 9
1.2.2 Văn hóa - Xã hội .......................................................................................... 9
1.3.1. Khái quát về lịch sử hành chính huyện Mộc Châu ................................... 10
1.3.2 Truyền Thống đấu tranh Cách mạng.......................................................... 11
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA
TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2005 .................................................................................. 14
2.1. Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu trƣớc năm 2000 ................................... 14
2.1.1. Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu trƣớc năm 1986 ................................ 14
2.1.2 Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu từ năm 1986 - 2000 ........................... 15
2.1.2.1. Chủ chƣơng đổi mới của Đảng và nhà nƣớc.......................................... 15
2.1.2.2. Chủ chƣơng, chính sách đổi mới của huyện Mộc Châu ........................ 18


2.2. Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu từ năm 2000 đến 2005 ........................ 21
2.2.1. Sự phát triển kinh tế Mộc Châu từ năm 2000 đến 2005 ........................... 21
2.2.2. Những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn 2000 - 2005 ............................. 31
CHƢƠNG 3: TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA
TỪ NĂM 2005 - 2010.......................................................................................... 35
3.1. Sự phát triển kinh tế Mộc Châu từ năm 2005 - 2010 ................................... 35
3.2. Những hạn chế và yếu kém trong giai đoạn 2005 - 2010 ............................ 43
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 49


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Mộc Châu là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển nhất của
tỉnh Sơn La, là huyện có bề dày lịch sử và văn hóa. Nhân dân các dân tộc Mộc
Châu giàu truyền thống yêu nƣớc, kiên cƣờng bất khuất trong đấu tranh bảo vệ
tổ quốc, cùng chung tay xây dựng nền kinh tế, chính trị - xã hội của huyện phát
triển vững mạnh.
Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong đấu tranh xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, sau khi đất nƣớc thống nhất năm 1975 nhân dân Sơn La cùng cả
nƣớc bƣớc vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trải qua nhiều giai đoạn, thời
kì khác nhau từ năm 1976 đến nay, nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung,
huyện Mộc Châu nói riêng đã đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ.
Mộc Châu là một huyện của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 200km về phía Tây
bắc theo quốc lộ 6. Nằm trên cao nguyên đá vôi, huyện Mộc Châu có rất nhiều
thế mạnh về đất đai, khí hậu, nguồn nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi. Mộc Châu
đƣợc ví nhƣ là Đà Lạt thứ hai của nƣớc ta. Bên cạnh những thế mạnh về điều
kiện tự nhiên thì một nhân tố quan trọng đƣa nền kinh tế Mộc Châu phát triển đó
là con ngƣời nơi đây rất cần cù sáng tạo, ham học hỏi. Để phát triển kinh tế
trong thời kì 2000 - 2010 vƣợt qua bao khó khăn thử thách Mộc Châu từng bƣớc
chuyển đổi cơ cấu kinh tế để thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại
hóa trên quê hƣơng.
Nghị quyết và đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam đã đƣợc Đảng bộ
huyện Mộc Châu vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào tình hình cụ thể của địa
phƣơng, những chính sách của Đảng đề ra làm cho bộ mặt của Mộc Châu thay
đổi, kinh tế - xã hội phát triển vƣợt bậc. Đảng bộ và nhân dân toàn huyện vững
vàng trƣớc những khó khăn, đẩy mạnh mọi hoạt động kinh tế xã hội tập trung
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, cụ thể hóa Nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống.
Là ngƣời con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mộc Châu có lịch sử lâu
đời giàu truyền thống yêu nƣớc và truyền thống Cách mạng, tôi muốn tìm hiểu
1



về lịch sử quê hƣơng mình, để qua đó biết nhân dân trong huyện đã vƣợt qua
khó khăn, thử thách để tiếp tục thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa trên địa bàn huyện.
Việc nghiên cứu chuyển biến kinh tế huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La từ
năm 2000 – 2010 cho thấy sự phát triển kinh tế vƣợt bậc của huyện trong 10 năm
đƣa huyện Mộc Châu trở thành một trong những huyện phát triển nhất của tỉnh Sơn
La. Ngoài ra, khóa luận này sẽ là nguồn tƣ liệu để nghiên cứu lịch sử địa
phƣơng, là cơ sở để nghiên cứu chặng đƣờng tiếp theo của huyện, đặc biệt khóa
luận này còn là nguồn tƣ liệu quan trọng trong công tác giảng dạy lịch sử địa
phƣơng của Tôi sau này.
Xuất phát từ lý do trên Tôi lựa chọn “Sự chuyển biến kinh tế huyện Mộc
Châu - tỉnh Sơn La từ năm 2000 - 2010” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc từ năm 1986 đến nay đã làm cho nền kinh tế
- xã hội cả nƣớc nói chung, huyện Mộc Châu nói riêng đạt đƣợc những kết quả
nhất định làm thay đổi bộ mặt của nƣớc ta. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế
thực hiện công cuộc Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã trở thành đề tài hấp dẫn
của nhiều nhà nghiên cứu trong một số công trình sau.
* Cuốn “Nắm vững đường lối Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tiến lên xây
dựng kinh tế địa phương vững mạnh” của Lê Duẩn, NXB sự thật Hà Nội năm
1968, nêu rõ công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, đề cập đến vị trí vai trò
của kinh tế địa phƣơng đến sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia .
* Cuốn “Có một Việt Nam như thế đổi mới và phát triển” NXB chính trị
Quốc gia – Hà Nội năm 1987 của tập thể tác giả do Trần Nhâm làm chủ biên, đề
cập đến sự phát triển của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, coi đổi mới là bức
thiết của cuộc sống dân tộc và phát triển đất nƣớc, những hành tựu bài học và
triển vọng, nguồn lực con ngƣời là yếu tố quyết định việc thực hiện mục tiêu dân
giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, củng cố quốc phòng an

ninh, bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa...

2


* Trong cuốn giáo trình “Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay” NXB đại
học quốc gia Hà Nội 1998 của PGS.TS Trần Bá Đệ, đề cập đến hoàn cảnh đất
nƣớc, nền tảng kinh tế xã hội chủ trƣơng quan điểm đổi mới của Đảng, coi đổi
mới là vấn đề cấp thiết của toàn đảng, toàn dân ta, những thành tựu và hạn chế
trong những bƣớc đầu của công cuộc đổi mới đất nƣớc.
Về địa phƣơng, cũng có những tài liệu nghiên cứu và đề cập đến vấn đề
kinh tế huyện Mộc Châu .
* Trong cuốn “Lịch sử đảng bộ thị trấn Mộc Châu” tập 1 (1945 - 2010)
xuất bản 2014 nói về sự ra đời của Đảng bộ Mộc Châu gồm 7 chƣơng 263
trang phản ánh tƣơng đối đầy đủ chặng đƣờng đấu tranh cách mạng hào hùng
của quân và dân thị trấn Mộc Châu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm
lƣợc cũng nhƣ những thành tựu to lớn trong chặng đƣờng 65 năm xây dựng và
phát triển của thị trấn. Trong đó có chƣơng V, VI, VII đề cập tới sự phát triển
kinh tế của huyện nhƣ:
Chƣơng V: Đảng bộ thị trấn lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ tổ quốc (1976 - 1985).
Chƣơng VI: Đảng bộ và nhân dân thị trấn Mộc Châu trong 15 năm đầu
thời kỳ đổi mới (1986 - 2000) .
Chƣơng VII: Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thị trấn Mộc Châu trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn (2000 - 2010).
Ngoài ra vấn đề này còn đƣợc đề cập trong các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng Bộ huyện Mộc Châu ...
Tất cả các công trình trên dƣới nhiều góc độ khía cạnh khác nhau đều đã
đề cập đến sự phát triển của kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung và huyện Mộc
Châu nói riêng, song cho đến nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu đề cập đến

vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống sự chuyển biến kinh tế - xã hội huyện
Mộc Châu trong thời kì đổi mới và hội nhập. Vì vậy trên cơ sở tìm hiểu các
công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan đã giúp tôi đi vào nghiên cứu làm
rõ đề tài: “Sự chuyển biến kinh tế huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La từ năm
2000-2010”.
3


3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là sự chuyển biến kinh tế huyện Mộc
Châu - tỉnh Sơn La từ năm 2000 - 2010.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận này đi sâu vào vấn đề sự chuyển biến kinh tế trong thời kì 2000
- 2010. Ngoài ra còn giới thiệu khái quát tình hình kinh tế của Mộc Châu trƣớc
năm 2000.
+ Không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Mộc Châu với địa giới: 2 thị
trấn và 27 xã .
+ Thời gian: Từ năm 2000 - 2010
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận tập chung nghiên cứu vào việc khôi phục lại sự phát triển kinh
tế của huyện Mộc Châu trong 10 năm xây dựng và phát triển từ 2000 - 2010.
Làm rõ những thành tựu tiến bộ đạt đƣợc đồng thời chỉ rõ những khó,
yếu kém cần khắc phục trong quá trình thực hiện đƣờng lối đổi mới và hội nhập.
Đề xuất những giải pháp bƣớc đầu nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây
dựng và phát triển kinh tế của huyện trong thời kì hội nhập.
4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Các văn kiện của Đảng qua các thời kì Đại hội toàn quốc lần thứ nhất
VI,VII, VIII, IX, X, XI, XII.

Các văn kiện của đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu lần thứ XV, XVI,
XVII, XVIII, XIX, XX, các nghị quyết của huyện ủy, UBND huyện Mộc Châu
các tài liệu sách của phòng ban huyện. Các sách báo tạp chí các luận văn có liên
quan đến đề tài.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện khóa luận này tôi đã sử dụng hai phƣơng pháp chính là:
phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic. Ngoài ra còn sử dụng các phƣơng
pháp thống kê, so sánh, khảo sát điền dã, đối chiếu, phân tích tổng hợp sự kiện
từ đó rút ra nhận xét và đánh giá.
4


5. Đóng góp của khóa luận
Qua việc nghiên cứu khóa luận nhằm tái hiện một cách có hệ thống quá
trình phát triển của huyện Mộc Châu từ năm 2000 - 2010. Bên cạnh đó làm rõ
thành tựu mà huyện đạt đƣợc, những khó khăn và nguyên nhân cản trở đối với
sự phát triển kinh tế của Mộc Châu.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La
Chƣơng 2: Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La từ năm 2000 - 2005
Chƣơng 3: Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La từ năm 2005 - 2010

5


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN MỘC CHÂU
TỈNH SƠN LA
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí điạ lý, địa hình

Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc,
với độ cao trung bình khoảng 1000m so với mặt nƣớc biển, nằm về phía Tây
Nam của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thị xã 120km và cách Hà Nội 200km về
phía tây, có diện tích 206.140 ha. Nằm ở tọa độ địa lý: 21,07 độ vĩ Bắc 105,5 độ
kinh Đông.
Mộc châu tiếp giáp với các khu vực: Phía Đông và Đông Nam giáp với
tỉnh Hòa Bình; Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu; Phía Nam giáp tỉnh
Thanh Hóa và nƣớc Cộng hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào; Phía Bắc giáp với huyện
Phù Yên.
Với vị trí là mối liên hệ trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu
là khu vực có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế. Huyện Mộc Châu là cửa
ngõ đặc biệt quan trọng của tỉnh Sơn La và các vùng Tây Bắc, nằm trên trục
giao thông quốc lộ 6 huyết mạch của vùng Tây Bắc là tuyến đƣờng lối liền vùng
kinh tế trọng điểm vùng Đồng Bắc Bộ - Hà Nội - Điện Biên - Lai Châu. Huyện
có trên 36km đƣờng biên giới với nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có cửa
khẩu quốc gia Lóng Sập. Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu quốc gia
sang Lào có khoảng cách gần nhất.
Địa hình
Mộc Châu có diện tích 206.140 ha nằm trên dải cao nguyên đá vôi lớn
chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao bình quân khoảng 1000m, thấp nhất
là ở ven Sông Đà là 120m, cao nhất là 1100m ở đỉnh Cao Nguyên (Lóng Luông,
Vân Hồ, Tân Lập). Độ cao tuyệt đối là 1884 m (ở đỉnh Phu Luông).
Địa hình Mộc Châu thuộc dạng núi đá vôi hiểm trở, xen lẫn đồi núi đất,
có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng và bằng phẳng.
Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn.
- Từ 0 đến 15 độ: 7.080 ha chiếm 35% diện tích tự nhiên.
6


- Từ 16 đến 25 độ: 28.350 ha chiếm 14% diện tích tự nhiên.

- Từ 25 độ trở lên: 170.720 ha chiếm 83% diện tích tự nhiên.
Sự đa dạng về địa hình cùng với các yếu tố khí hậu độc đáo cho phép Mộc
Châu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo thế mạnh cạnh tranh
trong quá trình hội nhập kinh tế trong và nƣớc ngoài.
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Diện tích tự nhiên của huyện là 206.140 ha, gồm nhiều loại đất. Đất fralit
phát triển trên đá vôi, phiến thạch, sa thạch, có nhiều thung lũng đất đen (Regin)
hình thành tại chỗ. Trên địa bàn huyện có 18 loại đất, hầu hết các loại đất đều
có độ dày khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tỉ lệ mùn từ trung
bình đến khá, ít chua...Trong đó, đất nông nghiệp là 39100 ha chiếm 18,97%
tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp 89900 ha chiếm 43,61%. Đất chuyên
dụng 7050 ha chiếm 3,42%. Đất chƣa sử dụng sông suối, núi đá còn rất lớn
70100 ha chiếm 34,01% (theo số liệu thống kê năm 2010). Mộc Châu có quỹ đất
rộng, diện tích đất chƣa sử dụng lớn, đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát
triển nông - lâm Nghiệp và du lịch.
* Tài nguyên rừng
Rừng: Mộc Châu còn 89.900 ha rừng tƣơng đƣơng 42% diện tích tự
nhiên. Trong đó:
- Diện tích rừng tự nhiên đạt: 82.095 ha;
- Rừng gỗ là 48.700 ha, rừng tre nứa là 7.600 ha, rừng hỗn giao 2.795 ha.
- Rừng trồng là 7.805 ha.
Tài nguyên rừng Mộc Châu khá phong phú với khoảng 456 loài thực vật
thuộc 4 nhóm ngành và có 49 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ của 8 bộ với
các loài chim thú quý hiếm. Độ che phủ của rừng năm 2005 đạt trên 40%.
Tài nguyên rừng Mộc Châu có giá trị quan trọng đối với phát triển du
lịch, khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích trên 12.313,6 ha có nhiều loại
gỗ và động quý hiếm tạo thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.

7



* Tài nguyên khoáng sản
Mộc Châu có một số khoáng sản có thể khai thác đƣợc nhƣ: than, bột tan,
đất sét.
+ Than: Mỏ than Suối Bàng với trữ lƣợng khoảng 2,4 triệu tấn và than
bùn ở nhiều nơi có thể khai thác để sản xuất phân bón.
+ Bột tan: Tập trung ở Tà Phù xã Liên Hòa với trữ lƣơng khoảng 2,3 triệu tấn.
+ Đất sét: Có trữ lƣợng tƣơng đối lớn đang đƣợc khai thác phát triển sản
xuất gạch để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài huyện.
* Thủy văn và khí hậu
Sông Đà nằm giáp với huyện Mộc Châu ở phía Đông Bắc là tuyến giao
thông đƣờng thủy của huyện Mộc Châu. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều con suối
lớn nhỏ chảy qua tạo thuận lợi cho nhân dân sản xuất và sinh hoạt. Suối ở Mộc
Châu có độ dốc lớn, trắc địa hẹp nên có điều kiên thuận lợi để phát triển thủy
điện vừa và nhỏ, nhƣ thủy điện: Pa Đì, Tà Niết ...
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh
khô, mùa hè mát ẩm và mƣa nhiều, nhiệt độ trung bình năm là 18,5 oC với nền
nhiệt thấp nhƣ vậy Mộc Châu đƣợc coi là lý tƣởng của đất nƣớc nhiệt đới.
* Tài nguyên văn hóa, du lịch và cảnh quan môi trường
Mộc Châu có khí hậu ôn đới gió mùa, có các cảnh quan du lịch nổi tiếng
nhƣ: Hang Dơi, Rừng Thông, Thác Thái Hƣng và không thể thiếu đƣợc các đồi
chè, đồng cỏ ở thị trấn Nông trƣờng Mộc Châu.
Mộc Châu không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, mà
còn biết đến với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đặc sắc thông qua các lễ
hội truyền thống của các đồng bào sinh sống ở đây nhƣ: Lễ hội Hoa Ban, lễ hội
cầu mƣa,... đặc biệt là chợ tình Mộc Châu.
Ngoài ra, Mộc Châu còn có những món ăn nổi tiếng nhƣ: Món Pịa của
đồng bào dân tộc Mông, món Bê Quay.
Tóm lại: Từ những đặc điểm địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên nhƣ

đã trình bày trên, ta thấy đƣợc huyện Mộc Châu có vị trí thuận lợi, tài nguyên
phong phú, đất đai màu mỡ... tạo điều kiện phát triển kinh tế nhƣng bên cạnh đó
8


huyện cũng gặp không ít những khó khăn với một mùa đông kéo dài, lạnh và
khô có hiện tƣợng sƣơng muối gây khó khăn trong trồng trọt và chăn nuôi.
1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội
1.2.1 Kinh tế
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho
việc trồng cây công nghiệp nhƣ cây chè, các lại hoa, cây ăn quả vùng ôn đới,
chăn nuôi bò sữa và các loại gia súc khác.
Diện tích chè của toàn huyện là 3000 ha, đƣợc chế biến thành nhiều sản
phẩm chất lƣợng cao tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu. Thƣơng hiệu chè Mộc
Châu trở thành thƣơng hiệu chè nổi tiếng.
Cả huyện có 73824 con trâu, bò. Riêng đàn bò sữa có 10211 con. Diện
tích trồng cây ăn quả là 2234 ha, rau 700 ha, hoa chất lƣợng cao, hình thành mô
hình sản xuất nông nghiệp nhƣ mô hình trồng su su, mô hình trồng rau trái vụ…
(theo số liệu thống kê 2010). Hàng năm Mộc Châu còn xuất khẩu hàng ngàn tấn
nông sản nhƣ: sắn, rau, thịt trâu, dê và nhất là rau - hoa quả sạch, công nghệ cao
đang đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng.
Kinh tế du lịch đƣợc huyện lựa chọn là khâu đột phá trong phát triển kinh
tế, hàng năm thu hút từ 45.000 đến 50.000 lƣợt khách đến Mộc Châu để thƣởng
ngoạn phong cảnh hùng vĩ của cao nguyên Mộc Châu, với màu xanh bất tận của
đồng cỏ, đồi chè, cảnh đẹp của núi rừng trùng điệp với những điểm nổi tiếng
nhƣ: thác Dải Yếm, Hang Rơi… Công nghệ chế biến nông sản phát triển mạnh,
Mộc Châu có nhiều công ty trong và ngoài nƣớc đầu tƣ: Công ty của Nhật Bản,
Đài Loan, Trung Quốc.
Bên cạnh những tiềm năng thế mạnh, Mộc Châu cũng không tránh khỏi
những khó khăn khất định của vùng núi Tây Bắc, nơi đây có một mùa đông kéo

dài, lạnh, có hiện tƣợng sƣơng muối gây khó khăn cho việc chăn nuôi gia súc
vào mùa đông.
1.2.2 Văn hóa - Xã hội
Dân số của huyện Mộc Châu năm 2010 là 154,5 nghìn ngƣời, đây là
huyện có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất của tỉnh Sơn La.
9


Mật độ dân số trung bình là 70 ngƣời/km2. Mật độ dân cƣ đông nhất là tại
thị trấn Mộc Châu là 1700 ngƣời/km2. Thấp nhất là ở xã Xuân Nha với mật độ
dân cƣ 28 ngƣời/km2. Nhân lực đƣợc quan tâm đào tạo, tỷ lệ 64,7% dân số độ
tuổi lao động, Mộc Châu rất dồi dào về nguồn nhân lực tại chỗ.
Về thành phần dân tộc, Mộc Châu có 8 dân tộc chủ yếu. Dân tộc Kinh
chiếm 30%, dân tộc Thái chiếm 35,5%, dân tộc Mƣờng chiếm 25,9%, dân tộc
Mông chiếm 10,4%, dân tộc Dao chiếm 6.9%, dân tộc Puộc chiếm 0,8%, dân tộc
Khơ Mú và dân tộc ít ngƣời khác chiếm 0,6% dân số.
Đây là những dân tộc có truyền thống lịch sử anh hùng trong quá trình
đấu tranh chống giặc ngoại xâm và truyền thống văn hóa đặc sắc riêng của mỗi
dân tộc.
Dân tộc Thái chiếm 35,3% dân số có chữ viết riêng và có kho tàng văn
hóa phong phú, bao gồm các thể loại nhƣ ca dao, tục ngữ, câu đố, chuyện kể mỗi
hiện tƣợng tự nhiên đều có truyền thuyết, thơ ca dân gian có giá trị văn hóa lớn
và thể hiện trình độ văn minh phát triển cao.
Dân tộc Mông – Dao chiếm 17,3% dân số của toàn huyện, có các sinh
hoạt văn hóa nổi bật gắn liền với chợ phiên ngày tết. Các sinh hoạt văn hóa
thƣờng mang tính giao hòa, gặp gỡ, ăn mừng.
Mộc Châu không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng mà còn
đƣợc biết đến với nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc sắc thông
qua các lễ hội truyền thống của các đồng bào sinh sống tại đây nhƣ: lễ hội hoa
ban, lễ hội cầu mƣa, ngày tết xíp xí, chợ tình… Tám dân tộc anh em đã cùng

làm ăn, sinh sống, đến nay và cùng giúp đỡ nhau phát triển xây đựng quê hƣơng
giàu mạnh.
1.3. Lịch sử hành chính huyện Mộc Châu và truyền thống đấu tranh cách mạng
1.3.1. Khái quát về lịch sử hành chính huyện Mộc Châu
Trƣớc năm 1479, phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La,
huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) là lãnh thổ của
vƣơng quốc Bồn Man.
10


Năm 1479, Sơn La đƣợc sáp nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông
và thuộc sứ Hƣng Hóa.
- Từ năm 1948 - 1953 Mộc Châu thuộc liên khu Việt Bắc.
- Từ năm 1953 - 1955 Mộc Châu thuộc khu Tây Bắc.
- Từ năm 1955 - 1962 Mộc Châu thuộc khu tự trị Thái Mèo.
- Từ năm 1962 - 1975 Mộc Châu thuộc khu tự trị Tây Bắc. Đổi tên từ khu
khu tự trị Thái Mèo
Sau khi khu tự trị Tây Bắc giải thể Mộc Châu là huyện Mộc Châu - tỉnh
Sơn La.
Sau năm 1954, huyện Mộc Châu có thị trấn Mộc Châu và 24 xã bao gồm:
Chiềng Hặc, Chiềng Khoa, Chiềng Khừa, Chiềng Yên, Chờ Lồng, Hua Păng,
Lóng Luông, Lóng Phiêng, Lóng Sập, Mƣờng Men, Chiềng Tƣơng, Mƣờng Tè,
Mƣờng Sang, Nà Mƣờng, Phiêng Luông, Quang Minh, Quy Hƣớng, Song Khủa,
Suối Bàng, Tân Hợp, Tân Lập, Tô Múa, Tú Lang, Xuân Nha.
- Ngày 26/10/1961, thành lập thị trấn Mộc Châu.
- Ngày 15/11/1968, thành lập thị trấn Nông Trƣờng Chiềng Ve.
Đến cuối năm 2012, huyện Mộc Châu có thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông
Trƣờng Mộc Châu gồm 27 xã. Năm 2013, một phần diện tích và dân số huyện
Mộc Châu đƣợc tách ra để thành lập huyện Vân Hồ gồm 14 xã. Huyện Mộc
Châu còn lại 2 thị trấn và 13 xã. Thị trấn Mộc Châu (nằm trên quốc lộ 6) và thị

trấn Nông Trƣờng Mộc Châu (nằm trên quốc lộ 43). 13 xã của huyện Mộc Châu:
Chiềng Hặc, Chiềng Khừa, Chiềng Sơn, Đông Sang, Hua Păng, Lóng Sập,
Mƣờng Sang, Nà Mƣờng, Phiêng Luông, Quy Hƣớng, Tân Lập và Tà Lại.
1.3.2 Truyền Thống đấu tranh Cách mạng
Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng Mộc Châu nổi tiếng với các địa danh
lịch sử, nhiều tấm gƣơng dũng cảm đã đi vào sử sách nhƣ: dãy núi Pu Tên, Đội
du kích Bơ Tào, Hũ rƣợu bản Lòm và nhiều chiến sĩ đã có công lao to lớn trong
cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lƣợc nhƣ: Chiến sĩ Quách Công Đăm,
Vì Văn Săm.

11


Với nhiều trận đánh dành đƣợc nhiều thắng lợi, đặc biệt trong trận đánh,
Hũ rƣợu Ngàm bản Lòm, là chiến công đầu có ý nghĩa quan trọng và trở thành
chiến công huyền thoại của tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mộc Châu nói riêng.
Trƣớc yêu cầu phát triển của cách mạng, tháng 3/1947, chi bộ Đảng đầu
tiên của huyện Mộc Châu đƣợc thành lập với 3 đảng viên.
Tháng 7/1947, các đoàn thể cứu quốc quân của Mộc Châu lần lƣợt ra đời
và đi vào hoạt động.
Đầu năm 1948, Uỷ Ban hành chính kháng chiến Mộc Châu đƣợc thành lập.
Ngày 22/12/1949, huyện đội Mộc Châu đƣợc thành lập.
Ngày 8/4/1950, trung đội bộ đội địa phƣơng đầu tiên của huyện Mộc
Châu ra đời với lực lƣợng ban đầu gồm 90 chiến sĩ.
Để tạo cục diện mới cho cuộc kháng chiến trung ƣơng Đảng đã quyết định
mở chiến dịch Tây Bắc, cùng với thế trận trong toàn vùng từ Nghĩa Lộ (Yên
Bái) đến huyện Phù Yên. Đúng 19/11/1952 quân ta nổ súng tấn công đồn Mộc
Lỵ và giành thắng lợi. Sau đó, tiếp tục mở nhiều cuộc tấn công đến ngày
20/11/1952 Mộc Châu hoàn toàn giải phóng, đánh dấu mốc son chói lọi trong
lịch sử đấu tranh Cách mạng của nhân dân các dân tộc Mộc Châu.

Trong cuộc đấu tranh, phá hoại của đế quốc Mỹ từ 1965 - 1972 cả Mộc
Châu là một pháo đài quân sự kiên cƣờng, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên gián
điệp, biệt kích góp phần giữ vững an ninh chính trị... Ghi nhận những chiến
công đóng góp, cống hiến đó Đảng, nhà nƣớc đã phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lƣợng vũ trang cho nhân dân xã Mộc Hạ, huyện Mộc Châu, đƣợc hội
đồng nhà nƣớc tuyên dƣơng đơn vị Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhiều chiến sĩ
đƣợc chính phủ Lào tặng huân chƣơng vì có công đóng góp cho cách mạng Lào.
Đó là, nền tảng sức mạnh, ý chí kiên cƣờng của Đảng bộ và nhân dân Mộc Châu
vững bƣớc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

12


TIỂU KẾT
Với những nét dẫn chứng trên chúng ta có thể phần nào hình dung đƣợc
sự phồn vinh và khá phát triển của nhân dân huyện Mộc Châu ở tất cả các lĩnh
vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội. Những quả đạt đƣợc đó phải kể đến một phần
đóng góp không nhỏ của sự ƣu đãi về điều kiện tự nhiên. Với khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, một mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mƣa nhiều với nền
nhiệt thấp nhƣ vậy Mộc Châu đƣợc coi là nơi lý tƣởng của đất nƣớc nhiệt đới,
đƣợc ví nhƣ Đà Lạt thứ hai của nƣớc ta với vị trí địa lý thuận lợi là cửa ngõ đặc
biệt quan trọng của tỉnh Sơn La và các vùng Tây Bắc, nằm trên trục giao thông
huyết mạch của vùng Tây Bắc. Bên cạnh đó là tài nguyên về khoáng sản, những
cây công nghiệp lâu năm sinh ra nguồn lực lâu dài cho nhân dân trong huyện.
những cảnh quan tự nhiên phong phú đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch.
Những thuận lợi kể trên tạo điều kiện cho nền kinh tế Mộc Châu phát triển. Bên
cạnh sự ƣu đãi về điều kiện tự nhiên thì một yếu tố kể đến nữa đó là con ngƣời
nơi đây cần cù, chịu khó, ham học hỏi, góp phần đƣa huyện Mộc Châu trở thành
một trong những huyện phát triển nhất của tỉnh Sơn La.
,


13


CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA
TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2005
2.1. Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu trƣớc năm 2000
2.1.1. Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu trước năm 1986
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc vẻ vang quá trình đấu tranh chống Mỹ cứu
nƣớc, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: Kỷ nguyên độc lập, thống
nhất và đi lên Chủ nghĩa xã hội. Để chào mừng sự kiện đất nƣớc thống nhất, cán
bộ, đảng viên và nhân dân huyện Mộc Châu đã tổ chức mừng mít tinh chiến
thắng. Khắp ngả đƣờng trên địa bàn tƣng bừng cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ và ảnh
Bác. Niềm tin thống nhất là động lực tinh thần to lớn, cổ vũ quân và dân Mộc
Châu tiến lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đến những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80, các thế lực thù địch vẫn
tiếp tục thực hiện âm mƣu thâm độc nhằm phá hoại thành quả cách mạng. Một mặt
chúng bao vây kinh tế, mặt khác chúng tiến hành các thủ đoạn chống phá chính
quyền, gây khó khăn cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân
dân ta, gây hoang mang trong quần chúng. Bên cạnh đó, việc duy trì cơ chế bao cấp
còn bộc lộ hạn chế nhiều mặt, cản trở sản xuất phát triển, đẩy lạm phát tăng nhanh.
Thực hiện sự chỉ đạo của huyện ủy Mộc Châu, ngày 04/5/1980 Đảng bộ
nhân dân huyện Mộc Châu tổ chức Đại hội lần thứ XIV. Đại hội khẳng định
những kết quả đạt đƣợc trong nhiệm kì trƣớc, đồng thời chỉ ra những thách thức
đặt ra đối với địa phƣơng nhƣ: Nguyên vật liệu thiếu thốn, hàng hóa khan hiếm,
đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế,
Đại hội xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ mới là “chủ động khai thác các tiềm
năng, thế mạnh của địa phương, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, nêu cao
tinh thần đoàn kết, thương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau ổn định cuộc sống.

Chú trọng công tác xây dựng Đảng, hoàn thành hồ sơ đối với các đảng viên
chuyển về sinh hoạt tại địa phương, đưa công tác quản lý vào nền nếp. Nâng
cao vai trò của chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng” [
Lịch sử đảng bộ thị trấn Mộc Châu tập 1] [40].
14


Tháng 3/1982, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đƣợc khai
mạc tại thủ đô Hà Nội. Đại hội khẳng định những quan điểm cụ thể về chặng
đƣờng đầu của thời kì quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Trƣớc hết là chặng đƣờng
5 năm (1981 - 1985) và những năm còn lại của thập niên 80 với nhiệm vụ cấp
thiết là ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Thành công của Đại hội Đảng toàn quốc cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân
dân huyện Mộc Châu thi đua sôi nổi, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát
triển kinh tế – xã hội. Ngay sau Đại hội, Đảng ủy huyện Mộc Châu chỉ đạo chính
quyền, các ban, ngành, đoàn thể quán triệt và thực hiện nghị quyết Đại hội.
Trong sản xuất, chính quyền khuyến khích các hộ gia đình tham gia sản
xuất vật liệu xây dựng nhƣ việc khai thác đá, cát, sản xuất gạch không nung, đáp
ứng nhu cầu xây dựng ở trong huyện.
Năm 1983, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo củng cố, mở rộng
ngành nghề tại hợp tác xã Hợp Tiến. Từ 4 lĩnh vực nâng lên 6 lĩnh vực chuyên
hoạt động kinh doanh. Cùng với đó các tổ hợp tác xã qua từng năm có những
bƣớc trƣởng thành, hiệu quả cao, đời sống của ngƣời lao động ngày càng đƣợc
nâng lên, có tích lũy và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.
Cùng với việc chỉ đạo sản xuất thủ công nghiệp, Đảng bộ huyện chỉ đạo
phát triển dịch vụ, thƣơng mại. Đầu năm 1980, chính quyền tổ chức khảo sát,
thống nhất chọn địa bàn tiểu khu 2 để mở chợ. Đây là một quyết định có ý nghĩa
lớn trong việc mở rộng trao đổi hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống và
sản xuất của nhân dân huyện. Năm 1985, chợ đƣợc chuyển về kho muối dự trữ
quốc gia với diện tích khoảng trên 2000m2 và trở thành chợ đầu mối của huyện.

2.1.2 Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu từ năm 1986 - 2000
2.1.2.1. Chủ chương đổi mới của Đảng và nhà nước
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc và hoàn thành
thống nhất đất nƣớc về mặt nhà nƣớc, Cách mạng nƣớc ta chuyển sang giai đoạn
mới: Đất nƣớc độc lập, thống nhất, đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 - 1985) đã đạt đƣợc những thành tựu
trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh những thành tựu đã
15


đạt đƣợc, đồng thời cũng thấy rõ mặt khó khăn, yếu kém, trƣớc hết trên lĩnh vực
kinh tế - xã hội.
Sản xuất tuy có tăng, nhƣng còn chậm so với khả năng sẵn có và công sức
bỏ ra, so với yêu cầu cần nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân, có tích
lũy để Công nghiệp hóa và củng cố quốc phòng. Một số chỉ tiêu quan trọng của
kế hoạch 5 năm, nhƣ sản xuất lƣơng thực, xi măng, gỗ, vải, hàng xuất
khẩu…không đạt ảnh hƣởng đến toàn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân
dân lao động.
Hiệu quả sản xuất và đầu tƣ thấp. Các xí nghiệp nói chung chỉ sản xuất
đƣợc một nửa công xuất thiết kế, năng xuất lao động giảm, chất lƣợng sản phẩm
sút kém. Tài nguyên của đất nƣớc chƣa đƣợc khai thác tốt, lại bị sử dụng lãng
phí, nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng. Môi trƣờng sinh thái bị phá
hoại. Lƣu thông chƣa thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh, gây tác
động tiêu cực đến sản suất, đời sống và xã hội. Mất cân đối lớn trong nền kinh
tế, giữa cung và cầu về lƣơng thực, thực phẩm, hàng tiêu dừng, năng lƣợng,
nguyên liệu, vận tải, giữa thu và chi, xuất khẩu và nhập khẩu,… Quan hệ sản
xuất Xã hội chủ nghĩa chậm đƣợc củng cố. Vai trò chủ đạo của kinh tế quốc
doanh suy thoái. Các thành phần kinh tế khác chƣa đƣợc sử dụng và cải tạo tốt.
Đời sống của nhân dân, nhất là công nhân viên chức, còn gặp nhiều khó khăn.
Nhiều ngƣời lao động chƣa có hoặc chƣa đủ việc làm. Nhiều nhu cầu chính đáng

tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và văn hóa chƣa đƣợc đảm bảo.
Nông thôn thiếu hàng tiêu dùng thông thƣờng và thuốc men. Nhà ở, điều kiện vệ
sinh, sinh hoạt văn hóa ở nhiều nơi còn thiếu thốn nghèo nàn.
Hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm,
Pháp luật, kỷ cƣơng không nghiêm. Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của
một số cán bộ và nhân viên nhà nƣớc, những hoạt động của bọn làm ăn phi phá
chƣa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời. “Nhìn chung, chúng ta chƣa thực hiện
đƣợc mục tiêu do đại hội lần thứ V đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã
hội, ổn định đời sống nhân dân” [ Đại cƣơng lịch việt nam III ] [308].

16


Thực trạng kinh tế - xã hội nói trên đã “làm giảm lòng tin của quần chúng
đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của cơ quan Nhà nƣớc”[309].
Đứng trƣớc tình hình đất nƣớc lâm vào khủng hoảng nhƣ vậy Đảng đã
tiến hành họp Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 18
tháng 12 năm 1986) tại Hà Nội. Đại hội nhấn mạnh nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên “trong 5 năm từ năm 1981-1985 đã không nghiêm chỉnh thực hiện
những kết luận đúng đắn của Đại hội lần thứ V của và cụ thể hóa đƣờng lối kinh
tế trong chặng đƣờng đầu tiên, chƣa kiên quyết khắc phục chủ quan nóng vội và
bảo thủ trì trệ trong bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo Xã hội chủ nghĩa và quản lý
kinh tế, lại phạm phải những sai lầm mới, nghiêm trọng trong lĩnh vực phân
phối, lƣu thông, đã buông lỏng nền chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế,
xã hội, trong đấu tranh tƣ tƣởng, văn hóa, trong việc chống lại âm mƣu, thủ đoạn
phá hoại thâm độc của kẻ thù”[309].
Từ thực tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là trong toàn
bộ hành động của mình, Đảng phải quán triệt tƣ tƣởng “lấy dân làm gốc”, xây
dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là Đảng luôn luôn
xuất phát từ thực tế, tôn trọng hành động theo quy luật khách quan. Ba là phải

biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện
mới. Bốn là phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng
cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến lên Cách mạng xã hội.
Trên cơ sở phân tích tình hình đất nƣớc, Đại hội đề ra đƣờng lối đổi mới
toàn diện. Thực hiện ba chƣơng trình kinh tế lớn “Lƣơng thực - thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu, tiến hành cuộc vận động làm trong sạch và nâng
cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng” nâng cao hiệu quả quản lý của nhà
nƣớc, đẩy lùi và xóa bỏ các hiện tƣợng tiêu cực, làm lành mạnh các quan hệ và
thực hiện công bằng xã hội. Đó chính là chuyển biến về cơ cấu đầu tƣ, xóa bỏ
chế độ tập chung quan liêu, bao cấp, đổi mới các chính sách về kinh tế và cơ chế
quản lý.
Đƣờng lối đổi mới tiếp tục đƣợc hoàn thiện trong các nghị quyết đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, đƣợc nhân dân cả nƣớc hƣởng ứng và
17


nghiêm túc thực hiện. Tất cả đều vi mục đích chung là làm thay đổi bộ mặt đất
nƣớc một cách toàn diện.
Công cuộc đổi mới bƣớc đầu đạt đƣợc những thành tựu, trƣớc tiên là
trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chƣơng trình kinh tế :
Về lương, thực phẩm: Từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải
nhập 45 vạn tấn gạo, đến năm 1989, chúng ta đã vƣơn lên đáp ứng nhu cầu trong
nƣớc, có dự trữ xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân và
thay đổi cán cân xuất - nhập khẩu.
Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng hóa tiêu dùng dồi dào, đa dạng và
lƣu thông tƣơng đối thuận lợi. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trƣờng.
Phần bao cấp của nhà nƣớc về vốn, giá, vật tƣ, tiền lƣơng giảm đáng kể.
Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trƣớc về quy mô, hình
thức đã góp phần vào thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội.
Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Từ năm

1989, tăng thêm các loại mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhƣ gạo, dầu thô và
một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, ta xuất khẩu đƣợc 1,5 triệu tấn gạo. Nhập
khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu. Đã kiềm
chế đƣợc một bƣớc đà lạm phát, nhờ kiềm chế đƣợc lạm phát, các cơ sở kinh tế
có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh, đời sống nhân dân giảm bớt khó
khăn, bƣớc đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành
theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc.
Bộ máy nhà nƣớc các cấp ở trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc sắp xếp lại.
Nội dung và phƣơng thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có
một số đổi mới theo hƣớng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân
dân, tăng quyền lực của các cơ quan dân cử. Những thành tựu, ƣu điểm, tiến bộ
đạt đƣợc chứng tỏ đƣờng lối đổi mới của Đảng là đúng, bƣớc đi của công cuộc
đổi mới về cơ bản là phù hợp.
2.1.2.2. Chủ chương, chính sách đổi mới của huyện Mộc Châu
Chặng đƣờng 10 năm đất nƣớc thống nhất (1975 - 1985) toàn Đảng, toàn
dân đoàn kết đi lên Chủ nghĩa xã hội và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng.
18


Tuy nhiên một số hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại, đẩy lạm phát tăng nhanh dẫn
đến khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh chung của đất nƣớc huyện
Mộc Châu gặp không ít trở ngại. Vật tƣ nguyên liệu thiếu thốn, sản xuất trì trệ,
ngƣời lao động thiếu việc làm, đời sống nhân dân khó khăn. Đảng ủy huyện
Mộc Châu thƣờng xuyên tổ chức họp bàn tìm ra những biện pháp tích cực nhằm
kịp thời khắc phục những khó khăn trên.
Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu lần thứ XV (1981-1986) với tinh thần tập
trung, dân chủ, kỷ luật, Đại hội thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo
báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, báo cáo bổ sung, sửa đổi
một số điểm trong điều lệ Đảng. Đại hội nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá những kết
quả đạt đƣợc về kinh tế - xã hội nhiệm kỳ trƣớc, chỉ ra những yếu kém, tồn tại cần

khắc phục, Đại hội xác định phƣơng hƣớng và nhiệm vụ cho nhiệm kỳ 1986 1990. “Tập trung đẩy mạnh sản xuất thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, giải
quyết vấn đề việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, hoàn thành nghĩa vụ đóng góp
với Nhà nƣớc; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, kinh tế với hoạt
động văn hóa xã hội, tăng cƣờng công tác xây dựng Đảng, chính quyền mặt trận và
các đoàn thể quần chúng” [Lịch sử đảng bộ thị trấn Mộc Châu tập 1] [39].
Đƣờng lối đổi mới của Đảng đem đến một luồng sinh khí mới tới toàn thể
cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong huyện Mộc Châu với niềm tin tƣởng, hy
vọng vào chế độ, chính sách và chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc. Đảng ủy chỉ
đạo các ban, ngành và Đoàn thể nhân dân quyết tâm đƣa nghị quyết Đại hội VI
của Đảng vào cuộc sống.
Hƣớng tới những mục tiêu đề ra, ủy ban nhân dân, mặt trận tổ quốc và các
đoàn thể tổ chức vận động quần chúng phát huy tính tự chủ, sáng tạo, tinh thần
tự lực vƣợt qua khó khăn, phấn đấu vƣơn lên thực hiện tốt nghị quyết Đại hội
Đảng các cấp.
Các hợp tác xã tích cực tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu, điều chỉnh kế
hoạch sản xuất kinh doanh, từng bƣớc thích nghi với nền kinh tế thị trƣờng có sự
quản lý của nhà nƣớc. Hợp tác xã hợp nhất duy trì sản xuất các loại vật liệu xây
dựng, chú trọng cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lƣợng sản phẩm đem lại lợi
19


nhuận kinh tế cao. Hợp tác xã kinh doanh có lãi và hoàn thành tốt chỉ tiêu đƣợc
giao, đóng góp nghĩa vụ với nhà nƣớc về rau xanh, phục vụ các cơ quan và nhân
dân. Song song với các ngành tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh buôn bán,
nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế theo mô hình VAC, hình thành nhiều trang
trại có diện tích trung bình từ 3000 - 4000m2, trang trại lớn diện tích lên đến 2 3ha, có trang trại diện tích trên 7ha trồng mơ, mận,…
Giai đoạn 1986 - 1990 đánh dấu bƣớc khởi đầu quan trọng trong quá trình
thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng bộ và nhân dân huyện Mộc Châu. Kinh tế
chuyển biến mạnh mẽ từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thị
trƣờng, hàng hóa ngày càng phong phú. Những kết quả đạt đƣợc trong 5 năm

(1986 - 1990) tạo bƣớc tiến cho Đảng bộ và nhân dân trong huyện thực hiện
nhiệm vụ chính trị trong những năm tiếp theo.
Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) Đảng bộ và nhân dân huyện Mộc
Châu đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể nền kinh tế phát triển mạnh, trên tất cả
các ngành, công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Sau 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới (1986 - 1995) tình hình chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Mộc Châu chuyển biến tích cực. Nhờ có những
nghị quyết, chính sách hợp lòng dân nên việc chuyển đổi cơ chế quản lý, đa
dạng ngành nghề và thành phần tham gia phát triển kinh tế đƣợc thực hiện hiệu
quả. Các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu đề ra
đều hoàn thành. Đây chính là điều kiện thuận lợi để huyện Mộc Châu bƣớc cùng
cả nƣớc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Qua 15 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng (1986 - 2000) Đảng
bộ huyện Mộc Châu vận dụng các nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào điều kiện
thực tiễn của địa phƣơng, thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hƣớng hợp lý sản xuất thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, nông
nghiệp. Đƣợc sự hỗ trợ của tỉnh, huyện Mộc Châu tập trung phát triển cơ sở hạ
tầng nhƣ: Điện, đƣờng, trƣờng, trạm, diện mạo quê hƣơng ngày một đổi mới.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển và nâng cao. Tình hình an ninh,
trật tự trị an đƣợc giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân đƣợc cải
20


thiện. Tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong nội bộ Đảng, tăng cƣờng lòng tin của
quần chúng nhân dân vào sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa phƣơng. Những
thắng lợi quan trọng tạo nên sức bật để Đảng bộ và nhân dân huyện Mộc Châu
vững bƣớc vào thế kỷ mới.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc qua 15 năm thực hiện đƣờng lối
đổi mới, huyện Mộc Châu còn gặp không ít khó khăn và yếu kém. Nền kinh tế phát

triển chậm chƣa vững chắc, năng suất lao động thấp, thiếu nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất, sản phẩm làm ra kém chất lƣợng, giá thành sản phẩm cao không đáp ứng
đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Một số vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc và gay
gắt chậm đƣợc giải quyết. Tình trạng tham nhũng vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để.
Trƣớc những khó khăn và tồn tại yếu kém trong huyện Đảng bộ nhân dân huyện
Mộc Châu quán triệt và đề ra đƣờng lối trong đại hội Đảng bộ khóa XVIII.
2.2. Tình hình kinh tế huyện Mộc Châu từ năm 2000 đến 2005
2.2.1. Sự phát triển kinh tế Mộc Châu từ năm 2000 đến 2005
Quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyên Mộc Châu
khóa XVIII (2000 – 2005) có nhiều thuận lợi đó là:
Hệ thống pháp luật của nhà nƣớc đƣợc bổ sung và dần hoàn thiện, nhiều cơ
chế chính sách của Trung ƣơng và tỉnh về khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội,
đã tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của huyện. Đảng bộ và nhân dân các
dân tộc Mộc Châu luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ có hiệu quả của Trung
ƣơng, của tỉnh về triển khai phát triển các chƣơng trình đầu tƣ phát triển. Với tiềm
năng về đất đai, khí hậu và lợi thế về vị trí địa lý, đã tạo sự hấp dẫn, thu hút các
thành phần kinh tế đầu, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở đƣợc chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng và
đƣợc thử thách trong thực tiễn đã có bƣớc trƣởng thành. Hạ tầng kỹ thuật đƣợc
xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, phục vụ tốt cho phát triển dân sinh, kinh tế
các cơ sở trong toàn huyện, tiềm năng về lao động, đất đai đƣợc khai thác và sử
dụng bƣớc đầu có hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu khóa XVIII
(2000 - 2005) đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, đƣa nền kinh tế Mộc Châu
từng bƣớc phát triển.

21



×