Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tieu luan nghien cuu dinh luong trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 56 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

NGUYỄN THÙY LINH
1583401020029

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐÁNH GIÁ SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA
CÔNG CHỨC THUẾ - KHỐI VĂN PHÒNG
CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Môn: Phân tích định lượng trong kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102
Lớp: CH15QT02

TS. NGUYỄN PHƯƠNG NAM

BÌNH DƯƠNG, THÁNG 02 NĂM 2016


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................... iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT .............................................. 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 1


1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 1
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 1
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4. PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN KHẢO SÁT ................................................ 2
1.4.1. Phương pháp khảo sát ............................................................................... 2
1.4.2. Thời gian khảo sát .................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ CUỘC KHẢO SÁT ...................................................... 4
2.1. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ THÔNG TIN CÁC ĐÁP VIÊN ............................... 4
2.1.1. Về giới tính............................................................................................... 4
2.1.2. Về độ tuổi ................................................................................................. 4
2.1.3. Về số năm công tác ................................................................................... 5
2.1.4. Về chức danh công việc ............................................................................ 6
2.1.5. Về bộ phận công tác ................................................................................. 6
2.2. ĐÁNH GIÁ SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA CÔNG CHỨC THUẾ
KHỐI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG ............................ 8
2.2.1. Về Thu nhập ............................................................................................. 8
2.2.2. Về Cơ hội đào tạo và thăng tiến ................................................................ 9
2.2.3. Về Lãnh đạo ........................................................................................... 11


ii

2.2.4. Về Đồng nghiệp ...................................................................................... 13
2.2.5. Về Đặc điểm công việc ........................................................................... 14
2.2.6. Về Điều kiện và môi trường làm việc ..................................................... 16
2.2.7. Về Phúc lợi ............................................................................................. 17
2.2.8. Về Mức độ thỏa mãn công việc .............................................................. 19

2.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO
BẰNG HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA ................................... 20
2.3.1. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Thu nhập .................................. 20
2.3.2. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến ..... 21
2.3.3. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Lãnh đạo .................................. 22
2.3.4. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đồng nghiệp ............................. 22
2.3.5. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm công việc .................. 23
2.3.6. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Môi trường
và điều kiện làm việc .......................................... 24
2.3.7. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Phúc lợi .................................... 24
2.4. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ (EFA).................................................................... 25
2.4.1. Phân tích nhân tố các biến độc lập .......................................................... 25
2.4.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc ............................................................ 28
2.5. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ...................................................... 29
2.6. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................................................................... 31
2.6.1. Kiểm định giả thuyết về sự phù hợp mô hình .......................................... 31
2.6.2. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy ........................... 32
2.7. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ giới tính .............................................................................. 4
Bảng 2.2: Bảng tỷ lệ độ tuổi ................................................................................ 4
Bảng 2.3: Bảng tỷ lệ số năm công tác .................................................................. 5
Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ chức danh công việc ........................................................... 6

Bảng 2.5: Bảng tỷ lệ bộ phận công tác................................................................. 6
Bảng 2.6: Mức độ thỏa mãn về thu nhập ............................................................. 8
Bảng 2.7: Mức độ thỏa mãn về cơ hội đào tạo và thăng tiến .............................. 10
Bảng 2.8: Mức độ thỏa mãn về lãnh đạo............................................................ 11
Bảng 2.9: Mức độ thỏa mãn về đồng nghiệp ...................................................... 13
Bảng 2.10: Mức độ thỏa mãn về đặc điểm công việc ......................................... 14
Bảng 2.11: Mức độ thỏa mãn về điều kiện và môi trường làm việc ................... 16
Bảng 2.12: Mức độ thỏa mãn về phúc lợi .......................................................... 17
Bảng 2.13: Mức độ thỏa mãn công việc của công chức Thuế Khối Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bình Dương ............................................ 19
Bảng 2.14: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Thu nhập........................... 21
Bảng 2.15: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố
Cơ hội đào tạo và thăng tiến .......................................... 21
Bảng 2.16: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Lãnh đạo ........................... 22
Bảng 2.17: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đồng nghiệp ..................... 23
Bảng 2.18: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm công việc........... 23
Bảng 2.19: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố
Môi trường và điều kiện làm việc .................................. 24


iv

Bảng 2.20: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Phúc lợi ............................ 25
Bảng 2.21: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần lần thứ hai........... 26
Bảng 2.22: Bảng phương sai trích lần thứ hai .................................................... 26
Bảng 2.23: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần thứ hai (Ma trận xoay) .............. 27
Bảng 2.24: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc Y .................................... 29
Bảng 2.25: Mức độ giải thích của mô hình ........................................................ 30
Bảng 2.26: Mức độ phù hợp của mô hình .......................................................... 30
Bảng 2.27: Hệ số hồi quy .................................................................................. 31
Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ giới tính.................................................................................. 4
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ độ tuổi .................................................................................... 5
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ số năm công tác ...................................................................... 5
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ chức danh công việc ............................................................... 6
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ bộ phận công tác .................................................................... 7
Biểu đồ 2.6: Đánh giá mức độ thỏa mãn về thu nhập ........................................... 9
Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ thỏa mãn về cơ hội đào tạo và thăng tiến ........... 10
Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ thỏa mãn về lãnh đạo ......................................... 12
Biểu đồ 2.9: Đánh giá mức độ thỏa mãn về đồng nghiệp ................................... 13
Biểu đồ 2.10: Đánh giá mức độ thỏa mãn về đặc điểm công việc ...................... 15
Biểu đồ 2.11: Đánh giá mức độ thỏa mãn về điều kiện và môi trường làm việc . 16
Biểu đồ 2.12: Đánh giá mức độ thỏa mãn về phúc lợi........................................ 18
Biểu đồ 2.13: Đánh giá tổng thể sự thỏa mãn công việc .................................... 20


1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành Thuế Việt Nam với tuyên ngôn “Minh bạch – Chuyên nghiệp – Liêm
chính – Đổi mới”, luôn thể hiện những giá trị, tầm nhìn, phương châm hành động,
đồng thời cũng cam kết về trách nhiệm của ngành trước Đảng, Nhà nước cũng như
các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng.
Trong những năm gần đây, ngành Thuế luôn đối mặt với tình trạng thiếu
nhân lực, một phần là do bộ phận công chức trẻ - có năng lực xin nghỉ việc đang
ngày một tăng. Con người luôn là yếu tố tác động đến sự thành công hay thất bại
trong mọi lĩnh vực quản lý. Trong bộ máy quản lý thuế, đội ngũ cán bộ, công chức
thuế là bộ phận quan trọng, góp phần vào việc xây dựng hệ thống chính sách thuế

phù hợp, khoa học, minh bạch và quyết định việc đề xuất, áp dụng các phương
pháp, quy trình và các biện pháp, nghiệp vụ quản lý thuế hợp lý, khoa học, đảm bảo
tính tiên tiến, đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức
năng quản lý thuế. Việc quản lý nhân sự nói chung và quản lý nhân sự trong ngành
Thuế nói riêng luôn là vấn đề quan trọng, xuất phát từ lý do nêu trên, tôi quyết định
chọn đề tài “Đánh giá sự thỏa mãn công việc của công chức Thuế - Khối Văn
phòng Cục Thuế tỉnh Bình Dương” để thực hiện khảo sát.
1.2. MỤC TIÊU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Khám phá, nhận diện các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn công việc của
công chức Thuế - Khối Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn công việc của công
chức Thuế - Khối Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bình Dương.


2

Xem xét sự tác động của chúng đến sự thỏa mãn công việc của công chức
Thuế.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của công chức
Thuế?
- Những nhân tố này tác động thế nào đến sự thỏa mãn công việc của công
chức Thuế?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đo lường mức độ thỏa mãn và các nhân tố ảnh hưởng

đến sự thỏa mãn công việc của công chức Thuế - Khối Văn phòng Cục Thuế tỉnh
Bình Dương.
Đối tượng khảo sát: 130 công chức đang công tác tại Văn phòng Cục Thuế
tỉnh Bình Dương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Số liệu được khảo sát vào tháng 01/2016.
Phạm vi về không gian: Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
Phạm vi về nội dung: Sự thỏa mãn công việc của công chức ở từng nhân tố
của công việc như: thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp,
đặc điểm công việc, môi trường và điều kiện làm việc, phúc lợi.
1.4. PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN KHẢO SÁT
1.4.1. Phương pháp khảo sát
Gửi phiếu khảo sát bằng email nội bộ đến các đáp viên.


3

1.4.2. Thời gian khảo sát
Thời gian khảo sát: Từ 25/01/2016 đến 29/01/2016.
Thời gian xử lý dữ liệu: Từ 10/02/2016 đến 13/02/2016.


4

CHƯƠNG 2

KHẢO SÁT SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA
CÔNG CHỨC THUẾ - KHỐI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trong 130 phiếu khảo sát được phát ra bằng cách gửi đến địa chỉ email nội

bộ của ngành, thu về 128 phiếu, trong đó có 15 phiếu không hợp lệ. Số phiếu chính
thức tham gia khảo sát: 113 phiếu (được phân tích tần số ở file Output 2).
2.1. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ THÔNG TIN CÁC ĐÁP VIÊN
2.1.1. Về giới tính
Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ giới tính
Giới tính
Nam
Nữ

Số lượng Tỷ lệ (%)
61
53.98
52
46.02

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ giới tính
Trong tổng số 113 công chức tham gia vào cuộc khảo sát, có 61 công chức
nam chiếm tỷ lệ 53.98% và 52 công chức nữ chiếm tỷ lệ 46.02%.
2.1.2. Về độ tuổi
Bảng 2.2: Bảng tỷ lệ độ tuổi
Độ tuổi
Tỷ lệ (%)
Dưới 30 tuổi
4.4
31 - 40 tuổi
47.8
41 - 50 tuổi
24.8
Trên 50 tuổi
23.0


Số lượng
5
54
28
26


5

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ độ tuổi
Khảo sát được tiến hành trên 4 nhóm tuổi. Trong tổng số 113 công chức
tham gia khảo sát, số công chức có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 4.4%, số công chức
có độ tuổi từ 31 đến 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 47.8%, số công chức có độ tuổi từ 41
đến 50 chiếm tỷ lệ 24.8% và số công chức có độ tuổi từ 50 trở lên chiếm 23%.
2.1.3. Về số năm công tác
Bảng 2.3: Bảng tỷ lệ số năm công tác
Số năm công tác
Dưới 5 năm
5 - 10 năm
11 - 20 năm
Trên 20 năm

Tỷ lệ (%)
4.4
40.7
37.2
17.7

Số lượng


Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ số năm công tác

5
46
42
20


6

Trong tổng số 113 công chức tham gia khảo sát, số công chức có thời gian
công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 4.4% (thuộc nhóm công chức có độ tuổi
dưới 30 – 2.1.2), số công chức có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ
cao nhất 40.7%, số công chức có thời gian công tác từ 11 đến 20 năm chiếm tỷ lệ
37.2%, số công chức có thời gian công tác trên 20 năm chiếm tỷ lệ 17.7%.
2.1.4. Về chức danh công việc
Bảng 2.4: Bảng tỷ lệ chức danh công việc
Chức danh công việc
Trưởng phòng/Phó phòng
Nhân viên

Tỷ lệ (%) Số lượng
31.0
35
69.0
78

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ chức danh công việc
Trong tổng số 113 công chức tham gia khảo sát, số công chức giữ chức vụ

Trưởng phòng/Phó phòng là 35 người, chiếm tỷ lệ 31%; số công chức là nhân viên
là 78 người, chiếm tỷ lệ 69%.
2.1.5. Về bộ phận công tác
Bảng 2.5: Bảng tỷ lệ bộ phận công tác
Bộ phận công tác
Bộ phận Tuyên truyền & Hỗ trợ người nộp thuế
Bộ phận Kê khai & kế toán thuế
Bộ phận Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế
Bộ phận Thanh tra/Kiểm tra
Bộ phận khác

Tỷ lệ (%)
8.0
8.8
8.8
46.9
27.4

Số lượng
9
10
10
53
31


7

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ bộ phận công tác
Trong tổng số 113 người tham gia khảo sát, có 53 người hiện đang công tác

tại các phòng thanh tra/kiểm tra, chiếm tỷ lệ 46.9%, đây là 2 bộ phận có số lượng
công việc lớn cũng như chịu nhiều áp lực. Do tính chất công việc nên thường xuyên
tiếp xúc với doanh nghiệp cũng như phải thường xuyên cập nhật các quy định,
thông tư mới. Song song đó, việc chuyển đổi công tác quản lý thuế sang cơ chế tập
trung bằng phần mềm TMS khiến việc tiếp cận ban đầu gặp nhiều khó khăn, việc xử
lý công việc cũng bị chậm lại. Vì thế, việc tạo điều kiện để các công chức phòng
thanh tra/kiểm tra có cơ hội học tập, nâng cao nghiệp vụ cũng như thuần thục trong
việc sử dụng ứng dụng là hết sức cần thiết.
Số công chức đang công tác tại bộ phận Tuyên truyền & Hỗ trợ người nộp
thuế chiếm 8%, số công chức đang công tác ở bộ phận Kê khai & Kế toán thuế
chiếm 8.8%, số công chức đang công tác ở bộ phận Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ
thuế chiếm 8.8%, số công chức đang công tác ở các bộ phận khác (Tin học, Quản lý
đất, Hành chính…) chiếm 27.4%.


8

2.2. ĐÁNH GIÁ SỰ THỎA MÃN CÔNG VIỆC CỦA CÔNG CHỨC THUẾ KHỐI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.2.1. Về Thu nhập
Bảng 2.6: Mức độ thỏa mãn về thu nhập
Mức độ
đánh giá
(%)
Tiêu chí
Tôi được trả lương
tương xứng với
việc tôi đang làm
Tôi được trả thưởng
tương xứng với
những đóng góp

của tôi
Tôi có thể sống
hoàn toàn dựa vào
thu nhập từ
cơ quan Thuế
Lương, thưởng và
phụ cấp ở Cục Thuế
hiện được phân phối
khá công bằng
Tôi hài lòng với các
chính sách hỗ trợ
của công đoàn

Rất
không
đồng ý

Không
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý

Hoàn toàn
đồng ý

2.7


14.2

22.1

38.1

23.0

0.0

7.1

11.5

44.2

37.2

3.5

1.8

27.4

45.1

22.1

0.0


2.7

35.4

46.0

15.9

10.6

19.5

23.0

28.3

18.6

Trong tổng số 113 công chức tham gia khảo sát:
- Có 23% hoàn toàn đồng ý với ý kiến “Tôi được trả lương tương xứng với
việc tôi đang làm”, 38.1% công chức đồng ý, 22.1% cảm thấy bình thường, 14.2%
không đồng ý và 2.7% công chức rất không đồng ý với ý kiến trên. Điều này cho
thấy rằng mức lương hiện tại tạm thời tương xứng với vị trí công việc của công
chức.
- Với ý kiến “Tôi được trả thưởng tương xứng với những đóng góp của tôi”,
có 37.2% công chức hoàn toàn đồng ý, 44.2% đồng ý, 11.5% công chức cảm thấy
bình thường, 7.1% không đồng ý và không có công chức nào đánh giá rất không
đồng ý. Điều này chứng tỏ hiện mức thưởng của cơ quan thuế tương đối tương xứng
với đóng góp của công chức trong công việc.



9

- Hơn 50% số công chức đồng ý (45.1%) và hoàn toàn đồng ý (22.1%) với
ý kiến có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ cơ quan thuế.
- Đa phần công chức tham gia khảo sát đều cảm thấy lương, thưởng, phụ
cấp ở cơ quan thuế được phân phối một cách công bằng.
- Với chính sách hỗ trợ từ công đoàn, có 18.6% công chức rất đồng ý,
28.3% đồng ý, 23% cảm thấy bình thường, 19.5% không đồng ý và 10.6% rất
không đồng ý. Do đó, công đoàn Cục Thuế cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ hợp
lý hơn đối với công chức hiện đang công tác tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Bình
Dương.

Biểu đồ 2.6: Đánh giá mức độ thỏa mãn về thu nhập
2.2.2. Về Cơ hội đào tạo và thăng tiến


10

Bảng 2.7: Mức độ thỏa mãn về cơ hội đào tạo và thăng tiến
Mức độ
đánh giá
(%)
Tiêu chí
Cơ quan Thuế có sự
chú trọng trong
công tác đào tạo
Các chương trình
đào tạo gắn liền với
thực tiễn và

có hiệu quả
Cơ quan luôn tạo
điều kiện để tôi
học tập nâng cao
trình độ chuyên
môn và kỹ năng
làm việc
Tôi biết rõ các
tiêu chuẩn, quy
định về thăng tiến

Rất
không
đồng ý

Không
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý

Hoàn
toàn
đồng ý

0.9

4.4


21.2

53.1

20.4

0.0

12.4

28.3

44.2

15.0

0.0

4.4

12.4

46.9

36.3

0.0

7.1


21.2

39.8

31.9

Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ thỏa mãn về cơ hội đào tạo và thăng tiến


11

Nhận xét:
- Có 20.4% công chức hoàn toàn đồng ý với việc chú trọng trong công tác
đào tạo của cơ quan thuế, 53.1% đồng ý, 21.2% cảm thấy bình thường, 4.4% không
đồng ý và chỉ 0.9% đánh giá rất không đồng ý về vấn đề này.
- Về tính tích cực về mặt thực tiễn và hiệu quả của các chương trình đào
tạo, có 15% công chức hoàn toàn đồng ý, 44.2% đồng ý, 28.3% cảm thấy bình
thường, 12.4% không đồng ý.
- Có 36.3% công chức hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng mình được tạo
điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc, 46.9%
công chức đồng ý, 12.4% cảm thấy bình thường và chỉ 4.4% không đồng ý.
- Có 31.9% công chức hoàn toàn đồng ý là luôn biết rõ các tiêu chuẩn, quy
định về thăng tiến, 39.8% đồng ý, 21.2% cảm thấy bình thường và 7.1% không
đồng ý.
2.2.3. Về Lãnh đạo
Bảng 2.8: Mức độ thỏa mãn về lãnh đạo
Mức độ
đánh giá
(%)

Tiêu chí

Rất
không
đồng ý

Không
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý

Hoàn
toàn
đồng ý

Tôi nhận được sự
quan tâm của cấp trên

0.0

10.6

15.9

51.4

22.1


Cấp trên của tôi luôn
ghi nhận sự đóng góp
ý kiến của cấp dưới

0.0

4.4

17.7

58.4

19.5

Cấp trên luôn ghi nhận
sự cống hiến của tôi
trong công việc

5.3

21.2

27.4

33.7

12.4

Cấp trên của tôi đối xử

và xử sự công bằng
với tất cả nhân viên
cấp dưới

0.0

12.4

38.9

38.9

9.8

Cấp trên của tôi
thể hiện quan điểm
thống nhất
trong xử lý công việc

0.0

18.6

30.1

41.6

9.7



12

Nhận xét:
- Có 22.1% công chức hoàn toàn đồng ý với tiêu chí nhận được sự quan tâm
của cấp trên, 51.4% đồng ý, 15.9% cảm thấy bình thường, 10.6% không đồng ý và
không có trường hợp nào rất không đồng ý.
- Có 19.5% công chức hoàn toàn đồng ý với ý kiến cấp trên luôn ghi nhận
sự đóng góp ý kiến của cấp dưới, 58.4% đồng ý, 17.7% cảm thấy bình thường và
chỉ 4.4% không đồng ý.
- Có 12.4% hoàn toàn đồng ý rằng cấp trên luôn ghi nhận sự cống hiến của
họ trong công việc, 33.7% đồng ý, 27.4% cảm thấy bình thường, 21.2% cho rằng
cấp trên không ghi nhận sự cống hiến của họ và 5.3% rất không đồng ý với ý kiến
này.
- 9.8% công chức được khảo sát hoàn toàn đồng ý là được cấp trên đối xử
công bằng với những người xung quanh, 38.9% đồng ý, 38.9% cảm thấy bình
thường và 12.4% không đồng ý với ý kiến này.
- Có 9.7% công chức hoàn toàn đồng ý với việc cấp trên thể hiện quan điểm
thống nhất trong xử lý công việc, 41.6% đồng ý, 30.1% cảm thấy bình thường và
18.6% không đồng ý.

Biểu đồ 2.8: Đánh giá mức độ thỏa mãn về lãnh đạo


13

2.2.4. Về Đồng nghiệp
Bảng 2.9: Mức độ thỏa mãn về đồng nghiệp
Mức độ
đánh giá
(%)

Tiêu chí

Rất
không
đồng ý

Không
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý

Hoàn
toàn
đồng ý

Đồng nghiệp của tôi
thường sẵn lòng
giúp đỡ lẩn nhau

0.9

4.4

25.6

54.9


14.2

Đồng nghiệp của tôi
phối hợp tốt trong
công việc

1.8

4.4

32.7

45.2

15.9

Đồng nghiệp thân thiện,
nhiệt tình

0.0

7.1

30.1

52.2

10.6

Đồng nghiệp luôn

tận tâm, tận tụy
với công việc

0.0

1.8

23.9

50.4

23.9

Đồng nghiệp của tôi là
người đáng tin cậy

0.0

4.4

10.6

54.9

30.1

Biểu đồ 2.9: Đánh giá mức độ thỏa mãn về đồng nghiệp


14


Nhận xét:
- 14.2% công chức tham gia khảo sát hoàn toàn đồng ý với ý kiến đồng
nghiệp luôn sẵn lòng giúp đỡ họ khi cần thiết, 54.9% đồng ý, 25.7% cảm thấy bình
thường, 4.4% không đồng ý và chỉ 0.9% rất không đồng ý với ý kiến trên.
- Về việc phối hợp tốt trong công việc, có 15.9% hoàn toàn đồng ý, 45.2%
đồng ý, 32.7% cảm thấy bình thường, 4.4% không đồng ý và 1.8% rất không đồng
ý.
- Với nhận xét đồng nghiệp thân thiện, nhiệt tình, có 10.6% công chức hoàn
toàn đồng ý, 52.2% đồng ý, 30.1% cảm thấy bình thường, 7.1% không đồng ý và
không có trường hợp nào đánh giá rất không đồng ý.
- Có 23.9% công chức hoàn toàn đồng ý rằng đồng nghiệp của họ tận tâm,
tận tụy với công việc, 50.4% đồng ý, 23.9% cảm thấy bình thường và chỉ 1.8%
không đồng ý.
- 30.1% công chức hoàn toàn đồng ý rằng đồng nghiệp của họ là người
đáng tin cậy, 54.9% đồng ý, 10.6% cho rằng bình thường và 4.4% không đồng ý.
2.2.5. Về Đặc điểm công việc
Bảng 2.10: Mức độ thỏa mãn về đặc điểm công việc
Mức độ
đánh giá
(%)
Tiêu chí
Công việc được phân
công phù hợp với trình
độ và năng lực của tôi
Công việc của tôi
rất thú vị
Công việc của tôi
có nhiều
áp lực, thách thức

Công việc được
phân công hợp lý, có sự
luân phiên,
luân chuyển
Công việc tạo điều kiện
để tôi cải thiện và
học hỏi thêm kỹ năng,
kiến thức

Rất
không
đồng ý

Không
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý

Hoàn
toàn
đồng ý

1.8

7.1

39.7


38.1

13.3

5.3

12.4

30.1

40.7

11.5

0.0

11.5

34.5

44.3

9.7

2.7

15.9

27.4


38.9

15.1

0.9

13.3

34.5

35.4

15.9


15

Nhận xét:
- Có 13.3% công chức hoàn toàn đồng ý với việc công việc được phân công
phù hợp với trình độ và năng lực của họ, 38.1% đồng ý, 39.7% cho rằng bình
thường, 7.1% công chức không đồng ý và 1.8% rất không đồng ý.
- Về việc cho rằng công việc đang làm rất thú vị, có 11.5% hoàn toàn đồng
ý, 40.7% đồng ý, 30.1% cảm thấy bình thường, 12.4% cho rằng không đồng ý và
5.3% rất không đồng ý.
- 9.7% hoàn toàn đồng ý, 44.3% đồng ý, 34.5% công chức cảm thấy bình
thường và 11.5% không đồng ý với ý kiến công việc của họ có nhiều áp lực, thách
thức.
- Về vấn đề phân công công việc, luân phiên, luân chuyển hợp lý, có 15.1%
hoàn toàn đồng ý, 38.9% đồng ý, 27.4% công chức cảm thấy bình thường, 15.9%

không đồng ý và 2.7% rất không đồng ý.
- Có 15.9% công chức hoàn toàn đồng ý rằng họ có thêm cơ hội để cải thiện
và học hỏi thêm kỹ năng, kiến thức khi làm việc, 35.4% đồng ý, 34.5% cảm thấy
bình thường, 13.3% công chức không đồng ý và 0.9% rất không đồng ý với điều
này.

Biểu đồ 2.10: Đánh giá mức độ thỏa mãn về đặc điểm công việc


16

2.2.6. Về Điều kiện và môi trường làm việc
Bảng 2.11: Mức độ thỏa mãn về điều kiện và môi trường làm việc
Mức độ
đánh giá
(%)
Tiêu chí

Rất
không
đồng ý

Không
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý


Hoàn
toàn
đồng ý

Môi trường làm việc
rộng rãi, thoáng mát,
sạch sẽ

0.0

5.3

28.3

37.2

29.2

Tôi được cung cấp
đầy đủ phương tiện,
máy móc, thiết bị
phục vụ cho công việc

6.2

23.9

27.4

28.3


14.2

Tôi được cung cấp
đầy đủ thông tin để
phục vụ công việc

2.7

16.8

39.8

31.0

9.7

Tôi không tốn nhiều
thời gian đi lại từ nhà
đến nơi làm việc
và ngược lại

0.0

8.0

32.7

45.1


14.2

Biểu đồ 2.11: Đánh giá mức độ thỏa mãn về điều kiện và môi trường làm việc


17

Nhận xét:
- Có 29.2% công chức hoàn toàn đồng ý với ý kiến “Môi trường làm việc
rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ”, 37.2% đồng ý, 28.3% cảm thấy bình thường, 5.3%
không đồng ý và không có trường hợp nào đánh giá rất không đồng ý.
- Về việc được cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc, thiết bị để làm việc,
có 14.2% công chức hoàn toàn đồng ý, 28.3% đồng ý, 27.4% cảm thấy bình thường,
23.9% không đồng ý và 6.2% rất không đồng ý.
- 9.7% công chức hoàn toàn đồng ý với việc họ được cung cấp đầy đủ thông
tin phục vụ cho công việc, 31% đồng ý, 39.8% cảm thấy bình thường, 16.8% không
đồng ý và 2.7% rất không đồng ý.
- Về quãng đường đi lại khi làm việc, có 14.2% công chức hoàn toàn đồng ý
với ý kiến họ không mất nhiều thời gian để di chuyển từ nhà đến cơ quan và ngược
lại, 45.1% đồng ý, 32.7% công chức cảm thấy bình thường, 13.3% không đồng ý và
0.9% rất không đồng ý.
2.2.7. Về Phúc lợi
Bảng 2.12: Mức độ thỏa mãn về phúc lợi
Mức độ
đánh giá
(%)
Tiêu chí
Tôi được hưởng đầy đủ
các chế độ bảo hiểm
theo quy định đối với

công chức
Cơ quan luôn tạo
điều kiện cho tôi được
nghỉ phép, nghỉ bệnh
khi cần thiết
Hàng năm cơ quan đều
tổ chức cho nhân viên
đi du lịch, nghỉ mát
Hàng năm cơ quan đều
tổ chức khám sức khỏe
định kỳ cho cán bộ,
công chức

Rất
không
đồng ý

Không
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý

Hoàn
toàn
đồng ý

3.5


6.2

26.5

38.1

25.7

0.9

4.4

35.4

42.5

16.8

0.9

5.3

44.2

40.8

8.8

0.9


3.5

17.7

41.6

36.3


18

Biểu đồ 2.12: Đánh giá mức độ thỏa mãn về phúc lợi
Nhận xét:
- Về việc được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm theo quy định đối với
công chức, có 25.7% hoàn toàn đồng ý, 38.1% công chức đồng ý, 26.5% cảm thấy
bình thường, 6.2% không đồng ý và 3.5% rất không đồng ý.
- Có 16.8% công chức hoàn toàn đồng ý rằng họ luôn được tạo điều kiện để
nghỉ phép, nghỉ bệnh khi cần thiết, 42.5% đồng ý, 35.4% cảm thấy bình thường,
4.4% không đồng ý và 0.9% rất không đồng ý.
- 8.8% công chức hoàn toàn đồng ý rằng cơ quan luôn tổ chức cho nhân
viên đi du lịch, nghỉ mát hàng năm, 40.7% đồng ý, 44.2% cảm thấy bình thường,
5.3% không đồng ý và 0.9% rất không đồng ý.
- Có 36.3% hoàn toàn đồng ý với tiêu chí cơ quan luôn tổ chức khám sức
khỏe định kỳ hàng năm cho công chức, 41.6% đồng ý, 17.7% công chức cảm thấy
bình thường, 3.5% không đồng ý và 0.9% rất không đồng ý.


19


2.2.8. Về Mức độ thỏa mãn công việc
Bảng 2.13: Mức độ thỏa mãn công việc của công chức Thuế - Khối Văn phòng
Cục Thuế tỉnh Bình Dương
Mức độ
đánh giá
(%)
Tiêu chí

Rất
không
đồng ý

Không
đồng ý

Bình
thường

Đồng ý

Hoàn
toàn
đồng ý

Tôi hài lòng với thu nhập
và phúc lợi hiện tại
tại cơ quan Thuế

0.0


3.5

29.2

59.3

8.0

Tôi hài lòng với
công tác đào tạo

0.0

5.3

30.1

59.3

5.3

Tôi hài lòng với
cấp trên của mình

1.8

4.4

36.2


49.6

8.0

Tôi hài lòng với
đồng nghiệp của mình

0.0

1.8

29.2

65.5

3.5

Tôi hài lòng với
đặc điểm, tính chất
công việc hiện tại
của mình

0.0

2.7

55.7

40.7


0.9

Nhận xét:
- Về sự hài lòng với thu nhập và phúc lợi hiện tại, có 8% công chức hoàn
toàn đồng ý, 59.3% đồng ý, 29.2% cảm thấy bình thường, 3.5% không đồng ý và
không có trường hợp nào rất không đồng ý.
- Có 5.3% hoàn toàn đồng ý với sự hài lòng về công tác đào tạo, 59.3%
công chức đồng ý, 30.1% cảm thấy bình thường, 5.3% không đồng ý.
- 8% công chức hoàn toàn đồng ý với sự hài lòng về cấp trên, 49.6% đồng
ý, 36.3% cảm thấy bình thường, 4.4% không đồng ý và 1.8% rất không đồng ý.
- Về sự hài lòng với đồng nghiệp, có 3.5% hoàn toàn đồng ý, 65.5% đồng ý,
29.2% cảm thấy bình thường và 1.8% không đồng ý.
- Có 0.9% công chức hoàn toàn đồng ý với sự hài lòng về công việc hiện tại
của họ, 40.7% đồng ý, 55.8% cảm thấy bình thường và 2.7% không đồng ý.


20

Biểu đồ 2.13: Đánh giá tổng thể sự thỏa mãn công việc
2.3. ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ
CRONBACH’S ALPHA
Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha nhằm
loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và hệ số Cronbach’s
Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào những
bước phân tích tiếp theo. Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần được trình
bày trong các bảng dưới đây.
2.3.1. Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố Thu nhập
Bảng 2.14 cho thấy, thang đo nhân tố Thu nhập được đo lường qua 5 biến
quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.773,
đồng thời cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3. Như vậy, thang đo

nhân tố Thu nhập đáp ứng độ tin cậy.


×