Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

bán trắc nghiệm hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.47 KB, 28 trang )

1.Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh
khác có thể bị coi là tình tiết tăng nặng tội.
Sai. Theo khoản 1 điều 48 bộ luật hình sự thì đây không phải là tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự.
2.Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc của tội bức tử.
Sai. Tội bức tử được nêu ở điều 100 BLHS. Để xác định đúng tội phạm thì về phía
người bị hại phải là người lệ thuộc vào người phạm tội, tức là họ phải dựa vào
người phạm tội trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần. Mặt khác, nạn
nhân phải là người tự tước đoạt tính mạng của mình và nguyên nhân dẫn đến việc
nạn nhân tự sát phải là do hành vi của người phạm tội gây ra. Tuy nhiên, chỉ cần
nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý
nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt.
3.Người chưa thành niên phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tiền.
Đúng. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với
người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi
người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình
thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải
xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
4.Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải là những tài sản đã thoát ly khỏi
sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người có trách
nhiệm.
.Sai. Theo Điều 138 về tội trộm cắp tài sản thì trộm cắp tài sản là lén lút lấy tài sản
cho dù tài sản có bị cách ly khỏi chủ sở hữu hay ko
5.Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự khi chưa gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội.


Sai. Theo điều 202 BLHS thì những người vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây thiệt hại đến
tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác


mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
6.Người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm nhưng sau đó không thực hiện lời
hứa hẹn thì không bị coi là hành vi đồng phạm.
Sai. Theo khoản 2 điều 20 BLHS thì người có hứa hẹn trước về che dấu tội phạm là
người giúp sức. Luật không đòi hỏi sự hứa hẹn của người giúp sức phải được thực
hiện khi sự thực hiện lời hứa là những việc làm xảy ra sau khi tội phạm đã thực
hiện xong.
7.Người đưa hối lộ mà tự thú, thật thà khai báo trước khi bị phát giác thì được coi
là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng
để đưa hối lộ.
Sai. Theo khoản 6 điều 289 thì Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã
chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn
trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối
lộ
8.Một người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn đến 30 năm và có thể thực sự
chấp hành hình phạt tù vượt quá 30 năm.
Sai. Theo điểm a khoản 1 điều 50 về tổng hợp hình phạt thì phạt tù có thời hạn chỉ
với mức cao nhất là 30 năm.
9.Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm.
Đúng. Hành vi nào đó sở dĩ quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu
TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội, Điều 8 BLHSVN.
10.Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn mọi TNHS.
Sai. Theo điều 19 BLHS người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu


tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
này.
11.Người chuẩn bị phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139) thì không phải
chịu TNHS.

Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc
một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực
hiện.
12.Theo khoản 3 điều 8 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 và khoản 2
sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, khoản 3, 4 sẽ phải chịu trách nhiệm hình
sự.Người già, người tàn tật có thể là chủ thể của tội phạm.
.Đúng. Theo khoản 2 điều 3 BLHS mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp
luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã
hội.
13.Chỉ một số tội phạm cụ thể nhất định mới đòi hỏi chủ thể của tội phạm là chủ
thể đặc biệt.
Đúng. Ví dụ chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm phải là nam giới, chủ thể đặc biệt
của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn.
14.Theo BLHS người gây nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ được coi là
không có lỗi.
Đúng. Theo Điều 11 BLHSVN thì người gây nguy hại cho XH do sự kiện bất ngờ
thì không phải chịu trách nhiệm HS
15.Người 15 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm về tội cướp tài sản (điều 133).
Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
16.Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng.
Do vậy khẳng định là sai.


17.Người chưa thành niên phạm tội thì không bị áp dụng hình phạt tiền.
Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với
người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi
người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình

thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải
xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
18.Người phạm tội nghiêm trọng có thể được hưởng án treo.
Sai. Theo khoản 1 điều 60 thì người được hưởng án treo là người phạm tội và bị xử
phạt tù không quá ba năm. Tội phạm nghiêm trọng bị phạt tù với mức từ 3 đến 7
năm nên không được hưởng án treo.
19.Tội giết người là tội có cấu thành hình thức
Đúng. Vì CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác hành vi nguy hiểm cho xã hội thể hiện đầy đủ tính
nguy hiểm của tội phạm hoặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội là hậu quả khó xác
định thì CTTP được xây dựng là CTTP hình thức
20.Người có hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có thể được coi
là người giúp sức trong đồng phạm
Sai. Theo khoản 1 Điều 250 thì người nào chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do
người khác phạm tội mà có thì là tội: Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội
mà có.
21.Người có hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản thì không phải chịu TNHS.
Sai. Theo điều 17 của BLHS người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc
một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực
hiện.
22.Người lái xe chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm vận chuyển thì có
thể bị coi là phạm tội tham ô tài sản. (điều 278)
Sai. Chủ thể đặc biệt của tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ quyền hạn.


23.Người vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ chỉ bị truy cứu
TNHS khi gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe,
tài sản của người khác.
Đúng. Theo khoản 1 điều 202 BLHSVN.
24.Người không tố giác tội phạm do anh chị em ruột thực hiện thì không bị truy

cứu TNHS.
Sai. Theo khoản 2 điều 314 người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh
chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về
việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc
biệt nghiêm trọng.
25.Trộm cắp tài sản hoàn thành khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản được tài sản.
Sai. Theo điểu 18 BLHSVN thì Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm chưa đạt.
27.Phạt tiền không thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Sai. Theo khoản 2 điều 71 BLHS thì có thể áp dụng hình phạt là phạt tiền đối với
người chưa thành niên mà phạm tội. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 69 BLHS thì khi
người chưa thành niên ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ không áp dụng hình
thức phạt tiền. Do vậy hình thức phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội phải
xét xem họ đủ 16 tuổi hay chưa.
28.Án treo là hình phạt không tước đoạt tự do của người bị kết án.
Sai. Theo điều 28 BLHS không có loại hình phạt là án treo. Do đó án treo không
phải là hình phạt.
29.Lỗi của người đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Đúng. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
30.Người gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ không phải chịu
trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi đối với việc gây


ra hậu quả.
Đúng. Vì sự kiện bất ngờ không phải là lỗi. Theo Điều 11 BLHSVN thì người gây
nguy hại cho XH do sự kiện bất ngờ thì không phải chịu
trách nhiệm HS
31.Người đủ 15 tuổi không phải chịu TNHS về tội cướp tài sản điều 133.

Sai. Theo khoản 2 điều 12 người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
32.Theo khoản 3 điều 8 thì tại điều 133 các khoản 2, 3, 4 là tội rất nghiêm trọng do
cố ý và đặc biệt nghiêm trọng.
Do vậy khẳng định là sai.
33.Tội gián điệp (điều 80) là loại tội đặc biệt nghiêm trọng.
Sai. Theo khoản 3 điều 8 thì tội gián điệp khoản 1 là tội đặc biệt nghiêm trọng còn
tại khoản 2 là tội rất nghiêm trọng.
34.Người phạm tội trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đúng. Theo điều 14 BLHS: Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc
chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
35.Người tâm thần khi phạm tội thì được miễn TNHS.
Đúng. Theo điều khoản 1 điều 13: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
36.Người 17 tuổi phạm tội thì không bị áp dụng các hình phạt tử hình, tù chung
thân.
Sai. Theo khoản 1 điều 12 BLHS: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm.
37.Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội được Luật hình
sự bảo vệ?


SAI. Đối tượng điều chỉnh của Luật HS là quan hệ PL hình sự, là quan hệ xã hội
phát sinh khi có 1 sự kiện pháp lý xảy ra mà sự kiện đó được
kết luận là 1 tội phạm thì sẽ làm xuất hiện 1 quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và
ngươì thực hiện hành vi phạm tội.
38.Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến một quan hệ xã hội cụ thể?

SAI. Tội phạm có thể cùng một lúc xâm hại trực tiếp đến nhiều chủ thể quan hệ xã
hội mà Luật Hình sự bảo vệ. Điều 8 BLHS khái niệm về tội phạm. Tội phạm có
thể cùng một lúc xâm hại trực tiếp đến nhiều QHXH được luật hình sự bảo vệ. VD
tội cướp: xâm hại đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân(quyền được bảo đảm
về tính mạng, sức khỏe).
39.Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự
gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS?
Sai. Theo điểm e: Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình
tự gây ra và điểm i: Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; khoản 1 Điều 46
BLHSVN: thì chỉ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm HS
40.Hành vi của con người không thể là nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết?
SAI. Vì nếu hành vi đó trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu
của tình thế cấp thiết, thì hành vi gây thiệt hại đó được xem là nguồn nguy hiểm và
người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự, khoản 3 Điều 16 BLHSVN
41.Người phạm tội và người bị hại có quyền thoả thuận với nhau về mức độ trách
nhiệm hình sự của ngươì phạm tội?
SAI. Vì nhà nước là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là ngươì bảo
vệ luật pháp, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước có quyền truy tố, xét xử
ngươì phạm tội buộc ngươì phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất,
mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra. Mức độ trách nhiệm hình sự
không phụ thuộc vào sự thoả thuận của ngươì phạm tội và ngươì bị hại. Điều 8
BLHSVN.


42.Căn cứ phân loại tội phạm theo Điều 8 BLHS là mức hình phạt do toà án áp
dụng đối với người phạm tội?
SAI. Phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với các
trường hợp phạm tội cụ thể chứ không phải căn cứ vào mức hình phạt cụ thể Tòa
án đã tuyên phạt trong bản án.Vì phân loại tội phạm theo Điều 8 BLHS là cụ thể
hoá chính sách hình sự trong xử lý tội phạm. Là cơ sở pháp lý cho việc xác định tội

phạm, áp dụng hình phạt và các biện pháp xử lý hình sự khác cũng như là cơ sở
pháp lý cho việc áp dụng nhiều quy định của pháp luật tố tụng hình sự như: Tạm
giam, bắt ngươì trong trường hợp khẩn cấp... chứ không phải là mức hình phạt do
toà án áp dụng đối với người phạm tội.
43.Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội?
SAI. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài những dấu hiệu
định tội còn những dấu hiệu định khung giảm nhẹ. Là dấu
hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống
mộtcách đáng kể (so với trường hợp bình thường). Khoản 3 Điều 46 BLHSVN.
44.Tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ
tính chất phạm tội?
ĐÚNG. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện ở chỗ gây thiệt hại hoặc
đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính cơ bản của tội phạm và mang tính
khách quan cho nên tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
cũng là loại trừ tính chất phạm tội.
45.Bãi nại của người bị hại là căn cứ pháp lý có giá trị bắt buộc làm chấm dứt quan
hệ pháp luật HS?
SAI. Việc bãi nại của ngươì bị hại chỉ có giá trị dân sự. BLHS có đối tượng điều
chỉnh là những quan hệ phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người này
thực hiện tội phạm.Việc bãi nại của người bị hại không làm căn cứ pháp lý có giá
trị bắt buộc làm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự. Điểm b khoản 1 Điều 46


BLHS: Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu
quả được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.Tuy nhiên cần chú ý đến điều 105
BLTTHS quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Trong những TH quy định tại điều 105, nếu bị hại không có đơn yêu cầu truy cứu
TNHS hoặc rút đơn yêu cầu truy cứu TNHS thì quan hệ hình sự giữa Nhà nước với
người phạm tội không được đặt ra.

46.Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là phạm tội?
SAI. Theo Điều 19 BLHS quy định: “ Ngươì tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm
tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực
hiện có đủ yếu tố cấu thành một tội khác thì người đó phái chịu trách nhiệm hình sự
về tội này”.
47.Dấu hiệu định tội là dấu hiệu chỉ được quy định trong cấu thành tội phạm cơ
bản?
SAI. Dấu hiệu định tội ngoài quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản còn quy
định ở cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm
giảm nhẹ. Điều 46 và Điều 48 BLHSVN
48.Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm?
Đúng, khoản 1 Điều 15 quy định: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình
hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi
xâm phạm các lợi ích nói trên.
49.Qui phạm pháp luật HS tại Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần quy định là loại
quy định mô tả?
SAI. Khoản 1 Điều 136 BLHS có phần quy định là loại quy định giản đơn. Chỉ nêu
tên tội phạm chứ không mô tả các dấu hiệu của tội phạm.
50.Một tội phạm chỉ được coi là thực hiện tại VN nếu tội phạm đó bắt đầu và kết
thúc trên lãnh thổ VN?


SAI. Vì tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt nam khi tội phạm ấy có
một trong những giai đoạn thực hiện tội phạm được thực
hiện trên lãnh thổ Việt nam. Nghĩa là tội phạm được bắt đầu hoặc diễn ra hoặc kết
thúc trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 5, 6 BLHSVN
51.Để xác định tội phạm theo Điều 8 BLHS phải dựa vào mức cao nhất của khung
hình phạt nặng nhất trong điều luật quy định về tội
phạm đó?

SAI. Xác định tội phạm về mặt biểu hiện pháp lý ở mức cao nhất của khung hình
phạt chỉ là kết quả quá trình đánh giá đầy đủ và toàn diện của các nhà làm luật về
sự cần thiết khách quan của các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với những hành
vi phạm tội có tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Nhưng khi đã được xác định,
khung hình phạt cũng trở thành dấu hiệu có tính độc lập tương đối để phân biệt các
nhóm tội phạm với nhau, không phụ thuộc vào mức hình phạt cụ thể đã được áp
dụng.
52.Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của ngươì thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội?
ĐÚNG. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tiền đề để xác định lỗi của người thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực
trách nhiệm hình sự được coi là không có lỗi. Người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ16
tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm. Điều 12 BLHSVN
53.Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều
chỉnh?
SAI. Khách thể của tội phạm là quan hệ của xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại. Khoản 1 Điều 8 BLHSVN
54.Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành là
đồng phạm?


ĐÚNG. Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành
là tạo ra những điều kiện về tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm,
được xem là đồng phạm, tuy vai trò giúp sức ít nguy hiểm hơn những đồng phạm
khác. Khoản 6 Điều 20 BLHSVN
55.Quy phạm pháp luật hình sự tại khoản 1 điều 136 BLHS có phần chế tài là loại
chế tài “tương đối dứt thoát”?
ĐÚNG. Khoản 1 Điều 136 quy định “Ngươì nào cướp giật tài sản của người khác,

thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Đây là loại chế tài tương đối dứt khoát
quy định mức tối thiểu và mức tối đa của hình phạt hay còn gọi là khung hình phạt.
56.Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm
cơ bản?
SAI. Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã
hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Thiệt hại gây ra cho khách thể thể hiện
qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành QHXH là khách
thể của tội phạm. Trong cấu thành tội phạm cơ bản chỉ có dấu hiệu định tội-dấu
hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội khác.
57.Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại khách thể chung?
ĐÚNG. Vì khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm (quy định tại Điều 1 và Điều 8
BLHS)
58.Những tội phạm bị toà tuyên phạt từ 3 năm tù trở xuống đều là tội phạm ít
nghiêm trọng?
SAI. Vì có những tội phạm nghiêm trọng nhưng khi xét xử toà án quyết định mức
hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS do đương sự có nhiều tình tiết giảm nhẹ
(Điều 46 & 47 BLHS) hoặc áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành
niên phạm tội.
59.Hậu quả nguy hiểm cho xã hội luôn là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan
đối với các tội phạm có cấu thành vật chất?


ĐÚNG. Đây là dấu hiệu có tính bắt buộc để kết luận hành vi của ngươì phạm tội
gây thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, làm biến đổi tình trạng bình thường của
đối tượng vật chất là tài sản. Đó là những thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản và xác
định theo giá trị tài sản quy ra tiền.
60.Nguồn nguy hiểm trong phòng vệ chính đáng chỉ là hành vi của con ngươì?
ĐÚNG. Đó là hành vi của con người tạo ra nguồn nguy hiểm như: Sự tấn công
nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật; Sự tấn công xâm phạm lợi ích của nhà nước,

xã hội, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngươì khác; Sự tấn công đang hiện
hưũ, đang xảy ra hoặc đe doạ xảy ra trong tức khắc. Điều 15 BLHSVN.
Nhưng cần chú ý: Giới hạn Nội dung của câu hỏi cần được làm rõ(thế nào là nguồn
nguy hiểm) bởi con người có thể trực tiếp hoặc sử dụng công cụ trung gian như
máy móc, súc vật, hành động vô thức(không phải hành vi) của người khác để xâm
hại đến các QHXH được PLHS bảo vệ. VD: thả chó dữ ra cắn; chuốc rượu say; xúi
giục trẻ con. Tuy nhiên, suy cho cùng thì vẫn chỉ là con người tạo ra nguồn nguy
hiểm mà thôi. Nhưng vấn đề chính là cần xác định nội hàm của khái niệm nguồn
nguy hiểm để trả lời cho chính xác.
Luật hình sự chỉ có nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm?
61.chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình
đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi
hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm.Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định
tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.
62.Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh khi
có một tội phạm được thực hiện?
SAI. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt nam là quan hệ xã hội phát sinh
giữa nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.
63.Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ tính chất có lỗi của hành vi?


ĐÚNG. Vì ngoài các yếu tố như: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình
sự, chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sự kiện bất ngờ cũng được xem là
tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi. Điều 11 BLHS quy định: “ Người thực hiện
hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường
hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó,
thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
64.Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội

phạm có cấu thành hình thức?
SAI. Vì một tội phạm mà trên thực tế chưa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
ngoài cấu thành tội phạm hình thức còn cấu thành tội phạm cắt xén, trong cấu
thành tội phạm cắt xén cũng chỉ có dấu hiệu hành vi mà không có dấu hiệu hậu quả,
nhưng khác với cấu thành tội phạm hình thức, dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội
phạm cắt xén không phải là phản ánh chính hành vi phạm tội mà là hành vi hoạt
động nhằm thực hiện hành vi đó.
65.Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, cấu
thành tăng nặng và cấu hành giảm nhẹ?
SAI. Vì mỗi loại tội phạm có một cấu thành tội phạm cơ bản, ngoài ra có thể có
một hoặc nhiều cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ. Không nhất thiết phải
có đủ ba loại cấu thành tội phạm. Việc xác định tội danh chính là quá trình xác định
xẽm hành vi thoả mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nào trong BLHS.
67.Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt
hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là thiệt
hại cho xã hội?
SAI. Việc xâm hại các quan hệ xã hội bằng cách tác động đến các đối tượng tác
động không có nghĩa là các đối tượng tác động đó luôn luôn bị thiệt hại cùng với
các quan hệ xã hội. Có những trường hợp trong đó đối tượng tác động không rơi
vào tình trạng xấu hơn trước khi phạm tội xảy ra. Điểm b khoản 1 Điều 46
BLHSVN


Ví dụ: Kẻ trộm cắp tài sản thường không gây hư hỏng cho đối tượng tác động mà
còn có những biện pháp bảo vệ giá trị vật chất của tài sản đã chiếm đoạt; Trộm tài
sản sau đó tân trang bán giá cao…
68.Mọi trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm đều là
đồng phạm?
SAI. Vì tuy chủ thể của đồng phạm phải từ hai người trở lên cùng cố ý thực hiện
một tội phạm nhưng phải thoả mãn là những người này phải đạt độ tuổi chịu trách

nhiệm hình sự và phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu 1 người không đủ
độ tuổi chịu TNHS. Ví dụ: Anh A 28 tuổi, bảo em B (13 tuổi ) là nếu giết C thì A
sẽ cho B tiền đi chơi điện tử. Do vậy, em B đã cầm dao giết anh C. Thì ở đây A
được quy định là người thực hành gián tiếp tuy không trực tiếp thực hiện tội phạm
nhưng là người lợi dụng sử dụng người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
để thực hiện tội phạm (B 13 tuổi chưa đến tuổi phải chịu TNHS nên không phải
chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này).
70.Tình trạng không có năng lực TNHS là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của
hành vi?
ĐÚNG. Theo quy định tại điều 13 BLHS thì người ở trong tình trạng không có
năng lực trách nhiệm hình sự là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác
làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Đây cũng
là tình tiết loại trừ tính có lỗi, tính chất phạm tội của hành vi. Tuy không phải chịu
trách nhiệm hình sự đối với người này nhưng phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh.
71.Phần quy định trong pháp luật hình sự tại Khoản 2 Điều 93 BLHS-1999 là loại
quy định viện dẫn?
SAI, bởi cấu thành tội phạm viện dẫn là cấu thành tội phạm trong đó những đặc
trưng của tội phạm không được trực tiếp mô tả mà được chỉ dẫn sang điều luật
hoặc văn bản pháp luật khác chứ không phải chỉ dẫn sang điều khoản khác trong
cùng điều luật.


73.Mục đích phạm tội là dấu hiệu có ý nghĩa bắt buộc trong một số cấu thành tội
phạm?
ĐÚNG. Vì mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà ngươì phạm tội
đặt ra phải đạt khi thực hiện hành vi phạm tội. Nên nó là dấu hiệu có ý nghĩa bắt
buộc để định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt.
74.Phạm tội do phòng vệ quá sớm và phòng vệ quá muộn là phạm tội do vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng?

SAI. Phạm tội do phòng vệ quá sớm là khi chưa có biểu hiện đe doạ sự tấn công sẽ
xảy ra ngay tức khắc mà đã có hành vi phòng vệ. Phạm tội do phòng vệ quá muộn
là khi sự tấn công đã thực sự chấm sứt mới có hành vi phòng vệ. Cả hai trường hợp
này quyền phòng vệ không khởi phát. Đối với vượt quá phòng vệ chính đáng theo
Điều 15 khoản 2 BLHS: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống
trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm cho
xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng phải chịu trách nhiệm hình sự”.
75.Những người đồng phạm khác phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội
phạm do người thực hành thực hiện trên thực tế?
SAI. Vì nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm
ngoài nguyên tắc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm còn có nguyên tắc
chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện đồng phạm và nguyên tắc cá thể
hoá trách nhiệm hình sự của những ngươì đồng phạm. Theo khoản 3, 4 Điều 3
BLHS thể hiện chính sách hình sự của VN là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng.
Đó là nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối...khoan hồng
đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công
chuộc
tội.
75.Trong phần các tội phạm của BLHS, mỗi điều luật chỉ quy định một quy phạm
pháp luật hình sự?


SAI. Trong phần cá tội phạm của BLHS, mỗi điều luật thường quy định một quy
phạm pháp luật. Tuy nhiên, không ít trường hợp tại một số điều luật lại quy định
nhiều tội phạm khác nhau thuộc cùng một loại tội nhất định. Ví dụ: Điều 133 quy
định một loại tội phạm (tội cướp tài sản) nhưng tại điều 155 quy định về tội : Tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, Điều 164 quy định hai loại tội
phạm (tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả)…
76.Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể?

SAI. Vì đối tượng tác động của tội phạm ngoài đối tượng vật chất với ý nghĩa là
khách thể của quan hệ xã hội thì đối tượng tác động của tội phạm còn là con người
hoặc những hoạt động bình thường của chủ thể.
77.Động cơ phạm tội là dấu hiệu không có ý nghĩa bắt buộc trong mọi cấu thành tội
phạm?
SAI. Vì động cơ phạm tội có thể được phản ánh trong các cấu thành tội phạm tăng
nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi có quyết định hình phạt và còn cả
trong CTTP cơ bản một số tội.
Ví dụ: Điều 281 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, có
động cơ là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; Trong những tình tiết tăng nặng hoặc
giảm nhẹ được quy định ở điều 46 và điều 48 BLHS có nhiều tình tiết thuộc động
cơ phạm tội.
78.Tình tiết loại trừ tính có lỗi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi?
ĐÚNG. Tình tiết loại trừ tính có lỗi của hành vi như: Sự kiện bất ngờ; Tình trạng
không có năng lực trách nhiệm hình sự; chưa đạt độ tuổi trách nhiệm hình sự. Là
một trong hai tình tiết loại trừ tính chất phạm tội của hành vi. Đây chính là cơ sở
pháp lý để phân định giữa tội phạm với các hành vi không phải là tội phạm, bảo
đảm pháp lý cho ngươì dân tích cực tham gia vào việc tự bảo vệ quyền lợi chính
đáng của mình cũng như lợi ích của xã hội.
79.Người giết con mới đẻ của mình là phạm tội giết con mới đẻ.
Đúng, Đ94 BLHS.


80.Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác.
Sai, vì nếu phòng vệ quá mức cần thiết vô ý làm chết người vẫn phải chịu TNHS về
tội giết người Đ96, 97, 98 BLHSVN
81.Giết người phụ nữ đang có thai thì luôn bị xử theo điểm b, khoản 1, điều 93
BLHS.
Sai, nếu vô ý thì chỉ bị xét xử theo Đ98 BLHSVN, Điều 97. Tội làm chết người
trong khi thi hành công vụ

82.Giết nhiều người là trường hợp giết từ 2 người trở lên, ở nhiều thời điểm khác
nhau & các nạn nhân đều bị chết.
Sai, theo điểm l khoản 1 Điều 93: Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều
người vẫn chịu TNHS về tội làm chết nhiều người.
83.Giết người là cán bộ công chức thì luôn bị xử lý theo điểm d, khoản 1, Đ 93.
Sai, nếu lỗi do vô ý Đ98 hay Sự kiện bất ngờ Đ11 thì không phải chịu TNHS
84.Cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tích dưới 11% thì ko bị xử
lý hình sự.
Sai, vì người nào có hành vi phạm tội thuộc khoản 1 Đ104 thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm.
85.Người có hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ có thể phạm tội
hành hạ người khác, Đ 110 BLHS.
.Sai, nếu hành vi dẫn đến chết người thì sẽ phải chịu TNHS theo điều 100
BLHSVN hoặc người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con,
cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm, Đ151 BLHSVN
86.Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ có ở tội bức tử, Đ 100.
Sai, Hvi đối xử tàn ác có 4 tội… còn có Tội hành hạ người khác Đ110.
87.Tội bức tử được coi là hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra.


Sai, vì Đ100 quy định: Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi
hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát… thì phải chịu TNHS
không cần thiết phải có hậu quả chết người xảy ra.
88.Hiếp dâm là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực & giao cấu với người khác.
Sai, theo điều 111 thì: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn
nhân trái với ý muốn của họ…, thiếu Hvi giao cấu trái ý với nạn nhân.

89.Nữ giới thì ko bị truy cứu tội hiếp dâm.
Sai, Điều 111 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ… không nhất thiết phải là nam
giới.
90.Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em là phạm tội hiếp dâm trẻ em & phạm tội bị
xử theo khoản 4 Đ 112 BLHS.
Sai, vì khoản 4 Điều 112 BLHSVN là quy định: Mọi trường hợp giao cấu với trẻ
em dưới 13 tuổi chứ không phải là quy định chung cho trẻ
em từ đủ 13t đến dưới 16t.
91.Đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là phạm tội cướp
tài sản.
Sai. Điều 133 tội cướp tài sản quy định: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ
lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…
92.Thủ đoạn gian dối là dấu hiệu đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, do
đó dấu hiệu này chỉ có ở tội lừa đảo.
Sai, còn có ở tội tham ô điểm b khoản 1 Điều 278 và điểm b khoản 2 Điều 280 tội
tham ô tài sản…
93.Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác là tội cướp giật tài sản.


Sai, công khai chiếm đoạt tài sản người khác được quy định tại Điều 137 Tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản
94.Đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của
chủ tài sản.
Sai, ví dụ: Trường hợp A là người đi đường, vào dập lửa trong một đám cháy và
mang tài sản trong nhà ra ngoài để khỏi bị cháy. Do khi cháy thì không có chủ nhà
ở nhà, nên A đã đứng trông tài sản vừa cứu được để chờ chủ nhà về nhằm trả lại tài
sản. Vậy, A đã phát sinh trách nhiệm quản lý tài sản từ lúc này và tội phạm lấy

trộm thì tài sản chưa thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ tài sản.
95.Tội cướp tài sản Đ 133 BLHS, chỉ được coi là hoàn thành khi phạm tội chiếm
đoạt được tài sản.
Sai, Điều 133 quy định: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Vậy chỉ cần có hành vi như trên nhằm chiếm đoạt tài sản thì đã phạm tội cướp tài
sản.
96.Công dân VN phạm tội ở ngoài lãnh thổ VN thì ko phải chịu TNHS tại VN theo
BLHS VN.
Sai, Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật
này. khoản 1, Đ 6 BLHSVN
97.Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ VN thì ko bị truy cứu TNHS theo
BLHS VN.
Sai, Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam
trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. khoản 3, Đ6 BLHS.


98.Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Vn thì luôn luôn chịu TNHS theo
BLHS VN
Sai, Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc
quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc
theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng
con đường ngoại giao. khoản 2 Đ 5 BLHS
99.Tính nguy hiểm cho XH là dấu hiệu cơ bản & quan trọng nhất của TP.

Đúng, Đ8 BLHSVN.
100.Khi xác định loại TP theo sự phân loại TP ( khoản 3, Đ 8 BLHS) người áp
dụng LHS phải căn cứ vào:
a) Mức thấp nhất của khung hình phạt do BLHS quy định (sai)
b) Mức cao nhất của khung hình phạt cao nhất với tội đó do BLHS qui định (sai)
c) Mức hình phạt cụ thể do tòa án qui định (sai)
d) Mức cao nhất của khung hình phạt dó BLHS quy định (đúng)
101.Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( Đ139 BLHS) là tội đặc biệt nghiêm trọng.
Sai, Theo khoản 3 Điều 8 BLHSVN quy định: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến ba năm tù. Vậy người PT vi phạm khoản 1 Điều 139 BLHSVN
quy định: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có
giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm
nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm. Là tôi ít nghiêm trọng.
102.Bất cứ tội danh nào trong BLHS cũng đều có 3 loại cấu thành TP là CTTP cơ
bản, CTTP tăng nặng, CTTP giảm nhẹ.


Sai, CTTP tăng nặng và giảm nhẹ chỉ nhằm để xem xét để quyết định hình phạt.
Điều 45 BLHSVN.
103.Cấu thành TP vật chất & CTTP hình thức khác nhau ở chỗ luật quy định hậu
quả nguy hiểm.
Đúng,
104.Người gây thiệt hại cho XH do bị cưỡng bức thì ko phải chịu TNHS.
Sai, theo điểm I khoản 1 Điều 46 thì đây chỉ là 1 trong các hình thức giảm nhẹ
TNHS.
105.Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH trong khi đang mắc bệnh tâm thần

thì không phải chịu TNHS.
Sai, Điều 13 BLHSVN quy định ngoài mắc bệnh tâm thần người đó còn phải bị
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiền hành vi của
mình thì mới không phải chịu TNHS, nhưng bắt buộc phải chữa bệnh.
106.Người bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
thì ko chịu TNHS.
Sai, Điều 13 BLHSVN quy định ngoài bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiền hành vi của mình và phải đang mắc bệnh tâm thần
thì mới không phải chịu TNHS, nhưng bắt buộc phải chữa bệnh.
107.Về dấu hiệu y học, người trong tình trạng ko có năng lực TNHS phải là người
đang mắc bệnh tâm thần và 1 bệnh khác.
Sai, Điều 13 BLHSVN quy định: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
108.Về dấu hiệu tâm lý người trong tình trạng ko có năng lực TNHS phải là người
đã mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Sai, Điều 13 BLHSVN quy định: Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự


Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần
hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
109.Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu thì vẫn phải chịu TNHS.
Đúng, Điều 14 BLHSVN quy định: Người phạm tội trong tình trạng say do dùng
rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự.
110.Lỗi của người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu luôn là lỗi cố ý hặc

vô ý.
Sai,
111.Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu được coi là tình tiết giảm nhẹ (tăng
nặng) TNHS.
Sai, Đ 46 & 48 BLHSVN thì PT trong tình trạng say ko được coi là tình tiết tăng
nặng hay giảm nhẹ.
112.Người có bệnh hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình thì ko chịu TNHS.
Sai, Điều 13 BLHSVN quy định: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm
hình sự;
113.Người 15 tuổi (có năng lực TNSH) thì phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương
tích cho người khác.
Sai, theo Điều 12 và Điều 104 BLHS
114.Lỗi cố ý trực tiếp & cố ý gián tiếp khác nhau ở chỗ người có lỗi trực tiếp hay
gián tiếp gây hậu quả của TP.
Sai, khác nhau về ý chí thực hiện TP.
115..Phạm tội có tổ chức luôn được qui định là tình tiết tăng nặng TNHS.


Sai, tùy theo từng trường hợp cụ thể của TP mà luật quy định theo từng tội danh; ví
dụ: điểm a khoản 2 Điều 113 về tội cưỡng dâm: nhiều người cưỡng dâm 1 người
hay điểm e khoản 1 Điều 104 về PT có tổ chức cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác. Điều 53 BLHSVN: Khi quyết định hình phạt đối
với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính
chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người
đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
116.Khi quyết định hình phạt, tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm

nhẹ & tăng nặng TNHS.
Đúng, với giảm nhẹ, sai với tăng nặng. Điều 7 BLHSVN.
117.Khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS tòa án có thể quyết định hình phạt
theo Đ 47 BLHS.
Sai, chỉ khi có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46 của
BLHSVN.
118.Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt có điều kiện.
Sai, Điều 60 BLHS VN quy định: Người PT vẫn sẽ bị buộc chấp hành bản án
nếutròn thừoi gian thử thách mà PT mới, khoản 5 Điều 60
BLHSVN.
119.Tội phạm chỉ khác vi phạm ở chỗ dấu hiệu tính nguy hiểm cho XH.
Sai,
120.Đối tượng tác động của tôi giết người là con người.
Đúng. Điều 93 BLHSVN.
121.Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng con người.
Sai, có thể PT giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Điều 96 hay
Điều 98. Tội vô ý làm chết người…
122.Mọi trường hợp vô ý làm chết người đều bị coi là PT vô ý làm chết người.


Sai, có thể có trường hợp khác như tại Điều 99 quy định: Tội vô ý làm chết người
do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
123.Đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là PT cướp giật
TS.
Sai, người PT cướp giật tài sản người khác thì PT cướp giật tài sản Đ 136; người đe
dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì PT cưỡng đoạt tài sản
Điều135 BLHSVN
1.Đối tượng điều chỉnh của LHS: là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm
tội: Người phạm tội được gọi là tội phạm. Quan hệ xã hội được quy định tại khoản
1 Điều 8 BLHS năm 1999 nói lên quan hệ của tội phạm và người bị hại.

=> Khẳng định trên là sai.
2. BLHS không phải là ĐLHS?
> Khẳng định này sai vì BLHS là do quốc hội ban hành, Quy định tội phạm và hình
phạt => BLHS là ĐLHS. (ĐLHS là văn bản pháp luậtdo quốc hội ban hành, qui
định tội phạm và hình phạt)
2. Người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài có thể phải chịu Trách nhiệm hình sự
theo qui định của BLHS Việt Nam
=> Đúng. “Người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài nhưng đe doạ an ninh hòa
bình thế giới thi Việt Nm có quyền xét xử.”
3. Hành vi mua thuốc độc ở Việt Nam rồi mang sang Liên Bang Nga để đầu độc
chết nạn nhân không bị coi là được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam
=> Sai. Vì hành vi phạm tội chỉ bị coi là ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu toàn bộ quá
trình phạm tội diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (mua thuốc độc ở Việt Nam).


4. Người nước ngoài phạm tội trên máy bay của Việt Nam khi máy bay đó đang
hoạt động trên đường bay quốc tế thì không bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt
Nam
=> Sai. Lãnh thổ gồm có: Lãnh thổ cố định gồm: vùng đất, nước, vùng trời, lòng
đất Lãnh thổ di động: phương tiện máy bay, tàu biển Việt Nam. Vậy, hành vi trên
bị coi là phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hôị do chủ thể thực hiện trước 00 giờ ngày 01
tháng 7 năm 2000 thì không bị áp dụng quy định của BLHS năm 1999
=> Sai (Điều 7_BLHS)
1. Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm không phải là đặc điểm cơ bản và quan
trọng nhất của tội phạm?
=> Đúng. LHS Việt Nam coi tính trái pháp luật hình sự là dấu hiẹu của tội phạm
nhưng không phải là dấu hiệu duy nhất mà chỉ là dấu hiện biểu hiện về mặt hình
thức pháp lí của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hộidấu hiệu cơ bản của tội phạm.
2. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm ngây nguy hại không lớn cho xã hội mà

mức hình phạt cao nhất của tội ấy là đến ba năm tự?
=> Đúng. Theo Điều 8 BLHS, các nhóm tội phạm sau đây được định nghĩa như
sau: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tự; …”
3. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có hình phạt cao nhất đến bảy năm tự
. => Đúng. Theo Điều 8 BLHS, các nhóm tội phạm được định nghĩa như sau: “…
Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tự;…”
4. Tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×