Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề cương Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.45 KB, 18 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề nữ quyền là một đòi hỏi mang tính nhân văn và cũng là thách
thức lớn đối với sự phát triển của xã hội ngày nay. “Trọng nam khinh nữ”
đã trở thành thứ tư tưởng bám rễ rất sâu vào xã hội ta. Làm sao để những
người phụ nữ có được quyền bình đẳng trong cuộc sống hôm nay là điều
đáng trăn trở. Cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới đã đồng loạt diễn ra trên
mọi phương diện của đời sống xã hội, trong đó có văn học nghệ thuật. Ở
Việt Nam, có nhiều nhà văn đã viết về vấn đề này, trong đó có nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh bằng các tác phẩm tiểu thuyết của mình
đã cất lên tiếng nói sâu sắc mà chí lí về vấn đề nữ quyền. Ông đã đưa vào
tác phẩm của mình hình ảnh người phụ nữ và cuộc sống của chính họ trong
muôn nẻo đường đời, tình đời, tình người với tất cả thấu hiểu, thông cảm,
sẻ chia và yêu thương. Đồng thời, từ đó, ngầm đưa ra phương cách để tạo
dựng bình quyền cho người phụ nữ trong cuộc sống hiện tại. Ông sáng tác
từ những năm 1950. Tác phẩm đầu tay là Làng nghèo ông viết năm 1958
nhưng không được in. Mãi đến năm 1990, Nguyễn Xuân Khánh in Miền
hoang tưởng nhưng cũng bị phê phán kịch liệt. Trư cuồng của ông cũng
không được in. Nhưng rồi với Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn
(2006)và gần đây là Đội gạo lên chùa (2012) thì tác giả đã được xem là
một hiện tượng văn học. Ba tác phẩm đoạt nhiều giải thưởng, được giới phê
bình ca ngợi và được công chúng chào đón nồng nhiệt.
Hồ Quý Ly là tác phẩm tiểu thuyết ứng lịch sử tái hiện lịch sử xã hội
đầy biến động của nước ta trong giai đoạn cuối nhà Trần, đầu nhà Hồ. Với
1


hệ thống nhân vật nữ khá ấn tượng cùng với vốn văn hóa sâu rộng, tác giả
đã thể hiện suy nghĩ của mình về bi kịch của những người phụ nữ trong
cung cấm và bày tỏ tiếng nói đòi quyền sống cho họ. Mẫu thượng ngàn tuy


dựa trên sự kiện lịch sử song lại khai thác sâu vào khía cạnh văn hóa của
thời đại. Trong mạch nguồn văn hóa truyền thống của dân tộc, ông phát
hiện và tôn thờ tín ngưỡng thờ Mẫu. Từ tín ngưỡng ấy, vẻ đẹp và sức mạnh
của người phụ nữ được tái hiện như bản sắc, nội lực tiềm tàng của đất Việt.
Hiếm có tác phẩm nào ca ngợi nữ quyền kín đáo mà thấm thía đến thế. Đội
gạo lên chùa cũng tái hiện lại số phận người phụ nữ trong thời điểm hai
cuộc binh đao, chống Pháp ở đầu này và chống Mĩ ở cuối kia. Người phụ
nữ dù chịu bao oan nghiệt vẫn đầy sức sống dưới sự “tỏa bóng” linh thiêng
của Phật giáo.
Quả thực, vấn đề nữ quyền là đề tài sâu sắc trong các tiểu thuyết của
Nguyễn Xuân Khánh. Đây cũng lý do chúng tôi lựa chọn vấn đề này khi
nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các nghiên cứu về vấn đề nữ quyền
Vấn đề nữ quyền đã được các nhà nghiên cứu nước ngoài tìm hiểu từ
lâu. M.H. Abrams phân loại thuyết phê bình nữ quyền thành hai giai đoạn,
lấy mốc là những năm 1970 làm ranh giới phân chia. Trong hai giai đoạn
đó, chủ yếu là giai đoạn thứ hai, chúng tôi nhận thấy có sự phân định giữa
cách thức phê bình nữ quyền thuộc trường phái Anh – Mỹ và cách thức phê
bình của Pháp. Tựu chung, họ đều có một số điểm chung trong cách tiếp
cận. Đó là quan niệm cho rằng nền văn minh phương Tây tràn ngập tính gia
trưởng. Trong nền văn minh đó, vai trò của người phụ nữ bị hạ thấp. Bản
thân người phụ nữ trong quá trình xã hội hóa cũng tự hạ thấp giá trị của
mình. Và hơn thế, tư tưởng phụ quyền còn lan tràn trong những sáng tác
2


được coi là kiệt tác văn chương của nhân loại, mà ở đó, chủ yếu vẫn là do
đàn ông viết về đàn ông. Lý luận phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ
đầu thập niên 70, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào

tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt
khác, như một bước phát triển mới những phát hiện táo bạo của hai nhà văn
nữ nổi tiếng khá lâu trước đó: Virginia Woolf và Simone de Beauvoir. Sau
khi công trình Giới thứ hai của Simone de Beauvoir ra đời vào năm 1949
thì ngay lập tức ở châu Âu đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học
khác nhau bàn về nữ quyền (chẳng hạn quyền được đi học, quyền được ly
hôn, được làm chủ kinh tế, được tự do bầu cử và tham gia chính trường,…)
xuất hiện. Những năm gần đây, khuynh hướng phê bình nữ quyền ở châu
Âu và Mỹ thiên về sưu tập, nghiên cứu những tác phẩm tự truyện
(autobiography) của các nhà văn nữ. Trong tự truyện, các nhà văn nữ kể về
chính mình bằng cái nhìn nội quan và xem mình là nhân vật trung tâm của
tác phẩm.
Ở Việt Nam, ý thức nữ quyền đã được manh nha hình thành trong lý
luận phê bình văn học đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, phải từ năm 1986 trở đi,
âm hưởng nữ quyền trong văn học mới thực sự được các nhà văn, nhà phê
bình và độc giả chú ý. Ý thức phái tính được đánh thức bởi chính các “nữ sĩ
tiên phong cổ xúy phong trào nữ quyền qua hoạt động báo chí và văn học”
như Hằng Phương, Sương Nguyệt Anh, Phan Thị Bạch Vân. Năm 1990,
bài viết “Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn
đoàn” (Tạp chí Văn học, số 5), nhà nghiên cứu Trương Chính đã bước đầu
thể hiện những kiến giải của mình về ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết của
Tự lực văn đoàn. Bài viết chủ yếu nhìn nhận vấn đề nữ quyền trên phương
diện nội dung tư tưởng. Năm 1996, trên Tạp chí Văn học số 6, trong
chuyên mục Trao đổi ý kiến đã thực hiện cuộc bàn luận của các nhà nghiên
3


cứu (Lại Nguyên Ân, Đặng Anh Đào, Phạm Xuân Nguyên, Vương Trí
Nhàn, Đặng Minh Châu,…) về sáng tác của các cây bút nữ trên nhiều
phương diện: điểm mạnh và điểm yếu của các nhà văn nữ; phụ nữ với nghề

văn; gương mặt những cây bút nữ; đóng góp của những cây bút nữ; tiềm
năng của những cây bút nữ,…Từ giữa năm 1999 với nhiều chuyên đề liên
quan đến nữ quyền trong văn học có sức lan tỏa rất nhanh trên văn đàn,
nhất là ở ngoài nước. Do có sự tiếp xúc với chủ thuyết nữ quyền, dòng văn
học hải ngoại có bước đột phá rất ngoạn mục trong việc nghiên cứu về phái
tính. Những chuyên đề như Tình yêu, tình dục và phái tính trong văn học,
Tình yêu tình dục của Tạp chí Việt, chuyên đề Văn học nữ quyền, chuyên
đề Giới tính trên trang DaMau.org… liên tiếp mở ra nhiều khám phá. Từ
khoảng thời gian năm 2006, những nghiên cứu về nữ quyền trong văn học
nữ trong nước xuất hiện ngày một nhiều.
2.1. Các nghiên cứu về Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết của ông
Từ năm 2000 đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và bài
viết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết của ông. Nội dung chủ
yếu là bàn về nội dung, nghệ thuật và bút lực của nhà văn. Cụ thể là các bài
viết:
Nhà văn Lã Nguyên trong bài viết Về những cách tân nghệ thuật
trong Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh đã chỉ ra “lối viết cổ điển” không xung đột với những cách tân
nghệ thuật. Những cách tân nghệ thuật trong sáng tác của ông vừa mang
đậm dấu ấn phong cách cá nhân, vừa thể hiện xu hướng vận động của văn
học thời đại.
Ở bài viết Đàn Bà, Con Gái Trong Tiểu Thuyết Của Nguyễn Xuân
Khánh, Xuân Phong lại nhấn mạnh tới cảm hứng sinh động về hình ảnh
4


những người đàn bà của làng quê Việt Nam. Điều đặc biệt là tất cả những
người đàn bà ấy đều rất đẹp, đầy quyến rũ... Và chính những người đàn bà
ấy đã làm cái riêng trong tác phẩm của ông.
Tham luận về tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Châu Diên): Tác giả khẳng định

những thành công của Nguyễn Xuân Khánh ở nhiều phương diện, đặc biệt
ông nhấn mạnh: “Nói đến cách tạo nhân vật, ta sẽ không thể nào quên công
lao của Nguyễn Xuân Khánh trong việc tạo ra nhân vật chính Hồ Quý Ly.
Đó là con người có nhiều phẩm chất...”
Hồ Quý Ly – cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc sắc (Đinh Công Vỹ). Tác giả
nhận xét: “Nguyễn Xuân Khánh không hề đơn giản hóa, không hề bị chi
phối bởi cách xây dựng nhân vật một chiều. Nhân vật của ông tập trung
nhiều mâu thuẫn, giằng xé nội tâm”
Trong bài viết Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên nền tiểu thuyết lịch sử, in
trong sách Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, (Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, năm 2002), tác giả Lại Văn Hùng cho rằng, vài năm gần đây, vẫn
thấy xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, hơn nữa chúng lại nhận
được sự hoan nghênh của công chúng, sự công nhận của giới phê bình văn
học. Theo tác giả bài viết, thì tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (2000) của
Nguyễn Xuân Khánh có nhiều vấn đề được đề cập trong nội dung của tác
phẩm như: vấn đề khoa cử, chiến tranh, tình yêu, tình dục, phong tục tập
quán, dân trí, lịch sử cương thổ địa lý, v.v... Bài viết đã tập trung phân tích
những thành công về phương diện xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly. Tác giả bài viết cho rằng, Hồ Quý Ly là một nhân vật đa tính cách,
cả thiện và ác, nhiều tâm trạng và cả sự biến dạng lý tưởng mà nhân vật
theo đuổi.
Những nhân vật nữ trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly (Trần Thị Trường):
đưa ra ý kiến xác đáng về cách xây dựng những nhân vật nữ của Nguyễn
Xuân Khánh: “Mười bốn người phụ nữ, mười bốn số phận, mười bốn tính
5


cách và mười bốn lối ứng xử, để rồi mười bốn kết cục”. Theo bà thì
Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng hết sức thành công các nhân vật, ông đã
“chiêm ngẫm cả những ý nghĩ trong cõi thẳm sâu tâm hồn người khác”

Nhà văn Phạm Xuân Nguyên trong bài: Đọc Hồ Quý Ly cũng thừa
nhận: “cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là ở thể lưỡng
tính, phân thân không chỉ với một nhân vật Hồ Quý Ly mà còn với các
nhân vật khác như Trần Khát Chân, Hồ Nguyên Trừng… nhân vật lịch sử
của ông ta là những cá nhân mâu thuẫn, giằng xé, một bên là thúc bách (tất
yếu) lịch sử, một bên là đòi hỏi (tất yếu) con người trước thử thách vận
mạng của đất nước, chúng dân”
Trong Hồ Quý Ly – Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh cũng
đã phát hiện ra những cách tân của Nguyễn Xuân Khánh trong cách xây
dựng nhân vật lịch sử: “Nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly được mô tả từ
nhiều điểm nhìn khác nhau…”
Trong bài nghiên cứu mang tên Ngôn ngữ thân thể trong tiểu thuyết
“Mẫu Thượng Ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, Trịnh Thị Lan cho rằng
đây là “hiện tượng độc đáo hợp quy luật phát triển của tư duy tiểu thuyết
hiện đại […] nó mang tính chất lưỡng tính, vừa là thân thể, vừa là tâm
hồn”. Đề cập đến vấn đề này, tác giả bài nghiên cứu muốn khẳng định, ở
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh toát lên một cái nhìn đầy tính nhân văn,
tức nhà văn đã nhìn ra “vẻ đẹp trần gian nơi con người” mà bấy lâu nó
còn ẩn chìm trong “cái bề sâu của nền văn hóa Việt tràn đầy sức sống”.
Thay vì chăm chú xem nhà văn viết cái gì, có đúng sự thật không thì
nhiều bài nghiên cứu đã đi sâu khai thác những vấn đề rất nhân bản, thiết
thực. Các bài nghiên cứu trên đều cho rằng “tác giả muốn ca ngợi vẻ
đẹp tràn đầy chất phồn thực ở họ”.

6


Bài nghiên cứu của Trần Thị An – Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân
gian trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” lại nghiên cứu khá sâu về khía
cạnh tín ngưỡng dân gian, trong đó bao gồm cả một hệ thống tín ngưỡng đa

dạng, huyền bí trong tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn. Đó là những tín ngưỡng
vật linh, tục thờ cúng bách thần, những câu chuyện huyền thoại với tín
ngưỡng phồn thực, và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Đi vào phân tích tín
ngưỡng văn hóa tâm linh, Trần Thị An muốn làm nổi bật văn hóa người
Việt trong tín ngưỡng dân gian, từ đó khẳng định nét riêng trong phong
cách sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh khi viết về văn hóa dân tộc.
Dương Thị Huyền cũng cho rằng “Mẫu Thượng Ngàn là một tác
phẩm thể hiện nguyên lí tính Mẫu đặc sắc và tinh tế” [7]. Đề cập đến vấn
đề tính Mẫu, Dương Thị Huyền không nhằm mục đích chỉ hướng về đạo
Mẫu, mà qua đó để nói lên vai trò “duy trì, bảo tồn, tái sinh và phát
triển… những công việc mà chỉ có người phụ nữ với bản năng làm vợ, làm
mẹ mới có thể thực hiện được”. Bài viết ngắn gọn, cô đọng nhưng đã thể
hiện cách cảm của bản thân người viết một cách sâu sắc về những giá trị
thiết thực của tác phẩm.
Đỗ Hải Ninh lại khai thác vấn đề này khá cụ thể qua bài nghiên cứu
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Bài
nghiên cứu khai thác vấn đề trong mối tương quan giữa hai tác phẩm của
Nguyễn Xuân Khánh là Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Ở hai tác phẩm
này có những nét tương đồng và dị biệt nhưng nhìn chung cả hai đều ít
nhiều đề cập đến tính lịch sử. Và ở cả hai tác phẩm, quan niệm về lịch
sử của Nguyễn Xuân Khánh cũng không hoàn toàn đồng nhất, mỗi bài
một khía cạnh. Để rồi, cả hai đều góp phần tạo nên hệ thống quan niệm của
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trước sự thật lịch sử.
7


Trần Thanh Giao trong Thử Nhìn “Đội Gạo Lên Chùa” Qua Góc
“Cổ Điển Mới” nhận ra tiểu thuyết Đội gạo lên chùa đã vận dụng tốt
những thủ pháp cách tân, kết hợp sự mới mẻ với sự giản dị và sự chín chắn,
không đối lập "truyền thống đích thực” với "độc sáng đích thực"", và bút

pháp là "lối kể chuyện thông thường", là cách tự sự cổ điển... Cổ điển thì rõ
rồi, vì ngay trên bìa bốn của những lần in đầu, có ghi:“ Tiểu thuyết Đội gạo
lên chùa được viết theo lối cổ điển…”. Có thể khảo sát cách tự sự cổ điển
ấy qua bố cục, hệ thống hình tượng, hệ thống nhân vật, diễn ngôn theo lối
kể chuyện thông thường...
Bài viết Tinh thần Phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh của tập thể ba tác giả Phùng Nga, Lưu Vân
và Đoàn Đức Hải thì chỉ ra sự quan tâm tới Phật giáo của Nguyễn Xuân
Khánh. Ông phối trộn nhiều nguồn sử liệu với sự hư cấu của tiểu thuyết tạo
nên cảm quan Phật giáo rất gần gũi nhưng đầy nghệ thuật.
Ngoài ra còn một số tiểu luận, luận văn chuyên sâu như:
Tiểu luận Đặc sắc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn văn
hóa (Mai Anh Tuấn) đã tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh từ góc nhìn văn hóa học, nhân học văn hóa. Theo đó, các đặc điểm
và giá trị nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh được qui về: Một là,
những mô tả về lễ hội, những tạo tác thói quen tín ngưỡng và thăm dò tâm
thức tôn giáo của Nguyễn Xuân Khánh cho thấy chúng là tạo phẩm văn hóa
và do đó, các trạng thái nhân sinh sẽ thâu nhận chúng như một hạt nhân trội
cấu thành bản sắc dân tộc.
Luận văn Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly
và Sông Côn mùa lũ, (Đại học Sư phạm Hà Nội 1, năm 2003), tác giả
Nguyễn Thị Liên đã minh định về thể loại của tác phẩm này. Tác giả cho

8


rằng tính chất đặc trưng của Hồ Quý Ly là một tiểu thuyết lịch sử hiện đại
có nhiều đóng góp về mặt nội dung thể loại
Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (Lê Thị Chung- 2004) đã chỉ ra những
thành công của cuốn tiểu thuyết ở góc độ đặc điểm thể loại tiểu thuyết lịch

sử; khẳng định vị trí của Hồ Quý Ly trong tiến trình phát triển của tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam. Lê Thị Chung còn rất quan tâm đến vấn đề nhân
vật của cuốn tiểu thuyết. Luận văn đã có cách đánh giá một cách khá hệ
thống về đặc điểm thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly: nhân vật
lịch sử, nhân vật hư cấu, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện, nhân vật
trung gian, …cho ta hình dung về sự đa dạng, phong phú của hệ thống nhân
vật trong tác phẩm.
Tiểu thuyết Hồ Quý Ly trong sự vận động của tiểu thuyết lịch sử nước
ta nửa sau TK XX (Đỗ Hải Ninh- 2003): đã chỉ ra một số nét đặc sắc của
thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: nhân vật đầy sức sống, nhân vật tư
tưởng…
Nhìn chung về tiểu thuyết Việt Nam từ năm 1995 đến nay (Phạm Thị
Thu Thủy -2005) Khẳng định: Nguyễn Xuân Khánh có thành tựu trong
việc xây dựng nhân vật tiểu thuyết, đặc biệt xây dựng nhân vật chính Hồ
Quý Ly
Ngoài ra, còn rất nhiều những ý kiến khác nhau xung quanh tác giả
Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết của ông đăng rải rác trên các báo, tạp
chí và các trang thông tin điện tử.
Những ý kiến trên đã cung cấp cho chúng tôi một điểm tựa về lý luận và
văn học sử để chúng tôi thực hiện đề tài luận văn của mình. Tuy nhiên,
chúng tôi khẳng định hiện chưa có công trình nghiên cứu nào bàn về Vấn
đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh.
3. Phạm vi, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
9


3.1. Phạm vi nghiên cứu: những ý kiến đánh giá trong các bài viết, công
trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo và luận án... những vấn đề liên
quan đến tác giả Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết của ông. Giới hạn
ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh cho
nền tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây về đề tài nữ quyền.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu các khái niệm liên quan tới nữ quyền và sự vận động của ý
thức nữ quyền trên phương diện văn học.
- Tìm hiểu khái niệm tiểu thuyết
- Tìm hiểu tác giả Nguyễn Xuân Khánh và các tác phẩm tiêu biểu
của ông.
- Tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh, từ phương diện kết cấu, nhân vật cho tới nghệ thuật xây dựng
truyện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu thể loại:
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp tiểu sử.
- Ngoài ra, luận văn còn vận dụng những phương pháp nghiên cứu
hiện đại khác đang được sử dụng trong nghiên cứu văn xuôi như thi
pháp học, tự sự học, cấu trúc, v.v...

10


-

Cùng với những phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng
các thao tác nghiên cứu như khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh,
phân tích, tổng hợp, khái quát, đánh giá.

5. Đóng góp của luận văn

Luận văn có những đóng góp mới sau đây:
5.1. Hệ thống và lý giải một cách cơ bản những vấn đề lý luận về nữ quyền
và nữ quyền trong văn học.
5.2. Bước đầu chỉ ra được ý thức về nữ quyền trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh như một bước tiến/ hệ quả của tiến trình dân chủ hoá xã hội
và văn học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Nêu ra một số vấn đề lí thuyết chung để làm cơ sở cho việc đi
vào khảo sát nội dung, nghệ thuật tỏng tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh dưới góc độ nội dung
Chương 3: Tìm hiểu vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh dưới góc độ nghệ thuật
NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề lí thuyết chung
1.1.

Vấn đề nữ quyền

1.1.1. Khái niệm về nữ quyền
11


1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.3.

1.3.1.
1.3.2.

Quan niệm truyền thống về nữ quyền
Nhìn chung về tiểu thuyết
Khái niệm
Phân loại
Nguyễn Xuân Khánh và các tiểu thuyết của ông
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
Các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh

Chương 2: Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh nhìn từ góc độ nội dung
2.1. Sắp xếp lại lịch sử, văn hóa, xã hội qua cái nhìn của phái nữ
2.2. Gắn chặt tư tưởng Phật giáo với hình bóng người phụ nữ
2.3. Lên tiếng đòi quyền sống cho người phụ nữ qua việc thấu hiểu
những bi kịch của họ
2.4. Đề cao vẻ đẹp và sức mạnh của người phụ nữ
Chương 3: Vấn đề nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh nhìn từ góc độ nghệ thuật
3.1. Xuất hiện điểm nhìn trần thuật của nhân vật nữ
3.2. Tỉ mỉ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ
3.3. Lựa chọn, xây dựng tình huống có sự xuất hiện của phái nữ
3.4. Lựa chọn ngôn ngữ và giọng điệu mang tính nữ

KẾT LUẬN

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu trong nước
1. Trần Thị An (2007), Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu
thuyết “Mẫu Thượng Ngàn”, Tạp chí văn học số 6
2. Đào Duy Anh (1986), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Xuân Thu.
3. Lại Nguyên Ân (2001), Hồ Quý Ly - tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Xuân Khánh, Tạp chí Nhà văn Hội nhà văn Việt Nam số 6.
4. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư
phạm.
5. Nguyễn Thị Bình, Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại, Tạp
chí Nghiên cứu văn học, số Tháng 9 năm 2011.
6. Nguyễn Tuấn Dũng (2014), Bài thuyết trình Văn K2011 “Phê bình nữ
quyền”, trường ĐH KHXH&NV
7. Đoàn Ánh Dương (2010), Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại
trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” của Nguyễn Xuân khánh, Tạp
chí văn học
8. Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn
học Việt Nam đương đại, , (2006).
9.

Nguyễn Hoàng Đức (2009), Nữ giới, nữ văn sĩ và văn giới, Tạp chí
Sông Hương, 21/02/2009.

10. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13



11.Nguyễn Thị Thu Hương (2010), “Vấn đề xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh”, Số 155, Non nước- Tạp
chí sáng tác nghiên cứu văn hóa phê bình văn học.
12. Nguyễn Văn Hùng (2013), “Phương thức lựa chọn và thể hiện hiện
thực lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh” , Tạp chí khoa
học ĐHSP TPHCM
13.Nguyễn Quang Huy (2015), Nguyên Lý Mẫu Và Nữ Tính Vĩnh Hằng,
tạp chí sông Hương, 5.2011
14. Dương Thị Huyền, Nguyên lí tính Mẫu trong truyền thống văn học Việt
Nam, Trung tâm Văn hóa Văn học và Ứng dụng, Đại học Quốc gia
TP.HCM, TP.HCM
15. Trần Thị Thanh Hương (2012), khóa luận “Tiểu thuyết Mắt biếc của
Toni Morrison từ góc nhìn lý thuyết nữ quyền”, trường ĐH KHXH&NV
– ĐHQG TPHCM
16.Nguyễn Vy Khanh, Tản mạn dục tính và nữ quyền,
, cập nhật 21.05.2011
17. Nguyễn Xuân Khánh (2012), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ
18. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu thượng ngàn, Nxb Phụ nữ.
19. Nguyễn Xuân Khánh (2012), Đội gạo lên chùa, Nxb Phụ nữ.
20. Lưu Tư Khiêm (Phan Trọng Hậu lược dịch), Văn học nữ tính, tạp
chí Văn nghệ (số 2, tháng 1-2006)
21. Phan Khôi (1929), Văn học với nữ tánh, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 2.
22. Phan Khôi (1929), Lại nói về vấn đề văn học với nữ tánh, Phụ nữ tân
văn, Sài Gòn, số 6.
14


23.Trịnh Thị Lan (2015), Ngôn Ngữ Thân Thể Trong Tiểu Thuyết "Mẫu
Thượng Ngàn" Của Nguyễn Xuân Khánh, vanhoanghean.com.vn, cập
nhật ngày 25/8/2015

24. Phương Lựu (1998), Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ, Tạp chí Tác
phẩm mới, số 3.
25.Hoàng Nam (2015), "Mẫu Thượng Ngàn" - Cuốn Tiểu Thuyết Hay Về
Văn Hóa Việt, website Ban Tôn giáo Chính phủ
26. Lã Nguyên (2010), “Về những cách tân nghệ thuật trong Hồ Quý Lý,
Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh”,
ĐHSP Hà Nội
27. Đỗ Hải Ninh (2009), Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh, tạp chí văn học
28. Xuân Phong (2012), Đàn Bà, Con Gái Trong Tiểu Thuyết Của Nguyễn
Xuân Khánh, baotintuc.vn, cập nhật 18/10/2012
29. Thái Sơn (2014), “Bài học canh tân trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh”, www.chungta.com
30. Ngô Đức Thịnh (2010), Đạo Mẫu Việt Nam, Nxb Tôn giáo.
31. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình Xã hội học về giới, Nxb
ĐHQGHN.
32. Trần Nho Thìn (2010), Nho giáo và nữ quyền, Tham luận trình bày tại
Hội thảo khoa học quốc tế Nho giáo Việt Nam và văn hóa Đông Nam
Á.
33. Nguyễn Thị Hiếu Thiện (2003), Luận án “Con đường tới tự do của
người Mỹ da đen trong nghệ thuật tiểu thuyết của Toni Morrison”(ĐH
Sư Phạm TP HCM)

15


34. Nguyễn Ngọc Thiện (1990), “Tiểu thuyết hướng nội trong văn xuôi
hiện đại”, Tạp chí Văn học, (6), tr.28-34
35. Châu Hạnh Tiên (2013), Khóa luận Thế giới nhân vật nữ trong tác
phẩm Mẫu Thượng Ngàn, ĐH Cần Thơ.

36. Lý Hoài Thu (2001), Tiểu thuyết - tầm vóc hiện thực và số phận con
người, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (2)
37. Trần Lê Hoa Tranh (2009), Vài nét về văn học nữ đương đại Trung
Quốc, Tạp chí Nghiên cứu văn học (10)
38.Hồ Khánh Vân (2008), Luận văn “Từ lý thuyết phê bình nữ quyền
(feminist criticism) nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác
giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay”, ĐHQGHN.
39. Viện văn học (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Chính
trị quốc gia
40.Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ
quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại” (Qua sáng tác của một số
nhà văn nữ tiêu biểu), Học viện Khoa học xã hội.
Tài liệu nước ngoài
41. Mary Beard (1947), Phụ nữ như là một lực lượng trong lịch sử
(Woman as Force in History)
42.Drothy Brewster & John Angus Burrel (2003), Tiểu thuyết hiện đại
(Dương Thanh Bình dịch), Nxb Lao động.
40. Betty Friedan (1963), The Feminine Mystique, Bantam Doubleday Dell
Publishing Group Inc, 1963.
41. Casey Hayden and Mary
Liberation”, Liberation, vol.10.

King

16

(1966),

“Sex


and

Caste


42. Robert V. Kail, John C. Cavanaugh, Vai trò giới tính và nhận biết giới
tính: Nghiên cứu về sự phát triển con người, Nguyễn Kiên Trường dịch
(2006), Nxb Văn hóa thông tin.
43. Milan Kundera,1998, Tiểu thuyết gia không phải thằng hầu của sử gia,
NXB Lao động.
44.

Margaret Mead and Frances Balgley Kaplan (1965), American Women:
The Report of the President’s Commission on the Status of Women,

Scribner
45. Yves Reuter, (Người dịch: Phạm Xuân Thạch) , “Dẫn nhập phân tích
tiểu thuyết”, Nxb Nathan Universite, CH Pháp.
46. Lillian Robinson, tiểu luận Tồn tại trong khuôn khổ: Phê bình cấp tiến
và Quan điểm nữ quyền (Dwelling in Decencies: Radical Critism and
the Feminist Perspective)
47. Chương 6 cuốn sách Độc bản hướng dẫn lí thuyết văn học đương đại
(A Reader’s Guide to Contemporary Literary Theory), Nxb Đại học
Kentucky (The University Press of Kentucky), 1989.

17


18




×