Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo cáo công ty IMEXPHARM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.24 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA TÀI CHÍNH NGẦN HÀNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Kim Thanh
Sinh viên thực hiện:
MSSV:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 07 năm 2016


MỤC LỤC


1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu chung
Tên viết tắt: IMEXPHARM
Tên tiếng Anh: IMEXPHARM CORPORATION
Giấy CNĐKKD: Số 1400384433 đăng ký lần đầu ngày 01
tháng 08 năm 2001, các đăng ký thay đổi sau đó với lần đăng
ký thay đổi gần nhất (lần thứ 23) vào ngày 12 tháng 01 năm
2015 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp.
Vốn điều lệ: 289.426.460.000VND
(Hai trăm tám mươi chín tỷ, bốn trăm hai mươi sáu triệu, bốn
trăm sáu mươi ngàn đồng chẵn)
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 906.106.279.803 VND
(Chín trăm lẻ sáu tỷ, một trăm lẻ sáu triệu, hai trăm bảy mươi
chín ngàn, tám trăm lẻ ba đồng)
Trụ sở chính: Số 04, Đường 30/04, Phường 1, Tp. Cao Lãnh,
Tỉnh Đồng Tháp


Điện thoại: 067.3851 941
Fax: 067.3853 106
Email:
Website: www.imexpharm.com
Mã cổ phiếu: IMP
Xuất thân: Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm là Xí
nghiệp Liên Hiệp Dược Đồng Tháp, trực thuộc Sở Y tế Đồng Tháp, được
thành lập tháng 09/1983, theo Quyết định số 284/TCCQ ngày 28/09/1983 của Sở
Y tế Đồng Tháp.
• Ngành: Sản xuất hoá chất






















1.2. Lịch sử hình thành








Tiền thân của công ty dược Imexpharm là XN Liên hiệp dược Đồng Tháp, trực
thuộc sở y tế Đồng Tháp. Tháng 11/1992 XN liên hiệp dược Đồng Tháp được đổi
tên thành Công ty dược phẩm Đồng Tháp, Trực thuộc UBND Đồng Tháp
Tháng 11/1999 Công ty dược phẩm Đồng Tháp đổi tên thành Công ty dược phẩm
TW 7 trực thuộc Tổng công ty dược VN
Tháng 07/2001, Công ty dược phẩm TW 7 chuyển thành công ty dược phẩm
Imexpharm với vốn điều lệ 22 tỷ đồng
Công ty bắt đầu niêm yết với mã IMP ngày 04/12/2006 trên sàn giao dịch chứng
khoán TP Hồ Chí Minh. Tổ chức tư vấn: công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt.
Kiểm toán độc lập: công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C)-2005.
Năm 2008, Ký hợp đồng sản xuất liên doanh với Pharma Science - Canada. Đến
nay đã thỏa thuận hợp tác sản xuất 113 sản phẩm, trong đó có 102 sản phẩm đã có
số đăng ký, xuất ra thj trường 68 sản phẩm.
3


Năm 2009, Hoàn thành tái cấu trúc lớn toàn bộ hệ thống.
Năm 2010, Chính thức đưa nhà máy Cephalosporin tại khu CN Việt Nam Singapore II Bình Dương đi vào hoạt động tháng 9/2010 với tổng đầu tư 113 tỷ
đồng.
Năm 2011, Thực hiện thành công việc phát hành thêm 3.554.680 cổ phiếu, tăng

vốn điều lệ lên 152.145.000.000 đồng.
Năm 2012, Hoàn thành chia cổ phiếu thưởng 10% trên vốn điều lệ, lấy nguồn từ
thặng dư vốn để tăng vốn điều lệ lên 167.058.100.000 VND.
Năm 2013, đánh dấu một bước cái tiến mới trong sản xuất của Imexpharm với
việc sử dụng nguyên liệu sản xuất bằng công nghệ lên men của Tập đoàn DSP Tây
Ban Nha cho các dòng sản phẩm kháng sinh nổi tiếng của Imexpharm như pmsCLAMINAT, pms-PHARMOX, pms-OPXIL và pms-IMEDROXIL.
Năm 2014 Tiếp tục thực hiện đào tạo, luân chuyển, thay đổi nguồn nhân lực và
tái cấu trúc lớn công ty theo BSC. Phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ
lên 263.114.860.000 VND từ nguồn thặng dư vốn và chương trình cổ phiếu ESOP
cho người lao động. Tiến hành nâng cấp các nhà máy Cephalosporin và Penicillin
Bình Dương lên tiêu chuẩn EU-GMP, kinh phí dự kiến 50 tỷ đồng từ nguồn Vốn
chủ sở hữu.
Năm 2015: Phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược là Công ty Cổ phần
dược phẩm Pha No để nâng Vốn điều lệ lên 289.426.460.000 VND. Triển khai xây
dựng Nhà máy dược Công nghệ cao tại Bình Dương theo tiêu chuẩn EU-GMP, với
các dòng sản phẩm đón đầu thị trường, vốn đầu tư dự kiến 300-350 tỷ từ nguồn
Vốn
chủ sở hữu













1.3. Lĩnh vực hoạt động
Theo Giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành nghề hoạt động của Imexpharm là:










Sản xuất, gia công dược phẩm. Chế biến dược liệu;
Bán buôn, xuất nhập khẩu dược phẩm, thiết bị và dụng cụ y tế, hóa chất, nguyên
phụ liệu
bao bì sản xuất thuốc, và nguyên liệu, hóa chất cho sản xuất thực phẩm chức
năng, các
chất diệt khuẩn, khử trùng cho người
Bán buôn mỹ phẩm;
Nuôi trồng dược liệu;
Bán buôn thực phẩm, thực phẩm chức năng, các loại nước uống, nước uống có
cồn, có gas
Sản xuất sữa;
Sản xuất, gia công thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng;
Cung cấp các dịch vụ hệ thống kho bảo quản các loại thuốc, nguyên liệu làm
thuốc
4









Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng
chuyên doanh
Hoạt động tài chính
Hoạt động kinh doanh chính của Imexpharm là sản xuất và bán buôn dược phẩm,
thực
phẩm chức năng; nhập khẩu nguyên phụ liệu bao bì phục vụ cho sản xuất dược
phẩm và
thực phẩm chức năng

1.4. Công ty cùng ngành
-

Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ
Công ty cổ phần dược phẩm Bến Tre
Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long
Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương
Công ty cổ phần dược Hậu Giang
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco
Công ty cổ phần dược phẩm Viễn Đông
Công ty cổ phần dược Lâm Đồng
Công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex

-

5



1.5. Cơ cấu tổ chức và vốn
1.5.1

Sơ đồ tổ chức

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của IMP (Nguồn:Báo cáo thường niên 2015)
1.5.2

Danh sách các cổ đông lớn
Bảng 1.1: Danh sách cổ đông lớn trong IMP(Nguồn: )

TÊN CỔ ĐÔNG

SỐ CỔ PHIẾU TỶ LỆ % TÍNH ĐẾN NGÀY

Tổng Công ty Dược Việt Nam

6,874,447

23.75

31/12/2015

CTCP Dược phẩm Pha No

2,631,161

9.09


31/12/2015

FTIF - Templeton Frontier Markets Fund

2,456,820

8.49

06/01/2015

6


Franklin Templeton Investments

2,456,820

8.49

31/12/2015

KWE Beteilgungen AG

2,117,000

7.31

31/12/2015


Balestrand Limited

1,746,669

6.03

06/01/2015

Amersham Industries Limited

1,336,920

4.62

19/05/2016

Quỹ Đầu tư Chứng khoán Y tế Bản Việt (VCHF)

1,211,091

4.18

06/01/2015

J.P Morgan WhiteFriars Inc.

1,146,498

3.96


06/01/2015

JF Vietnam Opportunities Fund

858,000

2.96

06/01/2015

KITMC Vietnam Growth Fund

670,593

2.32

06/01/2015

Mirae asset maps opportunity VietNam equity balanced fund 1

654,984

2.26

06/01/2015

Wareham Group Limited

533,483


1.84

19/05/2016

Norges Bank

497,255

1.72

10/07/2015

Vietnam Enterprise Investments Limited

450,000

1.55

23/05/2016

The CH/SE Asia investment Holdings (Singapore) Pte Ltd

335,717

1.16

23/02/2016

KITMC Worldwide Vietnam Fund 1


321,717

1.11

06/01/2015

Greystanes Limited

321,717

1.11

06/01/2015

Vietnam Emerging Equity Fund Limited

305,283

1.05

06/01/2015

PXP Vietnam Emerging Equity Fund

297,000

1.03

06/01/2015


Trần Thị Đào

207,500

0.72

31/12/2015

Nguyễn Quốc Định

179,375

0.62

31/12/2015

Ngô Minh Tuấn

66,200

0.23

15/07/2016

Huỳnh Văn Nhung

61,200

0.21


31/12/2015

Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt

47,361

0.16

06/01/2015

Nguyễn Kiêm Phương

30,000

0.1

31/12/2015

Phan Hoàng Minh Trí

29,060

0.1

06/01/2015

Trần Thái Hoàng

23,982


0.08

31/12/2015

Trần Hoài Hạnh

21,700

0.07

31/12/2015

Lê Thị Kim Chung

13,066

0.05

14/07/2016

Đỗ Thị Thanh Thúy

8,606

0.03

07/03/2016

7



Nguyễn Quý Sơn

4,540

0.02

31/12/2015

Nguyễn Thị Thu Hồng

2,675

0.01

31/12/2015

Nguyễn Đức Tuấn

1,650

0.01

31/12/2015

Trần Anh Tuấn

1,650

0.01


31/12/2015

Võ Hữu Tuấn

1,650

0.01

31/12/2015

12

0.0

31/12/2015

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

1.5.3

Cơ cấu cổ đông

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu cổ đông trong IMEXPHARM(Nguồn viettock.vn)
1.5.4

Ban lãnh đạo
Bảng 1.2: Ban lãnh đạo trong IMEXPHARM (Nguồn: )

1.6. Hoạt động kinh doanh (nguồn: báo cáo định giá IPM 2014)

1.6.1 Sản phẩm chính
Các dòng sản phẩm chủ lực
IMP chọn chiến lược tập trung vào một nhóm 20 sản phẩm chủ lực,chiếm 80% doanh
thu của công ty (phân bổ đều cho cả 3 nhóm chínhlà Cephalosporin, Penicillin và
Non-Betalactam) đồng thời giảm sảnxuất các dòng sản phẩm có giá trị thấp, biên lợi
8


nhuận thấp hoặc sắphết vòng đời. Phòng nghiên cứu và phát triển (R&D), ngoài công
táckiểm nghiệm, nghiên cứu ra các dạng bào chế và tá dược mới, cũngliên tục cập
nhật và theo sát các loại thuốc tiềm năng sắp hết thờihạn bảo hộ độc quyền của các
tập đoàn dược phẩm đa quốc gia đểkịp thời ứng dụng và nghiên cứu tạo ra dòng sản
phẩm generictương đương tại thị trường Việt Nam.Kết thúc năm 2013, nhóm thuốc
Non-Betalactam (giảm đau, hạ sốt,Tiểu đường, tim mạch, vitamin, khoáng chất...)
chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất (40%) và 37% lợi nhuận gộp. Nhóm kháng
sinhPenicillin tuy chỉ đóng góp 35% doanh thu nhưng lại chiếm tỷ trọng lợi nhuận
gộp cao nhất (46%), tuy nhiên, nhóm này chỉ bao gồm 2dạng bào chế là thuốc viên và
gói bột uống do dây chuyền thuốc bộttiêm vẫn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm
và chào hàng. Nhómkháng sinh cephalosporin đóng góp 25% doanh thu và 17% lợi
nhuận gộp, trong đó dòng sản phẩm bột tiêm chiếm khoảng 27% doanh thu và lợi
nhuận của nhóm này.
1.6.2 Công suất nhà máy
Công suất hiện tại của hai nhà máy Cephalosporin và Penicillin đủ đáp ứng nhu cầu
sản xuất của IMP trong 10 năm sắp tới, tăng trưởng sản lượng ở hai nhà máy này đạt
khoảng 5%/năm. Tăng trưởng sản lượng của nhà máy Non-Betalactam kỳ vọng đạt
bình quân 5.94%. Tăng trưởng sản lượng chung của IMP trong giai đoạn 2014 – 2023
bình quân đạt 5.9%/năm và chạm ngưỡng công suất thiết kế 1.5 tỷ đơn vị sản phẩm
vào năm 2017. Tuy nhiên, do đặc thù công nghệ trong quá trình sản xuất dược phẩm,
sản lượng của IMP có thể đạt ngưỡng tối đa đến 2 tỷ đvsp mà không cần đầu tư xây
dựng nhà máy mới. Tuy nhiên, khi sản lượng chạm ngưỡng 2 tỷ đvsp vào năm 2022,

nhu cầu đầu tư xây dựng mở rộng nhà máy là rất cần thiết để tiếp tục gia tăng sản
lượng sản xuất.

2. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ
2.1. Tỷ số về tính thanh khoản
Bảng 3.1: Tỷ số về tính thanh khoản (Nguồn: Báo cáo tài chính IMEXPHARM)
STT
1

Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn

2011

2012

566,759
9

547,353

2013
560,53
6

2014

2015

719,282 744,701



2

Nợ ngắn hạn

3

Hàng tồn kho

4
5

Hệ số thanh toán hiện
thời
Hệ số thanh toán nhanh

119,68
2
199,70
4

116,644

134,751

200,327 156,439

222,4


208,206

4,86

4,06

4,68

3,59

4,76

2,95

2,52

3,01

2,12

3,19

294,566 245,718

Từ năm 2011 đến năm 2015, hệ số thanh toán hiện thời qua các năm đều lớn hơn 1, như
vậy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động. Theo số
liệu trong bảng cân đối kế toán, nợ ngắn hạn tăng mạnh nhất vào năm 2014 (200,372 triệu
đồng) để đầu tư vào tài sản ngắn hạn và bắt đầu giảm dần trong năm 2015
Bên cạnh đó, hệ số thanh toán nhanh được yếu tố hàng tồn kho tác động thêm vì hàng tồn
kho không có tính thanh khoản cao, sự phát triển của IMEXPHARM cũng ảnh hưởng vào

hàng tồn kho, vì quy mô càng lớn, hàng tồn kho càng lớn và được tăng đến 294,566 triệu
đồng năm 2014. Mặc dù vậy vẫn đảm bảo được hệ số thanh toán nhanh của doanh
nghiệp .Như vậy, công ty không cần thanh toán hàng tồn kho cũng có khả năng trả nợ
ngắn hạn bằng tài sản lưu động mà còn hỗ trợ được nguồn cung khi thị trường đang có
nhu cầu.
Khả năng thanh toán của IMEXPHARM trong các năm đều ở mức cao. Điều này cho thấy
tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn đảm bảo ổn định, bền vững và đáp ứng kip thời
cho nhu cầu kinh doanh.
2.2. Tỷ số hoạt động
Bảng 3.2: Tỷ số hoạt động (Nguồn: Báo cáo tài chính IMP)
STT
Chỉ tiêu
1
Doanh thu thuần
2
Giá vốn hàng bán
Khoản phải thu bình
3
quân
4
Hàng tồn kho bình quân
5
TSCĐ bình quân
6
Tổng tài sản bình quân
7
Vòng quay hàng tồn kho

2011
776,365

388,43

2012
2013
818,121 841,316
440,517 451,468

2014
897,136
478,269

2015
964,319
581,059

197,128

198,229 178,672

191,082

302,894

197,524
209,051
789,349
2

215,303 203,956
241,284 264,113

844,65 865,726
2.05
2.21

247,136
252,262
949,689
1.94

270,143
254,708
1061,126
2.15

10


8
9
10
11
12

Số ngày tồn kho
Vòng quay khoản phải
thu
Kỳ thu tiền
Vòng quay TSCĐ
Vòng quay tổng tài sản


128.5

178.05

165.16

188.14

169.77

3.94

4.13

4.71

4.7

3.18

92.6
3.7
0.94

88.4
3.4
0.95

77.5
3.2

0.97

77.6
3.6
0.87

114.7
3.8
0.88

Sau khi hàng tồn kho được tăng lên ở năm 2012, 2013, 2014 và 2015 thì vòng quay hàng
tồn kho được giảm dần qua các năm và số ngày tồn kho được tăng lên và ảnh hưởng
nhiều đến kết chi phí hàng tồn kho của doanh nghiệp (số ngày tồn kho là 169 ngày trong
năm 2015 ít hơn 19 ngày so với năm 2014). Theo tính toán thì vòng quay khoản phải thu
được tăng trong năm 3 năm 2012, 2013, 2014 và kỳ thu tiền bình quân giảm dần ngày so
với năm 2011, điều này cho thấy IMEXPHARM ít bán chịu và hoạt động hiệu quả trong
việc thu hồi công nợ, duy trì ổn định hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp có thể điều
khiển dòng tiền một cách linh hoạt cho các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác
trong đầu tư và phát triển thị trường. Tuy nhiên đến 2015 có sự giảm nhẹ ở vòng quay
khoảng phải thu dẫn đến kỳ thu tiền cũng tang lên.
Vòng quay tài sản cố định tăng nhẹ qua các năm như vậy cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra
được 3,8 đồng doanh thu thuần. Các chỉ số vòng quay tài sản cố định qua những năm thấy
được công ty đầu tư và quản lý tài sản cố định một cách hiệu quả.
Với chỉ số vòng quay tổng tài sản có xu hướng biến động giảm dần từ năm 2014 – 2015
và năm 2015 chỉ số này đạt 0,88 lần, như vậy việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh
thu giảm trong năm 2015. Với tình trạng này công ty sẽ kém phát triển trong tương lai
nếu không có cách khắc phục.
2.3. Tỷ số quản lý nợ
Bảng 3.3: Tỷ số quản lý nợ (Nguồn: Báo cáo tài chính IMEXPHARM)
STT

1
2
3
4

Chỉ tiêu
Tổng nợ
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
EBIT

2011
118,671
827,689
709,017
11

2012
2013
147,428 143,987
861,611 869,84
714,182 725,853
104,165 95,557

2014
232,902
1029,54
796,636
110,282


2015
185,883
1092,714
906,831
118,678


5
6
7
8

Chi phí lãi vay
Tỷ số nợ trên tổng tài
sản
Tỷ số nợ trên VCSH
Tỷ số khả năng trả lãi
vay

0,722582

0,589,808

-

-

0,60582

0,14


0,17

0,17

0.22

0.17

0,17

0,2

0,2

0,29

0,2

-

176,6

-

-

196,89

Tỷ số nợ trên tổng tài sản từ 2011 đến 2015 đều ở mức thấp, cao nhất cũng chỉ là

0,22 vào năm 2014 tức là doanh nghiệp đi vay mượn để đầu tư 22% tổng tài sản.
Mặc khác, ta thấy được tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của cả 5 năm đều nhỏ hơn 1, có
nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, ít phụ thuộc
vào việc vay mượn. Năm 2015, tỷ số này bằng 0.2 lần.
Tỷ số khả năng trả lãi vay năm 2015 đạt 196,89 điều này phản ánh công ty hoàn toàn có
khả năng sử dụng doanh thu từ hoạt động kinh doanh để trả cho lãi vay, đồng thời cũng
phản ánh tình hình hoạt động có hiệu quả của IMEXPHARM.
2.4. Tỷ số khả năng sinh lợi
Biểu đồ 3.1: Tỷ số khả năng sinh lợi (Nguồn: Báo cáo tài chính IMEXPHARM)
Qua biểu đồ, ta thấy được lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp có dấu
hiệu giảm nhẹ từ năm 2011 – 2013 và thay đổi không nhiều trong năm 2014 – 2015, năm
2013 chỉ số ROA giảm đến mức 7%, có nghĩa là vào năm 2014 cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo
ra 7 đồng doanh thu.
Đồng thời chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên
doanh thu (NPM) cũng được tang giảm nhẹ qua các năm, biến động không đáng kể, lần
lượt bằng 10.9% và 9,6% năm 2015. Đặc biệt ở 2 chỉ số này là 2 chỉ số mà nhà đầu tư
cũng như các cổ đông trong trong công ty quan tâm nhất, nếu 2 chỉ số này ngày càng
giảm thì sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của nhà đầu tư và cổ đông sẽ xem xét rút vốn ra
khỏi doanh nghiệp.
12


Mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công của
châu Âu chưa được giải quyết và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sản xuất và thương mại
toàn cầu dẫn đến thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp trong năm 2012 và cùng với sự
biến động giá dầu năm 2014 nhưng chỉ số ROA và ROE vẫn giữ được sự ổn định trong
bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của công ty khá tốt,
việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt hiệu quả cao.
2.5. Tỷ số giá thị trường
Bảng 3.4: Tỷ số giá thị trường (Nguồn: Báo cáo tài chính IMEXPHARM)

STT
Chỉ tiêu
1
EAT
Số lượng cổ phiếu
2
đang lưu hành
3
Vốn chủ sở hữu
Lãi cơ bản trên CP
4
(EPS)
Hệ số Giá/Thu nhập 1
5
CP (P/E)
Hệ số Giá/Giá trị sổ
6
sách 1 CP (P/B)
7
Giá trị sổ sách

2014
85,779

2015
92,909

26,311,486

28,942,646


796,636

906,831

3,421

2,724

12,22

13,79

1,38

1,2

30,28

31,33

Trong 2 năm 2014 và 2015 số lượng cổ phiếu tang lên hơn 2 triệu cổ phiếu, vốn chủ sở
hữu và lợi nhuận sau thuế (EAT) đều tăng, lần lượt là 906,831 triệu và 98,84 triệu năm
2015. Để đánh giá sự khác biệt nên lấy giá cổ phiếu IMEXPHARM là 37,500 đồng để
giúp nhà đầu tư đánh giá lãi cơ bản trên cổ phần giảm, năm 2014 là 43,421 đồng và năm
2015 là 2,724 đồng.
Qua đó, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu(EPS) cũng ảnh hưởng đến chỉ số giá/thu nhập 1 cổ
phiếu(P/E), hệ số P/E năm 2015 là 13,79 có nghĩa là nhà đầu tư muốn tạo ra 1 đồng lợi
nhuận thì phải bỏ ra 13.79 đồng tiền cổ phiếu cao hơn năm 2014 1,57 đồng.
Lợi nhuận sau thuế (EAT) năm 2015 cao hơn 2014 đạt 92,909 triệu đồng.


13


2.6. Phân tích DU POINT

ROE 10.9%

ROA

Đòn cân nợ

8.8%

1.2

NPM

Vòng quay tổng tài sản

9.6%

0.88

Sơ đồ 3.1: Chỉ số của IMEXPHARM năm 2015(Nguồn: Báo cáo tài chính
IMEXPHARM)

ROE 23.35%

ROA


Đòn cân nợ

17.5%

1.33

NPM

Vòng quay tổng tài sản

16.31%

1.07

Sơ đồ 3.2: Chỉ số của DHG năm 2015(Nguồn: Báo cáo tài chính DHG)
14


Sử dụng phương pháp DU POINT để đánh giá khả năng hoạt động của IMEXPHARM và
công ty cùng ngành –DHG. Theo 2 sơ đồ trên, ta thấy IMP có khả năng hoạt động không
tốt bằng DHG trong năm 2015. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của 2 doanh nghiệp lần
lượt là 10.9% và 23.35%. Lý do ảnh hưởng đến ROE của doanh nghiệp được chia làm 2
chỉ số chính.
Đó chính là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và khả năng sử dụng đòn bẫy nợ của 2
doanh nghiệp. Theo phân tích các tỷ số nợ ở phần trên mặc dù IMEXPHARM sử dụng
đòn cân nợ có hiệu quả (1.2) nhưng vẫn không bặng DHG(1.33). Trong ROA thì Tỷ suất
lợi nhuận sau thuế của IMP Vietnam và DHG có sự chênh lệch đáng kể - chỉ số ROA của
IMP là 8.8% và của DHGlà 17,5%.Trong đó, chỉ số ảnh hưởng lớn là vòng quay tổng tài
sản, việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của IMP cũng chênh lệch nhiều so với DHG,

với chỉ số là 0.88 của IMP và 1.07 của DHG.

15


3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Biểu đồ 4.1: Phân tích kỹ thuật IMP 8/2015 đến 7/2016
(Nguồn: AmiBroker)
3.1. Chỉ báo Bollinger Bands
Trong biểu đồ ta giá cổ phiếu có xu hướng giảm trong 3 tháng cuối năm 2015 và có xu
hướng tăng nhẹ từ đầu năm 2016 đến đầu tháng 7/2016.
Thời gian trước tháng 1/2016 ta thấy giá cổ phiếu IMP vượt quá dãy dưới đường
Bollinger Bands, đặt biệt là vào cuối năm 2014, đầu tháng 8-9/2015, giữa tháng 1112/2015. Cho thấy giá cổ phiếu IMP giảm mạnh trong những ngày đó.
Đầu tháng 1/2016, giá cổ phiếu vượt qua dãy dưới và đi vào lại trong đường Bollinger
Bands trong những ngày tiếp theo, nhưng lại giảm mạnh vào tháng 5-6/2016. Đến nay
đang duy trì ở mức tăng

16


3.2. Chỉ số RSI và MACD
Theo chỉ số RSI như hình vẽ, chỉ số trong ngày 19/07/2016 đạt 59,5104 và có sự dập
dềnh. Như vậy cổ phiếu hiện nay chưa rõ tín hiệu nên nhà đầu tư không mua cũng không
bán
Đồng thời, những ngày gần đây, đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau liên tục và
không rõ tín hiệu vì vậy NDT không nên có quyết định mua hay bán trong thời điểm hiện
tại.
3.3. Ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự


Biểu đồ 4.2: Ngưỡng hỗ trợ(Nguồn: AmiBroker)
Theo biểu đồ 4.2, ngưỡng hỗ trợ được xác định trong giữa tháng 6 năm 2016 vì đây là
tháng biến động tăng đột ngột trong tháng này và đạt giá trị cao nhất tính tới thời điểm
hiện tại của giá cổ phiếu IMP. Có 3 ngưỡng hỗ trợ chính là 50.88 (38.2%), 49,61 (50%)
và 48,33 (61,8%). Đặc biệt hiện nay giá cổ phiếu đạt 51.0 đã vượt qua hết 3 ngưỡng hỗ
trợ. Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu đạt mức cao nhất trong năm 2016.

17


Biểu đồ 4.3: Ngưỡng kháng cự(Nguồn: AmiBroker)
Ngưỡng kháng cự cũng được xét trong tháng 10 năm 2015. Có 3 ngưỡng kháng cự chính:
52.28 (38.2%), 51,36 (50%) và 50.44 (61.8%).

4. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

18


Bảng 5.1: Định giá chứng khoán P/E
Chỉ tiêu
Doanh thu
Tốc độ tăng trưởng doanh
thu
Giá vốn hàng bán
Chi phí quản lý
Chi phí bán hàng
Chi phí lãi vay
EBT
Thuế TNDN

EAT
EPS
PE ngành
Target Price

2013

2014

2015

841,316

897,135

964,319

Dự báo
2016
1104,145

2,80%

6,60%

7,50%

14.5%

451,468


478,268

62,689

64,64

655,514
80,568
212,648

95,557
34,933
60,624

110,281
24,503
85,778

581,059
72,788
193,145
0,60582
118,678
25,769
92,909

131,322
27,865
103,457

3,96
10,5
54,252

Bằng phương pháp định giá chứng khoán P/E, kết quả cuối cùng giá cổ phiếu IMP được
dự báo sẽ đạt 54,252 đồng. Giá hiện nay trên thị trường là 50,000 đồng/cổ phiếu, như vậy
theo những chỉ số hoạt động kinh doanh của 3 năm gần đây và dự báo các chỉ số này
trong năm 2015 thì thấy hiệu quả hoạt động của IMP là khá hiệu quả dẫn đến giá trị trong
định giá chứng khoán cao hơn giá hiện tại..

19


5. KẾT LUẬN
Qua 3 phần phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và định giá cổ phiếu:
-

Về khả năng hoạt động kinh doanh cũng như khả năng sử dụng nguồn tài chính
của doanh nghiệp thì IMP có sự phát triển tốt và ổn định trong môi trường nền
kinh tế vĩ mô biến động. Cụ thể là khả năng trả lãi vay, khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp đều đạt mức cao và đặc biệt là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
và lợi nhuận trên chủ sở hữu (ROE) cũng có sự tăng trưởng trong những năm nền

-

kinh tế biến động.
Về phân tích kỹ thuật, kết hợp 4 đường Bollibenger, RSI, MACD và Fibonacci thì
thấy được trong tương lai giá cổ phiếu vẫn còn biến động bất thường, nhưng khả
năng giá cổ phiếu IMP sẽ tăng lên là rất cao vì khả năng hoạt động của công ty ổn


-

định và được thúc đẩy bởi lượng mua cổ phiếu.
Về định giá cổ phiếu như đã nói trên thì IMP là cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng
trong năm 2016

Từ 3 phần phân tích trên, có 2 phương án lựa chọn cho nhà đầu tư:
-

Đối với những nhà đầu tư không ưa thích mạo hiểm: không nên mua và cũng
không nên bán, xem xét các tình hình biến động của nền kinh tế, cụ thể là xu
hướng giá dầu thế giới để giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn trong việc thực

-

hiện mua bán cổ phiếu.
Đối với những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm: nên mua cổ phiếu vì có dấu hiệu
tăng trong tương lai và theo dự báo chỉ số P/E năm 2015 giá trị cổ phiếu dự báo
trong năm 2016 sẽ đạt 54,252 đồng, đồng thời mua vào để tang lượng cầu cổ phiếu
IMP và cũng thúc đẩy giá cổ phiếu tăng cao như trong năm 2015.

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×